intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

24
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam" nhằm đo lường TFP ngành nông nghiệp Việt Nam (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) bằng phương pháp chỉ số, cụ thể là công thức chỉ số Tornqvist để đóng góp về mặt tổng quan các phương pháp đo lường TFP nông nghiệp Việt Nam, kết quả tính toán được dùng để đối sánh với kết quả của các nghiên cứu khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ HOÀNG MINH NGUYỆT ĐO LƯỜNG NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ HOÀNG MINH NGUYỆT ĐO LƯỜNG NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Lê Hoàng Minh Nguyệt
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Bích - người hướng dẫn khoa học của tôi. Cô là người đã dạy tôi những kiến thức về thống kê và cũng là người đã giúp tôi phát triển và thực hiện ý tưởng nghiên cứu này. Tiếp theo, xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã cùng tham gia thảo luận, nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để Luận án được hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn các anh chị trong Tổng cục Thống kê và các cơ quan Bộ, ngành đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khoa Thống kê, các thầy cô và đồng nghiệp trong khoa cũng như trường Đại học Kinh tế quốc dân vì đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin cảm ơn Viện Sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn quan tâm, động viên, làm hậu phương vững chắc để tôi có thể yên tâm thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, Luận án này là món quà xin được tri ân người bố kính yêu đã qua đời của tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do khả năng có hạn nên luận án còn tồn tại nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................................... xi DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................ xii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP ...........................11 1.1. Một số vấn đề cơ bản về năng suất trong nông nghiệp..................................11 1.1.1. Khái niệm về năng suất trong nông nghiệp ..................................................11 1.1.2. Ý nghĩa của năng suất trong nông nghiệp ....................................................13 1.1.3. Đặc điểm của năng suất trong nông nghiệp ..................................................14 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp .....................................15 1.2. Phân loại các chỉ tiêu năng suất trong nông nghiệp ......................................16 1.2.1. Năng suất đơn nhân tố (PFP) ........................................................................16 1.2.2. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) .........................................................18 1.2.3. Khuyến nghị sử dụng năng suất đơn nhân tố và năng suất các nhân tố tổng hợp ..................................................................................................................20 1.3. Các nguồn của tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp ..............................................................................................................21 1.3.1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô .........................................................21 1.3.2. Thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi công nghệ và tăng trưởng TFP ..........23 1.4. Các cách tiếp cận để đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp ...............................................................................................................25 1.4.1. Phân loại các phương pháp đo lường TFP....................................................25
  6. iv 1.4.2. So sánh các phương pháp đo lường TFP phổ biến .......................................27 1.5. Đầu ra và đầu vào trong tính năng suất nông nghiệp ...................................31 1.5.1. Đầu ra của ngành nông nghiệp .....................................................................31 1.5.2. Đầu vào của ngành nông nghiệp...................................................................33 1.6. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp tính năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp .............................................................................................40 1.6.1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết .............................................................40 1.6.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................43 1.6.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận án ..........................................................47 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................50 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .......................................................51 2.1. Lựa chọn phương pháp tính năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp Việt Nam .......................................................................................................51 2.2. Khung lý thuyết của các phương pháp tính TFP nông nghiệp .....................53 2.2.1. Chỉ số Tornqvist trong đo lường TFP nông nghiệp ......................................53 2.2.2. Phương pháp bao dữ liệu ..............................................................................55 2.3. Xác định đầu ra, đầu vào và điều chỉnh chất lượng đầu vào tính TFP nông nghiệp Việt Nam ............................................................................................67 2.3.1. Đầu ra............................................................................................................68 2.3.2. Đầu vào .........................................................................................................70 2.3.3. Điều chỉnh chất lượng đầu vào để tính TFP nông nghiệp ............................76 2.4. Tóm tắt về khung nghiên cứu và bộ dữ liệu để tính TFP nông nghiệp của luận án .......................................................................................................................82 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................84 CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG CHỈ SỐ TORNQVIST TÍNH NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020 .....86 3.1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam ..............................................................86 3.1.1. Chính sách nông nghiệp Việt Nam từ năm 1976 đến nay ............................86 3.1.2. Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam ....................................................87
  7. v 3.1.3. Các yếu tố sản xuất nông nghiệp ..................................................................89 3.2. Thống kê mô tả đầu ra, đầu vào tính năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp giai đoạn 2000-2020 ............................................................................91 3.2.1. Đầu ra............................................................................................................91 3.2.2. Đầu vào .........................................................................................................94 3.3. Tính năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 .......................................................................................................101 3.3.1. TFP chưa thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào ...................................101 3.3.2. TFP có thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào .......................................104 3.4. Hàm ý chính sách và khuyến nghị .................................................................113 3.4.1. Hàm ý chính sách........................................................................................113 3.4.2. Khuyến nghị................................................................................................114 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................119 CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU TÍNH VÀ PHÂN RÃ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 ..................................................................................121 4.1. Thống kê mô tả tính TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020 .....121 4.1.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................121 4.1.2. Thống kê mô tả đầu ra và đầu vào tính TFP nông nghiệp ..........................122 4.2. Các kết quả ước lượng và phân rã chỉ số năng suất Malmquist cổ điển ...127 4.2.1. Ước lượng và phân rã TFP nông nghiệp bình quân năm............................127 4.2.2. Ước lượng và phân rã TFP nông nghiệp theo tỉnh/thành phố bình quân giai đoạn 2010-2020 ..............................................................................................................129 4.2.3. Ước lượng và phân rã TFP nông nghiệp tỉnh/thành phố theo năm giai đoạn 2010-2020 .............................................................................................................132 4.2.4. Ước lượng TFP nông nghiệp theo vùng giai đoạn 2010-2020 ...................134 4.3. Các kết quả ước lượng và phân rã chỉ số năng suất Malmquist toàn cục .137 4.3.1. Đặc thù vùng nông nghiệp của Việt Nam...................................................137 4.3.2. Năng suất đơn nhân tố theo vùng ...............................................................140 4.3.3. Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist toàn cục ...........................................141
  8. vi 4.4. Hàm ý chính sách và khuyến nghị .................................................................146 4.4.1. Hàm ý chính sách........................................................................................146 4.4.2. Khuyến nghị................................................................................................148 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................151 KẾT LUẬN ................................................................................................................152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......156 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................157 PHỤ LỤC ...................................................................................................................167
