Luận án tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết
lượt xem 15
download
Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ cấu nguồn vốn của DN bao gồm: Khái niệm, chỉ tiêu đo lường cơ cấu nguồn vốn của DN; Phân loại cơ cấu nguồn vốn của DN; Một số lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn của DN; Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DN; Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của doanh nghiệp; Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------o0o------- HOÀNG TRUNG ĐỨC CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------o0o------- HOÀNG TRUNG ĐỨC CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.,TS. VŨ CÔNG TY 2. TS. ĐÀM MINH ĐỨC HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN HOÀNG TRUNG ĐỨC i
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 15 1.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ........................ 15 1.1.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ................................ 15 1.1.2. Phân loại cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.................................. 18 1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp ....................... 29 1.1.4. Một số lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .................... 32 1.1.4.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng ................................................. 33 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn DN ............................. 40 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 45 1.2.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính ........................... 45 1.2.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn bình quân...................................................................... 49 1.3. HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .. 55 1.3.1. Những nguyên tắc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .... 55 1.3.2. Nội dung, trình tự hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ..... 57 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 60 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế đối với ngành điện niêm yết Malaysia............... 60 1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế đối với ngành năng lượng niêm yết Kenya ........ 63 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngành điện niêm yết ở Việt Nam ........... 66 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................ 68 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ..................... 69 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM .................................................................................... 69 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam ..... 69 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ... 72 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ở Việt Nam ............................................................................................. 73 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM .................................. 87 2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu .............................................. 87 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn ................ 94 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn ................................... 96 ii
- 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT ..... 98 2.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp............................................... 98 2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................. 100 2.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................. 105 2.4.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính ......................... 105 2.4.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 111 2.5. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................. 114 2.5.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .............................................................................................. 114 2.5.2. Mô hình nghiên cứu tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của doanh nghiệp .............................................................................................. 121 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT ............................................ 126 2.6.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 126 2.6.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân ........................................................ 128 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................... 134 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ................................................................................................................... 135 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ........................................ 135 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong những năm tới .................................. 135 3.1.2. Định hướng phát triển ngành điện trong những năm tới.................... 139 3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN ................................................ 144 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn dựa trên cơ sở chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................................. 144 3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn nhằm mục tiêu huy động vốn đầy đủ kịp thời với chi phí hợp lý ................................................................................ 144 3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cần đảm bảo khả năng thanh toán trong dài hạn ............................................................................................................. 145 3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cần đảm bảo duy trì tính linh hoạt tài chính ................................................................................................................... 145 3.2.5. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cần truyền tải được thông tin quan trọng trên thị trường tài chính .............................................................................. 146 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM....... 146 3.3.1. Đa dạng hoá công cụ và hình thức tài trợ .......................................... 146 iii
- 3.3.2. Gia tăng quy mô và tỷ trọng nợ vay dài hạn ..................................... 150 3.3.3. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu đối với các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ở Việt Nam .......................................................................... 151 3.3.4. Xây dựng hệ thống cảnh báo và quản trị rủi ro hiệu quả ................... 166 3.3.5. Hoàn thiện chính sách cổ tức đối với các doanh nghiệp .................... 174 3.3.6. Đánh giá lại cơ cấu nguồn vốn định kỳ hàng năm............................. 177 3.3.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các DN ............................... 178 3.3.8. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển ngành điện Việt Nam ........ 179 3.3.9. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp .... 182 3.3.10. Các giải pháp hỗ trợ ....................................................................... 184 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP........................................... 188 3.4.1. Nhà nước cần có biện pháp ổn định vĩ mô nền kinh tế ...................... 188 3.4.2. Nhà nước cần có những biện pháp phát triển thị trường vốn ............. 189 3.4.3. Phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.................... 191 3.4.4. Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước ................................................................................................................... 192 TIỂU TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................ 194 KẾT LUẬN............................................................................................... 195 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 197 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FEM Mô hình tác động cố định HQHĐ Hiệu quả hoạt động HSNV Hệ số nợ vay NV Nguồn vốn NVTX Nguồn vốn thường xuyên NVTT Nguồn vốn tạm thời NVBN Nguồn vốn bên ngoài NVBT Nguồn vốn bên trong NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên NHTM Ngân hàng thương mại REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Rd Chi phí sử dụng nợ vay trước thuế Rdt Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế Re Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSLĐTX Tài sản lưu động thường xuyên TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân v
- DANH MỤC BẢNG , BIỂU, HÌNH VẼ I. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Minh họa khoản "tiết kiệm thuế" từ việc sử dụng nợ vay ............. 23 Bảng 1.2: Các nghiên cứu về chi phí phá sản tại Mỹ .................................... 26 Bảng 1.3: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu các DN ngành điện Malaysia DN ............................................................................................................. 62 Bảng 1.4: Tác động của các nhân tố đến hệ số nợ vay của các DN ngành năng lượng Kenya................................................................................................. 62 Bảng 1.5: Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu các DN ngành năng lượng Kenya ..................................................................................................................... 64 Bảng 1.6: Kết quả chạy mô hình tác động của hệ số nợ vay đến hiệu quả hoạt động các DN năng lượng Kenya................................................................... 65 Bảng 2.1: Phân loại các CTCP ngành điện niêm yết ..................................... 74 Bảng 2.1*: Chi phí sử dụng nợ vay của các CTCP ngành điện ................... 102 Bảng 2.2: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến khả năng thanh toán theo quy mô DN ....................................................................................................... 109 Bảng 2.3: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ROE của các CTCP ngành điện niêm yết ..................................................................................................... 111 Bảng 2.4: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu theo quy mô DN ......................................................................................... 113 Bảng 2.6: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn DN .......................................................................... 116 Bảng 2.7: Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hìnhcác nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DN ......................................................... 116 Bảng 2.8: Kiểm định Hausman Test đối với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn DN .......................................................................... 117 Bảng 2.9: Kiểm tra sự phù hợp của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn DN ............................................................................................ 118 Bảng 2.10: Mô hình FEM sau hiệu chỉnh đối với các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của DN ............................................................................... 119 Bảng 2.11: Thống kê mô tả mô hình tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN .............................................................................................. 123 Bảng 2.12: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN .............................................................. 123 Bảng 2.13: Kiểm định Hausman Test đối với mô hình tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN .............................................................. 124 Bảng 2.14: Kiểm tra sự phù hợp của mô hình tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN ................................................................................ 124 vi
- Bảng 2.15: Mô hình REM sau hiệu chỉnh đối với tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của DN ......................................................................... 125 Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của NT2 theo giá trị thị trường năm 2017 ..... 159 Bảng 3.2: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tại các mức cơ cấu nguồn vốn . 160 Bảng 3.3. Bảng xếp hạng phần bù rủi ro phá sản ........................................ 161 của Giáo sư Aswath Damodaran ................................................................ 161 Bảng 3.4: Chi phí sử dụng nợ vay tại các mức ........................................... 162 cơ cấu nguồn vốn khác nhau ...................................................................... 162 Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của công ty ..................................... 163 cổ phần Điện lực Dầu Khi Nhơn Trạch 2 ................................................... 163 Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của ................................................. 164 các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ................................................... 164 Bảng 3.7: So sánh cơ cấu nguồn vốn hiện hành và cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết ............................................. 165 Bảng 3.8: Chỉ số Z của các công ty cổ phần ............................................... 169 ngành điện niêm yết ở Việt Nam ................................................................ 169 Bảng 3.9: Số lượng DN tương ứng với các mức ......................................... 170 của chỉ số Z trong giai đoạn 2012-2017 ...................................................... 170 Bảng 3.10: Hệ số nợ vay đề xuất đối với các DN có rủi ro cao ................... 171 Bảng 3.11: Tỷ lệ chi trả cổ tức đối với CTCP ngành điện niêm yết ............ 175 II. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô kinh doanh của các CTCP ngành điện niêm yết .......... 76 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản của các CTCP ngành điện niêm yết ................... 79 Biểu đồ 2.3: Khả năng thanh toán của các CTCP ngành điện niêm yết......... 83 Biểu đồ 2.4: Hiệu quả hoạt động của các CTCP ngành điện niêm yết .......... 85 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu của các CTCP ngành điện niêm yết ....................................................................................................... 87 Biểu đồ 2.6: Cấu trúc nợ vay của các CTCP ngành điện niêm yết ................ 89 Biểu đồ 2.7: Cấu trúc vốn chủ sở hữu các CTCP ngành điện niêm yết ......... 92 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn của các CTCP ngành điện niêm yết .......................................................................... 94 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn......................... 96 của các CTCP ngành điện niêm yết .............................................................. 96 niêm yết trong giai đoạn 2012-2017 ........................................................... 102 Biểu đồ 2.10: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến sự cân bằng tài chính của các CTCP ngành điện niêm yết .................................................................. 106 Biểu đồ 2.11: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ..................................... 108 III. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn tối ưu ........................................... 33 Hình 1.2: Lý thuyết về lợi nhuận hoạt động ròng ......................................... 33 Hình 1.3 : Lý thuyết đánh đổi cơ cấu nguồn vốn .......................................... 37 vii
- Hình 3.1: Quy trình của phương pháp chi phí sử dụng vốn........................ 153 Hình 3.2: Quy trình phương pháp giá trị hiện tại được điều chỉnh ............. 155 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành điện Việt Nam là ngành có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo”. Không những vậy, ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1208/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, phát triển ngành điện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Theo quy hoạch ngành điện, Việt Nam sẽ từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện năng với chất lượng ngày càng cao tiến tới thực hiện giá bán điện theo kinh tế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển vào ngành điện và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, các DN muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc cần phải xác định được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, quản lý tổ chức tốt chính sách nguồn nhân lực, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nhất thiết cần phải tổ chức tốt hoạt động về cơ cấu nguồn vốn. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là một trong các quyết định rất quan trọng đối với hoạt động tài chính DN bởi vì đây là quyết định có tác động trực tiếp đến rủi ro tài chính DN, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, chi phí sử
- dụng vốn bình quân và giá trị DN. Bởi vậy, việc nghiên cứu và xác lập cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của DN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đặt ra không những đối với các nhà quản trị DN mà còn đối với các nhà nghiên cứu về lĩnh vực tài chính DN. Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 16 công ty cổ phần ngành điện niêm yết đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện năng bao gồm 12 công ty cổ phần Thuỷ điện và 4 công ty cổ phần Nhiệt điện. Đây là những DN tiên phong và mở đường cho việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh theo chủ trương của Nhà nước nhằm từng bước cung cấp hàng hoá điện năng theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, những DN này hiện đang bộc lộ những tồn tại về cơ cấu nguồn vốn mà đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện như: các DN chưa phát huy vai trò tích cực của đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh, các DN chưa xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu nhằm gia tăng giá trị DN, các khoản nợ vay nước ngoài hiện chịu rủi ro về tỷ giá, mức độ tiếp cận và đa dạng hoá nguồn vốn huy động của các DN còn thấp và chịu ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động, năng lực tài trợ thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết” làm đề tài nghiên cứu cho đối với trình độ tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (1) Luận án Tiến sĩ: “Đổi mới cơ cấu vốn các DN Nhà nước Việt Nam hiện nay” năm 2006 – Tác giả Trần Thị Thanh Tú Luận án đã kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của 375 DN Nhà nước trong giai đoạn 2001-2005 với dữ liệu thu thập từ Bộ 2
- Tài chính. Mô hình kinh tế lượng của tác giả cho thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố lãi vay, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, cơ cấu tài sản và yếu tố ngành đến cơ cấu nguồn vốn của các DN. Luận án đề xuất bổ sung thêm một số biến để hoàn thiện nghiên cứu bao gồm: trình độ của giám đốc, sự ưa thích nợ của giám đốc, hệ số rủi ro ngành, thuế suất thuế thu nhập DN. (2) Luận án Tiến sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” năm 2014 – Tác giả Dương Thị Hồng Vân [19] Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và dữ liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát chính sách tài chính DN năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện các DN trong mẫu nghiên cứu sử dụng nợ ngắn hạn với tỷ trọng và quy mô cao nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với khả năng thanh toán và rủi ro tài chính. Vai trò của các khoản nợ vay dài hạn đối với các dự án đầu tư còn hạn chế; vấn đề bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và chủ nợ có ảnh hưởng lớn đến chính sách tài trợ vốn của DN. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do có những hạn chế nhất định về cơ cấu kinh tế Việt Nam và trình độ phát triển chưa tương xứng của thị trường chứng khoán Việt Nam mà các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn chưa giải thích được hoàn toàn. (3) Bài báo khoa học “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam” năm 2006 – Tác giả Trần Đình Khôi Nguyên [3] Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 558 DN nhỏ và vừa có dưới 300 người lao động và quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng trong giai đoạn 1998- 2001 để xác định các yếu tố xác định hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ vay không bao gồm tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề sau: (1) Hệ số nợ bình quân của các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam khoảng 43%; (2) Các DN tăng trưởng cao hay rủi ro kinh doanh lớn có hệ số nợ cao hơn; hệ số nợ và 3
- tài sản cố định tưomg quan ngược chiều nhau; và khả năng sinh lời không ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của các DN. (4) Bài báo khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động tài chính: tiếp cận theo phương pháp đường dẫn” năm 2010 – Tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh [1] Nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ của 428 CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích đường dẫn (path analysis), nghiên cứu chỉ ra những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn như: hiệu quả kinh doanh; rủi ro kinh doanh; cấu trúc tài sản và quy mô DN. (5) Bài báo khoa học “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động các công ty Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” năm 2013 – Tác giả Nguyễn Văn Duy [17] Nghiên cứu đã đưa ra nhận định có mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn vào hiệu quả hoạt động của DN và việc đánh giá tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động là vô cùng quan trọng đối với các DN. Nghiên cứu này nhằm tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động của các CTCP Thuỷ sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013 được đại diện bởi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng đã chỉ ra trong 4 yếu tố nghiên cứu chỉ có tỷ lệ nợ ngắn hạn có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các công ty, các nhân tố về tỷ lệ nợ dài hạn, quy mô và tăng trưởng công ty đều không có tác động lên ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5%. (6) Nghiên cứu “The determinants of capital structure:evidence from the Asia Pacific region” năm 2004 – Tác giả Deesomsak [50] về đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của các DN hoạt động kinh doanh tại 4 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Thái Lan; Malaysia; 4
- Singapore và Úc). Các DN nghiên cứu là những CTCP phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm: 294 DN Thái Lan; 559 DN Malaysia; 345 DN Singapore và 219 DN Úc. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Pool- OLS và sử dụng dữ liệu bảng (Panel data) để đánh giá sự tác động của 6 biến độc lập bao gồm: (1) Tỷ lệ Tài sản hữu hình trên tổng tài sản; (2) Quy mô lợi nhuận sau thuế; (3) Quy mô DN; (4) Lá chắn thuế phi nợ; (5) Hệ số thanh khoản; (5) Biến động của doanh thu thuần với biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu nguồn vốn DN đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố trên. (7) Nghiên cứu “Determinants of capital structure of Chinese-listed companies” năm 2004 – Tác giả Chen [21] về đánh giá tác động của các nhân tố vi mô đến cơ cấu nguồn vốn của các CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giai đoạn 1995-2000. Bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng với dữ liệu bảng và áp dụng mô hình đánh đổi và mô hình trật tự phân hạng đã được kiểm chứng ở các nước phát triển, Chen đã kết luận rằng quyết định cơ cấu nguồn vốn của các CTCP niêm yết trên TTCK Trung Quốc tuân theo mô hình “Trật tự phân hạng mới” do xuất phát từ đặc thù thể chế pháp luật và những rào cản tài chính từ lĩnh vực ngân hàng và trật tự đó tuân theo thứ tự như sau: Lợi nhuận giữ lại; phát hành cổ phiếu; vay nợ dài hạn. (8) Nghiên cứu “The Determinants of Capital Structure in Transitional Economies” năm 2007- Tác giả Delcoure [22] về các nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn đối với các DN hoạt động tại 4 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu bao gồm: Cộng hoà Séc; Ba Lan; Nga và Slovakia. Các DN trong mẫu nghiên cứu gồm: 22 CTCP niêm yết tại Cộng hoà Séc; 61 CTCP niêm yết tại Ba Lan; 22 CTCP niêm yết tại Nga và 13 CTCP niêm yết tại Slovakia với giai đoạn nghiên cứu từ 1996 đến 2002. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Pool-OLS, mô hình FEM và mô hình REM để đánh giá với kết quả như sau: Cơ cấu nguồn vốn cũng chịu tác động bởi các nhân tố giống như 5
- đã nghiên cứu tại các quốc gia phát triển; Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết đại diện không có khả năng giải thích cho sự tác động ở các quốc gia nghiên cứu; Trật tự ưu tiên huy động vốn không giống với lý thuyết trật tự phân hạng truyền thống. Nguyên nhân của sự khác biệt được giải thích từ các yếu tố như: rảo cản tài chính của hệ thống ngân hàng; hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của DN và quyền lợi của nhà đầu tư; thực trạng thị trường cổ phiếu và trái phiếu và vấn đề quản trị công ty. (9) Nghiên cứu “Hierarchical determinants of capital structure” năm 2011- Tác giả Kayo và Kimura [51] có thêm điểm mới đó là, ngoài việc phân tích tác động của yếu tố về DN và yếu tố về quốc gia, còn đánh giá sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngành nghề kinh doanh đến cơ cấu nguồn vốn của các DN. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy ba lớp để đánh giá tầm quan trọng của từng nhóm yếu tố nói trên và kết luận rằng 78% quyết định về cơ cấu nguồn vốn của DN được quyết định bởi điều kiện thị trường tại từng thời điểm và các yếu tố về DN. Đồng thời, sau khi phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhóm yếu tố vi mô/ngành/quốc gia, tác giả cũng đi đến kết luận tương tự Jong và cộng sự (2008) rằng các yếu tố phản ánh đặc trưng quốc gia và các yếu tố ngành có ảnh hướng gián tiếp nhất định đến cơ cấu nguồn vốn của DN thông qua sự ảnh hưởng đến các yếu tố xác định cơ cấu nguồn vốn. Kết quả nghiên cứu còn khẳng định có sự khác biệt đáng kể về cơ cấu nguồn vốn của các DN giữa các nước phát triển và ở các nước đang phát triển. 2.2. Những nghiên cứu về tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của doanh nghiệp (1) Luận án Tiến sĩ: “Cơ cấu nguồn vốn của các DN niêm yết trong ngành dược phẩm Việt Nam” – Tác giả Dương Thị Thuý Hà Luận án đã đi nghiên cứu tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các DN và rút ra kết luận như sau: ROE của các DN tương đối cao và ổn định, dao động từ 17,55% đến 22,84% qua các năm. 6
- Trong đó, nhóm DN có hệ số nợ trung bình thấp (dưới 0,3) có ROE trung bình từ 18% - 21%; nhóm DN có hệ số nợ trung bình từ 0,3 - 0,5 đạt ROE trung bình cao hơn, mức độ dao động lớn hơn, đạt 20% - 29%; các DN có hệ số nợ trên 0,5 có ROE thấp và dao động mạnh nhất, đạt từ 13% - 24%. Như vậy luận án đã cho thấy có mối tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của các DN ngành dược phẩm niêm yết. (2) Luận án Tiến sĩ: “Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Trung Nam Bộ” – Tác giả Nguyễn Thanh Cường Luận án đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để đi đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị DN đối với các DN chế biến thuỷ sản Trung Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra ngưỡng tối ưu của cơ cấu nguồn vốn đối với các DN trong mẫu nghiên cứu là 57,39%. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy ngưỡng cũng cho thấy quy mô tài sản và cơ hội tăng trưởng của DN là những nhân tố có tác động thuận chiều đến giá trị DN của các DN chế biến thuỷ sản Trung Nam Bộ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phát hiện ra giữa các nhóm DN có hệ số nợ cao hơn và thấp hơn ngưỡng tối ưu; giữa các loại hình DN; giữa DN chế biến thuỷ sản Trung Nam Bộ và DN chế biến thuỷ sản niêm yết có sự khác nhau đáng kể về cơ cấu nguồn vốn. (3) Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam” - Tác giả Nguyễn Việt Dũng Luận án đi xem xét mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) với cấu trúc tài chính theo quan hệ sở hữu (hệ số nợ), theo thời gian huy động và sử dụng vốn (Hệ số nguồn vốn thường xuyên), theo phạm vi huy động vốn (hệ số nguồn vốn bên ngoài) cho thấy, WACC có xu hướng biến động cùng chiều với hệ số NVTX và ngược chiều với hệ số nợ và hệ số NV bên ngoài. Phân tích chi tiết theo quy mô tài sản, tỷ lệ sở hữu nhà nước và địa điểm niêm yết, nhận thấy mối quan hệ cùng chiều giữa WACC với hệ số nguồn vốn 7
- thường xuyên, mối quan hệ ngược chiều giữa WACC với hệ số nợ và hệ số nguồn vốn bên ngoài. (4) Luận án Tiến sĩ: “Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính doanh nghiệp” năm 2014 – Tác giả Lê Hoàng Vinh [20] Luận án đi xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính DN của nhóm các DN phi tài chính thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Trong luận án, tác giả đã tiếp cận rủi ro tài chính dưới 2 góc độ là mức độ phân tán của lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay; qua đó đánh giá tác động của việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính DN. Qua đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị về điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính DN. (5) Bài báo khoa học “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” năm 2008 – Tác giả Trần Hùng Sơn [5] Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của DN. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 50 DN phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 9 năm 2008. Bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng đi đánh giá mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động DN, tác giả đã đưa ra kết luận sau: (i) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp có tương quan dương với cơ cấu nguồn vốn; (ii) Hiệu quả hoạt động của DN có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cơ cấu nguồn vốn của DN khi tỷ lệ nợ dưới 100%. (6) Bài báo khoa học “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” năm 2017 – Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm [11] Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố gồm cấu trúc sở hữu, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của DN với dữ liệu là toàn bộ các công 8
- ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm từ các mô hình định lượng cho thấy có mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động với đòn bẩy tài chính của các công ty. Điều này cho thấy hàm ý về nhân tố trung gian giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động, khi đòn bẩy tài chính được xem là một công cụ trong quản trị tài chính của công ty. Theo đó, các công ty có sở hữu nhà nước cao thì có đòn bẩy tài chính cao và các công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao lại cho hiệu quả hoạt động thấp, đi ngược lại với nghiên cứu về sở hữu nước ngoài.[13] (7) Nghiên cứu “Performance implications of capital structure: evidence from quoted UK organisations with hotel interests” năm 2004 – Tác giả Philips [53] về mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của 43 DN kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Vương quốc Anh. Theo nghiên cứu của Philips thì giữa các bộ phận của cơ cấu nguồn vốn (tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn) mặc dù có sự thay đổi nhưng kết quả hoạt động của các DN này không có sự thay đổi đáng kể. Nghiên cứu này đã củng cố cho lý thuyết M&M. (8) Nghiên cứu “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Iranian Companies” năm 2011- Tác giả Saeedi [23] sử dụng 4 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của DN bao gồm ROA, ROE, EPS và Tobin’s Q là biến độc lập và 3 chỉ số đo lường cơ cấu nguồn vốn (hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ tổng thể) làm biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với mẫu gồm 320 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran giai đoạn 2002-2009. Kết quả chỉ ra rằng, chỉ số EPS và Tobin’s Q bị ảnh hưởng đáng kể và tích cực với cơ cấu nguồn vốn, trong khi hệ số ROA có ảnh hưởng ngược chiều. Tuy nhiên, không có sự liên hệ giữa chỉ số ROE và cơ cấu nguồn vốn. Nghiên cứu này chứng minh rằng mối liên hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của DN là chưa rõ ràng. (9) Nghiên cứu “Capital Structure and Firm Value: Empirical Evidence from Nigeria” năm 2012- tác giả Ogbulu để tìm ra mối quan hệ giữa cơ cấu 9
- nguồn vốn và giá trị của DN. Nghiên cứu được tiến hành với mẫu gồm 124 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria vào giai đoạn cuối tháng 9 năm 2007. Phương pháp bình phương nhỏ nhất được tiến hành đưa ra kết quả là không có sự ảnh hưởng giữa cơ cấu nguồn vốn và giá trị của DN. [41] 2.3. Những nghiên cứu về tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (1) Luận án Tiến sĩ: “Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” năm 2014 – Tác giả Vũ Thị Ngọc Lan [2] Luận án trình bày cơ sở lý luận về Tập đoàn Nhà nước và cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Nhà nước. Qua việc đi nghiên cứu thực trạng về cơ cấu nguồn vốn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tái cơ cấu nguồn vốn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp nhằm tái cơ cấu nợ vay và tái cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu. (2) Luận án Tiến sĩ: “ Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn các DN nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” năm 2009 – Tác giả Đoàn Hương Quỳnh [4] Luận án tập trung nghiên cứu đối với cơ cấu nguồn vốn DN với mẫu nghiên cứu là 104 DN nhà nước trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007. Luận án đã chỉ ra được những điểm quan trọng về cơ cấu nguồn vốn như: cơ cấu nguồn vốn đã được tái cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh; quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, nguồn vốn kinh doanh ngày càng được da dạng hoá; sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn các DNNN là do mở rộng quy mô kinh doanh một cách tràn lan dẫn đến khả năng mất khả năng thanh toán. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đưa các giải pháp mang tính khả thi cao như: (i) Xác định hợp lý chi phí sử dụng vốn theo giá thị trường; (ii) Thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn theo quy mô DN và ngành kinh doanh; (iii) Xây dựng mô hình tái cơ cấu nguồn vốn DNNN theo từng giai đoạn phát triển của DN… 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 14 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn