Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian 2013-2018 bằng các cách tiếp cận khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất HÀ NỘI – 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định và kết quả của luận án là trung thực. Hà Nội, Ngày tháng năm 2020 Người cam đoan NCS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, ngoài quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là hai Thầy, Cô hướng dẫn của nghiên cứu sinh. Với tình cảm chân thành, nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học trực tiếp hướng dẫn là PGS.TS Kiều Hữu Thiện và PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng và khoa Sau Đại học của Học viện ngân hàng đã cung cấp kiến thức, phương pháp nghiên cứu và tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh. Cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng các cấp đã có những góp ý giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án tốt hơn. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả đến gia đình thân yêu và những người bạn đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ của mọi người là nguồn động lực lớn cho tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Lệ Huyền
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................29 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM.................29 1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại .......................................................29 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM ...........................................................32 1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ..............................................36 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .......................36 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM .........................37 1.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM ........................38 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM ........................50 1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM ...................................................................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................66 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...........................67 2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam ...............................................67 2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam ..............69 2.2.1 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận truyền thống .........................................................................................69 2.2.2 Đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại .................................................................................................92
- iv 2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ..........................................................................................................105 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam .........112 2.3.1 Thảo luận về các kết quả đo lường hiệu quả HĐKD ..............................112 2.3.2 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam........119 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................129 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM130 3.1 Quan điểm, định hƣớng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam .....................................................................................................................130 3.1.1 Quan điểm, định hướng của Chính Phủ và NHNN đối với sự phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam ..................................................................130 3.1.2 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam ..........................................................................................................132 3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam để nâng cao hiệu quả HĐKD trong bối cảnh hội nhập quốc tế ...................................................135 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam .......144 3.2.1 Nhóm giải pháp về vốn ...........................................................................144 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro .................................150 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................155 3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí ............................161 3.2.5 Nhóm giải pháp gia tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng ..............164 3.2.6 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng ....171 3.3 Một số kiến nghị ..........................................................................................173 3.3.1 Đối với Chính phủ ..................................................................................173 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................175 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................176 KẾT LUẬN ............................................................................................................177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................178 PHỤ LỤC ...............................................................................................................188
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu CBNV Cán bộ nhân viên CMCN Cách mạng công nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMNNg Ngân hàng thương mại nước ngoài NHTW Ngân hàng Trung ương NIM Tỷ lệ lãi cận biên ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TCTD Tổ chức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định
- vi TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AE Allocation Efficiency Hiệu quả phân bổ Hiệu quả chi phí hay hiệu quả CE Cost Efficency kinh tế toàn phần DEA Data envelopment analysis Phân tích bao dữ liệu DFA Distribution free approach Phân tích tiếp cận phân phối tự do FDH Free disposal hull analysis Phân tích bao xếp đặt tự do PE Pure technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần túy RTFA Recursive thick frontier analysis Phân tích biên dày đệ quy SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô SFA Stochastic frontier analysis Phân tích biên ngẫu nhiên TE Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật TFA Thick frontier analysis Phân tích biên dày VAMC Vietnam Asset Management Công ty Quản lý tài sản của các Company TCTD Việt Nam
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên Trang 1 Tổng hợp 29 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu 26 Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây 1.1 dựng đường biên hiệu quả 46 Các biến độc lập trong mô hình Tobit và kỳ vọng tương quan với 1.2 biến phụ thuộc 65 1.3 Tổng hợp các biến của mô hình nghiên cứu đã được mã hóa 66 2.1 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam năm 2016-2018 68 2.2 ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 70 Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai 2.3 đoạn 2013-2018 72 2.4 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 74 Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTM 2.5 cổ phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 76 2.6 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 78 Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt 2.7 Nam 2013-2018 80 Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2.8 2013-2018 82 Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTM cổ phần Việt 2.9 Nam giai đoạn 2013-2018 83 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTM cổ 2.10 phần Việt Nam giai đoạn 2013-2018 85 2.11 Hệ số CAR của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013-2018 86 Tốc độ tăng tài sản Có của 29 NHTM cổ phần Việt Nam 2013- 2.12 2018 88 2.13 Tốc độ tăng trưởng dư Nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 89
- viii Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013- 2.14 2018 91 2.15 Các biến trong phân tích 92 2.16 Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu DEA, SFA 93 Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô 2.17 hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS) 96 Đo lường hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô 2.18 hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS) 98 Ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2.19 2013 – 2018 100 Kết quả tính toán hiệu quả HĐKD theo mô hình SFA của các 2.20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 103 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP 2.21 Việt Nam giai đoạn 2013-2018 104 2.22 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Doublas 104 2.23 Thống kê mẫu nghiên cứu 105 2.24 Sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 107 Kết quả ước lượng mô hình Tobit nhân tố tác động tới hiệu quả của 2.25 các NHTMCP Việt Nam 108 Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 3.1 2017 138 3.2 Số lượng các NHTM trước và sau khi gia nhập WTO 140
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Tên Trang đồ 2.1 Số lượng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 67 2.2 Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP Việt Nam năm 2018 69 2.3 ROE các NHTMCP Việt Nam năm 2018 71 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn huy động của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 73 2.5 ROA của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 75 2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP 77 Việt Nam năm 2018 2.7 LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 79 2.8 Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2018 81 2.9 Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam năm 2018 82 2.10 Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 ngân hàng NHTMCP Việt 84 Nam năm 2018 2.11 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ của 29 NHTMCP Việt 85 Nam năm 2018 2.12 Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 87 2.13 Tốc độ tăng trưởng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 88 2.14 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2018 90 2.15 Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 91 2.16 Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94 2013-2018 2.17 Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 94 2013-2018 3.1 Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam năm 136 2018 3.2 Dự báo sự biến động số người sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á 139 3.3 Biến động số lượng nhân viên tại một số NHTMCP năm 2018 141
- x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Tên Trang 1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM 35 1.2 Hiệu quả kỹ thuật của Ngân hàng thương mại 46 1.3 Hiệu quả theo DEA của một ngân hàng theo chuỗi thời gian 47 1.4 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 49 2.1 Đồ thị phân phối Histogram của biến TE 106 Sơ đồ Tên Trang 1 Khung mô hình nghiên cứu 24 1.1 Phương pháp tiếp cận hiện đại đo lường hiệu quả HĐKD 45 của NHTM
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng trong khu vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh cơ hội phát triển, tiến trình hội nhập đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước nhiều khó khăn, thách thức. Với năng lực tài chính còn thấp, năng lực quản trị rủi ro và trình độ công nghệ còn hạn chế, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành mạng di động (MNOs),... Trong khi đó, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, về cơ bản hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn kém xa so với các NHTM trên thế giới. Sau giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (2011 – 2015), năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn hệ thống được đẩy lùi về mức dưới 3%; Công ty quản lý tài sản VAMC tiến hành mua nợ của các NHTMCP giúp áp lực về nợ xấu phần nào được giải quyết; Hoạt động mua bán, sáp nhập giúp thanh lọc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những giải pháp mang tính tình thế và chưa có bằng chứng cho thấy sẽ mang lại hiệu quả trong thời gian dài. Các NHTMCP Việt Nam cần xác định rằng: trong xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng cần phải gia tăng nội lực thông qua việc nâng cao hiệu quả HĐKD để tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và củng cố vị thế trên thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm, trình độ công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn, các NHNNg đang hội tụ đủ mọi điều kiện để cạnh tranh, thậm chí “lật đổ” các NHTMCP trong nước ngay trên “sân nhà”. Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0, mối đe dọa đối với sự tồn tại của các NHTMCP Việt Nam còn xuất phát từ các công ty công nghệ tài chính (Fintechs), các nhà điều hành di động (MNOs) – những tổ chức đang tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của công nghệ để cạnh tranh với ngân hàng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD
- 2 của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP Việt Nam nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống (thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 (giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam), đồng thời, sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân tích nhân tố, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong giai đoạn này. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về hiệu quả HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại những đóng góp nhất định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính, một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM. Giai đoạn gần đây, các tác giả trong và ngoài nước cũng đã thử kết hợp cả 2 cách tiếp cận để có cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả HĐKD của NHTM.
- 3 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA) Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM với các biến đo lường khác nhau. Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, tư bản, vốn huy động từ khách hàng và 2 biến đầu ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh trung bình của 143 NHTM ở Nhật Bản đạt 0,86; hiệu quả quy mô đạt 0,9 và phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiệu quả tăng theo quy mô. Do đó, tác giả kết luận rằng nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Trong đó, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên là những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu “Banking Efficiency in the Nordic Countries: A four – country Malmquist Index Analysis”, nhóm tác giả Bukh và cộng sự (1995) quan tâm đến tác động của các yếu tố cạnh tranh đến hiệu quả HĐKD của NHTM và thực hiện nghiên cứu vấn đề này tại các ngân hàng khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các biến đầu vào: giá trị máy móc thiết bị, lao động, chi phí hoạt động và các biến đầu ra: tiền gửi từ các tổ chức tài chính, cho vay đối với các tổ chức tài chính, số lượng chi nhánh, bảo lãnh cho khách hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch và Thụy Điển có mức hiệu quả cao nhất, có nhiều khả năng phát triển ra thị trường ngoài khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu của Miller và Noulas (1996) “The technical efficiency of large bank production” ứng dụng phương pháp phi tham số DEA để ước tính hiệu quả hoạt động của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (có tài sản có trên 1 tỷ USD) trong thời kỳ 1984-1990. Nghiên cứu sử dụng 4 yếu tố đầu vào: tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi, tổng chi phi lãi và 6 yếu tố đầu ra: cho vay công
- 4 nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Theo hai tác giả thì phi hiệu quả trung bình (bao gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các ngân hàng có quy mô quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô. Brockett và cộng sự (1997) trong nghiên cứu: “Data transformations in DEA cone ratio envelopment approaches for monitoring bank performances” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 16 NHTM lớn nhất thuộc bang Texas ở Mỹ trong 2 năm 1984-1985. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm: chi phí lãi vay, chi phí lãi tiền gửi, chi phí cho các quỹ của liên bang, chi tiền lương, chi đầu tư TSCĐ và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và tổng thu nhập. Nghiên cứu của Laeven (1999) “Risk and Efficiency in East Asian Banks” sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số DEA để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của các NHTM ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Malaysia và Philippines trong giai đoạn 1992 - 1996. Nghiên cứu đưa ra phương thức đo lường hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng với các yếu tố đầu vào là: chi trả lãi, chi lương cho nhân viên, chi phí hoạt động và các yếu tố đầu ra là: dư nợ cho vay và đầu tư chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngân hàng có yếu tố nước ngoài ít rủi ro hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân. Nghiên cứu cũng kết luận những ngân hàng theo mô hình sở hữu gia đình có rủi ro cao và hiệu quả thấp. Nghiên cứu của Isik và Hassan (2002) “Technical, scale and allocative efficiencies of Turkish banking industry” sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988 -1996. Trong nghiên cứu này tác giả cũng kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để xem xét hiệu quả sinh lời của NHTM. Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, giá trị TSCĐ, lãi tiền gửi và phi tiền gửi. Các yếu tố đầu ra bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, rủi ro điều chỉnh cho hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán, tài sản
- 5 khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% nguồn lực và 20% lợi nhuận tiềm năng đang bị lãng phí; hiệu quả chi phí và hiệu quả sinh lời của ngân hàng lần lượt là 72% và 83%; yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn yếu tố phi hiệu quả quy mô; các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước. Havrylchyk (2006) trong nghiên cứu “Efficiency of the Polish Banking Industry: Foreign versus Domestic Banks” sử dụng phương pháp phi tham số DEA để ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 1998 - 2000. Tác giả sử dụng 3 biến đầu vào: tài sản cố định (bất động sản và trụ sở làm việc của ngân hàng), lao động, vốn huy động các loại và 2 biến đầu ra: dư nợ cho vay và các khoản đầu tư trái phiếu. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA, tác giả đã tách biệt được các yếu tố như chi phí, hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả HĐKD của các ngân hàng không tăng trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả tốt hơn so với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra được nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Ba Lan là chất lượng của các khoản vay và năng lực của CBNV ngân hàng. Liao (2009) trong nghiên cứu “Efficiency and productivity change in the banking industry in Taiwan: domestic versus foreign banks” sử dụng phương pháp DEA để ước lượng hiệu quả và sự biến động của hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Đài Loan trong giai đoạn 3 năm 2002 - 2004. Nghiên cứu đã sử dụng các biến đầu vào bao gồm: chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và các biến đầu ra bao gồm: dư nợ cho vay, thu nhập từ lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài và hiệu suất thay đổi theo quy mô của các NHTM trong nước có xu hướng giảm dần. Tác giả khuyến nghị các nhà quản lý ngân hàng điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Singh và Gupta (2013) đưa ra một phân tích so sánh về hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng hàng đầu Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2011. Các tác giả sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các yếu tố đầu vào là: vốn, tài sản cố định, chi
- 6 phí lãi vay, tổng tiền vay, tổng tiền gửi, tổng nợ phải trả, chi phí điều hành và các yếu tố đầu ra là: đầu tư, lợi nhuận thuần, tổng doanh thu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ấn Độ trong những năm qua; (ii) Tài sản cố định đảm bảo lợi thế tốt sau giai đoạn khủng hoảng; (iii) Các ngân hàng áp dụng tự động hóa cao hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn; (iv) Các ngân hàng đầu tư chứng khoán tương đối cao nhưng trái phiếu sau suy thoái kinh tế lại an toàn hơn. Gần đây nhất, nghiên cứu “Performance Evaluation of Banks in India – A Shannon-DEA Approach” của Jayaraman và Srinivasan (2014) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 34 NHTM ở Ấn Độ giai đoạn 2002 - 2012. Tác giả chia các NHTM làm 3 nhóm và sử dụng 3 mô hình DEA khác nhau. Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay, số chi nhánh, số lượng nhân viên. Các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập ngoài lãi từ lệ phí, các khoản cho vay và đầu tư, hoa hồng môi giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm 1 gồm 5 NHTM đạt hiệu quả về chi phí, nhóm 2 gồm 9 NHTM đạt hiệu quả về doanh thu và nhóm 3 gồm 10 NHTM đạt hiệu quả về mặt lợi nhuận. Như vậy, 3 nhóm NHTM có hiệu quả khác nhau khi đánh giá theo 3 mô hình khác nhau. Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA) Phương pháp tham số SFA cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải xác định một hàm số để thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Nghiên cứu “Operating efficiency of Canada banks” của Nathan và Neave (1992) sử dụng phương pháp tham số SFA để phân tích hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Canada trong giai đoạn 5 năm từ 1983-1987. Tác giả ước tính hàm chi phí hoạt động của các NHTM theo 2 cách tiếp cận: tiếp cận giá trị gia tăng và tiếp cận trung gian. Với cách tiếp cận giá trị gia tăng, tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là lao động, vốn, các quỹ và 4 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Với cách tiếp cận trung gian, các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào tương tự như cách tiếp giá trị gia tăng
- 7 nhưng 3 biến đầu ra là cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NHTM lớn không có lợi thế về chi phí hơn h n các NHTM nhỏ. Cả ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ đều có tính kinh tế nhờ quy mô. Nghiên cứu “Short -run Cost Inefficiency of Commercial Banks: A Flexible Stochastic Frontier Approach” của Kaparakis và cộng sự (1994) sử dụng phương pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 548 ngân hàng có tổng tài sản có trên 50 triệu đôla trong năm 1986. Trong đó các biến đầu vào bao gồm: các khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi trên 100.000 , hối phiếu không kỳ hạn, các khoản tiền vay khác, nguồn nhân lực và tài sản cố định của ngân hàng. Các biến đầu ra bao gồm: các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, chứng khoán và tài sản có còn nằm ở tài khoản giao dịch. Trong nghiên cứu “An Analysis of Inefficiencies inBanking: A Stochastic Cost Frontier Approach”, Kwan và Eisenbeis (1996) sử dụng phương pháp SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 254 ngân hàng trong giai đoạn 6 năm từ 1986 – 1991. với 3 biến đầu vào được sử dụng trong mô hình gồm: lao động, các quỹ và tư bản và 5 biến đầu ra gồm đầu tư chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay tiêu dùng, các khoản mục ngoại bảng và phát sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phi hiệu quả tồn tại ở các NHTM trong khoảng 10% - 20% trên tổng chi phí. Đồng thời, nếu xét về mặt quy mô thì các NHTM có quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM có quy mô lớn. Fan và Shaffer (2004) với nghiên cứu “Efficiency versus risk in large domestic US banks” đã xây dựng được hàm hiệu quả về lợi nhuận mà từ trước đến nay chưa hề được tiếp cận nhiều trong các nghiên cứu truyền thống. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận nghiên cứu hiệu quả HĐKD ở góc độ lợi nhuận là phù hợp bởi vì hiện nay các NHTM có xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí cao nhưng mang lại lợi nhuận cao. Vì thế, tác giả đã sử dụng phương pháp SFA để ước lượng hiệu quả của ngân hàng bằng cách xây dựng một hàm số biên thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của ngân hàng với các biến đầu vào trong quá trình kinh doanh của ngân
- 8 hàng. Hàm số này đo lường lợi nhuận tối đa ngân hàng có thể đạt được từ các yếu tố đầu ra và đầu vào cùng với giá đầu vào và đầu ra nhất định Fu và Heffernan (2009) với nghiên cứu “The effects of reform on China’s bank structure and performance” cũng sử dụng cách tiếp cận tham số SFA để đo lường hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy 2 bước để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu và hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng đến hiệu quả HĐKD của ngành ngân hàng tại Trung Quốc trong thời kỳ 1987-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc đang hoạt động ở dưới đường biên hiệu quả với điểm hiệu quả đạt được khoảng 50%-60%. Theo kết quả nghiên cứu, các NHTMCP hoạt động có hiệu quả hơn so với các NHTMNN. Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng pháp tham số (SFA) Cả hai phương pháp SFA và DEA đều có những ưu và nhược điểm riêng, có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm chính của SFA là cho phép kiểm tra giả thuyết liên quan đến mức độ phù hợp của mô hình; tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là yêu cầu chỉ định dạng hàm cụ thể (Cobb- Douglas hoặc translog). Về phía DEA, ưu điểm chính của phương pháp này là không yêu cầu chỉ định một dạng hàm cụ thể, tuy nhiên, nhược điểm là không thể ước lượng các tham số của mô hình, do đó không thể kiểm tra các giả thuyết liên quan đến hiệu quả của mô hình. Một số nghiên cứu đã vận dụng cả 2 phương pháp với mong muốn tận dụng được thế mạnh của cả hai trong việc ước tính hiệu quả HĐKD của NHTM. Nghiên cứu "Measuring Cost Efficiency in Banking: Econnometric and linear programming Evidence” của Ferrier và Lovel (1990) sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để đánh giá hiệu quả HĐKD của 575 NHTM trong năm 1984. Các tác giả sử dụng 3 biến đầu vào là tổng số CBNV ngân hàng; chi phí tiền lương và chi phí cơ sở hạ tầng; trang thiết bị ngân hàng. Các biến đầu ra trong nghiên cứu là: số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, số lượng các món cho vay bất động sản, số lượng các món cho vay trả góp và số lượng các món cho vay công nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 258 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn