Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả, tác động và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, thực hiện chuyển giao CNC từ nước ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN DUY NHIÊN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN DUY NHIÊN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Bộ Lĩnh 2. PGS.TS Trần Văn Tùng HÀ NỘI, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu, các luận giải và phân tích, đánh giá trong Luận án là trung thực, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi có tiếp thu các tài liệu tham khảo và tiếp cận các thông tin là các số liệu dựa trên các nguồn cung cấp chính thống, đáng tin cậy. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Nhiên 1
- Lời cảm ơn! Trong quá trình thực hiện luận án, tôi luôn nhận được những tình cảm vô cùng quý giá của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người thân, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa, cho phép tôi được thực hiện, hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự thành tâm kính trọng đến Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, quý thầy, quý cô, những giảng viên, các nhà khoa học trong Khoa, trong và ngoài Nhà trường đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm, trí tuệ với tầm lòng nhân ái, bao dung, sự nghiêm khắc và trách nhiệm khoa học cao cả. Tôi xin gửi cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường ĐHSP Hà Nội, đồng nghiệp, gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ để tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các cơ quan, báo chí, các tác giả của các sách, tài liệu, giáo trình, đề tài công trình nghiên cứu, các chuyên gia hoạt động thực tiễn, chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đã giúp đỡ, chia sẻ thông tin liên quan đến luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất, sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TS Lê Bộ Lĩnh và Thầy PGS.TS Trần Văn Tùng đã tận tâm, dốc lòng, luôn đồng hành, đầy tình yêu thương, trách nhiệm chỉ bảo, hướng dẫn khoa học cho tôi. Luận án đã hoàn thành, chắc chắn vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót, tôi thực tâm cầu thị và mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến để bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện hơn! Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh: Nguyễn Duy Nhiên 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Tiếng Anh Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC Asia Pacific Economic Cooperation Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng AMT Advanted Material Technology Công nghệ Vật liệu mới ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Nations Á ASEM Asia - Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu AT Automation Technology Công nghệ Tự động hóa BT Biotechnology Technology Công nghệ Sinh học EEC European Ecomomic Community Khối Thị trƣờng chung Châu Âu GCI Global Competitiveness Index Khả năng cạnh tranh toàn cầu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân ESCAP United Nations Economic and Social Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á Commision for Asia and Pacific Thái Bình Dƣơng FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA Free Trade Area Khu vực Thƣơng mại Tự do IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IT Information Technology Công nghệ thông tin LA Licensing Arrangement Hợp đồng Li - xăng MNCs Multinational Companies Các Công ty đa quốc gia MT Mechatronics Technology Công nghệ Cơ - Điện tử 3
- NT Nanotechnology Technology Công nghệ Nano ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức OECD Organization of Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế OPEC Organization of Petroleum Tổ chức các nƣớc Xuất khẩu Dầu Exporting Countries mỏ R&D Research and Development Nghiên cứu và Triển khai THRIP Technology and Human Resource Chƣơng trình Công nghệ và Nguồn for Industrial Promotion nhân lực cho Phát triển Công nghiệp TNCs Transnational Companies Các Công ty xuyên quốc gia UNTACD United Nations Committee on Ủy ban Thƣơng mại và Phát triển Trade and Development của Liên hợp quốc UNDP United Nations Development Chƣơng trình Phát triển của Liên Program hợp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 2. Tiếng Việt CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNC Công nghệ cao CGCN Chuyển giao công nghệ CNTĐ Công nghiệp trọng điểm GD&ĐT Giáo dục và Đào Tạo GS Giáo sƣ PGS Phó giáo sƣ KH - CN Khoa học - Công nghệ KH&CN Khoa học và Công nghệ KT Kinh tế 4
- KTQT Kinh tế quốc tế KT - XH Kinh tế - xã hội LLSX Lực lƣợng sản xuất NSLĐ Năng xuất lao động NXB Nhà xuất bản SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TCHKT Toàn cầu hóa kinh tế TS Tiến sỹ TSKH Tiến sỹ khoa học XHCN Xã hội chủ nghĩa 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HỘP I. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1. Tỷ trọng % các khu vực kinh tế (KVKT) trong GDP của các nước 52 giai đoạn 2000 - 2012…………………………………………………………………… Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu thống kê về R&D chủ yếu năm 2010 của các nước, khối 54 các nước…………………………………………………………………………………….. Bảng 2. 3. Thống kê một số thành tựu về KT - XH Việt Nam từ 1986 đến 2014… 76 Bảng 2.4: Tiêu chí xác định các nước công nghiệp dựa vào thu nhập bình quân 77 GDP/người/năm và đổi mới công nghệ………………………………………………… Bảng 2.5. Xếp hạng chỉ số khả năng cạnh tranh toàn cầu (GCI) các năm(năm 2007 - 2008 có 131 nước xếp hạng; các năm 2011 - 2013: 144 nước; năm 2013 - 79 2014: 148 nước; năm 2014 - 2015 có 144 nước xếp hạng)……………………… Bảng 2.6. Xếp hạng một số trụ cột về chỉ số khả năng cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam qua các năm (năm 2007 - 2008 có 131 nước xếp hạng, các năm 80 2012 - 2013 và 2014 - 2015 có 144 nước xếp hạng)………………………………… Biểu đồ 3.1. Cơ cấu giá trị SX công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp qua các 95 năm…………………………………………………………………... Bảng 3.1. Tốc độ gia tăng giá trị SX công nghiệp bình quân mỗi năm phân theo 95 khu vực kinh tế - thành phần kinh tế (%)……………………………………………… Biểu đồ 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp các năm phân theo thành phần kinh tế (%)…………………………………………………………………… 96 Biểu đồ 3.3. Loại công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô và điện tử ở Việt Nam………………………………………………………… 102 Bảng 3.2. Trình độ công nghệ SX của các doanh nghiệp trong 4 ngành công nghiệp Việt Nam so với trình độ công nghệ SX cùng ngành ở các nước trên thế giới………………………………………………………………………………... 102 Bảng 3.3. Nguồn gốc công nghệ hiện đang sử dụng trong các doanh nghiệp 6
- thuộc 4 ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt Nam ………….. 105 Bảng 3.4. Mục tiêu chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các doanh nghiệp của 110 4 ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt Nam…………………… Bảng 3.5. Hình thức/kênh/phương thức chuyển giao CNC từ nước ngoài vào một số doanh nghiệp của các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô và điện tử Việt 114 Nam..... Biểu đồ 3.4. Hình thức/kênh/phương thức chuyển giao CNC từ nước ngoài vào 115 các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô và điện tử Việt Nam………………. Bảng 3.6. Nguồn gốc và trình độ công nghệ được đánh giá tại thời điểm chuyển 120 giao vào các doanh nghiệp của một số ngành CNTĐ Việt Nam………………….. Biểu đồ 3.5. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tại thời điểm chuyển giao………………………………………………………………………………………….. 120 Biểu đồ 3.6. Trình độ công nghệ so sánh với khu vực và thế giới tại thời điểm chuyển giao…………………………………………………………………………………. 120 Bảng 3.7. Hoạt động chuyển giao CNC từ nước ngoài các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt Nam theo nội dung - quy trình CGCN…………. 125 Bảng 3.8. Mức độ quan trọng của các tiêu chí công nghệ khi thực hiệc chuyển giao CNC từ nước ngoài vào các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt 126 Nam……… Bảng 3.9. Điều kiện thực hiện chuyển giao CNC từ nước ngoài vào một số doanh nghiệp của các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt Nam………………………………………………………………………………………….. 128 Bảng 3.10. Tác động của chuyển giao CNC đối với hoạt động SXKD của một số doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô, điện tử Việt 130 Nam… Bảng 3.11. Bảng tổng hợp chuyển giao công nghệ trong một số doanh nghiệp SX xi măng thuộc VICEM và liên doanh với VICEM……………………………………. 132 Bảng 3.12. Sản lượng ô tô sản xuất - lắp ráp trong nước các năm 2010 - 2014…. 150 7
- II. DANH MỤC CÁC HỘP Trang Hộp 2. 1. Cơ cấu thành phần cấu thành công nghệ…………………………... 47 Hộp 2.2. Chi tiêu cho R&D toàn cầu……………………………………… 54 Hộp 2. 3. Quy trình nhập công nghệ chuyển giao từ nước ngoài…………… 60 Hộp 2.4. Mô hình tương tác chuyển giao CNC và các yếu tố điều kiện thực hiện của bên nhận CGCN……………………………………………………… 69 Hộp 3.1: Công nghệ SX của ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam............ 103 Hộp 3.2. Công nghệ SX của ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam …… 104 Hộp 3.3. Công nghệ SX của ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam…………. 104 Hộp 3.4. Công nghệ SX của ngành Công nghiệp Điện tử Việt Nam………… 105 Hộp 3.5. Công nghệ cũ, đã qua sử dụng đƣợc SEV dịch chuyển vào Việt Nam………………………………………………………………………. 124 Hộp 3.6. Một số thành tựu cụ thể của Vietsopetro…………………………… 135 Hộp 3.7. Vấn đề về công nghệ của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất………… 135 Hộp 3.8. Năng lực làm chủ công nghệ được chuyển giao của Công ty liên 141 doanh Xi măng Chinfon Hải Phòng……………………………………………… 8
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………. 12 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài…………………………………… 12 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án……………………………………… 14 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 15 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu…………………………… 16 5. Những đóng góp mới của luận án…………………………………… 18 6. Kết cấu của luận án…………………………………………………… 19 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI……… 20 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THÀNH TỰU, VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ CAO VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN, ỨNG 20 DỤNG CÔNG NGHỆ CAO …………………………………………………………….. 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thành tựu, phát triển công nghệ và vai trò công nghệ cao …………….................................................................... 20 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển, ứng dụng công nghệ và công nghệ cao …………………………… 25 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM ………………………………………………………………… 29 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về chuyển giao công nghệ và chuyển giao công nghệ cao …………………………………………………………… 29 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về điều kiện và các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giao công nghệ cao vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam ……………………………………………………………………… 34 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về thực tiễn chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam … 40 Tiểu kết Chương 1……………………………………………………………… 41 Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN …………..................... 43 2.1. KHÁI LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ……………………………… 43 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công nghệ cao ………………. 43 9
- 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm ở các nƣớc đang phát triển.................................................................. 55 2.2. KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN…………………………………………….. 57 2.2.1. Khái niệm, nội dung, hình thức chuyển giao công nghệ và chuyển giao công nghệ cao ……………………………………………………… 57 2.2.2. Tiêu chí và điều kiện chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của các nƣớc đang phát triển …... 65 2.3. TÍNH TẤT YẾU CỦA CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ……………………………… 69 2.3.1. Cơ sở quy định tính tất yếu của chuyển giao công nghệ và chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các nƣớc đang phát triển………… 69 2.3.2. Sự cần thiết và vai trò của chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam…………….. 76 2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM……………………………………………………….. 83 2.4.1. Kinh nghiệm về xác định và thực hiện kênh chuyển giao công nghệ của một số quốc gia, lãnh thổ Đông Á……………………………… 84 2.4.2. Kinh nghiệm về đảm bảo các điều kiện chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp của một số nƣớc Đông Á……. 87 Tiểu kết Chương 2……………………………………………………………… 93 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM…… …………………………………………… 94 3.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 94 3.1.1. Tình hình sản xuất công nghiệp của Việt Nam …………………… 94 3.1.2. Chính sách chuyển giao công nghệ vào các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam……………………………………………………… 97 3.1.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam…………………… 98 3.2. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦAVIỆT NAM ………………………………………………… 101 10
- 3.2.1. Hiện trạng công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ cao ở một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam …………................ 101 3.2.2. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam …………………… 129 Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………… 156 Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM …… 157 4.1. BỐI CẢNH VÀ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦAVIỆT NAM HIỆN NAY …………………………........... 157 4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam …………… 157 4.1.2. Quan điểm, định hƣớng phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay ……………………………………………………………. 160 4.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TỪ NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY…………………… 164 4.2.1. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của Nhà nƣớc và hệ thống chính sách chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam …………………………………………………….. 164 4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực tiếp thu chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam 173 4.2.3. Nhóm giải pháp về lựa chọn nguồn, kênh chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam …… 179 4.2.4. Nhóm giải pháp đảm bảo các điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ cao từ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam …………………………………………….. 185 Tiểu kết Chƣơng 4……………………………………………………….. 188 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………… 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 192 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………………………………………………………….. 200 11
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Thành tựu công nghệ là thành quả của cách mạng khoa học - công nghệ (KH - CN) và hoạt động nghiên cứu - triển khai (R&D). Việc sáng tạo, sở hữu và ứng dụng công nghệ có vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sức sản xuất (SX), năng suất, chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (KT), lĩnh vực, ngành KT và doanh nghiệp. Quá trình vận động và phát triển không ngừng của cách mạng KH - CN ngày càng tạo ra nhiều thành tựu, sản phẩm (SP) công nghệ cao (CNC). CNC là chìa khóa giúp cho nhiều nƣớc thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), trở thành những nƣớc công nghiệp phát triển. CNC còn là giải pháp, là điều kiện để các nƣớc đi sau, các nƣớc đang phát triển có thể rút ngắn khoảng cách, thúc đẩy tăng trƣởng KT bền vững, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh (SXKD), cạnh tranh, tham gia, hội nhập sâu rộng vào nền KT thế giới nếu đƣợc tiếp cận, sở hữu, ứng dụng CNC thông qua các con đƣờng khác nhau, đặc biệt là qua tiếp nhận chuyển giao công nghệ (CGCN). Các lý thuyết mới, hiện đại về tăng trƣởng KT và về lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh đã khẳng định: phát triển KT có quan hệ mật thiết, phụ thuộc với tiến bộ, đổi mới công nghệ và CGCN. Đối với những nƣớc chƣa có đủ năng lực tự đổi mới, sáng tạo công nghệ, muốn có CNC, tiên tiến để trang bị cho nền KT, các lĩnh vực, ngành và doanh nghiệp, tất yếu phải thông qua CGCN từ nƣớc ngoài, cùng với đó là việc phải có các điều kiện đáp ứng về tiếp thu và sử dụng công nghệ. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, với mục tiêu sớm trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Việt Nam đã và đang từng bƣớc hội nhập sâu rộng vào nền KT thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, các mục tiêu cơ bản phát triển KT-XH của Việt Nam có thành hiện thực đƣợc hay không, đạt đƣợc ở mức độ nào, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng, to lớn của KH-CN, của hoạt động CGCN, chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nƣớc ngoài vào các ngành, các lĩnh vực KT, nhất là vào các ngành công nghiệp trọng điểm (CNTĐ). Các ngành CNTĐ là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả KT- XH cao, đóng vai trò là trụ cột, đầu tầu, động lực, tác động mạnh mẽ đối với nền KT nói chung, nền công nghiệp nói riêng. Để thực sự khẳng định giá trị, vai trò, sứ 12
- mệnh, các ngành CNTĐ cần phải đảm bảo thế mạnh về vốn, tài nguyên, lao động, thị trƣờng, trình độ tổ chức quản lý…và quan trọng hàng đầu là công nghệ. Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò nền tảng, động lực, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của KH-CN, của phát triển, ứng dụng CNC, tiên tiến, hiện đại vào nền KT, vào các lĩnh vực, ngành KT ƣu tiên, trọng điểm nƣớc ta. Các Văn kiện, Nghị quyết cũng chỉ rõ, trong điều kiện trình độ, năng lực KH-CN, năng lực sáng tạo công nghệ còn hạn chế thì chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nƣớc ngoài là hƣớng ƣu tiên, cần chú trọng và đẩy mạnh thực hiện. Hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng, Việt Nam đã có những chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình cụ thể nhằm thúc đẩy thực hiện chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nƣớc ngoài vào nền KT, vào các lĩnh vực và ngành công nghiệp ƣu tiên, trọng điểm. “Chiến lược phát triển KT - XH 2011 - 2020”, nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn…”[33.tr134]. Đại hội XII của Đảng chủ trƣơng: “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và CGCN từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta. Tăng cường hợp tác về KH,CN, nhất là CNC, phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế”[34.tr121]. Luật Chuyển giao công nghệ [47], Luật Công nghệ cao [48] và Đề án Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Bộ KH&CN cũng đã đề cập và chú trọng đến mục tiêu, cách thức và hƣớng ƣu tiên chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành, lĩnh vực KT, các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, then chốt, trọng điểm của đất nƣớc. Cùng với việc ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật về CGCN là việc cho phép CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam dƣới nhiều hình thức, nhƣ nhập công nghệ, góp vốn bằng công nghệ, tƣ vấn và môi giới CGCN… đặc biệt là CGCN thông qua FDI. CGCN từ nƣớc ngoài vào nền KT, các ngành và doanh nghiệp đã diễn ra ngày một sôi động, phổ biến, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu KT theo hƣớng CNH, HĐH, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực trong nƣớc, từng bƣớc cải thiện, nâng cao năng lực SXKD và cạnh tranh KT... Mặc dù đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, các công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam hầu hết có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có tại Việt Nam, những doanh nghiệp tiếp nhận CGCN từ nƣớc ngoài tạo ra năng suất cao hơn, nhƣng xem xét, đánh giá một cách tổng thể, CGCN từ nƣớc ngoài 13
- vào Việt Nam, về cơ bản vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển KT, giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của SP trên thƣơng trƣờng quốc tế còn yếu kém do hầu hết các công nghệ đƣợc chuyển giao lỗi thời, lạc hậu, đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình và dƣới trung bình so với các nƣớc trong khu vực. Có đến 76% hệ thống, dây chuyền công nghệ đƣợc nhập vào Việt Nam, hiện đang sử dụng thuộc thế hệ những năm 1950 - 1960. Trong toàn bộ các doanh nghiệp hiện đang SXKD tại Việt Nam, chỉ có 10% dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại, còn lại 38% ở mức trung bình, 52% là lạc hậu và rất lạc hậu [78]. Rõ ràng, số lƣợng CNC đƣợc chuyển giao vào các doanh nghiệp của các ngành CNTĐ còn rất ít. Thực tế này chứng tỏ, chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, vào các ngành CNTĐ còn có nhiều hạn chế, bất cập. Các mục tiêu, chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào nền KT, vào các ngành CNTĐ vẫn chƣa thực sự trở hành hiện thực và chƣa phát huy tối đa, toàn diện tác dụng, hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự luận giải cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về nội dung, hình thức, các yếu tố điều kiện thực hiện chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài, trong đó đặc biệt là năng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi, đổi mới, cải tiến công nghệ nhập của các ngành CNTĐ Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu về chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam hiện nay là rất cần thiết và vẫn mang ý nghĩa thời sự, cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả, tác động và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, thực hiện chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. - Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao phải đẩy mạnh và cần có những giải pháp gì để thực hiện hiệu quả chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam phù hợp với yêu cầu, điều kiện, năng lực tiếp thu, ứng dụng, phát huy tối ƣu vai trò của công nghệ nhập, đồng thời không bị rơi vào tình trạng lệ thuộc và nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ của thế giới” trong bối cảnh hiện nay? - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa, lựa chọn, xác định cơ sở khoa học phù hợp của chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ ở một nƣớc đang phát triển, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ Việt Nam. 14
- + Luận giải đƣợc tính tất yếu khách quan của việc chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ của Việt Nam trong bối cạnh hiện nay. + Đánh giá thực trạng, kết quả, thành tựu, hạn chế của CGCN vào các ngành CNTĐ Việt Nam trên các phƣơng diện: trình độ công nghệ, hình thức/kênh CGCN, các yếu tố điều kiện thực hiện chuyển giao CNC và tác động đến hoạt động SXKD. + Phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế của CGCN từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ Việt Nam. + Đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các doanh nghiệp thuộc một số ngành CNTĐ của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về không gian: Căn cứ vào tính chất, đặc trƣng, chiến lƣợc, các yếu tố điều kiện, tiềm năng, lợi thế phát triển, trong từng giai đoạn, bối cảnh, có nhiều ngành công nghiệp đƣợc xác định là CNTĐ ở nƣớc ta. Trong giới hạn một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào 4 ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, ô tô và điện tử của Việt Nam. Đây những ngành CNTĐ có vị trí, vai trò và sứ mệnh nhất định đối với nền KT đất nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. + Về thời gian: Nghiên cứu về chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam từ năm 1988 khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc (1987) đƣợc thực thi và Pháp lệnh CGCN nƣớc ngoài vào Việt Nam (1988) đƣợc thông qua, từng bƣớc mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền KT thế giới. + Về nội dung nghiên cứu: Đề cập đến chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ của Việt Nam liên quan đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực trên cả phƣơng diện lý luận, định hƣớng, chính sách và thực tiễn. Là một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Luận án đi sâu tìm hiểu, đánh giá về thực trạng, kết quả, tác động, nguyên nhân thành công, hạn chế và việc đảm bảo các điều kiện thực hiện chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ của Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển giao CNC vào các ngành này trong thời gian tới. 15
- + Về giới hạn nghiên cứu: Trong 4 ngành công nghiệp đƣợc xác định có rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp SXKD. Quá trình thực hiện, Luận án không thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu hoạt động chuyển giao CNC và các yếu tố liên quan ở tất cả các đơn vị mà chỉ có thể lựa chọn mỗi ngành một số doanh nghiệp (gồm 26 doanh nghiệp) để khảo sát, phân tích, đánh giá phục vụ nghiên cứu của Luận án. Việc khảo sát, đánh giá hoạt động chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào 26 doanh nghiệp của 4 ngành công nghiệp này, về cơ bản đảm bảo tính đại diện và bao quát đƣợc nội dung nghiên cứu của Luận án. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Là một luận án tiến sỹ thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các phƣơng pháp nghiên cứu của KT chính trị. Bên cạnh đó, Luận án tiếp cận hệ thống tri thức của các lý thuyết KT học và các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay. - Nhóm phương pháp tiếp cận nghiên cứu - cơ sở phương pháp luận: tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp biện chứng duy vật, trừu tƣợng hóa khoa học, lôgic kết hợp lịch sử. + Các phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu KT chính trị, vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về CGCN, chuyển giao CNC, tiên tiến, hiện đại từ nƣớc ngoài vào nền KT, vào các ngành CNTĐ. Các phƣơng pháp này nhằm làm rõ bản chất của chuyển giao CNC, cơ chế thực hiện đƣờng lối, chính sách, sự nhất quán từ thể chế, chính sách đến nhu cầu, điều kiện thực hiện chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài cũng nhƣ các quan hệ lợi ích giữa chủ sở hữu CNC với chủ thể sử dụng, làm chủ, cải tiến công nghệ đƣợc chuyển giao. + Phƣơng pháp biện chứng duy vật đƣợc tiếp cận, vận dụng nghiên cứu, xem xét CGCN, chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam trong quá trình vận động, phát triển không ngừng và trong mối quan hệ tác động qua lại với nhiều yếu tố nhƣ quan điểm, chính sách, thể chế KT, chính trị, xã hội, môi trƣờng SXKD, bối cảnh trong nƣớc, quốc tế…Phƣơng pháp này cũng là cơ sở, định hƣớng cho việc nghiên cứu các yếu tố điều kiện thực hiện chuyển giao CNC vào các ngành CNTĐ trong mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. + Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc tiếp cận, vận dụng trên cơ sở gạt bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt, không cơ bản để tập trung tìm hiểu, đánh giá, phản ánh chân thực, làm rõ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật, phổ biến của chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. 16
- + Phƣơng pháp lôgic kết hợp lịch sử: nghiên cứu chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam theo một hệ thống, có cấu trúc chặt chẽ và trong bối cảnh, không gian, thời gian - hoàn cảnh lịch sử cụ thể. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bao gồm các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích hệ thống hóa và tổng hợp lý thuyết, xây dựng giả thuyết nghiên cứu. + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: trên cơ sở thu thập, sƣu tầm tài liệu có liên quan từ các nguồn là các đề tài, công trình, báo cáo, bài báo khoa học và các tài liệu lƣu trữ, phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở trong nƣớc và quốc tế, tiến hành phân tích nội dung, tri thức nhằm tiếp cận, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc giá trị của những công trình đó cho quá trình thực hiện Luận án. + Phƣơng pháp phân tích, hệ thống hóa và tổng hợp lý thuyết: phân loại, phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những lĩnh vực theo lịch sử thời gian và vấn đề tiếp cận để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của các lý thuyết đó. Từ những tri thức, thông tin của các lý thuyết đã tiếp cận, chọn lọc, sắp xếp thành một hệ thống lý thuyết có kết cấu chặt chẽ, xây dựng nên khung lý thuyết hoàn chỉnh về chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ của một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. + Phƣơng pháp giả thuyết: đề xuất và kiểm chứng giả thuyết khoa học về sự cần thiết, thực trạng, kết quả đạt đƣợc, hạn chế tồn tại, những vấn đề đặt ra và giải pháp về thực hiện chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. Giả định rằng, doanh nghiệp, ngành nào có chiến lƣợc đúng đắn, có các điều kiện đảm bảo, phù hợp sẽ tiếp nhận chuyển giao CNC thành công và do đó mang lại hiệu quả SXKD cao; ngƣợc lại, sẽ gặp bất lợi và thất bại. Vì vậy, một chiến lƣợc đúng đắn với các điều kiện phù hợp trong bối cảnh trong nƣớc, quốc tế, nguồn lực bên trong, bên ngoài sẽ thúc đẩy mạnh mẽ và thực hiện hiệu quả chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam hiện nay. - Các phương pháp nghiên cứu thực tế - thực tiễn: điều tra xã hội học, chuyên gia, mô hình và sơ đồ hóa, phân tích và tổng kết kinh nghiệm. + Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng, kết quả, những thành tựu, hạn chế cũng nhƣ xác định nguyên nhân thành công, hạn chế của chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào một số ngành CNTĐ Việt Nam. Những thông tin từ kết quả điều tra là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam hiện nay. Quá 17
- trình thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu 26 doanh nghiệp và lấy thông tin qua 520 phiếu điều tra. + Phƣơng pháp chuyên gia: Tiếp cận phân tích, đánh giá của các chuyên gia có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm về các khía cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ việc nhận định thực trạng, đánh giá nguyên nhân đến đề xuất giải pháp chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. Quá trình thực hiện Luận án, đã tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu lý luận, nghiên cứu chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan nhà nƣớc, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhà hoạt động thực tiễn về chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài. + Phƣơng pháp mô hình hóa và sơ đồ hóa: nghiên cứu dựa trên các số liệu, các hoạt động, các quá trình liên quan từ đó xây dựng nên các mô hình, sơ đồ phản ánh một cách logic, khái quát, đảm bảo tính trực quan và tính quy luật riêng đối với những vấn đề, nội dung chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. Quá trình thực hiện đề tài, lựa chọn những ngành, những doanh nghiệp mang tính đại diện nhƣng vẫn đảm bảo tính khoa học về CGCN và tác động của CGCN đối với hoạt động SXKD của các ngành CNTĐ Việt Nam. + Phƣơng pháp thống kê - phân tích số liệu, xử lý thông tin. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra, thu thập thông tin qua bảng hỏi… tiến hành xử lý, phân tích số liệu, phân tích thông tin về thực trạng, các yếu tố điều kiện, nguyên nhân của CGCN trong các ngành CNTĐ và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. + Phƣơng pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm tiếp cận, xem xét, đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động CGCN, chuyển giao CNC của các nƣớc, các ngành và các doanh nghiệp. Quá trình thực hiện Luận án đã nghiên cứu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm CGCN của một số nƣớc và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt nam về chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ. 5. Những đóng góp mới của luận án Cho đến nay, đã có những công trình liên quan đến đề tài công bố ở trong và ngoài nƣớc, nhƣng chủ yếu đề cập đến CGCN nói chung, đến thực trạng công nghệ SX của các doanh nghiệp, hoặc một phần có liên quan đến CNC ở Việt Nam. Chƣa có công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống, toàn diện về cơ sở khoa học, thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển giao CNC từ nƣớc ngoài vào các ngành CNTĐ Việt Nam. Luận án một mặt kế thừa các công trình đã công bố, mặt khác bổ sung cho những khoảng trống nghiên 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn