Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đặc điểm nhà quản trị tác động đến lựa chọn chiến lược, sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các đặc điểm NQT cấp cao (nhân khẩu học và tâm lý) tác động đến: Hành vi lựa chọn chiến lược thăm dò, sử dụng thông tin MAS và hiệu quả tài chính trong các DN sản xuất VN. Đo lường mức độ tác động của các đặc điểm NQT cấp cao đến: hành vi lựa chọn chiến lược thăm dò, sử dụng thông tin MAS và hiệu quả tài chính trong DN sản xuất VN. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đặc điểm nhà quản trị tác động đến lựa chọn chiến lược, sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ TẤN LIÊM ĐẶC ĐIỂM NHÀ QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC, SỬ DỤNG THÔNG TIN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ TẤN LIÊM ĐẶC ĐIỂM NHÀ QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC, SỬ DỤNG THÔNG TIN HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Phạm Ngọc Toàn 2. TS Nguyễn Thị Thu TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan tất cả nội dung của nghiên cứu khoa học này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nội dung khi kế thừa và tham khảo đều đã được trích dẫn đầy đủ và có nguồn tham khảo được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo luận án. Nghiên cứu sinh
- ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin cám ơn Thầy TS Phạm Ngọc Toàn đã hướng dẫn nhiệt tình, góp ý quý báu khi tôi thực hiện luận án. Đồng thời, tôi và gia đình gửi lời cám ơn sâu sắc từ tận đáy lòng đối với Cô TS Nguyễn Thị Thu đã giúp tôi định hướng đề tài, hỗ trợ cung cấp nhiều tài liệu là cơ sở để tôi thực hiện luận án này. Tôi xin cám ơn Qúy Thầy, Cô Khoa Kế toán Đại Học Kinh tế TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức rất có giá trị để tôi hoàn thiện luận án này. Tôi xin cám ơn gia đình, cha mẹ và các em đã hỗ trợ tinh thần và tài chính, ủng hộ mọi mặt để tôi hoàn thành được luận án này. Đặc biệt, tôi xin cám ơn Em, một người vợ luôn hy sinh vì chồng con, đã luôn bên cạnh và thay tôi chăm sóc gia đình, cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần, tài chính và thời gian để tôi có thể hoàn thành luận án như ngày hôm nay. Xin trân trọng cám ơn !
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi TÓM TẮT ............................................................................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu..............................................................5 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................8 5. Đóng góp mới của Luận án....................................................................................8 6. Kết cấu luận án.......................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................11 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài. .............................................11 1.1.1 Đặc điểm của nhà quản trị cấp cao liên quan đến hệ thống kế toán quản trị. . ...................................................................................................................................11 1.1.1.1 Các nghiên cứu về đặc điểm bên trong, bên ngoài tổ chức và hệ thống kế toán quản trị dựa trên lý thuyết bất định. .............................................................11 1.1.1.2 Các nghiên cứu về đặc điểm của nhà quản trị cấp cao và hệ thống kế toán quản trị dựa trên lý thuyết cấp bậc quản trị cao. ...............................................13 1.1.1.2.1 Các nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản trị cấp cao và hệ thống kế toán quản trị. ..................................................................................................... 13 1.1.1.2.2 Các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của nhà quản trị cấp cao trong lĩnh vực kế toán quản trị............................................................................................ 16 1.1.2 Các nghiên cứu về lựa chọn chiến lược của nhà quản trị cấp cao ...............18
- iv 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa đặc điểm nhà quản trị - chiến lược – MAS - Hiệu quả tài chính. ................................................................... 21 1.1.4 Các nghiên cứu về vai trò điều tiết của tùy quyền quản trị. ........................ 22 1.2 Các nghiên cứu trong nước về hệ thống kế toán quản trị. .................................. 25 1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị ........................................... 25 1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống kế toán quản trị. ........................... 26 1.3 Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................... 27 1.3.1 Đặc điểm nhà quản trị cấp cao tác động đến lựa chọn chiến lược thăm dò và sử dụng thông tin MAS. ............................................................................................ 27 1.3.2 Vai trò điều tiết của tùy quyền quản trị. ...................................................... 29 1.3.3 Hiệu quả tài chính trong mô hình nghiên cứu. ............................................ 30 1.3.4 Thiếu các nghiên cứu tại Việt Nam về đặc điểm nhà quản trị cấp cao trong lĩnh vực kế toán quản trị. .......................................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 33 2.1 Đặc điểm nhà quản trị cấp cao. ........................................................................... 33 2.1.1 Nhận diện nhà quản trị cấp cao. .................................................................. 34 2.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản trị cấp cao. .................................... 34 2.1.3 Đặc điểm thuộc tâm lý của nhà quản trị cấp cao. ........................................ 37 2.2 Chiến lược thăm dò. ............................................................................................ 40 2.3 Thông tin hệ thống kế toán quản trị. ................................................................... 43 2.3.1 Đặc điểm và vai trò thông tin hệ thống kế toán quản trị. ............................ 43 2.3.1.1 Đặc điểm thông tin hệ thống kế toán quản trị. ..................................... 43 2.3.1.2 Vai trò của thông tin hệ thống kế toán quản trị. ................................... 45 2.3.2 Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát quản trị và hệ thống kế toán quản trị.46 2.3.2.1 Hệ thống kiểm soát quản trị (MCS). .................................................... 46 2.3.2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kiểm soát quản trị. .............................................................................................................................. 48
- v 2.3.3 Vận dụng lý thuyết cấp bậc quản trị cao để nghiên cứu hành vi sử dụng thông tin MAS. ..........................................................................................................49 2.4 Hiệu quả tài chính ...............................................................................................50 2.5 Lý thuyết cấp bậc quản trị cao (Upper Echelon Theory). ...................................52 2.5.1 Tổng quan về lý thuyết cấp bậc quản trị cao. ..............................................52 2.5.2 Sự phát triển của lý thuyết cấp bậc quản trị cao theo thời gian. ..................54 2.5.3 Mô hình lý thuyết nền. .................................................................................57 2.6 Mối quan hệ giữa đặc điểm nhà quản trị cấp cao và lựa chọn chiến lược thăm dò. .....................................................................................................................59 2.6.1 Đặc điểm. .....................................................................................................59 2.6.2 Giả thuyết nghiên cứu. .................................................................................59 2.7. Các đặc điểm nhà quản trị cấp cao tác động đến hành vi sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị. .........................................................................................................63 2.7.1 Đặc điểm của nhà quản trị cấp cao. .............................................................63 2.7.2 Giả thuyết nghiên cứu. .................................................................................66 2.8 Mối quan hệ của chiến lược thăm dò và hành vi sử dụng thông tin MAS..........69 2.8.1 Đặc điểm ......................................................................................................69 2.8.2 Giả thuyết nghiên cứu. .................................................................................71 2.9 Hiệu quả tài chính trong mô hình nghiên cứu. ....................................................72 2.9.1 Tác động của các đặc điểm nhà quản trị cấp cao đến hiệu quả tài chính. ...72 2.9.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................73 2.10 Vai trò của biến điều tiết trong mô hình UET...................................................77 2.10.1 Vai trò điều tiết của tùy quyền quản trị (Managerial Discretion)..............79 2.10.2 Điểm kiểm soát nội tại (Internal Locus of control). ..................................81 2.10.3 Giả thuyết nghiên cứu. ...............................................................................82 2.11 Vai trò biến trung gian ......................................................................................84 2.12 Mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................88
- vi CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 89 3.1 Giới thiệu. ........................................................................................................... 89 3.2 Diễn giải phương pháp nghiên cứu được lựa chọn. ............................................ 90 3.2.1 Chiến lược thực hiện nghiên cứu................................................................. 90 3.2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................... 91 3.3 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo. .......................................................... 92 3.3.1 Tuổi của NQT cấp cao. ................................................................................ 93 3.3.2. Nền tảng học vấn của NQT cấp cao. .......................................................... 94 3.3.3 Xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị của NQT cấp cao. .............................. 95 3.3.4 Lựa chọn chiến lược thăm dò. ..................................................................... 96 3.3.5 Sử dụng thông tin hệ thống kế toán quản trị. 97 3.3.6 Hiệu quả tài chính. ..................................................................................... 100 3.3.7 Điểm kiểm soát nội tại ............................................................................... 102 3.4 Thực hiện kiểm tra trước và kiểm tra sau. ........................................................ 102 3.5 Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo. ............................................................... 103 3.5.1. Thiết kế khảo sát ....................................................................................... 103 3.5.2 Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo. ........................................................ 104 3.5.2.1 Mô tả quy trình điều tra. ..................................................................... 104 3.5.2.2 Độ tin cậy của thang đo ...................................................................... 105 3.5.2.3 Phân tích nhân tố khám phá. .............................................................. 107 3.5.2.4 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................ 109 3.6 Thiết kế nghiên cứu chính thức ........................................................................ 109 3.6.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................... 109 3.6.1.1 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 109 3.6.1.2 Cấu trúc mẫu và cách thức thu thập dữ liệu ....................................... 110 a. Cấu trúc mẫu. ..........................................................................................................110 b. Quá trình thu thập dữ liệu ....................................................................................112
- vii 3.6.2 Quy trình nghiên cứu chính thức. ..............................................................113 3.6.2.1 Đánh giá mô hình đo lường. ...............................................................114 3.6.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc. ...............................................................114 3.6.2.3 Đánh giá vai trò biến trung gian. ........................................................116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................117 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................118 4.1 Giới thiệu. ..........................................................................................................118 4.2 Đánh giá mô hình đo lường...............................................................................119 4.2.1 Kiểm định lệch do phương pháp ................................................................120 4.2.2 Độ phù hợp của mô hình. ...........................................................................120 4.2.3 Độ tin cậy nhất quán nội tại. ......................................................................121 4.2.4 Gía trị hội tụ. ..............................................................................................122 4.2.5 Gía trị phân biệt .........................................................................................123 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc. ...............................................................................124 4.3.1 Đánh giá sự đa cộng tuyến. ........................................................................124 4.3.2 Đánh giá tương quan đường dẫn và ý nghĩa thống kê của các MQH. .......126 4.3.3 Đánh giá hệ số xác định R2. .......................................................................127 4.3.4 Đánh giá quy mô hệ số f2. ..........................................................................128 4.3.5 Đánh giá hệ số Q2. .....................................................................................129 4.3.6 Đánh giá mức độ tác động của quy mô – hệ số q2. ....................................130 4.4 Kiểm định giả thuyết. ........................................................................................131 4.4.1 Tác động trực tiếp ......................................................................................131 4.4.2 Tác động điều tiết. .....................................................................................132 4.5 Tác động trung gian. .........................................................................................136 4.6 Phân tích kết quả. ..............................................................................................139 4.6.1 Tác động trực tiếp. .....................................................................................139 4.6.2 Tác động điều tiết. .....................................................................................144
- viii 4.6.3 Tác động trung gian. .................................................................................. 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 146 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý............................................................... 147 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2 Hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị.................................................................... 150 5.2.1 Hàm ý lý thuyết ......................................................................................... 150 5.2.2 Hàm ý quản trị ........................................................................................... 152 5.3 Hạn chế của nghiên cứu. ................................................................................... 155 5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai.................................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....... ................................................................................................................................. 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 157 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 188
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CEO Chief Excutive Officer/ Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc điều hành CFO Chief Financial Officer/ Giám đốc tài chính CMS Cost management systems/ Hệ thống quản trị chi phí CRO Chief Risk Officer/ Giám đốc quản lý rủi ro EFA Exploratory Factor Analysis/ Phân tích nhân tố khám phá FA Financial accounting/ Kế toán tài chính ILOC Internal locus of control/ Điểm kiểm soát nội tại MA Management accounting/ Kế toán quản trị MAS Management accounting system/ Hệ thống kế toán quản trị MCS Management control system/ Hệ thống kiểm soát quản trị UET Upper Echelong Theory/ Lý thuyết cấp bậc quản trị cao PLS-SEM Partial Least Squares Structural Equation modeling/ Mô hình hóa cấu trúc tuyến tính bình phương một phần bé nhất TMT Top management team/ Nhóm nhà quản trị cấp cao TIẾNG VIỆT DN Doanh nghiệp MQH Mối quan hệ NQT Nhà quản trị PPNC Phương pháp nghiên cứu VN Việt Nam
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê các công cụ phân loại đặc điểm tâm lý ....................... 38 Bảng 2.2: Các đặc điểm của chiến lược thăm dò ................................................. 41 Bảng 2.3: Định nghĩa về MAS ............................................................................. 44 Bảng 2.4: Một số định nghĩa về hệ thống kiểm soát quản trị .............................. 47 Bảng 2.5: Lịch sử phát triển của UET ................................................................. 55 Bảng 2.6: Các nhân tố thể hiện tùy quyền quản trị .............................................. 79 Bảng 3.1: Thang đo lường nền tảng học vấn của NQT cấp cao .......................... 95 Bảng 3.2: Thang đo lường xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị ........................... 96 Bảng 3.3: Thang đo lường chiến lược thăm dò.................................................... 97 Bảng 3.4: Thang đo lường sử dụng thông tin MAS ............................................. 99 Bảng 3.5: Thang đo lường hiệu quả tài chính .................................................... 101 Bảng 3.6: Thang đo lường điểm kiểm soát nội tại ............................................. 102 Bảng 3.7: Các điều kiện khi thực hiện EFA ...................................................... 107 Bảng 3.8: Phân loại quy mô DN ........................................................................ 110 Bảng 3.9: Bảng kích thước mẫu đề xuất ............................................................ 111 Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu chính thức………………………………………………118 Bảng 4.2: Phân tích nhân tố đơn ........................................................................ 120 Bảng 4.3: Quy tắc đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại……………………….121 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại ................................... 121 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chỉ số VIF.................................................................. 125 Bảng 4.6: Kiểm định ý nghĩa thống kê của tương quan đường dẫn .................. 127 Bảng 4.7: Hệ số xác định và Hệ số xác định hiệu chỉnh .................................... 128 Bảng 4.8: Hệ số tác động của quy mô................................................................ 129 Bảng 4.9: Hệ số tác động q2 ………………………………………… .............. 130 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giả thuyết tác động trực tiếp ............................. 131 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các mối quan hệ trực tiếp (có biến ILOC) ........ 134 Bảng 4.12: Kiểm định giả thuyết tác động điều tiết .......................................... 135 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm đinh giả thuyết ........................................... 136 Bảng 4.14: Kết quả phân loại tác động trung gian ............................................. 138 Bảng 5.1: Kết quả nghiên cứu chính thức .......................................................... 147
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mối quan hệ giữa MCS và hệ thống kế toán quản trị ............................... 49 Hình 2.2: Lựa chọn chiến lược trong điều kiện tính hợp lý có giới hạn ................... 53 Hình 2.3: Mô hình lý thuyết cấp bậc quản trị cao ..................................................... 58 Hình 2.4: Tác động của đặc điểm NQT cấp cao đến lựa chọn chiến lược thăm dò…………………………………………………………………………………...59 Hình 2.5: Tác động của tuổi, học vấn NQT cấp cao đến hành vi sử dụng thông tin MAS………………………………………………………………………………..64 Hình 2.6: Tác động của xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị đến hành vi sử dụng thông tin MAS để thực hiện chiến lược thăm dò….…………………………….…66 Hình 2.7: Mô hình đặc điểm NQT cấp cao – Lựa chọn chiến lược thăm dò – hành vi sử dụng thông tin MAS............................................................................................71 Hình 2.8: Mô hình mối quan hệ giữa đặc điểm NQT cấp cao - chiến lược thăm dò – hành vi sử dụng thông tin MAS- Hiệu quả tài chính…….. ...................................... 72 Hình 2.9: Vai trò điều tiết của điểm kiểm soát nội tại trong mô hình ...................... 81 Hình 2.10: Vai trò biến trung gian ............................................................................ 85 Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 87 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 92 Hình 3.2: Quy trình đánh giá mô hình cấu trúc ...................................................... 114 Hình 3.3: Mô hình minh họa về tác động điều tiết ................................................. 115 Hình 3.4: Mô hình phân tích biến trung gian .......................................................... 116 Hình 3.5: Quy trình phân tích và đánh giá biến trung gian..................................... 117 Hình 4.1: Mô hình 1- VIF1 ..................................................................................... 125 Hình 4.2: Mô hình 2- VIF2 ..................................................................................... 125 Hình 4.3: Mô hình 3 –VIF3..................................................................................... 125 Hình 4.4: Kết quả Mô hình cấu trúc từ thuật toán PLS-SEM ................................. 126 Hình 4.5: Kết quả Mô hình kiểm định có biến điều tiết ILOC ............................... 133
- xii TÓM TẮT Thông tin MAS có thể được xem là công cụ rất ưu việt hỗ trợ đắc lực cho NQT. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới dựa trên các góc độ khác nhau để tìm hiểu những nhân tố nào có tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS. Tuy nhiên, ở khía cạnh dựa trên UET, những đặc điểm của chính NQT cấp cao tác động mạnh mẽ đến hành vi lựa chọn chiến lược và hành vi sử dụng thông tin MAS để thực hiện chiến lược đã chọn chưa được xem xét. Dựa trên khảo sát chính thức 234 CEO, Tổng giám đốc và Giám đốc thuộc các DN sản xuất tại VN. Kết quả chỉ ra rằng các đặc điểm tuổi, nền tảng học vấn và xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị có tác động đến lựa chọn chiến lược thăm dò, hành vi sử dụng thông tin MAS và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, MQH giữa tuổi và xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị tác động đến hiệu quả tài chính không có ý nghĩa. Nổi bật, ILOC có vai trò điều tiết cùng chiều trong MQH giữa tuổi, nền tảng học vấn và xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị đến hành vi sử dụng thông tin MAS. Về mặt lý thuyết, đặc điểm của con người xác định nhận thức và hành vi của họ. Do đó, những đặc điểm của chính những NQT cấp cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi lựa chọn chiến lược và hành vi sử dụng thông tin MAS. Nghiên cứu này làm rõ vai trò và MQH của các đặc điểm NQT cấp cao ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chiến lược thăm dò, hành vi sử dụng thông tin MAS để thực hiện chiến lược thăm dò được họ lựa chọn, tương tác giữa chúng đến hiệu quả tài chính của DN sản xuất VN. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, kết quả này cho thấy rằng một sự kết hợp thích hợp giữa đặc điểm NQT cấp cao/chiến lược/ hành vi sử dụng thông tin MAS giúp nâng cao hiệu quả tài chính của DN sản xuất trong nước, từ đó, khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất tại VN được hy vọng sẽ tăng lên nên nghiên cứu này kỳ vọng sẽ hỗ trợ thiết lập được việc kinh doanh tại VN bởi các công ty thuộc nền kinh tế phát triển. Từ khóa: Hệ thống kế toán quản trị, Điểm kiểm soát nội tại, Xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị, tuổi, nền tảng học vấn, Hiệu quả tài chính. …………………………………..
- xiii ABSTRACT MAS information can be seen as a very useful tool to support managers. There are many studies around the world based on different perspectives to find out which factors affect the extent of using MAS information. However, UET perspective, the characteristics of the upper managers that have a strong impact on the extent of using MAS information but not yet considered. Besides, the characteristics of upper managers are believed to affect the organization's strategic planning and choice. Based on al survey of 234 CEOs, General Directors and Directors in Viet Nam manufacturers. The results show that the characteristics of age, education background and risk-taking propensity have an impact on the choice of prospector strategy, using MAS information and financial performance. However, the relationships between age and risk-taking propensity impact on financial performance is not significant. Notably, ILOC has a positive moderator role in the relationships between age, education background, risk-taking propensity and the extent of using MAS information. Theoretical implications, characteristics of human determine their perceptions and behaviors. Therefore, the characteristics of upper managers is strongly influence on the behavior of choosing strategies and using MAS information. Clarifying the role and the relationships of uppers manager‘s characteristics affect to use MAS information to implement the prospector strategy they selected, the interaction between them to the financial performance in Viet Nam manufacturer. Managerial implication, the results of this study showed that an appropriate combination of uppers managers‘s characteristics /MAS / strategy will help to improve the financial performance. Thereby, the attracting foreign investors into the manufacturing sector in Vietnam is expected to increase. So, this research is expected to help establish businesses in Vietnam by companies in the developed economy. Keywords: Management accounting system, Internal locus of control, managerial risk-taking propensity, Age, Education background, Financial performance.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, NQT chủ yếu sử dụng thông tin kế toán nhằm hỗ trợ hiệu quả quản trị của họ trong các chức năng sản xuất và phân phối sản phẩm theo kế hoạch quốc gia (Chow & Cộng sự, 2007). Từ năm 1986, một số hoạt động mới đã xuất hiện: tự do hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới (Farber & Cộng sự, 2006). Các luật và quy định mới đã được đưa ra để khuyến khích kinh doanh đa ngành và trong bối cảnh này, các tổ chức VN phải chịu sự cạnh tranh từ cả trong và ngoài nước (Zhu, 2002). Ví dụ, nhiều công ty phải cạnh tranh với cả đối thủ cạnh tranh trong nước và FDI để giành thị phần và mức độ cạnh tranh khốc liệt càng tăng khi VN tham gia nhiều tổ chức thế giới với sự xuất hiện nhiều cường quốc kinh tế như WTO, G20…(Nguyen, 2014), cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều công nghệ đột phá xuất hiện làm thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp VN; và chiến tranh thương mại Mỹ -Trung cũng ảnh hưởng lớn đến VN về kinh tế-chính trị và DN phải thích ứng với môi trường biến đổi nhanh và năng động (Vo & Nguyen, 2020a; 2020b; Lê, 2019). Các xu thế nói trên tạo ra cơ hội lẫn khó khăn cho nền kinh tế cả nước nói chung và ngành công nghiệp sản xuất nói riêng (Nguyen, 2014). Để ứng phó với môi trường này, các NQT cấp cao tại các DN VN cần nhiều nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định; trong đó thông tin từ MAS rất cần thiết và hữu ích (Vo & Nguyen, 2020a; 2020b; Nguyen, 2014). Hiện nay, các tổ chức thường theo đuổi một một chiến lược mang tính cạnh tranh (Vo & Nguyen, 2020b). Miles & Snow (1978) đã phân loại chiến lược của tổ chức thành bốn loại. Trong đó, chiến lược thăm dò mang nhiều khả năng cạnh tranh do có sự linh hoạt cao (Vo & Nguyen, 2020b). Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho ra kết quả đặc điểm NQT cấp cao có tác động mạnh đến lựa chọn chiến lược của tổ chức: tính đồng nhất của nhóm NQT cấp cao và thay đổi chiến lược (Naranjo-Gil & Hartmann, 2007b), đặc điểm thành viên gia đình trong nhóm NQT cấp cao và thiết lập chiến lược mục tiêu của tổ chức (Speckbacher & Cộng sự, 2012), nền tảng học vấn nhóm NQT cấp cao và chiến lược linh hoạt (Naranjo-Gil & Hartmann, 2007a);
- 2 nhiệm kỳ, nền tảng học vấn CEO và chiến lược khác biệt (Goll & Cộng sự, 2008). Việc lựa chọn một chiến lược bởi các NQT cấp cao để hướng tổ chức theo đuổi, cũng có tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS: như lựa chọn chiến lược thăm dò và MAS đổi mới (ABC, BSC, Benchmarking) (Hartmann & cộng sự, 2010), chiến lược đơn vị kinh doanh và MAS (Chong & Chong, 1997); chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu khách hàng và MAS (Bouwens & Abernethy (2000). Trong các thông tin NQT có được để ra quyết định hàng ngày và thực hiện chiến lược, thông tin MAS được xem là rất hữu ích để hỗ trợ họ đưa ra quyết định (Vo & Nguyen, 2020a; Demski, 2008). Thông tin MAS phạm vi rộng có nguồn gốc từ bên trong và bên ngoài tổ chức, có tính chất tài chính và phi tài chính, và về các sự kiện lịch sử và tương lai, thông tin MAS mang tính kịp thời cung cấp đúng thời điểm mà NQT cần, thông tin MAS mang tính tích hợp và tổng hợp cung cấp thông tin theo chiều dọc và chiều ngang để NQT có cái nhìn bao quát (Chenhall & Morris, 1986). Tuy nhiên, có nhiều nhân tố và bối cảnh tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS của NQT trong việc đưa ra quyết định giúp cải thiện hiệu quả tài chính (Chenhall, 2007). Nổi bật, các nhân tố như môi trường không ổn định, cơ cấu tổ chức (Gul, 1991; Mia & Chenhall, 1994), công nghệ thông tin (Mia & Winata, 2008), quy mô (Mia & Winata, 2008), văn hóa (Patiar, 2005), chiến lược tổ chức (Chong & Chong, 1997) được xem là có tác động đến hành vi nhà quản trị sử dụng thông tin MAS. Gần đây, nhiều nghiên cứu về hành vi con người đã bắt đầu quan tâm đến đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý, bởi nó xác định hành vi của NQT cấp cao (Wangrow & cộng sự, 2015). Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về đặc điểm NQT cấp cao tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS vẫn còn khá hạn chế (Hiebl, 2014, Le & cộng sự, 2020, Trần & Nguyễn, 2020). Trên thế giới, có rất ít nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng các đặc điểm của NQT cấp cao tác động đến việc lựa chọn một chiến lược của tổ chức (như chiến lược thăm dò), cũng như tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS (Hiebl, 2014) và tại VN (Nguyen & cộng sự, 2017; Vo & Nguyen, 2020a, 2020b). Bên cạnh đó, một
- 3 sự phù hợp giữa đặc điểm NQT cấp cao, lựa chọn chiến lược thăm dò, hành vi sử dụng thông tin MAS để thực hiện chiến lược sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả tài chính của tổ chức (Hambrick & Mason, 1984; Hiebl, 2014) cũng chưa được quan tâm. Như vậy, từ các đặc điểm khách quan đã nêu, cần xác định: Đặc điểm nào của NQT cấp cao có tác động đến lựa chọn chiến lược thăm dò, hành vi sử dụng thông tin MAS? Lựa chọn chiến lược thăm dò có tác động như thế nào đến sử dụng thông tin MAS? Đặc điểm NQT cấp cao, lựa chọn chiến lược thăm dò, sử dụng thông tin MAS có tác động đến hiệu quả tài chính của tổ chức ra sao? Ngoài ra, Rotter (1966) chia tâm lý cá nhân thành hai nhóm có đặc điểm tâm lý trái ngược nhau, gồm: (1) những người có điểm kiểm soát nội tại (người đó tin rằng, trong cuộc sống của họ thì các sự kiện xảy ra phần lớn là do chính hành động và nổ lực của chính bản thân họ) và ngược lại, (2) những người có điểm kiểm soát ngoại tại (những người này tin rằng số phận của họ bị định đoạt bởi may mắn, bởi những người khác hoặc cơ hội vô tình có được). Đặc điểm tâm lý ILOC được Hambrick & Finkelstein (1987, trang 379) cho rằng nó sẽ điều tiết MQH giữa đặc điểm NQT cấp cao và hành vi sử dụng thông tin trong một hệ thống hành chính phức tạp trong tổ chức. MAS được Hambrick & Mason (1984) và Chenhall & Morris (1986) xem là một hệ thống hành chính phức tạp trong tổ chức. Do đó, vai trò điều tiết của ILOC trong MQH giữa đặc điểm NQT cấp cao và hành vi sử dụng thông tin MAS là như thế nào? Từ các câu hỏi trên, luận án được xây dựng dựa vào xem xét các nghiên cứu đi trước theo các nhóm: (1) đặc điểm NQT cấp cao và lựa chọn chiến lược, (2) tác động của đặc điểm NQT cấp cao đến hành vi sử dụng thông tin MAS, (3) lựa chọn chiến lược tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS và hiệu quả tài chính, (4) vai trò điểu tiết của ILOC trong một số MQH giữa đặc điểm NQT cấp cao và hành vi sử dụng thông tin MAS. Nghiên cứu hành vi sử dụng thông tin MAS của NQT cấp cao trong DN sản xuất VN cần được thực hiện vì :
- 4 Thứ nhất, VN là quốc gia với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên có nhiều đặc điểm riêng biệt. VN cũng có một nền văn hóa đa dạng vì có lịch sử lâu dài về các ảnh hưởng nước ngoài (Trung Quốc, Pháp và Hoa Kỳ) trên các lĩnh vực khác nhau (Hoang, 2008; Nishimura, 2005; Yamazawa, 2011). Do đó, hành vi sử dụng thông tin MAS của NQT cấp cao tại VN sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt. Trong số các đặc điểm NQT cấp cao (tuổi, nền tảng học vấn, tâm lý xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị và ILOC), và chiến lược (lựa chọn chiến lược thăm dò) được xem xét vì (1) các nhân tố đã nêu tác động đến hành vi sử dụng thông tin MAS ít được nghiên cứu và (2) ở VN, sẽ có ảnh hưởng khác biệt so với những nền kinh tế ở các nước khác đối với các nhân tố đã nêu. Thứ hai, các DN sản xuất VN cần hiểu được: (1) tác động của đặc điểm NQT cấp cao và chiến lược thăm dò đến hành vi sử dụng thông tin MAS có thể giúp NQT cấp cao sử dụng thông tin này hiệu quả hơn trong khi đưa ra quyết định, từ đó có thể cải thiện hiệu quả tài chính của tổ chức và (2) việc hiểu rõ được các MQH giữa tuổi, nền tảng học vấn, tâm lý xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị, ILOC, lựa chọn chiến lược thăm dò, hành vi sử dụng thông tin MAS và hiệu quả tài chính của tổ chức sẽ giúp họ thiết kế được MAS phù hợp. Thứ ba, trong Sách trắng DN 2020 số lượng và đóng góp vào GDP của các DN sản xuất là đáng kể (chiếm 22% GDP cả nước) và được cho là có vai trò quan trọng và dẫn dắt nền kinh tế (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2020, trang 19). Cho nên, việc nghiên cứu loại hình DN này sẽ giúp phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Thứ tư, hiện nay, việc vận dụng MA trong DN sản xuất tại VN vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống kế toán vẫn còn mang tính hỗn hợp giữa FA và MA, gây khó khăn trong quá trình vận dụng MA một cách khoa học và hợp lý đối với DN, cũng như NQT cấp cao chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin MA trong quá trình ra quyết định (Ngô, 2019). Trong DN sản xuất, sự tham gia của NQT cấp cao trong quá trình lựa chọn chiến lược cũng như thiết kế, xây dựng và sử dụng thông tin từ MAS có vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi DN (Nguyen, 2018). Mặt khác, hành vi lựa chọn chiến lược và sử dụng thông tin MAS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn