intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất được giải pháp và kiến nghị chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng 2. TS. Trần Thị Bích Hằng Hà Nội, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Những kết luận được rút ra từ luận án là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác./. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021 Nghiên cứu sinh Dương Thị Hồng Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và Quý Thầy Cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học của luận án đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp Nghiên cứu sinh những quy chuẩn về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các địa phương thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra. Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021 Nghiên cứu sinh Dương Thị Hồng Nhung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 5 5. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đề tài ..................... 7 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................. 7 1.1.2. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu ................................................................ 16 1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 17 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 18 1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 21 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA .......................................... 23 2.1. Một số khái luận cơ bản về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia.................. 23 2.1.1. Khu du lịch quốc gia ........................................................................................... 23 2.1.2. Phát triển khu du lịch quốc gia.......................................................................... 26 2.1.3. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia........................................................ 29 2.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia ............. 32 2.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia ................................................. 32 2.2.2. Quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia ................................. 42 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia .......... 47 2.3.1. Các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia ..................................................................... 47 2.3.2. Các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh ............................................................ 49 2.4. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia và bài học rút ra cho Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc .................................... 52
  6. iv 2.4.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia trong và ngoài nước ...................................................................................................... 52 2.4.2. Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ...................................................................................... 63 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC .......................................................................................................... 65 3.1. Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc Vùng ..................................................... 65 3.1.1. Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ..................................................................................................... 65 3.1.2. Khái quát về các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ................................................................................................ 67 3.2. Kết quả phân tích thực trạng về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc .......................... 72 3.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ...................................................................................... 72 3.2.2. Thực trạng quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.......................................................... 72 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ....................... 103 3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia.......................................... 104 3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh................................. 107 3.4. Đánh giá chung về thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc .................................. 112 3.4.1. Thành công và nguyên nhân ............................................................................. 112 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 114 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ..................................................................... 120 4.1. Bối cảnh, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ........................................................................... 120 4.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay................................................................. 120 4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ...................................................................................................................................... 122
  7. v 4.1.3. Phương hướng phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ............................................................................................................... 123 4.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc .................................. 126 4.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc........................................................ 127 4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc................................................. 128 4.3. Giải pháp hoàn thiện chính phát triển các khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 . 129 4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách………… ......... ……………129 4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách……………… ........ ……………….129 4.3.3. Nhóm giải pháp đặc thù về chính sách để phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia................................................................................................................ 145 4.4. Một số kiến nghị ................................................................................................... 147 4.4.1.Kiến nghị với các cơ quan trung ương………………………… ........ …………..147 4.4.2. Kiến nghị với các cơ quan địa phương……………………… ....... …………….148 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………..…………………………xi TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..xvii
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CQQL : Cơ quan quản lý CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật CSHT : Cơ sở hạ tầng DNDL : Doanh nghiệp du lịch ĐBSH&DHĐB : Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ĐH : Đại học ĐVT : Đơn vị tính GDĐT : Giáo dục đào tạo GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân KDL : Khu du lịch KDLQG : Khu du lịch quốc gia MTV : Một thành viên NCKH : Nghiên cứu khoa học NCS : Nghiên cứu sinh NĐ : Nội địa NNL : Nguồn nhân lực Nxb : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định QG : Quốc gia QLNN : Quản lý nhà nước QT : Quốc tế SPDL : Sản phẩm du lịch TCDL : Tổng cục Du lịch TDTT : Thể dục, Thể thao
  9. vii TNDL : Tài nguyên du lịch TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch VNCPTDL : Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU SỐ TÊN BẢNG TRANG BẢNG Số lượng phiếu điều tra các DNDL tại các KDLQG Bảng 1.1. 21 thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB Bảng 2.1. Các chính sách du lịch chủ yếu 33 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về chính sách Bảng 2.2. 34 du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG Ban quản lý tại các KDLQG thuộc vùng Du lịch Bảng 3.1. 84 ĐBSH&DHĐB Kế hoạch phát triển các KDLQG vùng Du lịch Bảng 4.1. 126 ĐBSH&DHĐB đến năm 2030
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Đánh giá của DNDL về nội dung xác định, lựa chọn vấn đề Hình 3.1. 85 và xây dựng phương án Hình 3.2. Đánh giá của DNDL về nội dung lựa chọn phương án tối ưu 86 Hình 3.3. Đánh giá của DNDL về quyết định ban hành chính sách 87 Đánh giá của DNDL về xây dựng chương trình hành động Hình 3.4. 88 và phổ biến rộng rãi cho doanh nghiệp Đánh giá của DNDL về việc ra văn bản hướng dẫn và tập huấn Hình 3.5. 90 cho doanh nghiệp Đánh giá của DNDL về việc thông tin, tuyên truyền chính sách Hình 3.6. 91 đến các doanh nghiệp Hình 3.7. Đánh giá của DNDL về tổ chức quỹ thực hiện chính sách 92 Đánh giá của DNDL về công tác kiểm tra chấp hành Hình 3.8. 96 chính sách Đánh giá của DNDL về công tác thanh tra chấp hành Hình 3.9. 97 chính sách Đánh giá của DNDL về mức độ phù hợp của chính sách với Hình 3.10. 99 đường lối của Đảng và Nhà nước Đánh giá của DNDL về sự đồng bộ, nhất quán, minh bạch, Hình 3.11. 99 ổn định và có tính kế thừa của chính sách Đánh giá của DNDL về tính khoa học và khả thi Hình 3.12. 100 của chính sách Đánh giá của DNDL về khả năng đáp ứng nhu cầu Hình 3.13. 100 của chính sách Hình 3.14. Đánh giá của DNDL về sự ủng hộ của dân cư chính sách 100 Hình 3.15. Đánh giá của DNDL về điều chỉnh chính sách 103 Đánh giá của DNDL về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến Hình 3.16. 104 chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB Mục tiêu về khách du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB Hình 4.1. 122 đến năm 2030 Mục tiêu về tổng thu từ khách du lịch và đóng góp của du lịch Hình 4.2. 123 trong GDP của vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2030
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ để trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Không chỉ vậy, đây cũng là ngành được chính phủ các quốc gia xem xét như một phương tiện tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, góp phần ổn định xã hội trong suốt những năm qua. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2019 lữ hành và du lịch chiếm 10,3% GDP toàn cầu và 330 triệu việc làm, tức là gần 1/10 việc làm trên thế giới. Cũng vào năm 2019, lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng 3,5%, cao hơn cả mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,5%. Vì vậy, kiểm soát và quản lý ngành Du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia luôn cần được khuyến khích và hỗ trợ, nhằm đảm bảo sự phát triển này tương thích với các thế mạnh về tự nhiên, văn hoá và các giá trị địa phương. Đối với các điểm đến du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia (KDLQG), là những khu vực có tài nguyên du lịch (TNDL) đa dạng, có sức hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên và/hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch thì càng cần có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, tại các KDLQG vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch, các hoạt động du lịch còn chưa đồng bộ, thiếu sự liên kết và chưa mang tính dài hạn, chưa thể hiện được vai trò và tính chất của điểm đến du lịch cấp quốc gia. Do vậy, chính sách quản lý nhà nước (QLNN) tại các KDLQG là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động du lịch tại đây phát triển một cách bền vững và có trách nhiệm để mang lại những đóng góp tích cực và đáng kể vào sự phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bảy vùng du lịch bao gồm: vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. Các vùng du lịch này tập trung phát triển những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho từng vùng và cả nước.
  13. 2 Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) là một vùng đất rộng lớn, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng bao gồm 11 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Với TNDL phong phú, theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Vùng có 9 KDLQG, gồm: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), khu du lịch (KDL) Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc), KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDL Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), KDL Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh), KDL Trà Cổ (Quảng Ninh) và KDL Tràng An (Ninh Bình). Tuy nhiên, đến tháng 7/2021, vùng ĐBSH&DHĐB mới chỉ có duy nhất một KDLQG được công nhận chính thức, đó là KDLQG Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh (theo Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL ngày 24/4/2019). Do đó, nghiên cứu xây dựng, áp dụng các chính sách QLNN nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG; đồng thời hoàn thiện các chính sách đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa góp phần bảo tồn giá trị TNDL, vừa đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững các yếu tố tài nguyên. Hiện nay, các KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa có chính sách du lịch riêng của Vùng và cũng chưa có chính sách du lịch riêng cho KDLQG. Các chính sách hiện đang triển khai tại đây bao gồm các chính sách phát triển du lịch nói chung như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm du lịch (SPDL); Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực (NNL); Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch; Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch,...Tuy vậy, việc triển khai một số chính sách QLNN chưa thực sự hiệu quả, cụ thể: Chính sách phát triển CSHT và CSVCKT du lịch chưa thích hợp; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch còn yếu kém; Chính sách xúc tiến, quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về trình độ chuyên môn và nguồn tài chính hỗ trợ xúc tiến du lịch; Chính sách đầu tư du lịch chưa kích thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm chưa khuyến khích khai thác hợp lý tiềm năng du lịch, chưa phát triển thị trường du lịch của vùng tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển,... Do đó, sự phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB còn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Để có điều kiện hội nhập vào trào lưu phát triển du lịch của cả nước, của khu vực và quốc tế, khai thác hiệu quả các tiềm
  14. 3 năng du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc đề ra, thực hiện chính sách phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB trong giai đoạn trước mắt và tầm nhìn lâu dài là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (NCKH), các đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch tại các vùng du lịch nói chung và tại vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, những vấn đề lý luận về KDL, chính sách phát triển du lịch, tình hình phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB. Từ đó có thể khẳng định, việc nghiên cứu chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB là rất quan trọng, có ý nghĩa và cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã quyết định lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. Thông qua nghiên cứu này, NCS mong muốn đóng góp một phần cho việc hoàn thiện những chính sách nói trên để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất được giải pháp và kiến nghị chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ bao gồm: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu của luận án; 2) Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch; 3) Tổng quan kinh nghiệm chính sách phát triển một số KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam và rút ra các bài học vận dụng trong hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB của Việt Nam; 4) Khảo sát, phân tích và đánh giá toàn diện nội dung và quy trình chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB và các yếu tố ảnh hưởng, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng; 5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đăt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
  15. 4 Một là, Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch như thế nào? Kinh nghiệm nào về chính sách phát triển KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam mà KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB có thể áp dụng? Hai là, Nội dung các chính sách phát triển các KDLQG được quy hoạch tại vùng ĐBSH&DHĐB thế nào? Quy trình chính sách phát triển KDLQG tại vùng ĐBSH&DHĐB như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB? Ba là, Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB như thế nào và cần có các giải pháp và kiến nghị gì để hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển KDLQG và quy trình chính sách nhằm phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Tại các KDLQG, có nhiều nhóm chính sách phát triển KDLQG như chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách du lịch,… Tuy nhiên, trong phạm vi luận án của mình, NCS tập trung vào các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG. Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia tại các KDLQG được quy hoạch, NCS đã giới hạn nghiên cứu 8 chính sách du lịch, cụ thể là: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách kích cầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch và Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Các chính sách du lịch trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương. - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu tại các KDLQG được xác định theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo Quy hoạch, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB gồm 9 KDLQG: KDL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), KDL Ba Vì –
  16. 5 Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc), KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDL Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), KDL Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh), KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh) và KDL Tràng An (Ninh Bình). Trong đó, tính đến tháng 7 năm 2021 chỉ có duy nhất một KDLQG được công nhận chính thức, đó là KDLQG Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh (theo Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL ngày 24/4/2019), còn lại 8 KDLQG vẫn đang được quy hoạch hoặc sắp được quy hoạch chính thức. - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015 – 2019, một số vấn đề được xem xét trong bối cảnh năm 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và tập trung làm rõ hơn một số cơ sở lý luận về chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch, bao gồm xác định các chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG, xác định nội dung và quy trình chính sách phát triển KDLQG, tìm hiểu và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG tại Vùng du lịch. Về thực tiễn - Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số KDLQG tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới (tại Trung Quốc và Hàn Quốc), rút ra được 8 bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển KDLQG vận dụng cho vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB trong thời gian tới. - Đánh giá được thực trạng 8 chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng và quy trình chính sách phát triển KDLQG, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấp vĩ mô và cấp tỉnh tới thực trạng chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị. - Đề xuất được các nhóm giải pháp và kiến nghị Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các KDLQG tại các vùng du lịch khác ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Cụ thể: + Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Luận án có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, quản lý và khai thác TNDL tại các KDLQG của các vùng du lịch ở Việt Nam để phát triển du lịch.
  17. 6 + Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB (cụ thể là tại các địa phương có KDLQG được xác định trong Quyết định số 2163/QĐ-TTg): Luận án đề xuất các định hướng giúp chính quyền địa phương quản lý TNDL tại địa phương có các chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự nhiên – văn hóa của địa phương, phối hợp và hỗ trợ các DNDL khai thác TNDL nhằm phát triển các KDL hiệu quả và bền vững. + Đối với công ty lữ hành: Luận án gợi ý giúp công ty lữ hành xây dựng, khai thác và phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài và hiệu quả tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. + Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giaó dục nghề nghiệp du lịch: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về quản lý, khai thác và bảo vệ TNDL, nghiên cứu về phát triển du lịch tại các KDL. 5. Kết cấu của luận án Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển các KDLQG Chương 3. Thực trạng chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB; Chương 4. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB.
  18. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS tổng hợp các công trình liên quan đến đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 4 vấn đề: 1) KDL, KDLQG; 2) QLNN về du lịch; 3) Chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển KDL; và 4) Nghiên cứu về du lịch tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. 1.1.1.1. Khu du lịch, khu du lịch quốc gia Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục hình thành, phát triển các KDL và KDLQG. Các KDL này thường gắn với các địa danh lịch sử, các vùng kinh tế theo một chiến lược và quy hoạch quốc gia hoặc địa phương. Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về KDL, KDLQG. Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra cách nhìn tổng quát về KDL và KDLQG, những tác động của các KDL đối với tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực đó. Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, một số sách chuyên khảo và tham khảo. Trên thế giới, các tác giả thường nghiên cứu khái quát về sự phát triển du lịch tại KDL hoặc vùng du lịch ở nước ngoài và các vấn đề liên quan đến sự phát triển đó. Các công trình nghiên cứu đã khái quát bức tranh phát triển của các KDL, kinh nghiệm phát triển của các nước và vùng lãnh thổ trong quá trình hình thành và hoạt động của các KDL. Cụ thể như các giai đoạn phát triển KDL vùng ngoại ô, ven biển hoặc khu nghỉ mát tại các các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc,... và mối quan hệ giữa chính phủ và địa phương trong phát triển KDL như lập chính sách, xây dựng kế hoạch và giải quyết các tác động trong kinh doanh du lịch tại địa phương. Đây là các nội dung chính trong các công trình “Tourism in Developing Countries” của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997) và “The Business of Rural Tourism International Perspectives” của tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997). Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã khái quát được những vấn đề lớn về KDL, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các KDL Việt Nam, các KDL biển quốc gia và các KDL nói chung. Bên cạnh đó, các công trình đã đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn phát triển các KDL khác nhau tại các quốc gia điển hình trên thế giới để từ đó tổng kết, đúc kết thành những
  19. 8 bài học kinh nghiệm quý giá trong khai thác và phát triển du lịch tại các KDL của Việt Nam. Có thể kể đến như đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã tổng hợp hệ thống lý luận về khu, tuyến, điểm du lịch, trong đó đề cập đến cách tiếp cận về KDL như một địa điểm nghỉ dưỡng; vai trò, ý nghĩa của các KDL đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam; Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các KDL; Những nhóm tiêu chí chính để xây dựng KDL. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong việc xác định tiêu chí xây dựng các KDL (chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...) làm cơ sở cho việc xác định tiêu chí xác định và quản lý các KDL ở Việt Nam. Cùng cách tiếp cận đó, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL (tác giả Lê Văn Minh) năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển KDL” phân tích ở góc độ sâu hơn về đầu tư phát triển KDL. Đề tài đã tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trong việc quản lý tài nguyên và phát triển du lich, trong đầu tư phát triển KDL, trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch tại các KDL. Đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các KDL biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ” lại tiếp cận ở góc độ rộng hơn là một khu vực địa lý du lịch, trong đó tiến hành tổng hợp và hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển KDL biển, đánh giá đặc điểm các KDLQG biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các nhân tố tác động đến nó trong quá trình phát triển, đồng thời cũng tiến hành tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số KDLQG biển nước ngoài. Ngoài việc đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và phát triển các KDL nói chung và một số KDL đặc trưng, như KDL biển, những đề tài nói trên cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các KDL cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp. Cụ thể, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam”, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các KDL biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ”, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển KDL”, ... 1.1.1.2. Quản lý nhà nước về du lịch QLNN và nâng cao vai trò của QLNN về du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế, trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều các các công trình nghiên cứu về QLNN về du lịch.
  20. 9 Trên thế giới, các công trình cụ thể của các tác giả David Jeffries (2007) trong cuốn “Governments and Tourism”, tác giả HwanSuk Chris Choi và Ercan Sirakaya (2006) trong bài viết “Sustainability indicators for managing community tourism”, tác giả Arvid Flagestad và Christine A. Hope (2001) trong bài báo “Strategic success in winter sports destinations: a sustainable value creation perspective”,… đã đề cập tới các vấn đề có liên quan đến vai trò QLNN từ TW đến địa phương, bao gồm các vấn đề: Cách thức mà các quốc gia và vùng khác nhau đối phó với những cơ hội và nguy cơ do du lịch gây ra; Cách thức nhận định những cơ hội và thách thức từ hoạt động du lịch; Những bài học kinh nghiệm nào có thể được áp dụng ở những quốc gia và vùng khác; Chức năng bổ sung của khu vực công và tư nhân trong ngành du lịch. Không chỉ bao gồm các vấn đề chung liên quan đến vai trò của Chính phủ, trong các nghiên cứu khác mà còn đề cập đến những vấn đề cụ thể thể hiện vai trò QLNN đối với hoạt động du lịch tại mỗi quốc gia, mỗi vùng. Các vấn đề được đề cập bao gồm: công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, phát triển du lịch dựa trên cộng đồng hay xã hội hóa du lịch là một trong những chủ trương, định hướng quan trọng của Nhà nước trong quản lý các hoạt động du lịch quốc gia và hoạt động du lịch tại các địa phương khác nhau; Phát triển du lịch bền vững nhằm đảm bảo phát triển thành công điểm đến du lịch cũng như KDL,… Tại Việt Nam, các công trình phân tích chủ yếu dựa trên một số nội dung cơ bản sau: Về vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch, để phát triển du lịch bền vững cần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Vai trò quản lý và điều tiết được thể hiện thông qua các vấn đề cơ bản như: tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các doanh nghiệp trong vùng trong phát triển du lịch (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Cường (2015), ĐH Kinh tế quốc dân về “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh”). Trong quản lý nhà nước về du lịch, ngoài việc thể hiện vai trò trong phát triển du lịch, thì các góc độ tiếp cận về kinh tế, pháp luật hay các yếu tố đảm bảo an toàn cho du khách và sự phát triển du lịch cũng được coi là những công cụ rất quan trọng. Ở góc độ pháp luật, luận án tiến sĩ của Trịnh Đăng Thanh (2004), QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới. Qua luận án, tác giả đã nghiên cứu khái quát các vấn đề QLNN đối với hoạt động du lịch nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2