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Association of South Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN East Asian Nations (ASEAN). APO Asian Productivity Organization Tổ chức Năng suất châu Á Bộ NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BPC Best Practice Change Thay đổi tiến bộ công nghệ BPG Best Practice Gap Khoảng cách hoạt động tối ưu CIM Curriculum Inventory Phương pháp hàng tồn kho hiện ại Management CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CRS Constant Return to Scale Hiệu quả không đổi theo quy mô DEA Data Envelopment Analysis Phân tích bao dữ liệu DMU Decision Making Unit Đơn vị ra quyết định The Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông FAO Organization nghiệp Liên Hợp quốc The Food and Agriculture Bộ dữ liệu của Tổ chức Lương thực FAOSTAT Organization Statistics và Nông nghiệp Liên Hợp quốc GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistics Organization Tổng cục Thống kê IFA International Fertilizer Asociation Hiệp hội Phân bón Thế giới ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động quốc tế International standard industrial ISIC classification of all economic Hệ thống phân ngành quốc tế activities LFS Labor Force Survey Điều tra Lao động - Việc làm MFP Multi factor productivity Năng suất đa yếu tố Organization for Economic OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development
  10. viii Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Association of South Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN East Asian Nations (ASEAN). APO Asian Productivity Organization Tổ chức Năng suất châu Á PE Pure Efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần túy Năng suất đơn nhân tố (Năng suất PFP Partial Factor Productivity riêng phần) PIM Perpetual Inventory Management Phương pháp hàng tồn kho vĩnh viễn PPC Đường giới hạn khả năng sản xuất SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô SFA Stochastic frontier analysis Phân tích biên ngẫu nhiên SNA System of National Accounts Hệ thống Tài khoản quốc gia TC Technical change Thay đổi công nghệ TE Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật TEC Technical efficiency change Thay đổi hiệu quả kỹ thuật TFP Total Factor Productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp TGC Technical Gap Change Thay đổi khoảng cách công nghệ TGR Technical Gap Ratio Tỷ số khoảng cách công nghệ TII Total Input Index Chỉ số lượng đầu vào TOI Total Ouput Index Chỉ số lượng đầu ra United State Department of USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Agriculture Vietnam Household Living VHLSS Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam Standards Survey VRS Variable Return to Scale Hiệu quả thay đổi theo quy mô Vietnam standard industrial VSIC classification of all economic Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam activities WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt về đặc tính của bốn phương pháp đo lường TFP phổ biến .............28 Bảng 2.1: Tỷ lệ đóng góp của một số mặt hàng trồng trọt và chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ............................69 Bảng 3.1: Lượng thuốc trừ sâu trên một ha đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ..................................................................................................100 Bảng 3.2: TOI, TII, TFP nông nghiệp Việt Nam theo cách so sánh liên hoàn giai đoạn 2000-2020 ..................................................................................................102 Bảng 3.3: Chỉ số chất lượng lao động nông nghiệp và hệ số điều chỉnh chất lượng lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ....................................107 Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh chất lượng lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ..................................................................................................108 Bảng 3.5: TOI, TII, TFP nông nghiệp Việt Nam (đã điều chỉnh chất lượng đầu vào đất) .......................................................................................................109 Bảng 3.6: Chỉ số TFP nông nghiệp Việt Nam đã điều chỉnh chất lượng đầu vào đất và lao động giai đoạn 2000-2020 ....................................................................110 Bảng 3.7: Tác động của điều chỉnh chất lượng đầu vào đến tốc độ tăng TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ......................................................113 Bảng 4.1: Thống kê mô tả tổng giá trị sản xuất nông nghiệp các tỉnh/thành phố theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2010-2020 ......................................................122 Bảng 4.2: Thống kê mô tả diện tích đất sản xuất nông nghiệp các tỉnh/thành phố, giai đoạn 2010-2020 ..........................................................................................123 Bảng 4.3: Thống kê mô tả số lượng lao động các tỉnh/thành phố giai đoạn 2010-2020....124 Bảng 4.4: Thống kê mô tả tổng công suất máy nông nghiệp các tỉnh/thành phố giai đoạn 2010-2020 ..........................................................................................125 Bảng 4.5: Thống kê mô tả khối lượng phân bón hóa học của các tỉnh/thành phố giai đoạn 2010-2020 ..........................................................................................126 Bảng 4.6: Phân rã chỉ số TFP và các thành phần bình quân năm trong giai đoạn 2010-2020 ..................................................................................................127 Bảng 4.7: Chỉ số Malmquist TFP (Malmquist cổ điển) các nhân tố tổng hợp theo tỉnh/thành phố giai đoạn 2010-2020 ..........................................................129
  12. x Bảng 4.8: Phân rã chỉ số năng suất theo vùng giai đoạn 2010-2020 ...........................134 Bảng 4.10: Năng suất đơn nhân tố theo vùng giai đoạn 2010-2020 ...........................140 Bảng 4.11: So sánh tốc độ tăng TFP nông nghiệp theo 2 công thức chỉ số Malmquist toàn cục và chỉ số Malmquist cổ điển giai đoạn 2010 - 2020 ....................142 Bảng 4.12: Chỉ số Malmquist toàn cục và các thành phần giai đoạn 2010-2020 .......144
  13. xi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật (TE) và Hiệu quả quy mô (SE) ..................22 Hình 1.2: Khái niệm về thay đổi hiệu quả kỹ thuật (TEC) và thay đổi công nghệ (TC) ..25 Hình 1.3: Tổng hợp các cách tiếp cận để đo lường TFP ...............................................27 Hình 2.1: Khái niệm về hàm khoảng cách theo hướng tiếp cận đầu ra .........................56 Hình 2.2: Hàm khoảng cách và chỉ số Malmquist TFP theo hướng tiếp cận đầu ra .....57 Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật và tỷ lệ khoảng cách công nghệ trong mô hình đường biên sản xuất chung ..............................................................................................64 Hình 2.4: Chỉ số Malmquist toàn cục ............................................................................65 Hình 2.5: Khung nghiên cứu của luận án ......................................................................82 Hình 4.1: Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam .................................................139
  14. xii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Tốc độ phát triển định gốc sản lượng các sản phẩm nhóm (i) giai đoạn 2000-2020 ...................................................................................................92 Đồ thị 3.2: Tốc độ phát triển định gốc sản lượng các sản phẩm nhóm (ii) giai đoạn 2000-2020 ...................................................................................................93 Đồ thị 3.3: Tốc độ phát triển định gốc sản lượng các sản phẩm nhóm (i) giai đoạn 2000-2020 ...................................................................................................94 Đồ thị 3.4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ..........95 Đồ thị 3.5: Số giờ - người làm việc nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 .......97 Đồ thị 3.6: Số máy móc thiết bị nông nghiệp quy đổi về máy 40 CV giai đoạn 2000-2020 ...................................................................................................98 Đồ thị 3.7: Lượng phân bón NPK Việt Nam sử dụng trong nông nghiệp giai đoạn 2000-2020 .................................................................................................100 Đồ thị 3.8: Lượng thuốc trừ sâu Việt Nam sử dụng trong nông nghiệp giai đoạn 2000-2020 .................................................................................................101 Đồ thị 3.9: TOI, TII, TFP nông nghiệp Việt Nam theo cách so sánh liên hoàn giai đoạn 2000-2020 .................................................................................................103 Đồ thị 3.10: Chỉ số TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2020 (chưa điều chỉnh và đã điều chỉnh chất lượng đầu vào lao động và đất) .............................112
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng suất là một trong những vấn đề được tập trung nghiên cứu và thảo luận. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO, 2007), năng suất là yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế, là phương tiện để hướng tới sự thịnh vượng và mức sống cao hơn. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, do năng suất đo lường sản phẩm được tạo ra từ một cơ sở tài nguyên hiện có, năng suất cũng là một thước đo tốt về bền vững, đặc biệt với các ngành kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên như ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các nguồn lực ngày càng khan hiếm, việc xem xét, tính toán các chỉ tiêu năng suất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách. Với các nước đang phát triển, vấn đề tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp để thu được nhiều sản lượng hơn từ cùng một lượng tài nguyên là yếu tố cần thiết để cải thiện và bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường. Có nhiều định nghĩa về năng suất. Hiện nay, quan điểm phổ biến và đơn giản nhất về năng suất là xem năng suất như là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa “kết quả đầu ra” và các “yếu tố đầu vào” tương ứng. Để đo lường năng suất nông nghiệp, có hai chỉ tiêu cơ bản là Năng suất riêng phần, hay còn gọi là Năng suất đơn nhân tố (Partial Factor Productivity - PFP) và Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP). Năng suất đơn nhân tố đo lường khối lượng đầu ra được sản xuất bởi một đầu vào duy nhất. Năng suất nhân tố tổng hợp tính đến sự đóng góp của các yếu tố đầu vào chính và đo lường mức độ hiệu quả của sự kết hợp các yếu tố đầu vào chính trong quá trình sản xuất. Năng suất đơn nhân tố có ưu điểm là dễ tính và dễ giải thích, yêu cầu về nguồn dữ liệu cũng đơn giản hơn, có thể được tính từ một nguồn dữ liệu đơn lẻ. Nhưng vì năng suất đơn nhân tố chỉ tính trên một loại đầu vào, không xem xét đến việc sử dụng các đầu vào khác nên kết quả không mang tính toàn diện, có thể gây khó khăn cho việc ra quyết sách. Vì vậy, cần đo lường năng suất kết hợp của tất cả các yếu tố chính của sản xuất được sử dụng để sản xuất hàng hóa nông nghiệp, chính là năng suất các nhân tố tổng hợp (FAO, 2018). Nông, lâm nghiệp và thủy sản được xác định là ngành có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam, vừa là một “trụ đỡ” của nền kinh tế, vừa đảm bảo an sinh, an dân, đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù tỷ trọng đóng góp của ngành trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước giảm dần qua các năm
  16. 2 (con số này năm 2021 vào khoảng 12,56% - theo Tổng cục Thống kê, 2021), Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là một ngành quan trọng trong nền kinh tế. Lao động ngành vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lao động của nền kinh tế, con số này năm 2021 vào khoảng 29,10% (Tổng cục Thống kê, 2021). Nông nghiệp là ngành cấp 2 chủ yếu nhất của ngành cấp 1 - Nông, lâm nghiệp và Thủy sản. Vai trò của ngành nông nghiệp nói riêng còn thể hiện ở lĩnh vực xuất khẩu vì đây là ngành có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nông nghiệp đối với Việt Nam là đảm bảo an ninh lương thực. Với dân số khoảng 98,5 triệu người vào năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2021), vấn đề đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề hệ trọng của Việt Nam. Ngày 29/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến hết năm 2030”. Kế hoạch nêu rõ “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước”. Tuy nhiên, với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại và dịch chuyển sang các khu vực kinh tế khác. Điều này gây khó khăn cho việc duy trì sự tăng trưởng nhanh và bền vững của sản xuất nông nghiệp. Vai trò của tăng trưởng năng suất trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để thúc đẩy tăng trưởng năng suất, bên cạnh hoạt động của các đơn vị sản xuất nông nghiệp, rất cần các chính sách nông nghiệp kịp thời và phù hợp. Điều này dẫn đến nhu cầu phải đánh giá năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp. Những thông tin về sự thay đổi năng suất các nhân tố tổng hợp và các thành phần của nó chính là một trong những cơ sở quan trọng của việc đưa ra chính sách. Bởi vì nó không những cho phép nhận thức về TFP nông nghiệp mà còn cho thấy sự tác động của thay đổi công nghệ, tiến bộ trong quản lý sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu về năng suất nói chung và năng suất các nhân tổ tổng hợp nói riêng bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1950, sau nghiên cứu nổi bật của Solow (1957). Trong giai đoạn từ 1950 đến 1970, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để ước tính TFP là hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng (sử dụng các loại hàm sản xuất, đặc biệt là hàm Cobb-Douglas). Tuy nhiên, các phương pháp này không cung cấp thông tin về thay đổi hiệu quả kỹ thuật (TEC) - một thành phần của TFP. Sử dụng hàm sản xuất cũng có nhược điểm là rất nhạy cảm với việc lựa chọn dạng hàm (Nguyễn Thị Lương & Võ Thành Danh, 2020). Chỉ số TFP phi tham số cũng
  17. 3 là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các tài liệu đo lường năng suất. Chỉ số TFP ban đầu được giới thiệu bởi Hicks (1961) và Moorsteen (1961), và được phát triển thêm bởi Christensen (1975) và Diewert (1976, 1992). Theo Alexander B. Darku và cộng sự (2013), trong giai đoạn 1970 - 1980, hầu hết các nghiên cứu về TFP nông nghiệp sử dụng phương pháp chỉ số. Trong những năm gần đây, chỉ số Fisher và Tornqvist là những công thức phổ biến nhất được sử dụng. Sử dụng chỉ số TFP rất dễ áp dụng vì không yêu cầu kỹ thuật ước tính phức tạp. Tuy nhiên, chỉ số không thể được phân rã thành các thành phần là TC và TEC. Ngoài ra, việc tính toán chỉ số TFP yêu cầu thêm thông tin về giá cả đầu ra và đầu vào mà trong nhiều trường hợp không có sẵn. Giai đoạn 1990 - 2000 đánh dấu sự phát triển của các nghiên cứu TFP nông nghiệp sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA). Tuy vậy vẫn có nhiều những nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số hoặc kết hợp chỉ số với phương pháp kinh tế lượng và phương pháp tiếp cận phi tham số. DEA dựa trên việc xây dựng các phương trình tuyến tính để ước tính biên sản xuất dựa trên bộ dữ liệu. Hiệu quả kỹ thuật (TE) được tính bằng cách sử dụng khái niệm hàm khoảng cách (Fare và cộng sự., 1994 và Coelli và cộng sự., 2005). Giai đoạn sau năm 2000, bên cạnh các phương pháp được liệt kê ở trên, nhiều nghiên cứu về TFP trong nông nghiệp sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA). SFA là một phương pháp dựa trên hàm sản xuất ngẫu nhiên, TE trong SEA được xác định bằng cách phân tách phần dư của mô hình hành sai số ngẫu nhiên và hiệu quả kỹ thuật. Phương pháp này được phát triển bởi Aigner và Chu (1968). Theo tổng hợp của tác giả từ OECD (2022) và nghiên cứu của Tim Collie và cộng sự (2005), một số phương pháp đo lường TFP được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay là: phương pháp hạch toán tăng trưởng, mô hình kinh tế lượng (sử dụng hàm sản xuất), phương pháp chỉ số (hai loại chỉ số thường được dùng là Tornqvist và Fisher), phương pháp bao dữ liệu (DEA) và phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA). Tại Việt Nam, trước năm 2000 các nghiên cứu về năng suất trong nông nghiệp chủ yếu tập trung vào năng suất đơn nhân tố (PFP), trong đó đa phần là về năng suất lao động trong nông nghiệp. Sau năm 2000 mới có sự xuất hiện của các nghiên cứu về năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2005, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đã được đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, và được yêu cầu tính cho phạm vi toàn nền kinh tế và ngành kinh tế cấp 1 trong đó có ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Cho đến nay Tổng cục Thống kê vẫn chưa tính chỉ tiêu này một cách thường xuyên và công bố định kỳ trên
  18. 4 Niên giám Thống kê hàng năm của Tổng cục. Các cơ quan nhà nước khác như Viện Năng suất cũng có tính TFP và công bố trên một số Báo cáo năng suất hàng năm nhưng cũng chỉ tính cho ngành cấp 1. Phương pháp tính được áp dụng là hạch toán tăng trưởng và cũng có kết hợp với phương pháp mô hình kinh tế lượng thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas. Bên cạnh việc nghiên cứu và tính toán của các cơ quan nhà nước về TFP nông nghiệp, cũng có nhiều nghiên cứu khác về TFP nông nghiệp. Tuy vậy, các nghiên cứu này thường tập trung ở một sản phẩm cụ thể, thông thường là lúa gạo hoặc một loại cây lâu năm có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về TFP nông nghiệp cho cả ngành nông nghiệp của Việt Nam không nhiều, điển hình là một số nghiên cứu của các tác giả Nguyen và Goletti (2001), Vu Hoang Linh (2009), Ho Dinh Bao (2012), Vu Hoang Linh & Le Dinh Quy Nguyen (2021). Các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu này là hàm sản xuất Cobb- Douglass, DEA, SFA nhưng thời kỳ nghiên cứu mới cập nhật đến năm 2006. Với tình hình nghiên cứu như vậy, có thể thấy vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong việc tính TFP ngành nông nghiệp Việt Nam. Vấn đề đầu tiên là lựa chọn phương pháp tính. Mặc dù có khá nhiều phương pháp ra đời với mục tiêu đo lường TFP nông nghiệp nhưng mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Phương pháp hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng mà các cơ quan nhà nước đang sử dụng có những nhược điểm nhất định. Theo OECD (2022), việc đo lường TFP bằng cách phương pháp hạch toán tăng trưởng đòi hỏi cao về dữ liệu do yêu cầu dữ liệu về số lượng và giá của tất cả các đầu vào và đầu ra. Thứ hai, phương pháp này dựa trên một số giả định quan trọng như lợi nhuận không đổi theo quy mô, cạnh tranh hoàn hảo và sử dụng hết công suất là cần thiết. Nếu những giả định này bị vi phạm, ước tính tăng trưởng TFP sẽ bị sai lệch. Đối với phương pháp mô hình kinh tế lượng, nhược điểm lớn nhất là kết quả rất nhạy cảm với dạng hàm sản xuất được lựa chọn để ước lượng (Nguyễn Thị Lương và Võ Thành Danh, 2020). Ngoài ra, các hệ số trong hàm sản xuất được ước tính dựa trên phương pháp hồi quy nên cũng bị phụ thuộc chất lượng của dữ liệu (Tăng Văn Khiên, 2018). Vấn đề thứ hai là vấn đề xác định đầu ra và đầu vào. Đầu ra để tính TFP nông nghiệp thường được xác định là giá trị sản xuất, sản lượng hoặc giá trị tăng thêm. Trong khi đó, đầu vào là các yếu tố sản xuất chính như đất, lao động, vốn và đầu vào trung gian. Mặc dù về lý thuyết, có thể xác định đầu ra và đầu vào một cách rõ ràng nhưng trong thực tế, do hệ thống thông tin về dữ liệu và trình độ thống kê của mỗi nước khác nhau nên cần phải nghiên cứu cụ thể cho từng trường hợp. Vấn đề thứ ba là phải tính đến sự thay đổi chất lượng của đầu vào,
  19. 5 các tác động của môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên... trong đo lường TFP nông nghiệp. Theo FAO (2018), thay đổi chất lượng đầu vào ảnh hưởng đến tốc độ tăng TFP và cần phải được tính đến khi đo lường, bởi vì mỗi đầu vào khi có chất lượng khác nhau qua thời gian sẽ có năng suất biên khác nhau, cần được xem xét trong quá trình tổng hợp. Kevin Fox (2016) cho rằng, hiện nay sự suy thoái của tài nguyên thiên nhiên, chất lượng của các yếu tố như nước và đất vẫn chưa được đề cập đến trong tính năng suất nông nghiệp, điều này có thể làm sai lệch kết quả tính toán và ảnh hưởng đến mức độ bền vững của tăng năng suất. Từ việc xem xét tình hình nghiên cứu tính TFP nông nghiệp của Việt Nam, tác giả nhận thấy có một số khoảng trống nghiên cứu. Về mặt phương pháp tính, phương pháp chỉ số là một trong những phương pháp truyền thống, có nền tảng khoa học vững chắc từ các nghiên cứu của Diewert (1976), cũng như được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm trên toàn thế giới. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính, dễ giải thích và yêu cầu ít về dữ liệu (Tim Collie và cộng sự, 2005). Tuy nhiên ở Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, hiện chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp chỉ số để tính TFP nông nghiệp Việt Nam một cách trực tiếp. