intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ LÊ THỊ MINH TRÍ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ LÊ THỊ MINH TRÍ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRẦN VĂN HỢI 2. TS. NGUYỄN TUẤN ANH HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tôi tự thực hiện. Mọi số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác Tác giả luận án Lê Thị Minh Trí
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi Danh mục cấc bảng.......................................................................................................... vii Danh mục các hình ........................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................. 16 4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ......................................................................... 16 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 17 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài.......................................................................... 18 7. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 22 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 23 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ................ 24 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP .............. 24 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của kế toán quản trị ................................ 24 1.1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị ....................................................................... 29 1.1.3. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị .......................................................... 30 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................... 31 1.2.1. Hiệu quả hoạt động ...................................................................................... 31 1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động ....................................................................... 35 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động .................................................... 38 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................................................................... 40 1.3.1. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.............................................................................. 40 1.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ................................................................................................. 44
  5. iii 1.3.3. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả kinh doanh.................................................................................................. 48 1.3.4. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng nợ ........................................................................................................ 49 1.3.5. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính................................................................................... 50 1.3.6. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi ............................................................................................. 51 1.3.7. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................................................... 52 1.4. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................ 53 1.4.1. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Mỹ ....................................................................................... 53 1.4.2. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Pháp ..................................................................................... 54 1.4.3. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Nhật ..................................................................................... 55 1.4.4. Bài học về vận dụng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................. 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 58 Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ........................................................................ 59 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 59 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................... 59 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính ................................................................................... 62 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán................................................................ 65 2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dầu khí có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kế toán quản trị ............................................................................ 68
  6. iv 2.2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ....................... 73 2.2.1. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào .......................................................... 73 2.2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ............................................................................. 85 2.2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả kinh doanh ............................................................................................ 96 2.2.4. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng nợ .................................................................................... 99 2.2.5. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính.......................................................... 101 2.2.6. Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi .............................................................................................. 102 2.2.7. Thực trạng mối quan hệ giữa quản trị với việc đánh giá hiệu quả xã hội ......................................................................................................... 105 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ........ 108 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 108 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................................ 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 115 Chương 3: NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ........... 116 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM............................................................................................................ 116 3.1.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam ................................................................................. 116 3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam ................................................................................................... 119
  7. v 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM................................................. 120 3.2.1. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào ........................................................................................... 120 3.2.2. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí........................................................................................................ 125 3.2.3. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá kết quả kinh doanh........... 132 3.2.4. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng nợ......... 136 3.2.5. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính .......................................................................................... 137 3.2.6. Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi .............. 139 3.2.7. Hoàn thiện quản trị với việc đánh giá hiệu quả xã hội .............................. 141 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM............................................................................................................ 142 3.3.1. Về phía Nhà nước....................................................................................... 142 3.3.2. Về phía Hội Dầu khí Việt Nam ................................................................. 142 3.3.3. Về phía các công ty kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam ................ 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 145 KẾT LUẬN................................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 148 PHỤ LỤC...................................................................................................................... 152
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQ Bình quân CNG Khí tự nhiên nén CP Chi phí CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý DN DN Doanh nghiệp DTT Doanh thu thuần HQHĐ Hiệu quả hoạt động HQ Hiệu quả KH Kế hoạch KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính LNB Lợi nhuận biên LNG Khí thiên nhiên LPG Khí hóa lỏng NCTT Nhân công trực tiếp NQL Nhà quản lý NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NVL Nguyên vật liệu QT Quản trị SXC Sản xuất chung TH Thực hiện TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TTS Tổng tài sản TX Thường xuyên
  9. vii DANH MỤC CẤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hình thức tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp .......................................... 63 Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp .................................... 66 Bảng 2.3: Đánh giá tính kịp thời của thông tin kế toán quản trị cung cấp..................... 67 Bảng 2.4: Đánh giá tính hữu ích của thông tin kế toán quản trị cung cấp ..................... 67 Bảng 2.5: Đánh giá độ tin cậy của thông tin kế toán quản trị cung cấp......................... 68 Bảng 2.6: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố NVL ............................................................................................................. 74 Bảng 2.7: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố NVL ............................................................ 75 Bảng 2.8: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố TSCĐ ........................................................................................................... 76 Bảng 2.9: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin KTQT cung cấp phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố lao động....................................................... 77 Bảng 2.10: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố TSCĐ .......................................................... 78 Bảng 2.11: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố lao động....................................................... 78 Bảng 2.12: Giá mua, giá bán khí của nén tự nhiên CNG ............................................... 79 Bảng 2.13: Sản lượng mua, bán hàng hóa của Công ty CP TM đầu tư dầu khí Nam sông Hậu (PSH) ...................................................................................................... 79 Bảng 2.14: Kế hoạch dự trữ xăng dầu của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên ............................................................................................................................ 80 Bảng 2.15: Chỉ tiêu hoạt động Kho xăng dầu của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên............................................................................................................... 80 Bảng 2.16: Giá trị xăng dầu tồnkho của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX)............. 81 Bảng 2.17: Báo cáo sản lượng LPG tiêu thụ trong năm 2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn dầu khí Anpha (ASP) ............................................................................. 81 Bảng 2.18: Nhóm tài sản và thời gian khấu hao tài sản cố định của Công ty Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (PPY).................................................................................. 83 Bảng 2.19: Nhóm tài sản và tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) ................................................ 83
  10. viii Bảng 2.20: Cơ cấu lao động của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 2020 ........................... 84 Bảng 2.21: Bảng đánh giá năng suất lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu năm 2019 - 2020.............................................................................. 85 Bảng 2.22: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin KTQT cung cấp phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí NVLTT ........................................... 86 Bảng 2.23: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin KTQT cung cấp phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí nhân công trực tiếp ......................... 87 Bảng 2.24: Thống kê mô tả nhu cầu của NQL về thông tin KTQT cung cấp phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí sản xuất chung ................................ 87 Bảng 2.25: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí NVLTT ........................................... 88 Bảng 2.26: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí NCTT .............................................. 89 Bảng 2.27: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí SXC................................................. 89 Bảng 2.28: Thống kê mô tả nhu cầu cảu NQL về thông tin của KTQT phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN ...................... 90 Bảng 2.29: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT cho NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN .................................................................................................................................... 91 Bảng 2.30: Báo cáo kế hoạchchi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất LPG của Tổng công ty khí Việt Nam - GAS năm 2021 ......................................................... 92 Bảng 2.31: Báo cáo kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất LPG của Tổng công ty khí Việt Nam - GAS năm 2021 ......................................................... 93 Bảng 2.32: Báo cáo kế hạch chi phí nhân công của GAS năm 2016 - 2020 ................. 93 Bảng 2.33: Báo cáo kế hoạch chi phí kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty khí Việt Nam năm 2021 .................................................................................................. 94 Bảng 2.34: Bảng kế hoạch chi phí kinh doanh xăng dầu của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Phú Yên năm 2021 ............................................................................. 95 Bảng 2.35: Thống kê mô tả nhu cầu thông tin của NQL phục vụ đánh giá kết quả kinh doanh ................................................................................................................. 96 Bảng 2.36: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT phục vụ NQL đánh giá kết quả kinh doanh .................................................................................. 97 Bảng 2.37: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty CNG Việt Nam .............................. 98
  11. ix Bảng 2.38: Thống kê mô tả nhu cầu thông tin của NQL phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng nợ ................................................................................................................. 99 Bảng 2.39: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT phục vụ NQL đánh giá hiệu quả sử dụng nợ .............................................................................. 100 Bảng 2.40: Thống kê mô tả nhu cầu thông tin của NQL phục vụ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính ...................................................................................... 101 Bảng 2.41: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT phục vụ NQL đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính ...................................................... 102 Bảng 2.42: Thống kê mô tả nhu cầu thông tin của NQL phục vụ đánh giá khả năng sinh lợi ................................................................................................................... 103 Bảng 2.43: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT phục vụ NQL đánh giá khả năng sinh lợi ................................................................................... 103 Bảng 2.44: Chỉ số tài chính tại Công ty cổ phần CNG Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 - 2020 ............................................................................................................ 104 Bảng 2.45: Tỷ suất sinh lợi của các DN ngành khí theo mảng hoạt động năm 2020 ....................................................................................................................... 104 Bảng 2.46: Thống kê mô tả nhu cầu thông tin của NQL phục vụ đánh giá hiệu quả xã hội ....................................................................................................................... 105 Bảng 2.47: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng thông tin của KTQT phục vụ NQL đánh giá hiệu quả xã hội ...................................................................................... 106 Bảng 2.48: Mức lương bình quân người lao động tại Công ty CP TM Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) năm 2018 - 2020 ......................................................... 106 Bảng 2.49: Các khoản phải nộp nhà nước củaCông ty CP TM Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) năm 2018 - 2020 ...................................................................... 107 Bảng 2.50: Giá trị kinh tế phân phối của Tổng công ty CNG Việt Nam..................... 107 Bảng 3.1: Báo cáo về giá mua, giá bán khí của Công ty cổ phần CNG Việt Nam năm 2021............................................................................................................... 121 Bảng 3.2: Báo cáo sản lượng mua, bán xăng dầu theo mặt hàng của Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu năm 2021 ........................................ 121 Bảng 3.3: Báo cáo tồn kho theo mặt hàng tại Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu năm 2021 ............................................................................ 122 Bảng 3.4: Báo cáo quản trị số ngày tồn kho của mặt hàng xăng dầu tại Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu năm 2021 ................................... 122
  12. x Bảng 3.5: Báo cáo chênh lệch hao hụt định mức và thực tế tại Công ty cổ phần dầu khí Thái dương (TDG) năm 2021 .......................................................................... 124 Bảng 3.6: Báo cáo tình hình lao động ........................................................................... 125 Bảng 3.7: Báo cáo chi phí sản xuất ............................................................................... 126 Bảng 3.8: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVLTT ............................................... 127 Bảng 3.9: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp ............................. 128 Bảng 3.10: Báo cáo năng suất lao động ........................................................................ 128 Bảng 3.11: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí SXC cố định ..................................... 129 Bảng 3.12: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung biến đổi .................... 129 Bảng 3.13: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất ............................. 130 Bảng 3.14: Báo cáo chi phí theo khoản mục ................................................................ 130 Bảng 3.15: Báo cáo phân tích chi phí hữu ích sản phẩm A ......................................... 131 Bảng 3.16: Báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp .......................... 131 Bảng 3.17: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý DN ....................................... 132 Bảng 3.18: Báo cáo so sánh lợi nhuận theo từng điểm bán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn dầu khí Anpha (ASP) .................................................................................... 133 Bảng 3.19: So sánh cơ cấu lợi nhuận theo vùng quý 1/2020 với quý 1/2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn dầu khí Anpha (ASP) ....................................................... 134 Bảng 3.20: Báo cáo cơ cấu lợi nhuận theo ngành hàng quý 1/2020 với quý 1/2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn dầu khí Anpha (ASP) .................................... 134 Bảng 3.21: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) năm 2021 .................................................................................... 135 Bảng 3.22: Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) ............................................................ 136 Bảng 3.23: Báo cáo theo dõi các khoản nợ ................................................................... 137 Bảng 3.24: Báo cáo tình hình đầu tư ............................................................................. 138 Bảng 3.25: Báo cáo lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp theo mặt hàng của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung .......................................................... 139 Bảng 3.26: Báo cáo lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận ròng theo mặt hàng của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung ................................................ 140 Bảng 3.27: Báo cáo đánh giá khả năng sinh lợi............................................................ 140 Bảng 3.28: Báo cáo đánh giá hiệu quả xã hội............................................................... 141
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Các chức năng cơ bản của quản lý ............................................................26 Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại các DN được khảo sát .....................65 Hình 3.1: Cơ cấu lợi nhuận theo ngành hàng Q1/2021...........................................135
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tương đối ổn định. Từ một đất nước nghèo, chỉ trong vài chục năm, Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng nhanh, công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Chất lượng sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Chính trị, xã hội bình ổn, quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế của Việt Nam không ngừng tăng cao trên trường quốc tế. Tiềm lực tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều, tạo vị thế và năng lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển với triển vọng tốt đẹp. Trong gần 35 năm qua, đồng hành trong công cuộc đổi mới đất nước, là một trong những trụ cột của nền kinh tế, ngành dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp cho Ngân sách nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ qua đó góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Hoạt động thăm dòkhai thác dầu khí ở thềm lục địa cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Năm 2020, doanh thu các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí đạt trên 566.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.500 tỷ đồng; trong khi khối doanh nghiệp đóng góp khoảng 42% GDP, thì các DN kinh doanh dầu khí chiếm khoảng 20% GDP của cả nước, hoàn thành nộp ngân sách nhà nước 82.100 tỷ đồngchiếm13,6%, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu năm đến nay, khiến nhiều ngành sản xuất trên toàn cầu lâm vào tình cảnh khốn đốn, hoạt động giao thông vận tải đình trệ, giá dầu thế giới giảm mạnh kéo dài, đặt ngành dầu khí Việt Nam đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển. Những tháng đầu năm 2020 thực sự là quãng
  15. 2 thời gian đầy khó khăn đối với ngành dầu khí Việt Nam. Sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới sự sụt giảm mạnh các hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa và hành khách ở tất cả các loại hình đường bộ, hàng không..., khiến cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tổng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong cả nước Quý I/2020 ước giảm khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu trong nước, đã hạn chế nhập hàng để chờ giá giảm, chiết khấu bán lẻ trên thị trường. Điều này đã làm lượng tồn kho các sản phẩm xăng, dầu tại các nhà máy lọc dầu tăng mạnh. Nhằm giảm thiểu thiệt hại trước “khủng hoảng kép”, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nhanh chóng có những biện pháp ứng phó, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Triển khai đồng bộ các gói giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực hoạt động về: Quản trị, đầu tư, tài chính, thị trường và cơ chế chính sách; tính toán phương án mua dự trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu nhằm tranh thủ cơ hội giá dầu chạm đáy làm động lực tăng trưởng khi thị trường ấm trở lại, đồng thời cắt giảm chi phí và sản xuất ở một mức độ có thể vừa đáp ứng được nhu cầu vừa giảm tối thiểu được số lỗ. Trong quá trình điều hành doanh nghiệp (DN), các nhà quản trị (NQT) phải trao đổi, cập nhật thông tin kế toán. NQT sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Để làm được điều này, NQT cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp NQT nhận diện những vấn đề cần phải điều chỉnh.Hơn nữa, để đánh giá hiệu quả hoạt động các NQT còn đòi hỏi thông tin kế toán phải đầy đủ, kịp thời, chính xác nhằm thực hiện tốt các chức năng và hoạt động quản trị của mình. Như vậy, KTQT có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN. Dựa trên các thông tin của KTQT cung cấp, các NQT đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN trong nền kinh tế thị trường.
  16. 3 Thực tế hiện nay tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam, KTQT phục vụ công tác quản lý nói chung và phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động nói riêng vẫn còn rất nhiều tồn tại cần hoàn thiện. Trước hết là nhận thức của những người làm công tác quản lý về vai trò của KTQT cũng như mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động chưa được thỏa mãn, KTQT vẫn bị coi nhẹ. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá HQHĐ do KTQT cung cấp chưa phản ánh đúng thực trạng hiệu quả hoạt động tại đơn vị. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động chủ yếu là so sánh giản đơn. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan 2.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. Bản chất của thông tin trong kế toán quản trị là thông tin quản lý. Thông tin mà kế toán quản trị cần nắm bắt bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Trước khi tập hợp thông tin kế toán quản trị phải biết rõ mục đích của thông tin đó. Vai trò trách nhiệm truyền thống của kế toán quản trị đang được mở rộng bao hàm cả các nhu cầu đối với quá trình ra quyết định chiến lược kinh doanh. Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất. Cùng với sự phát triển của KTQT, có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng KTQT trong các DN. Phạm Quang (2002) với đề tài “Phương hướng xây dựng
  17. 4 hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam” [15]. Luận án đã phân tích và đưa ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống KTQT và xây dựng hệ thống báo cáo KTQT trong các DN nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT là chức năng định hướng và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn kiểm soát. Luận án đã nghiên cứu thực trạng của hệ thống báo cáo KTQT qua hai thời kỳ là kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý DN theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đồng thời trình bày mục đích, nội dung, kết cấu, tác dụng và phương pháp lập báo cáo KTQT để thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT. Huỳnh Lợi (2008) trong nghiên cứu “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” đã xây dựng mô hình và cơ chế vận hành KTQT trong DN sản xuất nhằm xác lập nền tảng hoạt động, nền tảng quản trị, đối tượng nghiên cứu của KTQT... Luận án trình bày tổ chức quy trình công việc, thủ tục lập báo cáo KTQT, xác lập cơ chế tổ chức nhân sự thực hiện KTQT để tổ chức áp dụng KTQT phù hợp với đặc điểm sản xuất của DN [13]. Khi tiếp cận các nội dung của kế toán quản trị chi phí theo chức năng thông tin thì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được các nội dung cụ thể của kế toán quản trị chi phí cần thực hiện để thu nhận, phân tích và xử lý các thông tin chi phí trong doanh nghiệp cho mục đích cung cấp thông tin để quản trị doanh nghiệp như: nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Hoản (2012) trong luận án “Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam”[10], luận án đã nêu được các nội dung cụ thể mà kế toán quản trị chi phí cần thực hiện bao gồm: Ghi nhận ban đầu về chi phí; Phân loại chi phí; Xây dựng định mức, dự toán chi phí; Phương pháp xác định chi phí; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận; Tổ chức kế toán trách nhiệm chi phí; Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí; Đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích thông tin ra quyết định. Cũng theo cách tiếp cận này, tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) trong luận án“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam” [2], luận án đã tổng hợp những nội dung của kế toán quản trị chi phí theo năm phần chính bao gồm: Những cách phân loại chi phí
  18. 5 được nhà quản lý sử dụng và sử dụng cho mục đích nào; Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí để theo dõi và kiểm soát chi phí phát sinh trên cơ sở các chi phí đã được phân loại để phù hợp với yêu cầu quản lý; Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí nhằm tính toán chính xác chi phícho từng đối tượng cụ thể; Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí và phân tích các thông tin về chi phí để phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý. Và các nghiên cứu khác như nghiên cứu của tác giả Đinh Thị KimXuyến (2014) trong luận án “Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tạicác doanh nghiệp viễn thông di động” [25]; Tác giả Đào Thúy Hà (2015) trongluận án “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuấtthép ở Việt Nam” [8]. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã nêu được các nội dung mà kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo chức năng cung cấp thông tin kế toán như: Ghi nhận ban đầu; phân tích, xử lýthông tin và cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Tuy nhiên việc nghiên cứu cácnội dung của kế toán quản trị chi phí theo cách này chưa thể hiện được mục đíchcủa kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin để nhà quản trị thực hiện cácchức năng quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp cận nội dung của kế toán quản trị chi phí theo chu trình thông tin kế toán thì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được các nội dung của kế toán quản trị chi phí bao gồm các khâu cơ bản trong tổ chức hoạt động như: Tổ chức hệ thống chứng từ; tổ chức hệ thống tài khoản; tổ chức tính giá và tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Cụ thể có nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã đề cập đến hệ thống báo cáo KTQTCP vận tải, theo đó hệ thống bao gồm: báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý; báo cáo cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch; báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá; báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Ứng với mỗi loại báo cáo tác giả đã đề cập đến cơ sở và căn cứ lập cũng như tác dụng của từng loại báo cáo[11]. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tần xuất của các loại báo cáo này khi cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp vận tải. Đồng quan điểm với cách tiếp cận này có các nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012)
  19. 6 với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [1] đã đề xuất hệ thống báo cáo KTQTCP trong các doanh nghiệp vận tải, bao gồm (1) Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo loại hình vận chuyển; (2) Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông qua báo cáo tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí; (3) Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý thông qua báo cáo phân tích chênh lệch chi phí vận tải. Tuy nhiên tác giả mới so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán để xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân tố nào (nhân tố lượng, nhân tố giá, nhân tố mức tiêu hao) tác động làm phát sinh chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp. Điều này làm hạn chế quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thạch (2012) trong luận án “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trongcác doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay” [18], luận án đã phân tích, hệ thống hóa các quan điểm cơ bản của tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất theo hai loại hình: tổ chức kế toán tàichính thiên về loại hình kế toán tĩnh và tổ chức kế toán tài chính thiên về loại hình kế toán động. Luận án đã đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí với các nội dung hoàn thiện được tiếp cận theo chu trình thông tin kế toán như: Hoàn thiện tổ chức ghi nhận thông tin ban đầu; Hoàn thiện việc xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và định giá phí của sản phẩm; Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán và hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Nhìn chung các nghiên cứu này đã nêu được các nội dung của kế toán quản trịtrong doanh nghiệp gồm: Hệ thống chứng từ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị chi phí; Hệ thống tài khoản kế toán phục vụ cho kế toán quản trị; Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí. Vì vậy, các giải pháp đưa ra chỉ mới dừng lại ở mục tiêu hướng tới việc cung cấp thông tin về chi phí một cách đầy đủ, kịp thời, đúng đắn cho nhà quản trị mà chưa xuất phát từ nhu cầu thông tin để thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định thì nhà quản trị cần những thông tin chi phí gì, dưới
  20. 7 dạng nào và từ đó kế toán quản trị chi phí cần sử dụng những công cụ nào và thực hiện những công việc gì để đảm bảo cung cấp được các thông tin chi phí theo yêu cầu đó của nhà quản trị. Mục đích của công tác kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản trị. Vì vậy công tác kế toán quản trị phải xuất phát từ việc để thực hiện chức năng này thì nhà quản trị cần những thông tin gì do đó mà kế toán phải sử dụng các công cụ nào để thu nhận và xử lý thông tin nhằm cung cấp cho nhà quản trị. Các nghiên cứu trước đây về kế toán quản trị chi phí đã nêu được các nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung này thường được nghiên cứu một cách rời rạc mà không xuất phát từ yêu cầu thông tin cho việc thực hiện từng chức năng của quản trị như: để thực hiện chức năng hoạch định thì nhà quản trị cần những thông tin nào từ kế toán quản trị chi phí, để thực hiện chức năng tổ chức thực hiện thì nhà quản trị cần những thông tin nào từ kế toán quản trị chi phí….Dođó, khi nghiên cứu các nội dung này thì các nghiên cứu trước đây đều chưa làm rõ được mục đích thực hiện nội dung này là để cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng nào. 2.2. Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp HQHĐ được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội mà một cá nhân hay tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau, nhưng có thể nói rằng mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với bất kỳ loại hình sở hữu nào đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Khi đó, bên cạnh hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế là tiêu chí chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá HQHĐ chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các DN sử dụng tư trước đến nay. Đánh giá HQHĐ giúp DN tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu, từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của DN. Điều đó có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1