intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; Đánh giá sự tác động của việc vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIM NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIM NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS TRƢƠNG BÁ THANH Đà Nẵng, Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Tất cả dữ liệu và trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả phân tích của luận án chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................6 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................7 4. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................7 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................8 7. Đóng góp của luận án .......................................................................................8 8. Bố cục luận án ..................................................................................................9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................10 1.1. Kế toán quản trị và các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị ......................10 1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị...................................................................10 1.1.2. Các công cụ của Kế toán quản trị .............................................................13 1.1.3. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị ...........................................14 1.2. Các lý thuyết có liên quan đến sự phát triển KTQT ..........................................18 1.2.1. Lý thuyết ngữ cảnh (Contingency theory) ................................................18 1.2.2. Lý thuyết khuếch tán (Diffusion theory) ..................................................20 1.3. Tổng quan việc vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hƣởng .............................22 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về vận dụng KTQT và lợi ích vận dụng KTQT ........................................................................................................................22 1.3.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT .........................29
  5. 1.3.3. Ảnh hƣởng của vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................................42 1.4. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu ....................................................................44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................47 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................48 2.1. Khung nghiên cứu ..............................................................................................48 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................49 2.2.1. Sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT .........49 2.2.2. Sự tác động của việc vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động .............59 2.3. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................61 2.4. Đo lƣờng biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát .....................................63 2.4.1. Phát triển thang đo ....................................................................................63 2.4.2. Xây dựng phiếu khảo sát ..........................................................................74 2.5. Thu thập dữ liệu .................................................................................................76 2.5.1. Chọn mẫu ..................................................................................................76 2.5.2. Tổ chức thu thập dữ liệu ...........................................................................78 2.6. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .................................................................................79 2.6.1. Phƣơng pháp để đánh giá về mức độ vận dụng KTQT ............................79 2.6.2. Đánh giá mô hình nghiên cứu...................................................................81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................86 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................87 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................87 3.1.1. Thống kê mô tả đáp viên tham gia khảo sát .............................................87 3.1.2. Thống kê mô tả đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia khảo sát.........88 3.2. Kết quả vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam .................90 3.2.1. Tỷ lệ áp dụng các công cụ Kế toán quản trị .............................................90 3.2.2. Đánh giá mức độ vận dụng KTQT của các DN dệt may theo mô hình IFAC (1998) ............................................................................................................100 3.2.3. Phân loại vận dụng KTQT tại các DN dệt may VN tƣơng ứng với mô hình IFAC................................................................................................................106
  6. 3.3. Đánh giá thang đo ............................................................................................108 3.4. Đánh giá mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết ...................................117 3.4.1. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ........................................................117 3.4.2. Đánh giá mô hình cấu trúc và giả thuyết nghiên cứu .............................119 3.4.3 Đánh giá R2 ..............................................................................................127 3.4.4. Đánh giá tác động f2 ...............................................................................127 3.4.5. Đánh giá giá trị Q2 .................................................................................129 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................130 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................................................................................131 4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................131 4.1.1. Bàn luận kết quả về việc vận dụng KTQT trong các DN dệt may Việt Nam .................................................................................................................131 4.1.2. Bàn luận về kết quả các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN dệt may Việt Nam .............................................................................133 4.1.3. Bàn luận kết quả về tác động của vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam .............................................................140 4.2. Một số hàm ý chính sách ..................................................................................142 4.3. Hạn chế và định hƣớng nghiên cứu .................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TQM Hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện Total Quality Management IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế International Federation of Accountant CIMA Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Chartered Institute of Anh Management Accountants IMA Viện kế toán quản trị Institute Of Management Accountants JIT Hệ thống sản xuất tinh gọn Just in Time TQHĐ Thành quả hoạt động Performance MAPs Vận dụng kế toán quản trị Management Accounting Practices ABC Chi phí dựa trên hoạt động Activity based costing BSC Thẻ cân bằng điểm Balanced Scorecard CR Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability AMT Sản xuất tiên tiến Advanced manufacturing TQM Quản lý chất lƣợng toàn diện Total Quality Management AVE Phƣơng sai trích Average Variance Extracted ROA Khả năng sinh lời của tài sản Return on Assest ROE Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Return on Equity ROI Tỷ suất sinh lời vốn đầu tƣ Return on Investment ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Return on Sales PLS-SEM Mô hình cấu trúc bình phƣơng nhỏ nhất Partial Least Squares từng phần Structural Equation Modeling CDFC Tính giá và kiểm soát tài chính Cost determination and Financial Control IPC Thông tin cho hoạch định và kiểm soát Information for management quản lý Planning and Control RWR Cắt giảm lãng phí nguồn lực Reduction of Waste of Resoucres in Business Processes CV Tạo giá trị thông qua sử dụng hiệu quả Creation of Value through nguồn lực Effective Resoucre Use
  8. CMT Gia công (cắt, may ráp và kiểm tra) Cut – Make – Trim FOB Giao hàng lên tàu Free on Board ODM Thiết kế và sản xuất sản phẩm Original design Manufacturer WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới Word Trade Organization PEU Sự bất ổn của môi trƣơng Perceived environmental uncertainty KTQT Kế toán quản trị DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vận dụng các lý thuyết giải thích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT và tác động đến TQHĐ .........................................................................21 Bảng 1.2. Tóm tắt một số các nghiên cứu chính trong vận dụng kế toán quản trị ...25 Bảng 1.3. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT .................................................................................................40 Bảng 1.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị tại ........41 Việt Nam ...................................................................................................................41 Bảng 2.1. Tóm tắt thang đo Nhận diện về sự bất ổn của môi trƣờng .......................64 Bảng 2.2. Tóm tắt thang đo mức độ cạnh tranh ........................................................64 Bảng 2.3. Tóm tắt thang đo Tính phức tạp về quy trình, Công nghệ sản xuất tiên tiến, hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện, và hệ thống sản xuất tinh gọn ............66 Bảng 2.4. Tóm tắt thang đo Quy mô doanh nghiệp ..................................................67 Bảng 2.5. Tóm tắt thang đo cấu trúc tổ chức theo phân cấp quản lý .......................67 Bảng 2.6. Tóm tắt thang đo Khía cạnh chiến lƣợc kinh doanh .................................68 Bảng 2.7. Tóm tắt thang đo Đặc điểm của Nhà quản lý ...........................................69 Bảng 2.8. Tóm tắt thang đo Trình độ nhân viên kế toán...........................................69 Bảng 2.9. Thang đo vận dụng KTQT (MAPs) ..........................................................71 Bảng 2.10. Thang đo thành quả hoạt động (Ký hiệu: TQHD) ..................................73 Bảng 3.1. Thống kê vị trí công việc, số năm làm việc, số năm quản lý ...................88 Bảng 3.2. Thống kê mô tả đặc điểm doanh nghiệp ...................................................89 Bảng 3.3. Tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT trong các DN dệt may Việt Nam .......90 Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng các phƣơng pháp KTQT theo nhóm (N=216) ...................92 Bảng 3.5. Mức độ vận dụng KTQT trong DN dệt may Việt Nam............................98 Bảng 3.6. Mức độ vận dụng KTQT của các DN Dệt may VN theo mô hình IFAC (1998) ......................................................................................................................100 Bảng 3.7. Phân loại và thống kê mô tả các công cụ KTQT theo giai đoạn của IFAC ........................................................................................................................103 Bảng 3.8. Phân loại công ty theo phân tích cụm .....................................................107
  10. Bảng 3.9. Hệ số tải ngoài (Outer loadings) .............................................................111 Bảng 3.10. Tổng hợp độ tin cậy thang đo ...............................................................114 Bảng 3.11. Hệ số Fornell-Larcker ...........................................................................116 Bảng 3.12. Kết quả giá trị VIF inner value .............................................................118 Bảng 3.13. Tóm tắt kết quả hệ số đƣờng dẫn, giá trị t và p ....................................121 Bảng 3.14. Tác động của vận dụng KTQT đến các khía cạnh của TQHĐ .............125 Bảng 3.15. Giá trị bình phƣơng và bình phƣơng hiệu chỉnh ..................................127 Bảng 3.16. Giá trị f2 ................................................................................................128 Bảng 3.17. Giá trị Q2 ..............................................................................................129
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ sự phát triển của kế toán quản trị theo IFAC ..................................15 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của tác giả Haldma và Laats ....................................19 Hình 2.1. Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................49 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................62 Hình 2.4. Quy trình phân tích và xử lý số liệu ..........................................................82 Hình 3.1. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến MAPs ............................................110 Hình 3.2. Độ tin cậy theo CR và AVE ....................................................................115 Hình 3.3. Kết quả hệ số đƣờng dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM ...........................120 Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu ................................................................................125
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ mở rộng đƣợc thị trƣờng mới nhƣng đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và đứng vững phải thích ứng, đối phó nhanh chóng và kịp thời với mọi thử thách mới, với những thay đổi liên tục trên thị trƣờng để ra quyết định. Do đó, nhu cầu thông tin về tiềm lực và nội bộ của doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Để nắm bắt đƣợc những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định thì mỗi doanh nghiệp cần đƣợc trang bị và cập nhật những kiến thức quản trị mới, đặc biệt là vận dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế. Kế toán quản trị đƣợc xem là một trong những công cụ hỗ trợ quan trọng nhất quyết định chất lƣợng quá trình quản lý ở các doanh nghiệp. Kế toán quản trị là bộ phận trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, kế toán quản trị là công cụ quan trọng nhằm cung cấp thông tin giúp cho nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạch định, tổ chức và điều hành, kiểm tra- kiểm soát và ra quyết định. Trong giai đoạn của công nghiệp 4.0, sự phát triển của công nghệ số với những yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, khai thác dữ liệu, máy học, và điện toán đám mây... tạo điều kiện cho kế toán thu thập dữ liệu với khối lƣợng lớn, phân tích thông tin với khối lƣợng lớn, nâng cao chất lƣợng thông tin kế toán, đảm bào thông tin kế toán cung cấp kịp thời và có tính chính xác cao; từ đó giúp nhà quản trị thực hiện tốt công tác dự báo, công tác lập kế hoạch và thực hiện tốt chức năng kiểm soát... Thông tin do kế toán quản trị cung cấp phục vụ cho việc đánh giá thành quả hoạt động, từ đó giúp cho các nhà quản lý đƣa ra các quyết định kịp thời và sáng suốt, hỗ trợ họ trong việc nâng cao thành quả hoạt động. Thành quả hoạt động của doanh nghiệp luôn đƣợc xem là thông tin quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc... và đƣợc xem là công cụ để đánh giá năng lực quản lý. Trong lĩnh vực kế toán, việc nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị, các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt
  13. 2 động đã thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay, đã có rất nhiều các tác giả trong nƣớc và trên thế giới nghiên cứu về kế toán quản trị nhƣ Chenhall và Langfield – Smith (1998), Abdel – Kader và Luther (2008), Ahmad (2012); Hoàng Văn Tƣởng (2010), Nguyễn Quốc Thắng (2011), Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Hồ Mỹ Hạnh (2013), Trần Ngọc Hùng (2016), Đỗ Thị Hƣơng Thanh (2019), Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2021)..., kết quả của các nghiên cứu này đều cho thấy các doanh nghiệp hiện áp dụng chƣa hiệu quả các nội dung của kế toán quản trị vào thực tế của doanh nghiệp và hầu hết là vận dụng các công cụ kỹ thuật truyền thống (Chenhall và Langfield – Smith, 1998; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012) nên hiệu quả đóng góp cho quản trị doanh nghiệp chƣa cao. Mặc dù với vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định nhƣng trên thực tế thì việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam lại rất hạn chế. Với hệ thống kế toán quản trị nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh khu vực và thế giới. Các nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố bên ngoài mà còn phụ thuộc vào các nhân tố nội tại bên trong của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với cùng một hƣớng nghiên cứu nhƣng đối tƣợng và thời điểm khác nhau thì kết quả nghiên cứu cũng có thể là khác nhau bởi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tƣợng. Qua nghiên cứu các công trình về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, có thể nhận thấy: Về đánh giá mức độ vận dụng và định vị trình độ phát triển kế toán quản trị (KTQT): Nghiên cứu việc vận dụng KTQT đƣợc biểu hiện qua các công cụ kế toán quản trị thực tế sử dụng. Và số lƣợng công cụ KTQT sử dụng có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, có thể do đặc điểm về phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau, giai đoạn nghiên cứu khác nhau và còn do đặc thù của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Một số công trình nghiên cứu về sự phát triển KTQT tại các quốc gia dựa trên
  14. 3 cách tiếp cận các mô hình phát triển KTQT của Nishimura và IFAC nhƣ Mahfar và Omar (2004); Abdel- Kader và Luther (2006a, 2006b, 2008). Tại Việt Nam, cũng đã có một số ít nghiên cứu đánh giá định vị trình độ phát triển KTQT trong các DN thuộc lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại dựa theo cách tiếp cận của hai mô hình trên nhƣ Nguyễn Thị Phƣơng Dung và Aoki (2014); Bùi Tiến Dũng (2018); Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2021). Tuy nhiên, đến nay chƣa có nghiên cứu đánh giá về trình độ phát triển KTQT dựa theo mô hình IFAC ở góc độ ngành. Về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT: Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, mỗi nghiên cứu sẽ lựa chọn một số nhân tố khác nhau thuộc nhóm nhân tố môi trƣờng bên ngoài và bên trong DN để đánh giá sự tác động đến việc áp dụng KTQT nhƣ Trần Ngọc Hùng (2016) đã tổng hợp 8 nhân tố đƣa vào mô hình nghiên cứu gồm mức độ cạnh tranh của thị trƣờng, quy mô doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT, văn hoá DN, trình độ nhân viên kế toán, chiến lƣợc DN, mức độ sở hữu của nhà nƣớc hay Đỗ Thị Hƣơng Thanh (2019) đã nghiên cứu tác động của nhóm nhân tố bên môi trƣờng bên ngoài (mức độ cạnh tranh) và nhóm nhân tố bên trong DN (công nghệ sản xuất, văn hoá DN, cấu trúc DN) đến vận dụng KTQT trong DNSX VN. Do vậy, vẫn có rất nhiều nhân tố chƣa đƣợc đề cập đến trong cùng một nghiên cứu nhƣ: nhân tố tính phức tạp của quy trình sản xuất, TQM, JIT, cấu trúc tổ chức, chiến lƣợc kinh doanh, đặc điểm của lãnh đạo, trình độ nhân viên kế toán… Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu ảnh hƣởng tổng hợp của cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đối với việc vận dụng KTQT của các doanh nghiệp còn khá khiêm tốn ở trong nƣớc. Mặt khác, chiều hƣớng về sự tác động của một số nhân tố đến vận dụng KTQT trong các nghiên cứu cũng có những ý kiến trái chiều, nhƣ: quy mô DN, mức độ cạnh tranh hay chiến lƣợc kinh doanh. Về sự tác động của việc vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động: Đã có nhiều công trình nghiên cứu đồng thời về ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTQT và đánh giá tác động của vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động ở các nƣớc cũng nhƣ tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy việc vận dụng KTQT có ảnh hƣởng thuận chiều đến thành quả hoạt động của DN.
  15. 4 Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu thì chỉ ra rằng thành quả hoạt động của DN không bị tác động bởi việc áp dụng KTQT hay có tác động ngƣợc chiều giữa vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động của DN. Vấn đề đo lƣờng thành quả hoạt động trong doanh nghiệp cũng cần đƣợc xem xét. Thành quả hoạt động không chỉ đo lƣờng trên khía cạnh tài chính mà còn đƣợc đo lƣờng trên khía cạnh phi tài chính. Cách tiếp cận này có tính tổng quát trên cơ sở một số mô hình đo lƣờng nhƣ thẻ điểm cân bằng, mô hình lăng kính thành quả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá tác động của việc áp dụng KTQT đến thành quả hoạt động theo hƣớng tiếp cận này vẫn còn rất hạn chế. Về bối cảnh nghiên cứu: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT đƣợc nghiên cứu ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo từng nhóm, ngành khác nhau với những bối cảnh khác nhau. Sự đổi mới nhanh chóng về mặt công nghệ, sự thay đổi về cơ chế quản lý, những bất ổn của môi trƣờng, sự gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hoá đòi hỏi phải xem xét đến việc vận dụng KTQT trong DN. Do vậy, khoảng trống trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT còn phải đặt trong một không gian cụ thể; ở một quốc gia, ngành cụ thể; ở một giai đoạn, thời điểm cụ thể. Lấy bối cảnh nghiên cứu là ngành Dệt may Việt Nam, là một ngành nghề truyền thống lâu đời của ngƣời dân Việt Nam và có những bƣớc tiễn vững chắc từ khi nƣớc ta hội nhập quốc tế, là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đáng kể về kim ngạch xuất khẩu của đất nƣớc. Sản phẩm dệt may thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào nhu cầu ngƣời tiêu dùng, đòi hỏi phải thƣờng xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, chất liệu nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và gây ấn tƣợng của ngƣời dùng. Việc tổ chức sản xuất trong các DN dệt may thƣờng theo dây chuyền công nghệ khép kín tƣơng đối hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, là một quy trình chuyển hóa nguyên liệu vải các loại thành các loại sản phẩm may mặc. Quá trình chuyển hóa này đƣợc thực hiện theo quy trình công nghệ chế biến kiểu liên tục.
  16. 5 Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam liên tục có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nƣớc với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tăng khoảng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Các DN dệt may Việt Nam không chỉ đóng góp về mặt giá trị kinh tế mà còn góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động, vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần đƣợc phát triển nhiều hơn nữa. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao, tuy nhiên sau nhiều năm gia nhập chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phƣơng thức gia công - vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu – với giá trị gia tăng tƣơng đối thấp trong khi đó các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh với nhau bằng cách dịch chuyển lên phƣơng thức sản xuất FOB cấp III hay ODM nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trƣờng dệt may thế giới. Nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển đƣợc trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh của mình. Mặt khác, trong hai năm vừa qua, dƣới tác động của đại dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất do ngƣời tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, vì vậy các DN dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm. Trƣớc tình hình đó, DN dệt may cần có biện pháp nhằm thay đổi phƣơng thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới nhƣ triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may thế giới, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngoài việc phải có sản phẩm vƣợt trội, giá thành hợp lý cũng cần phải nâng cao năng lực quản lý, phải biết vận dụng các công cụ quản trị mới để có thể gia tăng đƣợc lợi thế cạnh tranh và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Trong đó, KTQT đƣợc xác định thực sự là một hệ thống trợ giúp đắc lực cho nhà quản trị doanh nghiệp dệt may trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh
  17. 6 doanh, mà trọng tâm là kiểm soát và quản lý các yếu tố sản xuất, chi phí, giá thành, cung cấp và phân tích thông tin kịp thời, hữu hiệu để ra quyết định đầu tƣ. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT tại Việt Nam đa phần tập trung vào các DNSX thuộc các lĩnh vực, các loại hình nhƣng đến nay chƣa có nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng tổng hợp của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN đến việc vận dụng KTQT đồng thời xem xét sự tác động của vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động của các DN ngành dệt may. Trong khi đó, dệt may là một ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nƣớc. Mặt khác, đối với ngành dệt may tại Việt Nam, tuy là ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nƣớc, nhƣng giá trị gia tăng của các sản phẩm ngành dệt may thấp, nguyên nhân là do sản xuất theo phƣơng thức gia công, năng lực quản lý và năng lực canh tranh thấp. Chính vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT và tác động đến thành quả hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn, góp phần bổ sung vào kho tàng lý thuyết về nghiên cứu KTQT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT và tác động của việc áp dụng KTQT đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; - Đánh giá sự tác động của việc vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam;
  18. 7 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau: - Thực trạng vận dụng KTQT trong các DN dệt may Việt Nam nhƣ thế nào? Các DN dệt may Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn phát triển KTQT nào theo mô hình IFAC? - Nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT của các DN dệt may Việt Nam? Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT nhƣ thế nào? - Việc vận dụng KTQT tác động nhƣ thế nào đến thành quả hoạt động của các DN dệt may Việt Nam trên cả khía cạnh tài chính và phi tài chính? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án: - Việc vận dụng các công cụ KTQT trong các DN dệt may VN, trong đó các công cụ KTQT đƣợc phân loại theo nhóm chức năng đồng thời theo giai đoạn của quá trình phát triển KTQT của mô hình IFAC (1998). - Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN dệt may VN. - Việc vận dụng KTQT tác động đến thành quả hoạt động của DN dệt may VN, trong đó thành quả hoạt động đƣợc xem xét ở khía cạnh tài chính và phi tài chính. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT và tác động của vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động của DN dệt may VN. Trong đó, thành quả hoạt động đƣợc đánh giá bao gồm thành quả tài chính và thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng, khía cạnh quy trình nội bộ, khía cạnh học hỏi và phát triển. Đồng thời, luận án xác định giai đoạn phát triển KTQT hiện nay của các DN dệt may VN theo mô hình IFAC. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: các DN dệt may Việt Nam thuộc ba khu vực Bắc, Trung, Nam và bỏ qua các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các hộ gia đình.
  19. 8 - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2021. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Wilson (1982) đã nhận định rằng trong nghiên cứu hiện đại, để phân tích hiệu quả cũng nhƣ có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội, việc sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau là cần thiết và phù hợp. Do đó, để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, luận án thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp bằng các phƣơng pháp khác nhau. - Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bản câu hỏi thông qua điều tra nhằm có đƣợc thông tin thực nghiệm về vận dụng KTQT, thành quả hoạt động (TQHĐ) của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp đƣợc khảo sát trên mẫu nghiên cứu của 216 doanh nghiệp. - Xử lý dữ liệu: o Xử lý dữ liệu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phƣơng tối thiểu riêng phần mềm PLS-SEM (Partial Least Square - Structural Equation Modeling): Phƣơng pháp thống kê bình phƣơng một phần này đƣợc sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố đến vận dụng KTQT và vận dụng KTQT đến TQHĐ (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển). o Xử lý dữ liệu bằng phƣơng pháp phân tích cụm để phân loại và đánh giá giai đoạn phát triển KTQT tƣơng ứng với mô hình các giai đoạn phát triển KTQT của IFAC (1998). 7. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn  Về mặt lý luận: Luận án nghiên cứu việc vận dụng các công cụ KTQT trên cơ sở phân loại theo nhóm chức năng đồng thời theo giai đoạn của quá trình phát triển KTQT của mô hình IFAC (1998). Luận án dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trƣớc để đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và ảnh hƣởng của việc vận dụng kế toán quản trị đến
  20. 9 thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, luận án điều chỉnh bổ sung thang đo của nhiều biến để kiểm định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc thực hiện KTQT và mức độ ảnh hƣởng của việc vận dụng KTQT đến thành quả hoạt động. Về mặt thực tiễn: Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị và tác động của việc áp dụng kế toán quản trị đến thành quả hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, luận án đã đánh giá sự phát triển KTQT của các DN dệt may Việt Nam theo mô hình IFAC và phân loại các DN dệt may Việt Nam tƣơng ứng với mô hình IFAC (1998) dựa trên kỹ thuật phân tích cụm. Đây có thể đƣợc xem là một hƣớng nghiên cứu mới về vận dụng KTQT tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam tổ chức, vận dụng, cải thiện hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin, giúp thực hiện tốt các chức năng hoạch định, tổ chức & điều hành, kiểm tra- kiểm soát và ra quyết định, nâng cao thành quả hoạt động, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và cho các nghiên cứu khác có liên quan đến kế toán quản trị doanh nghiệp. 8. Bố cục luận án Luận án đƣợc trình bày theo bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị và tác động đến thành quả hoạt động Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0