Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về hoàn thiện kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ; Thực trạng kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ; Hoàn thiện kế toán doanh thu tại tại Tổng công ty BVNT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH *************** NGUYỄN THỊ THẢO ANH HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH *************** NGUYỄN THỊ THẢO ANH HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đào Tùng 2. TS. Nguyễn Thị Nga HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sỹ đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các số liệu sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc cụ thể và rõ ràng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài này chưa được công bố trong các đề tài khác. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả đề tài luận án của bản thân. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thảo Anh i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Đào Tùng và TS.Nguyễn Thị Nga về sự hướng dẫn nhiệt tình và đưa ra những ý kiến bổ sung, góp ý để Luận án hoàn thành tốt hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kế toán tài chính và Khoa Kế toán, Học viện tài chính về các ý kiến đóng góp quí báu cho Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu, thu thập bảng câu hỏi phỏng vấn của các nhân viên trực thuộc Phòng Kế toán, Phòng Tài chính, lãnh đạo cấp cao Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ nói riêng và Tập đoàn Bảo Việt nói chung. Tác giả xin cảm ơn các chuyên gia, giảng viên các trường đại học; các kế toán viên, kiểm toán viên và các thành viên Hiệp hội nghề nghiệp tại một số đơn vị mà tác giả thực hiện phỏng vấn. Tác giả xin cảm ơn Khoa Sau Đại học, Học viện Tài Chính với việc tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm Luận án cũng như bảo vệ Luận án các cấp. Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thảo Anh ii
- MỤC LỤC ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I .............................................................................................................................................. V DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 iii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AVI Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính BCQT Báo cáo quản trị BH Bảo hiểm BHNT Bảo hiểm Nhân thọ BTC Bộ tài chính BVNT Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ CAS Chuẩn mực kế toán Trung Quốc CMKT Chuẩn mực kế toán CNTT Công nghệ thông tin CP Chi phí CT Chứng từ CTTV Công ty thành viên CSM Kí quỹ dịch vụ hợp đồng DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DT Doanh thu FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ HĐBH Hợp đồng bảo hiểm HĐTC Hoạt động tài chính IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế KQKD Kết quả kinh doanh KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính KTV Kế toán viên LN Lợi nhuận NN Nhà nước NPT Nợ phải trả SP Sản phẩm SPS Số phát sinh TCT Tổng công ty TK Tài khoản TMĐT Thương mại điện tử TT Thông tư TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định PHHĐ Phát hành hợp đồng iv
- QL&GS BH Cục quản lý và giám sát Bảo hiểm US-GAAP Chuẩn mực kế toán Mỹ VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VN Việt Nam v
- DANH MỤC BẢNG ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I .............................................................................................................................................. V .............................................................................................................................................. V DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII Đặc điểm thứ tư – BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định ........................................................................................................................................................ 34 Phân loại doanh thu bảo hiểm theo phương thức tham gia..........................................................37 Doanh thu phí bảo hiểm gốc tại các doanh nghiệp BHNT chính là phí bảo hiểm nhân thọ của người tham gia HĐBH tiến hành nộp. Công thức tính phí bảo hiểm nhân thọ được các chuyên gia định phí bảo hiểm tính toán và đưa ra, mỗi DN bảo hiểm sẽ có phương pháp tính phí bảo hiểm khác nhau cho mỗi sản phẩm. Như đã phân tích, phí bảo hiểm phụ thuộc vào 5 yếu tố chính là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe và số tiền bảo hiểm. Nhưng thực tế, còn nhiều yếu tố kỹ thuật khác ảnh hưởng đến công thức tính phí bảo hiểm................... 53 Theo đó, phí bảo hiểm nhân thọ là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm trong một kỳ hạn nhất định. Số tiền này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm còn thời hạn hiệu lực. Tùy theo nhu cầu và điều kiện bắt buộc của các gói bảo hiểm nhân thọ mà phía công ty và người tham gia thoả thuận phương pháp, cách thức đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo kỳ (tháng/năm) hoặc đóng một lần. Trong thời hạn hợp đồng, mức phí thường được giữ nguyên không thay đổi, trừ một số trường hợp đặc biệt mức phí có thể tăng hoặc giảm. . .53 Đồng thời, doanh thu từ hoạt động tài chính được nhận diện là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất). Và, thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính............................................................................................................................................... 53 Xác định doanh thu....................................................................................................................... 53 Phụ phí: Phụ phí bao gồm:..............................................................................................................55 vi
- * Công thức tính phí bảo hiểm theo kỳ tháng, kỳ quý, kỳ năm: ............................................... 56 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Giống nhau:...................................................................................................................................198 vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I .............................................................................................................................................. V .............................................................................................................................................. V DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII Đặc điểm thứ tư – BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định ........................................................................................................................................................ 34 Phân loại doanh thu bảo hiểm theo phương thức tham gia..........................................................37 Doanh thu phí bảo hiểm gốc tại các doanh nghiệp BHNT chính là phí bảo hiểm nhân thọ của người tham gia HĐBH tiến hành nộp. Công thức tính phí bảo hiểm nhân thọ được các chuyên gia định phí bảo hiểm tính toán và đưa ra, mỗi DN bảo hiểm sẽ có phương pháp tính phí bảo hiểm khác nhau cho mỗi sản phẩm. Như đã phân tích, phí bảo hiểm phụ thuộc vào 5 yếu tố chính là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe và số tiền bảo hiểm. Nhưng thực tế, còn nhiều yếu tố kỹ thuật khác ảnh hưởng đến công thức tính phí bảo hiểm................... 53 Theo đó, phí bảo hiểm nhân thọ là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm trong một kỳ hạn nhất định. Số tiền này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm còn thời hạn hiệu lực. Tùy theo nhu cầu và điều kiện bắt buộc của các gói bảo hiểm nhân thọ mà phía công ty và người tham gia thoả thuận phương pháp, cách thức đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo kỳ (tháng/năm) hoặc đóng một lần. Trong thời hạn hợp đồng, mức phí thường được giữ nguyên không thay đổi, trừ một số trường hợp đặc biệt mức phí có thể tăng hoặc giảm. . .53 Đồng thời, doanh thu từ hoạt động tài chính được nhận diện là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất). Và, thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính............................................................................................................................................... 53 Xác định doanh thu....................................................................................................................... 53 Phụ phí: Phụ phí bao gồm:..............................................................................................................55 viii
- * Công thức tính phí bảo hiểm theo kỳ tháng, kỳ quý, kỳ năm: ............................................... 56 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Giống nhau:...................................................................................................................................198 ix
- DANH MỤC HÌNH VẼ ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I ỜI CAM ĐOAN L .................................................................................................................. I .............................................................................................................................................. V .............................................................................................................................................. V DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... VI DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... VIII Đặc điểm thứ tư – BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định ........................................................................................................................................................ 34 Phân loại doanh thu bảo hiểm theo phương thức tham gia..........................................................37 Doanh thu phí bảo hiểm gốc tại các doanh nghiệp BHNT chính là phí bảo hiểm nhân thọ của người tham gia HĐBH tiến hành nộp. Công thức tính phí bảo hiểm nhân thọ được các chuyên gia định phí bảo hiểm tính toán và đưa ra, mỗi DN bảo hiểm sẽ có phương pháp tính phí bảo hiểm khác nhau cho mỗi sản phẩm. Như đã phân tích, phí bảo hiểm phụ thuộc vào 5 yếu tố chính là độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe và số tiền bảo hiểm. Nhưng thực tế, còn nhiều yếu tố kỹ thuật khác ảnh hưởng đến công thức tính phí bảo hiểm................... 53 Theo đó, phí bảo hiểm nhân thọ là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm trong một kỳ hạn nhất định. Số tiền này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm còn thời hạn hiệu lực. Tùy theo nhu cầu và điều kiện bắt buộc của các gói bảo hiểm nhân thọ mà phía công ty và người tham gia thoả thuận phương pháp, cách thức đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo kỳ (tháng/năm) hoặc đóng một lần. Trong thời hạn hợp đồng, mức phí thường được giữ nguyên không thay đổi, trừ một số trường hợp đặc biệt mức phí có thể tăng hoặc giảm. . .53 Đồng thời, doanh thu từ hoạt động tài chính được nhận diện là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất). Và, thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính............................................................................................................................................... 53 Xác định doanh thu....................................................................................................................... 53 Phụ phí: Phụ phí bao gồm:..............................................................................................................55 x
- * Công thức tính phí bảo hiểm theo kỳ tháng, kỳ quý, kỳ năm: ............................................... 56 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC PH .......................................................................................................................... 197 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Ụ LỤC 1.1 PH .................................................................................................................... 198 Giống nhau:...................................................................................................................................198 xi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở lên sâu rộng, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung ngày càng trở lên có vị thế trong nền kinh tế thế giới. Ở nước ta, đáp ứng xu hướng hội nhập đó, Việt Nam đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo thông lệ các nước nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Trong một DN, kết quả của hệ thống thông tin kế toán là thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển dòng tiền của đơn vị. Vì vậy, chất lượng thông tin kế toán là vấn đề cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả quyết định của người sử dụng thông tin. Theo đó, Doanh thu là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá hiệu quả SXKD của DN, là biến số trong nhiều phép tính và tỉ lệ như chỉ số vòng quay các khoản phải thu, vòng quay tổng TS, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên một cổ phần, biên lợi nhuận thuần, ... đây là những chỉ tiêu được các nhà quản lý rất quan tâm. Do vậy, công tác quản lý và kế toán doanh thu một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhằm duy trì hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Kế toán doanh thu cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, xác thực các thông tin cần thiết liên quan tới doanh thu của DN là cơ sở để nhà quản trị đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động. Hơn nữa, các thông tin về doanh thu được trình bày trên BCTC liên quan với các đặc tính theo đúng yêu cầu pháp luật kế toán trên góc độ của kế toán sẽ đảm bảo tính hữu ích, tính so sánh của thông tin kế toán và từ đó sẽ giúp cho các nhóm đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài DN có những đánh giá đúng về DN cũng như đưa ra các quyết định phù hợp. Bản thân, kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những nội dung đòi hỏi có tính cập nhật cao, nhằm phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, sự thay đổi của trình độ quản lý, chính sách kinh tế, và công nghệ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, trong thời đại thưong mại điện tử, thực tế người sử dụng ̛ 1
- thông tin kế toán sẽ quan tâm nhiều đến kế toán doanh thu hơn kế toán chi phí theo kiểu truyền thống. Bảo hiểm nhân thọ là một ngành kinh tế đặc thù, các sản phẩm kinh doanh đa dạng, hoạt động kinh doanh diễn ra ở phạm vi rộng; là một lĩnh vực kinh doanh gắn liền với an sinh xã hội. Do đó, BHNT không đơn thuần là hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đơn thuần mà còn có sự phức tạp trong các điều kiện đi kèm với hợp đồng bảo hiểm hay quyền lựa chọn thu phí bảo hiểm định kỳ hay một lần; đồng thời thay đổi những chính sách bảo hiểm sẽ dẫn đến những thay đổi trong thu phí bảo hiểm. Điều này đã tạo ra những thách thức lớn cho kế toán trong việc nhận diện doanh thu; đo lương, xác định, ghi nhận và trình bày doanh thu trên BCTC... ̀ Có rất nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề doanh thu mà kế toán cần phải xây dựng hệ thống thông tin để trả lời. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn và đưa ra các giải pháp hoàn thiện về kế toán doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tại mỗi DN BHNT nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, nó mang tính ứng dụng cho cả hiện tại và tưong lai. ̛ Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (gọi tắt là: BaoViet Life), đã có mặt tại thị trường Việt Nam được hơn 25 năm, phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành toàn quốc; doanh thu của TCT BVNT luôn ở mức top đầu của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, do đội ngũ KTV còn non trẻ cũng như phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bên liên quan, thách thức trong việc bắt kịp xu hướng vận động của hoạt động kế toán trên thế giới, các nội dung kế toán doanh thu của TCT BVNT vẫn chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, cần hoàn thiện một cách khoa học và hợp lý hơn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về lý luận kế toán doanh thu trong các DN. Các công trình nghiên cứu đã từng bước hoàn thiện, bổ sung lý luận về kế toán doanh thu trong các DN kinh doanh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng… cũng như lý luận về từng nội dung của kế toán doanh thu trong các DN. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, toàn 2
- diện các nội dung về kế toán doanh thu trong các DN nói chung và DN kinh doanh trong lĩnh vực BHNT nói riêng. Do đó, cần thiết có thêm các nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc về nội dung kế toán doanh thu trong lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng của kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ. Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ” để thực hiện luận án tiến sĩ ngành Kế toán của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu NCS nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án với mục đích hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, các kết quả đạt được và những khoảng trống của các công trình này. Từ đó, xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. NCS phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu theo 02 nhóm: - Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung - Các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung cụ thể của kế toán doanh thu bao gồm: Xác định doanh thu, thu nhận thông tin ban đầu, hệ thống hoá và xử lý thông tin; trình bày và cung cấp thông tin về doanh thu. 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán nói chung tại các doanh nghiệp bảo hiểm Trong phần này, NCS đề cập đến các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu khái quát về kế toán trong DN bảo hiểm. Các nghiên cứu về kế toán doanh thu trong DN bảo hiểm nói chung thường được đề cập chủ yếu trong các giáo trình, sách chuyên khảo và luận án tiến sỹ, cụ thể các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án như sau: Sách giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp bảo hiểm” của tác giả GS.TS. Ngô Thế Chi và TS. Hoàng Mạnh Cừ (2009) đưa ra nghiên cứu về KTTC doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các nội dung về tổ chức công tác kế toán (vai trò, 3
- nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức kế toán tại DNBH), kế toán một số khoản mục trên BCTC (TSCĐ, các khoản đầu tư và các khoản thanh toán), kế toán một số chỉ tiêu trên BCĐKT (doanh thu, chi phí, xác định KQKD), trong đó có kế toán doanh thu (doanh thu phí bảo hiểm, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) [20]. Đây là các nội dung sẽ được NCS kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đề cập đến một số khía cạnh quan trọng khác như tổ chức bộ máy kế toán; các hình thức kế toán tại DNBH; đặc điểm hoạt động kinh doanh BH ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu. Các nội dung này sẽ được nghiên cứu trong luận án của NCS. Sách “Handbook of Accounting for Insurance Companies” của tác giả Clair J.Galloway, Joseph Morris Galloway nhà xuất bản McGraw-Hill năm 2010 [47] được thiết kế để cung cấp cho những người mới làm quen với Kế toán bảo hiểm một cái nhìn tổng quan toàn diện về ghi nhận các kế toán bảo hiểm cơ bản trong đó có các ghi nhận về kế toán doanh thu bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ tập trung vào những quy định và quy tắc của Mỹ trong việc đề ra những nguyên tắc ghi nhật ký các giao dịch, lập các sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính, đồng thời cũng đề cập đến dự trữ chính sách, dự trữ phí bảo hiểm, dự trữ yêu cầu bồi thường, tái bảo hiểm theo chuẩn mực kế toán Mỹ US-GAAP. Điều này tạo ra những khác biệt rất lớn đối với kế toán tại các DN BHNT tại Việt Nam. Sách“Kế toán doanh nghiệp bảo hiểm” của tác giả TS.GVC.Nguyễn Văn Hậu, nhà xuất bản Thống kê năm 2023 [13]. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và XĐKQKD tại các DN bảo hiểm bao gồm các nội dung bộ máy kế toán (tập trung, phân tán và kết hợp), tổ chức thực hiện quy trình kế toán và trình bày thông tin kế toán trên BCTC. Đây là các nội dung sẽ được NCS kế thừa trong luận án. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến một số khía cạnh quan trọng khác như đặc điểm kinh doanh bảo hiểm ảnh hưởng đến kế toán, các nguyên tắc kế toán ghi nhận doanh thu, quy trình luân chuyển chứng từ kế toán. Các nội dung này sẽ được nghiên cứu trong luận án của NCS. Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài PGS.TS.Hoàng Mạnh Cừ - Học viện Tài Chính 4
- (2013). [10] Đề tài đã đưa ra những vấn đề lý luận về doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm DN BHNT và DN bảo hiểm phi nhân thọ. Cùng với đó dựa trên phân tích thực tế công tác kế toán tại các DN bảo hiểm tại VN và cụ thể vào hệ thống kế toán máy của Bảo Việt, nhóm tác giả đã đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu thế để hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán DNBH ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu đa phần tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa đề cập nhiều đến các DN BHNT cũng như việc xác định kết quả kinh doanh cũng như trình bày và cung cấp thông tin về doanh thu. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện kế toán bảo hiểm trong xu thế mở cửa và hội nhập”, của tác giả Hà Thị Ngọc Hà (2005). [19] Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận tổng quan về bảo hiểm và kế toán bảo hiểm trong xu thế mở của và hội nhập. Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng về hệ thống kế toán do nhà nước quy định áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng để nâng cao ưu điểm và khắc phục những hạn chế đối chiếu với chuẩn mực quốc tế để vận dụng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay. Tuy nhiên, luận án đi sâu nghiên cứu vào chính sách kế toán của Nhà nước xây dựng cho DN BH vì vậy chưa nghiên cứu trên quan điểm các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quy định, CMKT như thế nào. Các giáo trình, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nêu trên đã nghiên cứu khái quát về kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp bảo hiểm, tùy theo quan điểm và cách tiếp cận của từng tác giả nhưng nói chung, các nội dung của kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp BHNT chỉ được trình bày một cách khái quát và cơ bản. Thêm vào đó, ngoài các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tổ chức công tác kế toán trong các loại hình doanh nghiệp đặc thù này, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu hoàn thiện liên quan đến hoạt động kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp này. 5
- 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung cụ thể của kế toán doanh thu Trong phần này, NCS đề cập đến các nghiên cứu trong và ngoài nước cụ thể về từng nội dung của kế toán doanh thu. Các nghiên cứu này tuy không nghiên cứu toàn diện tất cả các nội dung của kế toán doanh thu tuy nhiên có nghiên cứu sâu về từng nội dung. Do đó, việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để NCS xác định những nội dung có thể kế thừa từ các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu để phát triển mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận án. 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về xác định doanh thu Trong nghiên cứu “A new system for recognizing revenue” của tác giả Matthew G. Lamoreaux đăng trên tạp chí Journal of Accountancy năm 2012 lại chỉ ra cách thức để nhận biết doanh thu trong trường hợp các giao dịch được quy định chặt chẽ bởi các hợp đồng [49]. Theo nghiên cứu này, vào tháng 11 năm 2012, FASB và IASB đã cùng nhau ban hành bản đề xuất những sửa đổi đối với chuẩn mực ghi nhận doanh thu nhằm yêu cầu đơn vị phải báo cáo nhiều thông tin hơn nữa về các giao dịch phát sinh doanh thu của mình. Theo đó, nguyên tắc cơ bản của mô hình là các DN phải ghi nhận doanh thu nhằm phản ánh quá trình chuyển giao hàng hoá hoặc dịch vụ cam kết cho khách hàng tại giá trị phản ánh được lợi ích kỳ vọng đơn vị có thể thu hồi được. Tuy nhiên, mô hình ghi nhận doanh thu này không thực sự “hoàn hảo” khi áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là loại hợp đồng đặc thù là hợp đồng bảo hiểm. Bài nghiên cứu “GAAP Revenue Recognition for Insurance Entities and Related Organizations” của tác giả Magali Welch, được công bố bởi tạp chí JohnsonLambert CPA and Consultant vào tháng 3 năm 2019. [57] Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các phương thức xác định và nhận diện doanh thu trong các doanh nghiệp bảo hiểm và các cá thể liên quan. Theo đó, tác giả đã chỉ ra bảo hiểm là ngành đặc thù, vì vậy công tác này sẽ phải tập trung vào thời điểm ghi nhận và xác định giá trị doanh thu. Nghiên cứu đã đưa ra 3 nội dung cần giải quyết, đó là: 6
- - Khi khách hàng nộp phí hoặc cam kết nộp phí thì mới được phép ghi nhận doanh thu - DT được ghi nhận và lợi nhuận ghi nhận được kết hợp với nhau - Lợi nhuận được ghi nhận dựa trên những tiêu chí khách quan về giải pháp theo sự rủi ro theo hợp đồng và phải đảm bảo tính thận trọng Có thể thấy, đổi mới phương pháp nhận diện doanh thu theo gợi ý của tác giả cũng đã cung cấp thông tin hữu ích cho các KTV thực hiện công tác kế toán trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tập trung vào các nội dung khác của xác định doanh thu như điều kiện ghi nhận doanh thu và phân loại doanh thu, đặc biệt là doanh thu trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Công trình “Accounting for revenues a framework for standard setting” của nhóm tác giả Yuri Biondi, Robert J.Bloomield, Jonathan C. Glover, Karim Jamal, James A. Obson, Stephen H. Perman và Eiko Tsujiyama (2015) đã đề xuất một phưong pháp kế toán doanh thu như một sự thay thế cho các đề xuất bởi FASB và ̛ IASB [50]. Khuôn mẫu của các tác giả hướng tới mục đích cụ thể hóa, mang lại các giải pháp kế toán thực tế. Có 3 vấn đề đã được xem xét và giải quyết trong nghiên cứu này. Doanh thu được ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc cam kết sẽ thanh toán. Sự ghi nhận doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận kết hợp với nhau, với việc lợi nhuận được ghi nhận dựa trên cơ sở các tiêu chí khách quan và giải pháp cho sự rủi ro theo hợp đồng và phải đảm bảo tính thận trọng. Hai cách tiếp cận khác được đề xuất, đó là: Phưong pháp hoàn thành hợp đồng và phưong pháp tỷ ̛ ̛ suất lợi nhuận. Cách tiếp cận thứ hai yêu cầu giải pháp cho sự không chắc chắn. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả vẫn chỉ dừng lại cách tiếp cận về cách xác định và thời điểm ghi nhận doanh thu mà chưa đề cập đến điều kiện ghi nhận doanh thu và phân loại doanh thu. Một số nghiên cứu như luận án của tác giả Phạm Hoài Nam (2019) “Hoàn thiện công tác kế toán DT, CP và XĐKQKD trong các DN chế biến thức ăn chăn nuôi ở miền Bắc”. [15], “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn