Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Xác định các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với DN tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu được dùng làm cơ sở hỗ trợ cho các bên liên quan trong việc ban hành các chính sách để nâng cao mức độ sẵn sàng của DN trong việc áp dụng IFRS tại VN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- ĐỖ KHÁNH LY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- ĐỖ KHÁNH LY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1- TS. Nguyễn Thị Kim Cúc 2- PGS. TS. Trần Văn Tùng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi. Tất cả các dữ liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trình bày là trung thực. Theo khảo sát của tôi tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, nội dung đề tài chưa từng được tác giả nào công bố trước đây. Tất cả các nội dung kế thừa và trích dẫn được tôi trích dẫn nguồn theo đúng qui ước trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng … năm 2022 Nghiên cứu sinh
- LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………….… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thành phố Hồ Chí Minh, tháng … năm 2022 Nghiên cứu sinh
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt luận án Abstract PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 6 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 9 7. Kết cấu luận án................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 11 1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 11 1.1.1 Những nghiên cứu về lợi ích, bất lợi, thách thức của IFRS đối với DN ..... 11 1.1.2 Những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của DN khi áp dụng IFRS....................................................................................................... 15 1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................... 20 1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 23 1.2.1 Những nghiên cứu về lợi ích, thách thức, bất lợi của IFRS đối với doanh nghiệp ............................................................................................................. 23 1.2.2 Những nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS ............... 25
- 1.2.3 Nhận xét các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 27 1.3 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 28 Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 30 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 31 2.1 Sơ lược về chuẩn mực BCTC Quốc tế .......................................................... 31 2.1.1 Khái niệm IFRS ........................................................................................ 31 2.1.2 Quá trình nghiên cứu và ban hành IFRS ................................................... 31 2.1.3 Mô hình hội tụ kế toán quốc tế ................................................................. 34 2.1.4 Khung khái niệm IFRS ............................................................................. 35 2.2 Lý thuyết đẳng cấu thể chế ........................................................................... 36 2.2.1 Khái niệm về thể chế ................................................................................ 36 2.2.2 Khái niệm đẳng cấu thể chế ...................................................................... 37 2.2.3 Vận dụng lý thuyết đẳng cấu thể chế vào luận án...................................... 37 2.3 Lý thuyết Đại diện ........................................................................................ 40 2.3.1 Khái niệm về đại diện ............................................................................... 40 2.3.2 Vận dụng lý thuyết đại diện vào luận án ................................................... 40 2.4 Khái niệm và đo lường mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS ................................ 41 2.4.1 Khái niệm mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS................................................ 41 2.4.2 Đo lường mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS ................................................. 42 2.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................................... 44 2.5.1 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 44 2.5.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu và tổng hợp các giả thuyết ........................... 52 Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 56 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 57 3.1 Qui trình nghiên cứu..................................................................................... 57 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ...................................................................................... 57 3.1.2 Nghiên cứu chính thức.............................................................................. 57
- 3.2 Xây dựng thang đo ....................................................................................... 60 3.3 Thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................................... 61 3.3.1 Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................. 61 3.3.2 Mẫu nghiên cứu định tính ......................................................................... 62 3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ........................................................... 63 3.4.1 Mục tiêu ................................................................................................... 63 3.4.2 Mẫu nghiên cứu sơ bộ .............................................................................. 63 3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................ 64 3.5 Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức ................................................... 65 3.5.1 Mục tiêu ................................................................................................... 65 3.5.2 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 65 3.5.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu ............................................................................... 66 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 69 4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................................. 69 4.1.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................ 69 4.1.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ......................................................................... 76 4.1.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu sơ bộ .......................................................... 83 4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức ..................................................................... 84 4.2.1 Thống kê mô tả ......................................................................................... 84 4.2.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................. 88 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................... 90 4.2.4 Đánh giá mô hình đo lường ...................................................................... 93 4.2.5 Đánh giá mô hình cấu trúc ........................................................................ 96 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 101 4.3.1 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 101 4.3.2 Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu .................................... 111
- Kết luận Chương 4 .............................................................................................. 112 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................... 113 5.1 Kết luận nghiên cứu ................................................................................... 113 5.2 Hàm ý lý thuyết .......................................................................................... 114 5.3 Hàm ý chính sách ....................................................................................... 115 5.3.1 Nhân tố nhận thức lợi ích........................................................................ 115 5.3.2 Nhân tố nhận thức bất lợi........................................................................ 115 5.3.3 Nhân tố nhận thức thách thức ................................................................. 116 5.3.4 Nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý........................................................... 116 5.3.5 Nhân tố Mức độ hiểu biết về IFRS ......................................................... 117 5.4 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 117 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ119 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO PHỤ LỤC 7: THANG ĐO GỐC PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 10: DANH SÁCH CÁN BỘ HỖ TRỢ
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp VN Việt Nam Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ACCA Association of Chartered Certified Accountants (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc) ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) CPA Certified Public Accountant (Kế toán viên công chứng) EU European Union (Liên minh châu Âu) IAS International Accounting Standards (Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) IASB International Accounting Standards Board (Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) IASC International Accounting Standards Committee (Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) IASCF International Accounting Standards Committee Foundation (Cơ quan Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế)
- ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales (Viện Kế toán Công chứng Anh Quốc và Xứ Wales) IFRS International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế) IMF International Monerary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) IOSCO International Organization of Securities Commissions (Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế) SME Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa) TIFS T- Technological Infrastructure; I- Individual; F- Financial Constraints; S- Supportive Environment (Cơ cấu công nghệ; Cá nhân; Rào cản tài chính; Môi trường hỗ trợ) US GAAP United States Generally Accepted Accounting Principles (Nguyên lý Kế toán Mỹ) VAA Vietnam Association of Accountants and Auditors (Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam) VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants (Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) VAS Vietnam’s Accounting Standards (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam) VFRS Vietnam Financial Reporting Standards (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam) WB World Bank (Ngân hàng Thế giới) WTO World Trade Organization
- (Tổ chức Thương mại Thế giới)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 – Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu........................................................... 53 Bảng 3.1 – Chi tiết về quy trình nghiên cứu ........................................................... 58 Bảng 3.2 – Các khái niệm và nguồn của thang đo .................................................. 60 Bảng 3.3 – Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ............ 64 Bảng 3.4 – Kỹ thuật phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ...................... 66 Bảng 4.1 – Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ............................................... 70 Bảng 4.2 – Thang đo mức độ sẵn sàng................................................................... 71 Bảng 4.3 – Thang đo Nhận thức lợi ích ................................................................. 72 Bảng 4.4 – Thang đo Nhận thức bất lợi ................................................................. 73 Bảng 4.5 – Thang đo Nhận thức thách thức ........................................................... 74 Bảng 4.6 – Thang đo sự hỗ trợ của nhà quản lý ..................................................... 75 Bảng 4.7 – Thang đo Mức độ hiểu biết về IFRS .................................................... 76 Bảng 4.8 – Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ .......................................................... 77 Bảng 4.9 - Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................... 78 Bảng 4.10 – Kết quả phân tích EFA thang đo các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng (thang đo sơ bộ)..................................................................................................... 81 Bảng 4.11 – Kết quả phân tích EFA: thang đo mức độ sẵn sàng (thang đo sơ bộ) .. 82 Bảng 4.12 – Thang đo và các biến quan sát chính thức .......................................... 83 Bảng 4.13 - Kết quả thống kê phiếu khảo sát hợp lệ .............................................. 85 Bảng 4.14 – Thống kê mô tả thông tin doanh nghiệp ............................................. 85 Bảng 4.15 – Thống kê mô tả các biến .................................................................... 87 Bảng 4.16 - Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................. 89 Bảng 4.17 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng ............................................................................................................ 91 Bảng 4.18 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo mức độ sẵn sàng ......... 93
- Bảng 4.19 – Kết quả kiểm định hệ số VIF ............................................................. 94 Bảng 4.20 – Kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị hội tụ..................................... 95 Bảng 4.21 – Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình PLS-SEM .............. 96 Bảng 4.22 – Kết quả kiểm định Fornell - Lacker ................................................... 96 Bảng 4.23 – Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc .................................................. 98 Bảng 4.24 – Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy................................. 100 Bảng 4.25 – Kết quả mức độ dự đoán liên quan ................................................... 100 Bảng 4.26 – Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ......................................... 107 Bảng 4.27 – Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu đến mức độ sẵn sàng111
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hội đồng IFRS và Hội đồng IFRS ............ 32 Hình 2.2 – Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 55 Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 59 Hình 3.2 – Quy trình nghiên cứu định tính............................................................. 62 Hình 4.1 - Kết quả ước lượng PLS-SEM ............................................................... 97 Hình 4.2 – Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .............................................. 110
- TÓM TẮT LUẬN ÁN Từ năm 2025, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam, nhưng đặc thù các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn gặp hạn chế về nguồn lực trong đó có vốn nên việc áp dụng sẽ mang lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, IFRS có nhiều chuẩn mực phức tạp hơn rất nhiều so với các chuẩn mực kế toán hiện tại, vì thế nếu các doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà các cơ quan chức năng vẫn bắt buộc thực hiện theo đúng lộ trình rất có thể doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng, hậu quả có thể làm cho doanh nghiệp phải vận dụng những cách làm đối phó, áp dụng qua loa thiếu chiều sâu, thiếu trung thực, vì thế gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng báo cáo tài chính theo IFRS. Vấn đề quan yếu đặt ra là cần phải xem xét, đánh giá mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào trước lộ trình đã định để hạn chế các tác động tiêu cực và hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Luận án sử dụng cỡ mẫu gồm 238 phiếu khảo sát và thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích cho thấy có 04 nhân tố tác động trực tiếp đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của doanh nghiệp theo thứ tự tác động mạnh nhất và giảm dần như sau: sự hỗ trợ của nhà quản lý; nhận thức thách thức; nhận thức bất lợi; nhận thức lợi ích. Trong đó, sự hỗ trợ của nhà quản lý và nhận thức lợi ích có tác động cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS. Nhân tố nhận thức thách thức và nhận thức bất lợi có tác động ngược chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách, giúp các bên liên quan chuẩn bị tốt hơn và áp dụng hiệu quả hơn IFRS đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: Mức độ sẵn sàng, áp dụng IFRS, doanh nghiệp Việt Nam.
- ABSTRACT Since the year 2025, Vietnam’s enterprises are mandatorily required to apply the International Financial Reporting Standards (IFRS), except the micro-enterprises and entities that choose and register IFRS for their application. However, due to the characteristics of a majority of the enterprises that are limited in resources including capital, such an application may cause a series of difficulties to them, especially when there are standards that are much more complex than the current standards. In the condition that the enterprises are not well prepared for the application of IFRS, if the authorities insist on the compliance of the defined roadmap, there is a high possibility that the enterprises will encounter tremendous difficulties. Such possible consequences may be frauds and manipulations, unqualified reports and unethical, etc. therefore seriously impact the quality of financial reports using IFRS. So, it is essential to look into the degree of preparedness for IFRS application of Vietnam’s enterprises towards the path already set forth to minimize negative impact and better accommodate the IFRS application in Vietnam. The research uses a sample size of 238 questionnaires and employs descriptive methods, Cronbach’s Alpha test, exploratory factor analysis, and partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The results revealed a total of four (04) impact factors including four direct factors that impact the degree of preparedness for IFRS application in Vietnam’s enterprises by order of high to low impact level such as (1) the support by the corporate manager, (2) perception of challenges, (3) perception of disadvantages, and (4) perception of interests. Among the 04 factors, the support by the corporate manager and perception of interests positively impact the degree of preparedness for IFRS application in Vietnam’s enterprises; whereas, the perception of challenges and the perception of disadvantages cause negative impact. The research’s results are the back-up for implications to the policymakers to help the relevant stakeholders better prepare for a more effective application of IFRS in Vietnam. Keywords: Degree of preparedness, IFRS application, Vietnam’s enterprises.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu IFRS Sự dịch chuyển tức thời của các dòng vốn trong nước và ngoài nước đóng vai trò quyết định trong hiệu quả đầu tư, sản xuất – kinh doanh của DN. Do vậy, để tạo ra một “ngôn ngữ chung” trên báo cáo tài chính (BCTC) đồng thời tăng tính đối chiếu được và nâng cao chất lượng thông tin của kế toán, làm tăng niềm tin với nhà đầu tư, góp phần phát triển thị trường vốn, mở rộng quan hệ hợp tác và tăng cạnh tranh của DN trên trường quốc tế, việc tuân thủ một bộ chuẩn mực BCTC chung là nhu cầu rất cấp thiết đối với Việt Nam. Tính đến tháng 04/2019, trên thế giới đã có 166 nước sử dụng IFRS hoặc có lộ trình sử dụng cho toàn bộ hay hầu hết các DN có trách nhiệm công bố đại chúng gồm DN niêm yết và tổ chức tài chính ở nước họ (IFRS Foundation, 2019). Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương; các tổ chức tài chính như: ADB, IMF, WB; các thị trường chứng khoán quốc tế, các quỹ đầu tư quốc tế, tổ chức nghề nghiệp như Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Quốc tế, Hiệp hội kế toán viên công chứng ACCA, AICPA, v.v… đều yêu cầu các nước thành viên phải xác định lộ trình và cam kết tuân thủ IFRS. Việt Nam với 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết tính đến 31/12/2020 (Trung tâm WTO, 2020) cũng đề cập đến vấn đề tuân thủ IFRS theo xu thế chung. Ngày 16/03/2020, theo Quyết định số 345/QĐ-BTC (Bộ Tài chính, 2020), Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án Áp dụng chuẩn mực BCTC. Theo đó, mục tiêu của Đề án hướng tới việc xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ sử dụng IFRS cho từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định; đồng thời ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ thống Chuẩn mực BCTC Việt Nam (Vietnamese Financial Reporting Standards - VFRS) (Bộ Tài chính, 2020). Trong điều kiện hiện nay, khi VFRS chưa ra đời (tính đến tháng 08/2020) và IFRS mới được một số lượng ít DN tại Việt Nam áp dụng, trong
- 2 khi đội ngũ kế toán trong hơn 700.000 DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019) khác chưa đủ năng lực cần thiết trong việc lập BCTC theo IFRS cho DN của họ, thì việc chuyển đổi hệ thống kế toán, đào tạo nhân lực, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin… là một khối lượng công việc khổng lồ đầy thách thức và phức tạp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Tuy nhiên, đến năm 2025 các DN tại Việt Nam (thuộc nhóm đối tượng cụ thể theo quy định của Đề án 345) sẽ bắt buộc áp dụng IFRS, nhưng đặc thù các DN tại Việt Nam phần lớn là DN có hạn chế về nguồn lực, tài lực nên việc áp dụng thay đổi sẽ mang lại nhiều khó khăn trong DN. Đặc biệt là IFRS có nhiều tiêu chuẩn khó khăn hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn kế toán hiện tại, và nếu như các DN trong nước chưa thực sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà cơ quan chức năng vẫn áp dụng theo đúng lộ trình thì rất có thể DN sẽ gặp khó khăn khi áp dụng, hậu quả có thể là các DN phải tìm đến những cách thức áp dụng qua loa, không trung thực, gây ảnh hưởng lớn đến lộ trình áp dụng IFRS trong nước. Như vậy, trước lộ trình sử dụng IFRS của DN tại VN thì liệu DN trong nước có sẵn sàng áp dụng IFRS không? Để trả lời câu hỏi trên, vấn đề nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các DN là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Xuất phát từ khe hổng lý thuyết Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng Vấn đề nghiên cứu mức độ sẵn sàng vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế của DN là một lĩnh vực tương đối mới và được các học giả quan tâm. Tuy nhiên, mức độ công bố các nghiên cứu về sẵn sàng áp dụng IFRS còn khá hạn chế. Các học giả thường tập trung vào từng khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn như, Floropoulos và Moschidis (2004) tiến hành nghiên cứu mức độ sẵn sàng và mức độ quen thuộc của các DN nhỏ và vừa của Hy Lạp trong việc sử dụng các IFRS. Guerreiro và cộng sự (2008) nghiên cứu về hoạt động sẵn sàng của các DN khi áp dụng IFRS tại Bồ Đào Nha. Omri và Akrimi (2011) tiến hành nghiên cứu sự sẵn sàng của DN Tunisia niêm yết để áp dụng IFRS. Bài báo được tiến hành thông qua việc xem xét các đặc điểm cụ thể của từng công
- 3 ty đã tự nguyện áp dụng IFRS, với những đặc điểm giải thích việc sẵn sàng của các công ty trong sử dụng IFRS. Moqbel và cộng sự (2013) tiến hành nghiên cứu mức độ sẵn sàng của DN khi sử dụng IFRS ở Hoa Kỳ. Oyewo (2015) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sẵn sàng sử dụng IFRS của DN nhỏ và vừa ở Nigeria. Phan và cộng sự (2018) tiến hành đánh giá xem xét ảnh hưởng của nhận thức của việc vận dụng IFRS đối với mức độ sẵn sàng của kế toán viên. Tuy nhiên, theo lược khảo của tôi cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đo lường và kiểm định vai trò sự hỗ trợ của nhà quản lý đến mức độ sẵn sàng của DN đối với IFRS (xem Phụ lục 1). Cách tiếp cận khái niệm mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS Khái niệm mức độ sẵn sàng được các tác giả nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau (theo kết quả lược khảo mới nhất của tác giả về sự sẵn sàng của DN đối với IFRS). Cách tiếp cận theo quan điểm của Guerreiro và cộng sự (2008) về sự sẵn sàng của DN trong việc áp dụng IFRS được phần lớn các nghiên cứu sử dụng. Một số nghiên cứu theo quan điểm này là Omri và Akrimi (2011), Kılıç và cộng sự (2014). Tuy nhiên, cách tiếp cận theo quan điểm của Phan và cộng sự (2018) đo lường mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS là việc loại DN nào nên áp dụng IFRS, mà theo tác giả là chưa đề cập đến đúng bản chất của sự sẵn sàng khi sử dụng IFRS. Do đó, trong nghiên cứu này, luận án tiếp cận khái niệm mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS dựa theo quan điểm của Guerreiro và cộng sự (2008) và phát triển thành thang đo đo lường sự sẵn sàng của DN trong việc vận dụng IFRS tại VN. Những lý thuyết nền được vận dụng từ những nghiên cứu trước: Việc DN sử dụng IFRS không phải là điều đơn giản, phụ thuộc nhiều vào năng lực của DN và sự hỗ trợ từ bên ngoài. Khi nghiên cứu về mức độ sẵn sàng của DN đối với IFRS, nhiều học giả đã sử dụng nhiều lí thuyết nền khác nhau để giải thích mô hình của mình.
- 4 Cách tiếp cận theo lí thuyết thể chế: được vận dụng trong các nghiên cứu có liên quan đến chuẩn mực kế toán, điển hình là: Zucker (1987), Carruthers (1995), Carpenter và Feroz (2001), Phan và cộng sự (2018). Cách tiếp cận theo lí thuyết đẳng cấu thể chế: được ứng dụng vào trong nghiên cứu IFRS của Aburous (2019), Phang và Mahzan (2013). Cách tiếp cận theo lí thuyết đại diện: được vận dụng trong nghiên cứu của Guerreiro và cộng sự (2008) về hoạt động vận dụng IFRS của DN tại Bồ Đào Nha. Cách tiếp cận theo lí thuyết hành vi hoạch định: được sử dụng trong bài báo của Moqbel và cộng sự (2013) để nghiên cứu mức độ sẵn sàng đối với IFRS tại Hoa Kỳ. Như vậy, các trường phái lí thuyết nêu trên có chung quan điểm giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sự sẵn sàng của DN trong áp dụng IFRS. Các trường phái lí thuyết không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến IFRS tại Việt Nam: Tại VN, Chính phủ đang trong giai đoạn khuyến khích DN áp dụng IFRS, nhưng các nghiên cứu hàn lâm về mức độ sẵn sàng của DN khi vận dụng IFRS rất hạn chế. Chủ yếu là các nghiên cứu xoay quanh các chủ đề về lợi ích, thách thức đối với DN khi vận dụng IFRS và các nhân tố tác động đến việc sử dụng IFRS của DN. Một số hướng nghiên cứu chủ yếu của VN hiện nay như sau: Nghiên cứu về lợi ích của IFRS đối với DN: Các nghiên cứu đưa ra những lợi ích của việc sử dụng IFRS đối với DN như mang lại nhiều thuận lợi như tăng khả năng đối chiếu giữa DN tại các nước, tăng độ xác thực của thông tin, nhà đầu tư bên ngoài sử dụng tốt hơn, đẩy nhanh hoạt động tiếp cận thị trường ngoài nước hơn so với hệ thống kế toán của VN hiện tại.... Những nghiên cứu điển hình là Phan và Mascitelli (2014), Lê Hoàng Phúc (2014), Phan và cộng sự (2016), Trần Quốc Thịnh (2016), Tran và cộng sự (2019). Nghiên cứu về thách thức, bất lợi khi áp dụng IFRS: Các nghiên cứu chỉ ra những thách thức, bất lợi đối với DN khi vận dụng IFRS bao gồm: bản chất phức tạp của IFRS,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 397 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 302 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 261 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn