Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 10
download
Luận án trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới đề tài; Lý luận chung về hiệp hội ngành hàng và đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng; Thực trạng hoạt động của hiệp hội ngành hàng trong xuất khẩu nông sản ở Việt Nam; Giải pháp đổi mới hoạt động hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG NGUYỄN XUÂN SƠN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÁC HIỆPHIỆP HỘI NGÀNH HỘI NGÀNH HÀNG HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH NHẰM ĐẨYXUẤT MẠNHKHẨU NÔNG XUẤT SẢN KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP NÔNG SẢN KINHTRONG TẾ QUỐCBỐI TẾ CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN LUẬNÁN TIẾN ÁN TIẾN SĨ SĨ KINH TẾ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021 HÀ NỘI - 2021 i
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG NGUYỄN XUÂN SƠN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2021 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Đổi mới hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố ở bất kỳ ấn phẩm hay công trình nghiên cứu nào; số liệu trong Luận án là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Xuân Sơn i
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn khoa học, GS. TS. Nguyễn Văn Thắng, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương đã giúp đỡ, tạo thuận lợi, góp ý kiến trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Hội đồng đánh giá nghiệm thu các chuyên đề, Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, Hội đồng đánh giá cấp Viện đã có những chỉ dẫn, góp ý chi tiết về mặt chuyên môn giúp cho nghiên cứu sinh từng bước hoàn thiện luận án của mình. Cuối cùng, nghiên cứu sinh cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận án./. Tác giả luận án Nguyễn Xuân Sơn ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................... ii MỤC LỤC.................................................................................................................................................... iii 1. Từ viết tắt tiếng Việt ............................................................................................................................ viii 2. Từ viết tắt tiếng Anh .............................................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................................... x DANH MỤC CÁC HỘP ............................................................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................................. 3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................................. 6 5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................ 7 6.1. Cơ sở phương pháp luận...................................................................................................................... 7 6.2. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................................................................. 7 6.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 8 7. Tính mới, những đóng góp của luận án ................................................................................................ 8 7.1. Về mặt lý luận ............................................................................................................................... 8 7.2. Về mặt thực tiễn............................................................................................................................ 8 8. Kết cấu của đề tài .................................................................................................................................... 9 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 10 1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới đề tài .......................................... 10 1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng ............. 10 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đối với sản khẩu và xuất khẩu nông sản....................................................................................................................... 13 1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan tới đề tài ......................................... 17 iii
- 1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến Phòng thương mại và Hiệp hội ngành hàng ................... 17 1.2.2. Những nghiên cứu có liên quan đến HHNH đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản........ 22 1.3. Khoảng trống trong tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài ............................................. 24 1.3.1. Nhận xét chung về các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 24 1.3.2. Nhận xét chung về các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 25 1.3.3. Nhận diện khoảng trống trong tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................ 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 26 Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ........................................................................................................... 28 2.1. Các hình thức Hiệp hội kinh doanh trong nền kinh tế thị trường .......................................... 28 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển trên thế giới và tại Việt Nam ...................................................... 28 2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hiệp hội kinh doanh trên thế giới ........................................ 28 2.1.1.2. Quá trình phát triển hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam ............................................................ 29 2.1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................................. 31 2.1.2.1. Tổ chức (Organisation): ............................................................................................................. 31 2.1.2.2. Hội (Association): ...................................................................................................................... 31 2.1.2.3. Hiệp hội doanh nghiệp/Hiệp hội kinh doanh (Business Association):................................... 32 2.1.2.4. Phòng thương mại (Chamber of commerce): ............................................................................ 32 2.1.2.5. Hiệp hội ngành hàng (Trade/Sector/Industry Association): ..................................................... 32 2.2. Lý luận về đổi mới hoạt động HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ........................................................................................................... 33 2.2.1. Vai trò của HHNH đối với doanh nghiệp, ngành hàng và nền kinh tế....................................... 33 2.2.1.1. Ngành hàng và Hiệp hội ngành hàng.......................................................................................... 33 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của hiệp hội ngành hàng ............................................................ 33 a) Cơ cấu tổ chức của HHNH ................................................................................................................... 33 b) Chức năng của HHNH .......................................................................................................................... 35 2.2.2. Khái niệm “Đổi mới” và đổi mới hoạt động HHNH ................................................................... 36 2.2.2.1. Đổi mới (Renovation/ Innovation):............................................................................................ 36 2.2.2.2. Đổi mới hoạt động của HHNH: .................................................................................................. 37 2.2.3. Nội dung đổi mới hoạt động hiệp hội ngành hàng ....................................................................... 37 2.2.3.1. Đổi mới chính sách, khuôn khổ pháp luật về với HHNH ........................................................ 37 2.2.3.2. Đổi mới về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của HHNH.......................................... 38 2.2.3.3. Đổi mới quản trị HHNH .............................................................................................................. 39 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý hiệp hội doanh nghiệp .............................................. 40 iv
- 2.7.1. Nhật Bản ........................................................................................................................................... 40 2.7.2. Hàn Quốc .......................................................................................................................................... 42 2.7.3. Đài Loan............................................................................................................................................ 44 2.7.4. Những bài học kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam.......................................... 46 2.7.4.1. Những bài học từ kinh nghiệm quốc tế ...................................................................................... 46 2.7.4.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam ............................................................................................. 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 47 Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM........................................................................................................ 49 3.1. Thực trạng chính sách và khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng....................................... 49 3.1.1. Quan niệm chung về hiệp hội ngành hàng ................................................................................... 49 3.1.2. Chính sách về hiệp hội ngành hàng................................................................................................ 51 3.1.3. Khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng............................................................................... 53 3.2. Thực trạng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của hiệp HHNH ........................................ 55 3.2.1. Số lượng hiệp hội ngành hàng................................................................................................... 55 3.2.2. Quy mô hội viên ......................................................................................................................... 55 3.2.3. Phương thức hoạt động của HHNH ......................................................................................... 57 3.3. Thực trạng chung về hoạt động của HHNH ............................................................................ 58 3.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực........................................................................................................ 58 3.3.1.1. Lãnh đạo hiệp hội ngành hàng .................................................................................................. 58 3.3.1.2. Cấp quản lý trung gian và chuyên viên .................................................................................... 59 3.3.2. Nguồn thu tài chính, kinh phí hoạt động .................................................................................. 59 3.3.3. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HHNH................................................................................. 61 3.3.3.1. Chức năng đại diện cho hội viên:.............................................................................................. 61 3.3.3.2. Vận động chính sách, phát triển ngành hàng ........................................................................... 63 3.3.3.3. Cung cấp dịch vụ cho hội viên .................................................................................................. 64 3.4. Nghiên cứu điển hình về thực trạng hoạt động của các HHNH trong đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam .............................................................................................................................. 66 3.4.1. Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam .............................................. 66 3.4.2. Vai trò của HHNH trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực.................................... 68 3.4.2.1. VASEP và hoạt động xuất khẩu thủy sản ................................................................................ 68 3.4.2.2. VIFOREST và hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.......................................................... 76 3.4.2.3. VFA và hoạt động xuất khẩu gạo................................................................................................ 80 3.5. Đánh giá chung về thực trạng vai trò, hoạt động của HHNH đối với xuất khẩu nông sản. 83 v
- 3.5.1. Một số kết quả đạt được............................................................................................................. 83 3.5.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 86 3.5.2.1. Những tồn tại, hạn chế: ................................................................................................................ 86 3.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: .................................................................................. 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 89 Chương 4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ............................................................................................................................. 90 4.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam .............................................................................................................................................. 90 4.1.1. Hội nhập kinh tế và thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ................................ 90 4.1.1.1. Sơ lược về hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................... 90 4.1.1.2. Một số thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ...................................................... 90 4.1.1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới nền kinh tế Việt Nam ......................................... 92 4.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam .......................................... 93 4.2.1. Những cơ hội cho xuất khẩu nông sản ..................................................................................... 93 4.2.2. Những thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ........................................... 94 4.2.3. Một số thị trường quan trọng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam ............................ 96 4.2.3.1. Hoa Kỳ......................................................................................................................................... 96 4.2.3.2. Trung Quốc ................................................................................................................................. 97 4.2.3.3. Khu vực EU ................................................................................................................................ 97 4.2.3.4. Nhật Bản ...................................................................................................................................... 98 4.2.3.5. Hàn Quốc..................................................................................................................................... 99 4.2.4. Dự báo xu hướng thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới .................................. 100 4.3. Kiến nghị, đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030 ....................................................................... 101 4.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ........................................................................ 101 4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHNH: ...................................................... 101 4.3.1.2. Đổi mới phương thức QLNN đối với hiệp hội ngành hàng ................................................... 104 4.3.1.3. Có chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp để HHNH phát triển thuận lợi ................................ 105 4.3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới đối với các hiệp hội ngành hàng ................................................ 106 4.3.2.1. Nhóm giải pháp chung về đổi mới quản trị HHNH ............................................................... 106 (1) Quán triệt mục đích “Phục vụ lợi ích hội viên” và các nguyên tắc “Dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả” trong hoạt động của HHNH ................................................................................................... 106 vi
- (2) Đổi mới toàn diện công tác quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của HHNH .......................... 107 (3) Chú trọng chức năng “vận động chính sách”, thúc đẩy tiến bộ ngành hàng................................. 108 (4) Thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam ………………………………………………………………………………………..108 (5) Vận động thực hiện trách nhiệm xã hội của ngành hàng ................................................................ 109 4.3.3. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................................................. 110 (1) Hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu ………………………………………………………………………………………..110 (2) Đổi mới hoạt động XTTM và cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ............................................... 110 (3) Quan tâm xây dựng, quảng bá “Thương hiệu ngành hàng”........................................................... 111 (4) Tham gia giải quyết các vụ việc PVTM từ các thị trường nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế ............................................................................................... 112 (5) Tăng cường hợp tác quốc tế với các HHNH nông nghiệp và các tổ chức quốc tế hữu quan ..... 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 114 KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 116 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 120 1. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................................................ 120 2. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................................................ 123 3. Một số websites ................................................................................................................................... 125 PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. 126 Phụ lục 1. Một số kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp đổi mới Hiệp hội ngành hàng 126 Phụ lục 2. Những hoạt động của VASEP trong nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU ..................................... 144 Phụ lục 3. Bộ công cụ tự đánh giá năng lực HHDN của VCCI .......................................................... 148 vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Tên đầy đủ BLDS Bộ luật dân sự Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường CBPG Chống bán phá giá DN Doanh nghiệp HH Hiệp hội HHDN Hiệp hội doanh nghiệp HHNH Hiệp hội ngành hàng HRKT Hàng rào kỹ thuật KTTT Kinh tế thị trường KTTT Kinh tế thị trường KHĐT Kế hoạch – Đầu tư PVTM Phòng vệ thương mại QLNN Quản lý nhà nước QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật TDHH Tự do hiệp hội TNXH Trách nhiệm xã hội XHDS Xã hội dân sự XK Xuất khẩu XTTM Xúc tiến thương mại viii
- 2. Từ viết tắt tiếng Anh Từ viết Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt tắt ASEAN The Association of Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Southeast Asian Nations C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ CPTPP Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và tiến Progressive Agreement for bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership CSO Civil Social Organization Tổ chức xã hội dân sự EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA The European Union Hiệp định thương mại tự do Việt Vietnam Free Trade Nam – EU Agreement FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do IUU Illegal, Unreported and Đánh bắt cá bất hợp pháp, không Unregulated Fishing khai báo và không được quản lý NGO Non Govermental Tổ chức phi chính phủ Organization TA Trade/Sectoral Association Hiệp hội ngành hàng TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới ix
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Hiệp hội ngành hàng ở Nhật Bản (2007)........................................ 41 Bảng 3.1 Số lượng hội viên của một số Hiệp hội ngành hàng ..................... 55 Bảng 3.2 Chất lượng hoạt động của HHNH ................................................. 62 Bảng 3.3 Đánh giá về hiệu quả tham gia xây dựng chính sách .................... 63 Bảng 3.4 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHNH ...................... 65 Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2020 .......... 67 Bảng 4.1 Tổng hợp các FTA mà Việt Nam đã ký kết ................................... 91 Bảng 4.2 Xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn .................................. 99 x
- DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1 Về mặt pháp lý, Hội là pháp nhân phi thương mại ............................... 53 Hộp 3.2 VASEP – Thành công nhưng chưa hoàn hảo........................................ 71 Hộp 3.3 Vấn đề tự chủ kinh phí của HHNH ....................................................... 71 Hộp 3.4 VASEP - Điển hình thành công về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ....... 72 Hộp 3.5 Vai trò của VASEP trong giải quyết các vụ việc PVTM ..................... 76 Hộp 3.6 Đánh giá về vai trò của các HHNH nông nghiệp Việt Nam ................. 85 Hộp 4.1 EVFTA - những cơ hội, thách thức đối với nông sản Việt Nam .......... 95 xi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ quá trình quản trị tổ chức ...................................................... 39 Hình 3.1 Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng ........................................................ 51 Hình 3.2 Lý do doanh nghiệp không (chưa) tham gia hiệp hội .................... 57 Hình 3.3 Nguồn thu tài chính của Hiệp hội doanh nghiệp ........................... 60 Hình 3.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................ 65 Hình 3.5 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu năm 2020 (theo giá trị) ........ 68 Hình 3.6 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1997 -2020 .................................... 69 Hình 3.7 Các bước khởi kiện CBPG tại Bộ thương mại Hoa Kỳ ................. 72 Hình 3.8 Kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2019 -2020 ............................ 77 Hình 3.9 Hiểu biết của DN về quy định pháp luật đối với nguồn gốc gỗ .... 78 Hình 3.10 Một số thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020........... 81 Hình 4.1 So sánh địa vị pháp lý giữa PTM&CN với HHNH ...................... 103 xii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế của thời đại, với đặc trưng cơ bản là sự tăng cường trao đổi, liên kết giữa các nền kinh tế nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư. Toàn cầu hóa về kinh tế đã giảm thiểu đáng kể chính sách bảo hộ thị trường, cắt giảm thuế quan và góp phần hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu. Những thập kỷ gần đây trên thế giới liên tục diễn ra nhiều tiến trình đàm phán nhằm đạt được các thỏa thuận thuận lợi hóa thương mại, đầu tư thông qua các hình thức hợp tác, liên kết như liên minh thuế quan, thị trường tự do khu vực, liên minh tiền tệ… Trong đó các Thỏa thuận tự do thương mại (FTAs) là hình thức phổ biến, là phương thức hợp tác chủ yếu giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không nằm ngoài xu thế chung đó, thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, tới thời điểm tháng 31/12/2020 Việt Nam đã ký kết 15 FTAs song phương và đa phương, trong đó có những FTAs thế hệ mới như CPTTP, EVFTA1. Quá trình triển khai thực thi các FTAs đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngoại thương, thúc đẩy đầu tư, đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết với các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gắn liền với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua, chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có nhóm hàng nông sản xuất khẩu. Việt Nam đã khẳng định được thứ hạng cao trong xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản với nhiều mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô-la Mĩ (mặc dù không có định nghĩa chính thức, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ đô-la được nhìn nhận là mặt hàng xuất khẩu chủ lực). Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 41,3 tỷ USD, 1 https://www.trungtamwto.vn [truy cập 15/01/2021] 1
- tăng 3,2% so với với năm 2018, với 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng trên 3 tỷ USD là gỗ và các sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều (Bộ Công thương, 2020). Bên cạnh những thành tựu đó, “mặt trái của tấm huân chương” là thực trạng xuất khẩu thiếu bền vững, nhất là đối với nhóm hàng nông sản. Sự tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực giá rẻ, giá trị gia tăng thấp. Thêm vào đó, với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển, các ngành hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gồm nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế về vốn và kinh nghiệm thương trường, nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. Tính cộng đồng, tinh thần hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, tình trạng tranh mua, tranh bán, xuất khẩu sản phẩm không đảm bảo chất lượng xảy ra trong hầu hết các ngành hàng, gây tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam. Cùng với đó, quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp luật kinh tế trong nước để đáp ứng những quy định của các định chế quốc tế như WTO,World Bank, IMF…, đồng thời tương thích với thể chế thị trường của các quốc gia đối tác. Trong đó có những quy định đòi hỏi Chính phủ phải giảm thiểu can thiệp vào các quan hệ thị trường, cắt giảm các hình thức trợ giá sản xuất, trợ cấp xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, sự hình thành các hiệp hội ngành hàng (HHNH), loại hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành hàng nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết nội ngành thành một thực lực kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thương trường, giải quyết các vấn đề chiến lược trong phát triển ngành hàng là một đòi hỏi khách quan. Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, thời gian vừa qua các HHNH đã giữ vai trò là cầu nối chuyển tải tiếng nói của các doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước, tác động tới quá trình xây dựng chính sách, điều phối mối quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu. HHNH đã bước đầu hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tìm kiếm cơ hội giao thương, phát triển thị trường, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG), vượt qua hàng rào kỹ thuật (HRKT) của quốc gia nhập khẩu, duy trì đà tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản qua các năm. 2
- Tuy nhiên hoạt động của các HHNH chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình phát triển của các HHNH chưa đủ dài lâu so với các nền kinh tế thị trường truyền thống. Các vấn đề lý luận liên quan tới HHNH chưa được tiếp cận toàn diện, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại hình tổ chức này. Hơn thế nữa, về mặt thể chế, cho tới nay Việt Nam chưa có một chính sách quốc gia và một khuôn khổ pháp luật về HHDN nói chung, HHNH nói riêng. Trong hoàn cảnh đó, thực trạng hoạt động của các HHNH còn những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các doanh nghiệp hội viên. Hầu hết các HHNH đều có những vấn đề về quản trị, đa phần các hiệp hội chưa đủ khả năng tự chủ tài chính, cơ cấu tổ chức, năng lực bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Hoạt động của HHNH còn thụ động, mang nặng tính hành chính, như những tổ chức phái sinh của cơ quan quản lý nhà nước; vai trò của hiệp hội còn mờ nhạt trong giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành hàng, trong đó có mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động của các HHNH nhằm đề xuất những giải pháp khả thi, nâng cao năng lực HHNH, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi từ thực tiễn hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình là phù hợp với bối cảnh phát triển và cần thiết, không chỉ mang ý nghĩa về lý luận mà còn có tính thực tiễn cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của các HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về HHNH, xác lập khung khổ lý thuyết về đổi mới hoạt động của các HHNH ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3
- (2) Nghiên cứu chính sách, pháp luật về HHNH ở Việt Nam; vai trò của HHNH trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng. (3) Nghiên cứu thực trạng chung về hoạt động của các HHNH; nghiên cứu điển hình, đánh giá vai trò của HHNH đối với xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực. (4) Đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của các HHNH nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHNH; mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của HHNH; vai trò của HHNH đối với xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các HHNH đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mà trọng tâm là thực thi các FTAs, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mớí về khuôn khổ pháp luật, mô hình tổ chức và phướng thức vận hành của các HHNH. (2) Về mặt không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn (mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực). (3) Về thời gian: Đánh giá thực trạng đổi mới hoạt động của các HHNH trong giai đoạn 2010 - 2020 (Từ khi có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội). (4) Minh định một số nội dung, khái niệm sử dụng trong luận án này: - Về mối quan hệ giữa HHDN và HHNH (chi tiết được phân tích trong Chương 2): Sơ đồ minh họa dưới cho thấy, HHNH là một loại hình HHDN được tổ chức theo lĩnh vực hoạt động (ngành hàng, nhóm sản phẩm), giữa hai loại tổ chức này có nhiều đặc điểm chung. Do vậy, trong luận án này một số nội dung được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của hai loại hình tổ chức hiệp hội, bao gồm cả HHDN (khái niệm rộng, bao trùm) và HHNH (khái niệm hẹp, 4
- đặc thù). Ví dụ như quá trình hình thành, phát triển, khuôn khổ chính sách, pháp luật và một số chức năng có sự tương đồng giữa hai loại hình tổ chức. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) - “Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành hàng” được hiểu là bao gồm: + Đổi mới chính sách ngành hàng, khuôn khổ pháp luật về HHNH: Chủ thể thực hiện là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, HHNH với chức năng “Vận động chính sách” có thể tác động tới quá trình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật. + Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động: Chủ thể thực hiện là Cơ quan nhà nước. Vai trò của HHNH có thể là chấp hành, thực thi quy định pháp luật (mandatory); HHNH cũng có thể chủ động vận dụng, lựa chọn các khả năng mà pháp luật không cấm (optional). + Đổi mới phương thức vận hành của các HHNH: Chủ thể thực hiện là HHNH, đây là nội dung cốt lõi trong “đổi mới hoạt động của HHNH”, bao gồm đổi mới về nguồn nhân lực, tài chính, cung cấp dịch vụ; về mối quan hệ nội bộ trong thực hiện các hoạt động chức năng của HHNH; về quan hệ giữa HHNH với doanh nghiệp thành viên và các bên liên quan. - Về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, là xem xét những tác động (cơ hội và thách thức) từ quá trình thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, gắn nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó việc thực hiện các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTAs) là những nhân tố quan trọng nhất. - Về vai trò của HHNH trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cần lưu ý các HHNH không trực tiếp xuất khẩu mà chỉ hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các doanh 5
- nghiệp (miễn phí hoặc có thu phí) qua đó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ngành hàng (trong đó có nông sản) và tham gia bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế. - Trong luận án này “Nông nghiệp” và “nông sản” được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các ngành sản xuất và sản phẩm của các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp - chế biến gỗ và thủy sản. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về HHNH, xác lập khung khổ lý thuyết về đổi mới hoạt động của các HHNH ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. (2) Nghiên cứu vai trò của HHNH trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng; nghiên cứu điển hình, đánh giá vai trò của các HHNH đối với xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực (thủy sản, đồ gỗ và gạo). (3) Nghiên cứu chính sách, pháp luật về HHNH ở Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt động của các HHNH trong xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. (4) Đề xuất giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực của các HHNH; và đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 5. Giả thuyết nghiên cứu (1) Sự tồn tại và phát triển của HHNH là một tất yếu khách quan của kinh tế thị trường; đồng thời là giải pháp hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong quá trình phát triển của Việt Nam. (2) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam; các HHNH có vai trò quan trọng trong khai thác cơ hội và giải quyết những thách thức đó. (3) Khuôn khổ pháp luật về HHNH ở Việt Nam chưa hoàn thiện; mô hình tổ chức, phương thức hoạt động chậm được đổi mới; năng lực hoạt động, vai trò của của các HHNH đối với đẩy mạnh xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế, cần nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn