intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

71
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế; Thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế; Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HỒNG PHƢƠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HỒNG PHƢƠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Tô Thị Ánh Dƣơng 2. TS. Phạm Thanh Bình HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ............................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái.................................. 8 1.1.1. Nghiên cứu về cơ chế tỷ giá hối đoái .............................................................. 8 1.1.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖.............. 10 1.1.3. Nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam .................... 14 1.1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát, với cán cân thương mại và vay nợ nước ngoài của Việt Nam...................................... 15 1.2. Khoảng trống trong các nghiên cứu....................................................................... 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......... 20 2.1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái................................................................................ 20 2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................... 20 2.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ................................................................................. 21 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ..................................................... 23 2.1.4. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế........................... 25 2.2. Cơ sở lý luận về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................ 29 2.2.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 29 2.2.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................................... 35 2.2.3. Vai trò của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách tiền tệ .......................................................................................................................... 41 2.3. Cơ điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế ......................... 45 2.3.1. Hội nhập quốc tế ............................................................................................. 45 2.3.2. Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái...... 47 2.3.3. Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế - Lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ ........................................................................................ 49 2.4. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................................................................................... 54 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................... 55 2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan............................................................................. 62 ii
  5. 2.4.3. Kinh nghiệm của Singapore ........................................................................... 63 2.4.4. Bài học kinh nghiệm từ cơ chế điều hành tỷ giá của các nước.................... 65 Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................................ 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ..................................... 69 3.1. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và ngành ngân hàng ............. 69 3.1.1. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam .................................................... 69 3.1.2. Tiến trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam ...................... 72 3.1.3. Các cam kết về hội nhập tài chính và mở cửa tài khoản vốn ....................... 77 3.2. Khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam ............................................................................................................ 79 3.2.1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành tỷ giá hối đoái và quản lý thị trường ngoại hối .................................................................. 79 3.2.2. Quy định về quản lý ngoại hối và giao dịch vãng lai ................................... 81 3.2.3. Quy định về giao dịch hối đoái và trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng............................................................................................................................ 83 3.2.4. Quy định về sử dụng ngoại tệ trong nước, quản lý thị trường vàng và chống đô la hóa ......................................................................................................... 85 3.3. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2007-2020............... 86 3.3.1. Tổng quan cách thức điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......................................................................................................... 86 3.3.2. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2007- 2011 ............................................................................... 95 3.3.3. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái giai đoạn 2011 – 2016 ...................................................................................................... 99 3.3.4. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới giai đoạn 2016-2020 ............................................................................................... 108 3.3.5. Việt Nam bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ và vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................................... 116 3.4. Đánh giá cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 2007-2020 ............. 121 3.4.1. Những thành công của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ........................... 121 3.4.2. Một số hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái .............................. 125 iii
