intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là luận án nhằm đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng XK đồng thời bảo đảm các mục tiêu của PTBV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI _______***________ HÀ XUÂN BÌNH CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI _______***________ HÀ XUÂN BÌNH CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.31.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn KH 1 : PGS.TS Hà Văn Sự Người hướng dẫn KH 2 : TS Lê Thị Việt Nga Hà Nội, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Luận án được thực hiện trên cơ sở kế thừa, có trích dẫn đầy đủ, trung thực kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố. Số liệu sử dụng trong uận án có nguồn gốc rõ ràng, luận án chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2021 Nghiên cứu sinh Hà Xuân Bình
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..........................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..................................................4 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................16 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................17 6. Những đóng góp về khoa học của luận án .........................................................21 7. Kết cấu luận án ..................................................................................................22 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ................23 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .........................................................................23 1.1.1. Một số khái niệm và nội hàm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững .............................................................23 1.1.2. Bản chất và tiêu chí đánh giá chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh ..............32 1.1.3. Vai trò của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh..............................................38 1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .............................40 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản đối với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững tại một địa phương cấp tỉnh .......40
  5. iii 1.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh ..............42 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ................................................................49 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và môi trường quốc tế .....................................................................................................49 1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về hệ thống thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước ............................................................................................................51 1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về địa phương cấp tỉnh ...........................................52 1.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng tiếp nhận chính sách ..........................53 1.4. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG ..........................54 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững .............................55 1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững .........................................................................60 1.4.3. Bài học cho tỉnh Thái Bình trong việc hoạch định, thực thi chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững ........64 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH .....................................................67 2.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THÁI BÌNH.................................................................................................67 2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình ..................................................................................67 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của tỉnh Thái Bình ............................................................................................................69 2.1.3. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình ............................................................................................................76
  6. iv 2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình ..............................81 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH.................................................................................................82 2.2.1. Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt kinh tế ..................83 2.2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt xã hội ...................96 2.2.3. Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt môi trường .........102 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN VỪA QUA ...............................................................109 2.3.1. Những thành công của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình ........................................109 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại cơ bản của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình ...................113 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................117 Chương 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ....................................................122 3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ..................................................................................................122 3.1.1. Những dự báo về tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ....122 3.1.2. Một số quan điểm và mục tiêu hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ......................................................................128
  7. v 3.1.3. Một số định hướng hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ........................................................................................130 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 .......................133 3.2.1. Nâng cao năng lực của bộ máy, đội ngũ hoạch định chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình .......133 3.2.2. Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt kinh tế ....135 3.2.3. Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt xã hội......143 3.2.4. Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt môi trường .............147 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ....150 3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước cấp Trung ương............................................150 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu và các hộ nông dân ..................................................................................155 KẾT LUẬN ............................................................................................................159 DANH MỤC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Giải nghĩa CCKT Cơ cấu kinh tế GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã NCS Nghiên cứu sinh PTBV Phát triển bền vững UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu Tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt The Association of Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Southeast Asian Nations Comprehensive and Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến CPTPP Progressive Agreement for bộ xuyên Thái Bình Dương Trans- Pacific Partnership EU European Union Liên minh Châu Âu European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do giữa EVFTA Trade Agreement Việt Nam và Liên minh Châu Âu Good Animal Husbandry Quy trình thực hành chăn nuôi tốt GAHP Practice GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP Product National Center for socio- Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh NCIF economic Information and tế - xã hội quốc gia Forecast USD United States dollar Đồng đô la Mỹ WTO World Trade Oganization Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân bổ phiếu điều tra theo địa bàn.............................................................19 Bảng 2: Xác định thang đo của phiếu điều tra doanh nghiệp/hợp tác xã và hộ nông dân. .............................................................................................................. 19 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Thái Bình .............72 Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2010-2020 .................................................73 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 ..................................................................................................78 Bảng 2.4: Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình ...............................................87 Bảng 2.5: So sánh mục tiêu và kết quả đạt được của một số chỉ tiêu trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp Thái Bình giai đoạn 2016-2020 ...................................................110 Bảng 2.6: So sánh mục tiêu và kết quả đạt được của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quy mô diện tích canh tác theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020................................................................................................................114
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận án ...........................................................21 Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu kinh tế nông nghiệp .............................................................24 Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững .....................................................................27 Hình 1.3: Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững ...................................................................................................................29 Hình 1.4: Chu trình chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế .....................................33 Hình 1.5: Mô hình ISAC trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. ...............................62 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ............................................................68 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 .68 Hình 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 (theo giá hiện hành, bao gồm nông, lâm, thủy sản) ...........................................................70 Hình 2.4: Cơ cấu GRDP của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 ..........................70 Hình 2.5: Số lượng lợn nuôi và sản lượng lợn xuất chuồng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020..................................................................................................................71 Hình 2.6: Diện tích trồng lúa cả năm giai đoạn 2010-2020 ......................................72 Hình 2.7: Chỉ số phát triển của diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2010-2020..................................................................................................................73 Hình 2.8: Sản lượng thủy sản giai đoạn 2010-2020..................................................74 Hình 2.9: Cơ cấu sản xuất một số mặt hàng thủy sản chủ yếu .................................74 Hình 2.10: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Thái Bình .............75 Hình 2.11: Thị trường nhập khẩu nông sản của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020.....76 Hình 2.12: Sự dịch chuyển cơ cấu ngành của CCKT nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 .........................................................................................................77 Hình 2.13: Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp 2010-2020 ..............78 Hình 2.14: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020..................................................................................................................79 Hình 2.15: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 ..................................................................................................79 Hình 2.16: Tỷ trọng ngành hoạt động trong giá trị sản xuất thủy sản ......................80 Hình 2.17: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 ...80 Hình 3.1: Dân số Thái Bình giai đoạn 2010-2019 ..................................................125 Hình 3.2: Dự báo tiêu thụ một số mặt hàng nông sản trong nước đến năm 2030 ..127
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong ba bộ phận (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) cấu thành nền kinh tế quốc dân, bình quân giai đoạn 2010-2020 ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng đạt 2,85%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp 18,68% GDP (Tổng cục thống kê, 2010- 2020). Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, an ninh lương thực được bảo đảm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp là việc thay đổi tỷ lệ của các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ trong kinh tế nông nghiệp và các mối quan hệ của các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp; đó là sự biến đổi, điều chỉnh nhằm phá vỡ cơ cấu cũ để tạo ra CCKT nông nghiệp mới ổn định, cân đối có chủ đích trên cơ sở phù hợp với các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tại Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2016). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và “Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020” (Thủ tướng Chính phủ, 2013, 2017) đồng thời ban hành một số chính sách nhằm chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo định hướng đã định. Bởi vậy, CCKT nông nghiệp đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) cho sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu (XK). Kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản không ngừng tăng lên, một số mặt hàng đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giảm nhập siêu của cả nước, đem lại việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông dân. Thái Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (với diện tích đất tự nhiên là 158.630 ha, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật”). Dân số toàn tỉnh là 1.860.447 người (đứng thứ 13 trong cả nước)
  12. 2 trong đó dân số nông thôn chiếm đến 89,4%, lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ khoảng 49,5% (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2019). Sau kháng chiến chống Pháp, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, được cả nước biết đến là “quê hương năm tấn”. Theo xu hướng chung của cả nước, Thái Bình đã thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng chưa gặt hái được thành công như mong đợi. Số lượng khu, cụm công nghiệp của Thái Bình rất ít, quy mô nhỏ, không thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất lớn, lĩnh vực dịch vụ cũng không đạt được kết quả cao (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2019). Chính vì vậy, có thể khẳng định nông nghiệp đã, đang và sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Bình. Việc phát triển, chuyển dịch CCKT nông nghiệp để tương xứng với lợi thế của tỉnh đã được đặt ra. Chính sách là biện pháp can thiệp của nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế theo những mục tiêu nhất định, với điều kiện thực hiện và trong một thời hạn xác định. Chính sách là một công cụ quản lý nhà nước. Do vậy, để chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK đồng thời bảo đảm các mục tiêu của phát triển bền vững (PTBV), nhà nước sử dụng công cụ chính sách là một tất yếu khách quan. Để thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK, đồng thời bảo đảm các mục tiêu của PTBV, thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã chú trọng triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời xây dựng các chính sách riêng của địa phương. Năm 2015, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 4,05%/năm (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2010- 2020), góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp còn những hạn chế (chưa thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp như mục tiêu đề ra; đối tượng thụ hưởng chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đúng nhưng chưa đủ; chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh chưa sát với nhu cầu thực tế và hiệu quả thực hiện chưa cao; các chính sách tác động vào quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu môi trường chưa được chú trọng…). Do đó, nông nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đáp ứng các mục tiêu của PTBV: (i) chuyển dịch CCKT nông nghiệp diễn ra chậm so với chuyển dịch
  13. 3 cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh; (ii) mô hình tăng trưởng thiên về chiều rộng với ưu thế về lao động giá rẻ và điều kiện tự nhiên thuận lợi; (iii) tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhưng không ổn định; (iv) quy mô sản xuất nhỏ, diện tích đất trang trại 2,19 ha/trang trại thấp hơn mức bình quân của cả nước; (v) 62,39% số lao động trong ngành nông nghiệp chưa qua đào tạo; (vi) tỷ lệ hộ có nguồn thu lớn nhất từ nông nghiệp chỉ chiếm 29,00% trong khi số hộ sản xuất nông nghiệp là 49,5%, tỷ lệ thu từ nông nghiệp thấp hơn so với cả nước (49%) (Cục thống kê tỉnh Thái bình, 2019); (vii) kim ngạch XK nông sản của tỉnh còn thấp, năm 2020 chỉ đạt 26,77 triệu USD (Sở công thương Thái Bình, 2020) đứng ở mức thấp so với mức bình quân (41 tỷ USD) của cả nước. Việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh Thái Bình thành công sẽ có sức lan toả và là bài học kinh nghiệm cho một số địa phương có điều kiện tương đồng như: Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên…. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK đồng thời bảo đảm các mục tiêu của PTBV đã trở thành xu hướng tất yếu đối với hầu hết các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, nghiên cứu về mặt lý thuyết để tạo cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK của một quốc gia hoặc một địa phương cấp tỉnh đồng thời bảo đảm các mục tiêu của PTBV thì chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách trực diện. Bởi vậy, cần thiết phải hệ thống hóa và xây dựng một khung lý luận chung về chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK đồng thời bảo đảm các mục tiêu PTBV của một địa phương cấp tỉnh trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ những đặc thù của ngành, vùng và địa phương. Việc xây dựng, hoàn thiện khung lý thuyết nhằm định hướng cho chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK bền vững của một quốc gia nói chung và địa phương cấp tỉnh nói riêng là cần thiết, nhất là đối với những địa phương có lợi thế phát triển nông nghiệp trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Từ những lý do nêu trên, thời gian tới Thái Bình cần triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương, bên cạnh đó rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách của địa phương để thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK đồng thời phải bảo đảm các mục tiêu của PTBV. Đó là lý do nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình” cho luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế của mình, đề tài này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
  14. 4 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Xuất phát từ sự cần thiết, yêu cầu cấp bách phải chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Trong đó nổi bật là một số công trình nghiên cứu sau đây: Chenery H. (1988), “Structural transformation” (Chuyển dịch cơ cấu) cho rằng mỗi quốc gia, địa phương cần lựa chọn cho mình một sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa mọi tiềm lực, lợi thế so sánh của từng Quốc gia, từng vùng, từng địa phương. Cùng quan điểm đó Julian M. Alsoton và Philip G. Pardey (2014), “Agriculture in the Global Economy” (Nông nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu) nhận định chuyển dịch CCKT nông nghiệp là tất yếu, có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và hài hòa các mục tiêu về xã hội. Zhang Hongzhou (2012), “China's Economic Restructuring: Role of Agriculture” (Tái cấu trúc kinh tế Trung Quốc: Vai trò của nông nghiệp) cho rằng quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp cần: (i) Hình thành các trang trại quy mô lớn, tận dụng lợi thế về quy mô, lao động, vốn để sản xuất ra các sản phẩm chuyên sâu; (ii) Tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng để chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp; (iii) Khuyến khích tự do hóa thương mại nội địa và vùng biên. Rostow, Walt W (1990), “The stages of economic growth: A non-communist manifesto” (Các giai đoạn phát triển kinh tế) đã chỉ ra quá trình chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nông nghiệp nói riêng trải qua 5 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với một CCKT nhất định, nghiên cứu nhấn mạnh mỗi quốc gia, địa phương đều phải trải qua 5 giai đoạn mà không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào, qua mỗi giai đoạn CCKT sẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả hơn. Lê Quốc Doanh (2006), “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nghiên cứu chỉ ra nội dung và các bước đi của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp; xây dựng cơ sở lý luận của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Đào Thế Anh và cộng sự (2008), “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” nghiên cứu đã chỉ ra cơ sở lý luận của quá trình chuyển đổi CCKT nông nghiệp, hệ thống hóa các chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi CCKT nông nghiệp, từ đó nêu lên thực trạng chuyển đổi CCKT nông nghiệp ở nước ta để chỉ ra kết luận hiện trạng chuyển đổi CCKT nông nghiệp và kiến nghị về chính sách. Nguyễn Văn Chử (2016), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với nội
  15. 5 dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, cho rằng chuyển dịch CCKT nông nghiệp là hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan nhà nước trong quản lý lĩnh vực nông nghiệp, làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác theo những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đặt ra. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp và đề xuất quản lý nhà nước theo mô hình liên kết cộng sinh “Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà ngân hàng”. Lê Bá Tâm (2016), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An”; Bùi Quang Bình (2012), “Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; Bun Lọt Chăn Thạ Chon (2009), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, Nước cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào”; Hoàng Minh Đức (2018), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng yên theo hướng hiện đại”; Nguyễn Trọng Thừa (2012), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hiện nay”; Nguyễn Thị Phương Lan (2019), “Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Ninh Bình”; Ben belton và cộng sự (2017), “Rural transformation in central Myanmar: Results from the rural economy and agriculture dry zone community survey” (Chuyển dịch cơ cấu nông thôn ở miền trung Myanmar: Kết quả khảo sát từ khu vực kinh tế nông nghiệp và khu vực nông nghiệp khô hạn); Johnston B.F., Mellor J.W. (1961), “The role of agriculture in economic development” (Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế). Các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa, bổ sung, đưa ra lý thuyết nghiên cứu về chuyển dịch CCKT nông nghiệp; kinh nghiệm của chuyển dịch CCKT nông nghiệp của một số nước; thực trạng công tác chuyển dịch CCKT nông nghiệp; những tồn tại trong công tác chuyển dịch CCKT nông nghiệp qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp của mỗi quốc gia, địa phương. Hoàng Ngọc Hòa (2017), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta từ góc nhìn thể chế” đã chỉ ra để chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ cao cần thiết phải có các cơ chế, chính sách của nhà nước và đặc biệt là chính sách tích tụ ruộng đất. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014) cũng cho rằng chính sách đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Quan điểm này cũng được các nghiên cứu của Lê Bá Tâm (2016), Nguyễn Thị Miền (2017), Vương Đình Huệ (2013) đề cập đến. Bùi Thị Thanh Huyền (2019), “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển nam Đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững” đã trình
  16. 6 bày rõ nội hàm; yêu cầu; xu hướng; các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của một địa phương theo hướng PTBV. Dưới cách tiếp cận của FAO (2006), “Rapid growth of selected Asian economies Lessons and implications for agriculture and food security China and India” (Tăng trưởng nhanh từ nền kinh tế châu Á bài học và ý nghĩa từ nông nghiệp và an ninh lương thực tại Trung Quốc và Ấn Độ) đã chỉ ra các xu hướng chuyển dịch, đây là cơ sở để các nước, vùng và địa phương tham khảo để xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Điểm hạn chế công trình này chưa đề cập đến là tác động quá trình chuyển dịch ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và làm thế nào để chuyển dịch sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sống của con người. Các nghiên cứu phản ánh tiêu chí chuyển dịch CCKT nông nghiệp có: Hadi Moumenihelali và cộng sự (2015) “Formulation and identification of sustainability indicators agricultural exploitation systems through analytical hierarchical” (Xây dựng và xác định các chỉ số nông nghiệp bền vững thông qua phân tích thứ cấp) đã chỉ ra 8 nhóm tiêu chí gồm: % Nông dân tham gia hợp tác xã (HTX); Quy mô trang trại (tính theo diện tích đất sử dụng); Thu nhập nông dân tăng; % Nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh; % Sử dụng các nguyên tắc và phương pháp canh tác nông nghiệp mới; % Sử dụng phân hóa học; % Sử dụng phân sinh học; Luân canh sản xuất. Mohammad Reza Bosshaq và cộng sự (2013) “The role of effective factors in sustainable agricultural system-A case study of Minudashat in Iran” (Vai trò của nhân tố tác động tới nền nông nghiệp bền vững – nghiên cứu điển hình tại Minudashat Iran) chỉ ra 12 tiêu chí gồm: % Tham gia khóa đào tạo nông nghiệp bền vững; % Đất thoái hóa; Quản lý dịch hại tổng hợp; % Sản phẩm được bảo hiểm nông nghiệp; % liên kết sản xuất với người mua và bán; % Nông dân hài lòng với công việc sản xuất nông nghiệp; % Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp; Khối lượng phân hóa học sử dụng; % Diện tích đất sản xuất được tưới nước; % Nông dân được tiếp cận đầu vào sản xuất nông nghiệp; % Nông dân được tiếp cận tín dụng; Hiệu suất luân canh. Trần Thị Hồng Việt (2006), “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái”; Ngô Việt Hương (2015), “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), “Thu hút vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010), “Một số đề xuất chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay”; Đào Duy Huân (2013), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
  17. 7 Các công trình đã hệ thống hóa một số lý luận về CCKT nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng CCKT nông nghiệp; chỉ ra xu hướng của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp; vai trò của nhà nước đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Richard Grabowski (2013), “Agricultural distortions and structural change” (Chuyển đổi và thay đổi cấu trúc nông nghiệp): Nghiên cứu đã chỉ rõ việc chuyển dịch lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp là một xu thế tất yếu khách quan, từ lĩnh vực có năng suất lao động thấp (nông nghiệp) sang lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn (phi nông nghiệp). Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của Ấn Độ Tác giả đã chỉ ra khi tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp càng nhanh thì sự thay đổi cơ cấu việc làm sẽ càng nhanh và ngược lại. Qian Zhang và cộng sự (2016), “Understanding rural restructuring in China: The impact of changes in labor and capital productivity on domestic agricultural production and trade” (Tìm hiểu về chuyển dịch CCKT nông thôn tại Trung Quốc: Tác động của chuyển dịch lao động và vốn đến sản xuất và thương mại nông nghiệp trong nước). Nghiên cứu đã sử dụng Mô hình khu vực khổng lồ (TERM), một mô hình cân bằng tổng thể tính toán đa vùng được thiết lập, trên cơ sở phân tích định lượng tác động của hai yếu tố chính là năng suất lao động và vốn đối với sản xuất lúa mì ở các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, đưa ra kết luận mức độ thay đổi được tạo ra bởi sự gia tăng năng suất lao động lớn hơn so với mức tăng của vốn. Nghiên cứu có giá trị khoa học với nghiên cứu của NCS trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu và đưa ra những nhận định, kết quả quan trọng. 2.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu Nguyễn Thị Phương Lan (2019), “Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Ninh Bình”, làm rõ khái niệm và phân cấp về chính sách chuyển dịch CCKT nông thôn của địa phương cấp tỉnh; chỉ ra 5 chính sách: (i) chính sách đất đai; (ii) chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; (iii) chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn; (iv) chính sách phát triển cơ sở hạ tầng; (v) chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm có tác động tới sự chuyển dịch CCKT nông thôn; trình bày 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chuyển dịch CCKT nông thôn; đánh giá chính sách thông qua 3 tiêu chí: Tính phù hợp; tính hiệu lực và tính hiệu quả để đề xuất giải pháp hoàn thiện đối với từng nhóm chính sách. Mai Yayongyia (2015), “Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, đã khẳng định sự cần thiết tất yếu, vai trò
  18. 8 cũng như tầm quan trọng của các chính sách nhà nước hỗ trợ XK hàng hóa đối với hoạt động XK hàng hóa của một quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cơ bản về chính sách Nhà nước hỗ trợ XK hàng hóa của các quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm hàng hóa nói chung trong đó nhóm sản phẩm nông nghiệp chỉ là một trong năm nhóm mặt hàng XK chủ lực. Lê Tố Hoa (2003), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thái Lan theo hướng xuất khẩu (thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam)”, đã làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; khái niệm, đặc trưng, chỉ tiêu đánh giá, tính tất yếu và xu hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK; chỉ ra 5 nhóm chính sách của nhà nước tác động đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Thái Lan theo hướng XK và khả năng vận dụng một số bài học kinh nghiệm của Thái Lan vào Việt Nam. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”, làm rõ những vấn đề lý luận về nông sản và XK nông sản, chỉ ra 16 nhân tố ảnh hưởng đến XK nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê qua đó đề xuất 11 giải pháp khác nhau, trong đó có những giải pháp về chính sách của nhà nước như chính sách tỷ giá nhằm đẩy mạnh XK nông sản Việt Nam. Nguyễn Thị Đường (2012), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc”, làm rõ lý luận về đẩy mạnh XK nông sản vào một quốc gia; sự cần thiết phải đẩy mạnh XK nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; trình bày lý thuyết về XK, các hình thức XK chủ yếu và vai trò của XK nông sản đối với phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần chuyển dịch CCKT, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của quốc gia. Bounvixay Kongpaly (2013), “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế”, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về XK hàng hóa, chỉ ra 4 nhóm tiêu chí chủ yếu đánh giá việc đẩy mạnh XK hàng hóa; trên cơ sở chỉ rõ hiện trạng 7 nhóm cơ chế, chính sách đối với XK hàng hóa của Lào để đề xuất giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo ra một cơ cấu hàng hóa hợp lý trong đó có sản phẩm nông nghiệp hướng tới mục tiêu XK. Bùi Khắc Bằng (2017), “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm sản của tỉnh Hà Tĩnh”, làm rõ lý luận về chính sách thúc đẩy XK nông, lâm sản của một địa phương; Xây dựng lý luận về chính sách XK nông, lâm sản; Chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của chính sách XK nông, lâm sản của địa phương; Đề xuất ba nhóm giải pháp: (i) giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách; (ii) giải pháp hoàn thiện các chính sách chủ yếu thúc đẩy XK nông, lâm sản và (iii) một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy XK nông, lâm sản của tỉnh Hà Tĩnh tới năm 2025, tầm nhìn 2030.
  19. 9 Yang S. and Zarzoso M. I. (2014), “A panel data Analysis of Trade creation and trade diversion effects: The case of ASEAN - China free trade area” (Phân tích dữ liệu bảng về tác động thương mại và chuyển hướng thương mại: Nghiên cứu khu vực thương mại tự do Asean – Trung Quốc), Tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch XK của các quốc gia nằm trong khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); nghiên cứu và phân biệt ảnh hưởng đến thương mại nông sản và hàng hóa sản xuất. Bên cạnh những biến quen thuộc như GDP, dân số, ngôn ngữ,…thì trong nghiên cứu đã bổ sung thêm 2 biến là: (i) đường biên giới chung; (ii) hiệp định thương mại tự do AFTA. Nhóm tác giả đã đánh giá với một số nhóm hàng trong đó có hàng nông nghiệp và kết quả nghiên cứu ngoài việc chỉ ra sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình thì còn khẳng định việc tham gia vào hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XK hàng hóa nói chung và trong đó có sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia. Wei G., Huang J. and Yang J. (2012), “The impacts of food safety standards on China’s tea export” (Tác động của an ninh lương thực đến xuất khẩu chè của Trung Quốc). Wei G. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hoạt động XK chè của Trung Quốc trong giai đoạn 1996-2009. Điểm mới của nghiên cứu là việc đưa nhân tố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) (biến giả) vào mô hình để đánh giá sự tác động đến XK chè của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn vệ sinh ATTP có tác động đến hoạt động XK chè của Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ tác động chưa rõ ràng vì còn phụ thuộc vào từng thị trường tiêu thụ khác nhau. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”; Phạm Nguyên Minh (2015), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển XK bền vững mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đến năm 2020”; Nguyễn Xuân Minh (2007), “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020”; Đỗ Thu Hằng (2016), “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản việt nam trong bối cảnh hiện nay”. Trần Lê Đoài (2014), “Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020”; Khamphet Vongdala (2012), “Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”; Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO”. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách, chính sách XK, mặt hàng chiến lược, chính sách XK các mặt hàng chiến lược; nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến XK nông sản; phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến XK nông sản; một số giải pháp nhằm chuyển dịch CCKT theo hướng XK hoặc đẩy mạnh XK nông sản của một quốc gia hoặc địa phương.
  20. 10 2.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Trần Tú Khánh (2015), “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã hệ thống hóa lý luận về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững; làm rõ thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2013, đánh giá mặt được mặt hạn chế, nêu ra các quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang tại theo hướng PTBV. Lê Bá Tâm (2016), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An” đã hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Giá trị khoa học được kế thừa là nghiên cứu chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV được xem xét, phân tích gắn với PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, đề tài tập trung xem xét chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và CCKT vùng chứ không tập trung vào khía cạnh CCKT ngành như nghiên cứu của NCS. Ngô Thái Hà (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT, các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV ở Việt Nam; phân tích biến đổi của CCKT Việt Nam giai đoạn 2000-2014, đưa ra những nhận định về các khuynh hướng vận động và đề xuất phương hướng, các chỉ tiêu đánh giá; những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch CCKT nhanh và bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Thị Phượng (2015), “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam”; Đinh Xuân Nghiêm (2010), “Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam”; Nguyễn Hữu Sở (2009), “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”; Hồ Trung Thanh (2009), “Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”; Nguyễn Xuân Khoát (2017), “Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”; Huỳnh Văn Đặng (2018), “Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định”; Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2018), “Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”: Các nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về PTBV; chuyển dịch CCKT hướng tới mục tiêu PTBV trên ba mục tiêu kinh tế; xã hội và môi trường. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất nhóm giải pháp trong đó nhấn mạnh về các nhóm giải pháp chính sách nhằm chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2