  6. 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái. 127 Tiểu kết Chƣơng 3 .......................................................................................................... 130 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................... 132 4.1. Xu hướng hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới và Việt Nam đến năm 2030 .... 132 4.1.1. Xu hướng của hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới đến năm 2030 .............. 132 4.1.2. Bối cảnh kinh tế và định hướng điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam.................................................................................................................. 135 4.2. Mục tiêu và các nguyên tắc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam ....................................................................................................... 139 4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 .................................................................................................................. 141 4.3.1. Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp ................................... 141 4.3.2. Sử dụng và phối hợp hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều hành tỷ giá hối đoái......................................................................................... 143 4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt .................................................................................................................. 143 4.3.4. Nhóm giải pháp xác định và tính tỷ giá trung tâm ..................................... 147 4.3.5. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam ................................... 148 4.4. Kiến nghị chính sách............................................................................................... 149 4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành .............................................................. 149 4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..................................................... 152 Tiểu kết Chƣơng 4 .......................................................................................................... 153 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 154 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................................ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 158 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 174 iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asean Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AEC Asean Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN BOT Bank of Thailand Ngân hàng Trung ương Thái Lan BQLNH Bình quân liên ngân hàng CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư CSTT Monetary Policy Chính sách tiền tệ CCTM Trade Balance Cán cân thương mại CCTT Balance of Payments (BOP) Cán cân thanh toán China Foreign Exchange Trade Hệ thống giao dịch hối đoái của CFETS System Trung Quốc CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và CPTPP Agreement for Trans-Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership DTNH Foreign exchange reserves Dự trữ ngoại hối ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu Hiệp định thương mại tự do Việt EVFTA Nam - EU EUR EURO Đồng tiền chung Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài GBP Đồng Bảng Anh IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế JPY Đồng Yên Nhật KRW Đồng Won của Hàn Quốc LPMT Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu Cơ quan Quản lý Tiền tệ - Ngân MAS Monetary Authority of Singapore hàng Trung ương Singapore v
  8. Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt NER Norminal Bilateral Exchange rate Tỷ giá danh nghĩa song phương NEER Norminal Effective Exchange rate Tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu NHNN State Bank of Vietnam – SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Commercial bank Ngân hàng thương mại NHTW Central Bank Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước OMO Open market operations Nghiệp vụ thị trường mở Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh OECD Cooperation and Development tế Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC People’s Bank of China - NHTW Trung Quốc RMB Renminbi Đồng Nhân dân tệ RER Real exchange rate Tỷ giá thực tế REER Real effective exchange rate Tỷ giá thực tế hữu hiệu RUB Đồng Rúp Nga SGD Đồng đôla Singapore TCTD Tổ chức tín dụng THB Đồng Bạt Thái TGHĐ Tỷ giá hối đoái TGTT Tỷ giá trung tâm TTNH Forex market Thị trường ngoại hối TTTC Financial market Thị trường tài chính TWD Đồng Đô la Đài Loan USD Đồng đôla Mỹ Ngân hàng Ngoại thương Việt VCB Vietcombank Nam VND Đồng Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh các cơ chế tỷ giá hối đoái ............................................................ 31 Bảng 2.2. Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái theo thực tế (De facto) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 2013 – 2019 ............................................................................... 34 Bảng 2.3. Cơ cấu và tỷ trọng các đồng tiền trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá đồng Nhân dân tệ (RMB) ...................................................................................... 60 Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, 2007-2020........................................................................................... 71 Bảng 3.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 1994-2020 .................................... 87 Bảng 3.3. Tổng hợp các công cụ của chính sách tỷ giá ở Việt Nam, 2007-2020 ..... 90 Bảng 3.4. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và tiền tệ của Việt Nam, 2007-2020............... 95 Bảng 3.5. Mức độ đô la hóa ở Việt Nam, 2007-2011 ............................................... 98 Bảng 3.6. Việt Nam: Đánh giá theo 3 tiêu chí về thao túng tiền tệ của Mỹ ........... 117 Bảng 3.7: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với một số nước Châu Á ................. 120 Bảng 4.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ của Việt Nam 2016-2023 .. 137 vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tam giác ―Bộ ba bất khả thi‖ ................................................................11 Hình 2.1. Mô hình thị trường ngoại hối ................................................................23 Hình 2.2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái cơ bản, 2015-2019 ......................................32 Hình 2.3. Tỷ trọng các loại cơ chế tỷ giá hối đoái, 2010-2019 .............................35 Hình 2.4. Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế của RMB, 2000-2014 ........................58 Hình 2.5. Tỷ giá USD/SGD, tỷ lệ lạm phát và cán cân vãng lai của Singapore, 1990-2000 ..............................................................................................64 Hình 3.1. Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do, 2009-2011 .....102 Hình 3.2. Diễn biến tỷ giá VND/USD, 2013 - 2015 ...........................................103 Hình 3.3. Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái, 2008 -2013 ...............................105 Hình 3.4. Tỷ giá VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2013-2015 ................107 Hình 3.5. Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước ASEAN-4, 2010-2020 .... 109 Hình 3.6. Diễn biến tỷ giá hối đoái VND/USD, 2015 – 2019 ............................111 Hình 3.7. Tỷ giá hối đoái VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2016-2019 ..115 Hình 3.8. Tỷ giá VND/USD, REER, NEER, 2007-2020 ....................................119 Hình 3.9. Can thiệp trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, 2016-2020 ...........119 Hình 3.10. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2010-2020 ........................................122 ix
  11. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Khung phân tích của luận án………………………………...……….. 173 Phụ lục 2: Các công cụ giao dịch trên thị trường ngoại hối........................................174 Phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ và tỷ giá, 2007-2020 .........................180 Phụ lục 4: Thống kê các FTA tính đến tháng 12/2020 ...............................................181 Phụ lục 5: Chính sách quản lý thị trường vàng, 2000-2020 .......................................182 Phụ lục 6: Chính sách quản lý thị trường vàng từ sau Nghị định 24/NĐ-CP ...........184 Phụ lục 7: Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối.................................................185 Phụ lục 8: Các nhóm giải pháp để hạn chế và giảm tình trạng đô la hóa ..................187 Phụ lục 9: Đo lường ―Bộ ba bất khả thi‖ .....................................................................190 Phụ lục 10: Các cấp độ hội nhập quốc tế ......................................................................192 Phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nước .............................................................................................................195 x
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mở cửa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâm đến trong quá trình hội nhập quốc tế là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái). Chính sách tỷ giá hối đoái là việc Ngân hàng Trung ương sử dụng hệ thống các công cụ, các biện pháp trong một thời kỳ nhất định để tác động đến cung cầu trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Vì vậy, mỗi quốc gia sẽ xây dựng và điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với khuôn khổ chính sách tiền tệ đã lựa chọn trong từng thời kỳ. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu lựa chọn khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì phần lớn các quốc gia lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt (gần 40 quốc gia). Thực tiễn cho thấy, đa số các nước thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là, Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) năm 2020 và nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và đang tiến hành ký kết. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập tài chính nói riêng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối. Cụ thể: Trong năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP năm 2007: 8,5%, năm 2008: 6,2%). Tuy nhiên, dòng vốn này đã làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, để đối phó với tình hình dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành mua ngoại tệ. Hệ quả của việc mua ngoại tệ là lạm phát tăng, đỉnh điểm là năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên tới 19,9%, và năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thành công 1
  13. trong việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vào năm 2015, như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất làm cho đồng USD liên tục lên giá; Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá đồng Nhân dân tệ; Đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam đồng loạt giảm giá mạnh. Trước tình hình đó, ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (RMB) vào ngày 11 và 12/08/2015, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ +1% lên +2%. Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/08/2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +2% lên +3%. Như vậy, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và điều chỉnh biên độ thêm 2% (từ mức +1% lên +3%). Năm 2015 cũng là năm kết thúc một thời gian dài NHNN điều hành tỷ giá neo cố định vào đồng USD. Từ ngày 04/01/2016, NHNN bắt đầu điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm. Cơ chế điều hành tỷ giá mới có những ưu điểm sau: Tỷ giá hối đoái niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng biến động nhanh và sát cung cầu thị trường hơn, do đó sẽ hạn chế đầu cơ ngoại tệ; Đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; Giảm bớt tính ―tổn thương‖ cho nền kinh tế trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới; Hỗ trợ thị trường phái sinh ngoại tệ phát triển, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán của mình, tăng tính thanh khoản và phát triển thị trường tài chính; và tăng dự trữ ngoại hối. Mặc dù, có những ưu điểm như vậy nhưng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái này cũng có những hạn chế (cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần linh hoạt hơn nữa trong bối cảnh tự do hóa các luồng vốn), hơn nữa, sau 5 năm thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, cũng cần có những đánh giá toàn diện để điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp với những thay đổi của thị trường. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh thế giới đầy biến động. Bên cạnh đó, trong báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về ―Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ, do vậy, cần có những nghiên cứu, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân tại sao Việt Nam 2
  14. lại bị Mỹ phán quyết như vậy, cũng như làm rõ các vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam (xem phần tổng quan), nhưng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong mỗi thời kỳ đều có những yêu cầu riêng cho phù hợp với những biến động của thị trường. Đặc biệt, trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái lại càng phải linh hoạt hơn. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề nghiên cứu: "Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế của mình nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với chính sách tiền tệ.  Nghiên cứu thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thông qua phân tích diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối ở Việt Nam qua các thời kỳ.  Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới - cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm.  Đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam theo hướng linh hoạt hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3
  15. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trong luận án này khái niệm cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái được đồng nhất với khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái có 2 nội dung chủ yếu là lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Tỷ giá hối đoái vừa là công cụ vừa là mục tiêu của chính sách tiền tệ, luận án sẽ tập trung nghiên cứu TGHĐ với vai trò là công cụ của chính sách tiền tệ. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan xác định và quyết định cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái. Bởi vậy, Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của NHNN trong quản lý tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020 (năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, và cũng là năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu) nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.  Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành TGHĐ ở Việt Nam và một số quốc gia (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore).  Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu cơ chế TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Câu hỏi nghiên cứu 1/ Bản chất của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) trong điều kiện hội nhập quốc tế là gì? 2/ Thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam như thế nào (thành công, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra) trong giai đoạn 2007-2020? 3/ Cần đưa ra những giải pháp và khuyến nghị chính sách nào để hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng? 4
  16. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành TGHĐ trên cơ sở lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, đặc biệt là lý thuyết về ―Bộ ba bất khả thi‖ - cơ sở quan trọng để lựa chọn một cơ chế TGHĐ phù hợp cho mỗi quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của luận án: Luận án sử dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống, toàn diện, liên ngành và lịch sử (việc phân tích cơ chế điều hành TGHĐ gắn liền với diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến TGHĐ và thị trường ngoại hối trong từng giai đoạn) và gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết (các lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖và thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu, cụ thể: luận án sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và so sánh. + Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp được sử dụng nhiều khi phân tích diễn biến các mốc hội nhập kinh tế; diễn biến và các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô; biến động kinh tế thế giới; diễn biến của thị trường ngoại hối; biến động của TGHĐ… + Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau hay so sánh cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam với các nước trên thế giới (như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) nhằm làm rõ các ưu, nhược điểm trong cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam. Luận án được trình bày logic và có sự liên hệ chặt chẽ giữa các chương (xem Phụ lục 1: Khung phân tích của luận án). Nguồn số liệu: Luận án sử dụng các số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các sản phẩm nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài luận án và coi đó là những dữ liệu cần thiết cho những phân tích, đánh giá tiếp theo trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (1) Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. 5
  17. (2) Luận án đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong cả một giai đoạn dài (từ 2007 đến 2020) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. (3) Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu và đưa ra những đánh giá ban đầu (những thành công, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế) về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới - cơ chế điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. (4) Một trong những điểm mới nổi bật của Luận án là nghiên cứu, phân tích vấn đề thao túng tiền tệ gắn với thực tiễn của Việt Nam (trong báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về ―Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ). Luận án đi sâu phân tích và chỉ rõ nguyên nhân tại sao Việt Nam lại bị Mỹ gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ, cũng như làm rõ các vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách (dưới góc độ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá) để Việt Nam không bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ. (5) Luận án đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về TGHĐ và cơ chế điều hành TGHĐ trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. 6.2. Về mặt thực tiễn  Luận án phân tích, tổng hợp diễn biến thị trường ngoại hối và chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2007-2020 của Việt Nam, chỉ rõ thực trạng và vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam, đồng thời, đưa ra các giải pháp và kiến nghị chính sách tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ theo hướng linh hoạt hơn trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Đây là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có thể so sánh cách thức điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng 6
  18. với cách điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm (áp dụng từ tháng 1/2016). Từ phép so sánh này, các nhà điều hành chính sách sẽ thấy rõ hơn những vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành TGHĐ, từ đó đưa ra những quyết sách hữu hiệu hơn trong điều hành TGHĐ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.  Một trong những nội dung mới trong Luận án là việc Việt Nam đã bị Mỹ gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ vào tháng 12/2020. Luận án phân tích, chỉ rõ nguyên nhân tại sao Việt Nam lại bị Mỹ phán quyết như vậy, đồng thời, Luận án đưa ra các gợi ý chính sách (dưới góc độ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá) để Việt Nam không bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ. Những gợi ý chính sách này có ý nghĩa thực tiễn cao đối với các nhà quản lý tiền tệ, các nhà lập chính sách và các nhà nghiên cứu. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án bao gồm 4 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế Chương 3: Thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 7
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái 1.1.1. Nghiên cứu về cơ chế tỷ giá hối đoái 1.1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về cơ chế tỷ giá hối đoái Cơ chế tỷ giá hối đoái được hiểu là khuôn khổ chung để điều chỉnh và quản lý tỷ giá hối đoái. Thông qua cơ chế TGHĐ có thể thấy được cách thức chung điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợp cho mỗi thời kỳ là rất cần thiết. Có hai quan điểm khác nhau về lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái: Thứ nhất cho rằng, lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và kết quả hoạt động của nền kinh tế không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là các nghiên cứu của Flood và Rose (1995) và Gosh et al (1997), kết luận của họ cho thấy việc lựa chọn cơ chế tỷ giá ảnh hưởng tương đối nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế [142], [146]. Thứ hai cho rằng, lựa chọn cơ chế TGHĐ thực sự là vấn đề đối với hoạt động kinh tế [163]. Nghiên cứu mối liên hệ giữa TGHĐ và phát triển kinh tế của các nước trong giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng cách phân loại theo thực tế (de facto) dựa trên những thay đổi thực tế của các biến số kinh tế vĩ mô, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, tỷ giá hối đoái kém linh hoạt hơn đi đôi với phát triển thấp hơn. Đối với các quốc gia công nghiệp hóa, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển. Ilker và Maria (2000), sử dụng dữ liệu các nước đã và đang phát triển trong 2 thập kỷ, cho rằng ở các nước đang phát triển áp dụng TGHĐ cố định sẽ làm giảm nguy cơ khủng hoảng ngân hàng [150]. Tuy nhiên, một khi khủng hoảng xảy ra thì các quốc gia có TGHĐ cố định chịu tổn thất lớn hơn các quốc gia có TGHĐ linh hoạt. Những phát hiện gần đây cho thấy một quốc gia càng hội nhập sâu rộng vào thị trường vốn quốc tế và có hệ thống tài chính lành mạnh, càng nên lựa chọn cơ chế TGHĐ linh hoạt hơn. Trong bài viết ―A theory of optimum currency areas – Lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu”, Mundell (1961) đã đưa ra lý thuyết để xác định một cơ chế TGHĐ xét trên khả năng duy trì cân bằng kinh tế đối nội, cân bằng kinh tế đối ngoại và đã chỉ ra rằng: i) Đối với các nền kinh tế quy mô nhỏ, mở cửa thì cơ chế tỷ giá cố định sẽ phù hợp hơn; ii) Một nước càng ít đa dạng hoá trong cơ cấu sản xuất, xuất khẩu và ngoại thương, càng tập trung về địa lý thì cơ chế tỷ giá cố định càng phù hợp; iii) những nước có cơ 8
  20. cấu xuất khẩu kém đa dạng thì các nguồn thu ngoại hối thường có nhiều biến động, do tập trung vào một số mặt hàng nhất định và do đó thường có xu hướng neo TGHĐ nhằm tránh những tác động xấu khi diễn ra tình trạng TGHĐ biến động mạnh [171]. Trong nghiên cứu ―No single currency regime is right for all countries or at all times - Không có chế độ tiền tệ nào là phù hợp với tất cả các quốc gia hoặc mọi lúc”, Frankel, Jeffrey, (1999), khi nghiên cứu cơ chế TGHĐ của các nước trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1990 đã đi đến nhận định rằng, trên thực tế không tồn tại một cơ chế TGHĐ phù hợp với mọi quốc gia, và cũng không có một cơ chế TGHĐ nào phù hợp với một quốc gia mãi mãi. Nghiên cứu này đã giúp các quốc gia nhìn nhận rằng, không nên theo đuổi một cơ chế TGHĐ có thể được cho là tối ưu của một quốc gia nào đó, mà cần phải xem xét điều kiện kinh tế cụ thể của đất nước mình và lựa chọn thời điểm để áp dụng một cơ chế TGHĐ nhất định. Jeffrey A. Frankel cũng khẳng định, việc mỗi quốc gia thay đổi cơ chế TGHĐ sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế là tất yếu. Điều quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi của một số quốc gia là nên áp dụng cơ chế TGHĐ cố định hay thả nổi là phải xem xét quy mô và mức độ mở cửa nền kinh tế của quốc gia đó [140]. IMF (2007) trong ―Chuyển sang tỷ giá linh hoạt hơn: như thế nào, khi nào và nhanh như thế nào - Moving to a greater e flexibility: How, When, and How fast” đã đưa ra bốn điều kiện để chuyển đổi thành công sang cơ chế TGHĐ linh hoạt hơn [153]: Thứ nhất, thị trường ngoại hối (TTNH) phát triển và có tính thanh khoản cao, có nghĩa là chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ở mức nhỏ, phí giao dịch thấp, doanh số giao dịch lớn, hệ thống giao dịch phải thuận tiện và các đối tượng tham gia thị trường phải rộng; thứ hai, can thiệp của NHTW được thực hiện có chọn lựa hoặc không định trước, theo đó NHTW phải xác định mục tiêu, thời gian và khối lượng can thiệp; thứ ba, lựa chọn neo danh nghĩa thích hợp thay thế neo cố định TGHĐ; thứ tư, hệ thống giám sát và quản lý rủi ro tỷ giá của cả khu vực công và khu vực tư nhân. Nghiên cứu của IMF giúp các quốc gia có cơ sở lý luận để tiến hành khảo sát thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp để đáp ứng những điều kiện cần thiết nêu trên trong quá trình linh hoạt hóa cơ chế TGHĐ. . Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước, đặc biệt là của IMF về cơ chế TGHĐ đã cung cấp các luận chứng khoa học về các cơ chế TGHĐ khác nhau, cách lựa chọn cơ chế TGHĐ phù hợp với điều kiện của từng nước, cũng như đưa ra các khuyến nghị cần thiết khi chuyển đổi sang cơ chế TGHĐ linh hoạt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các luận điểm chung áp dụng cho tất cả các nước trên 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2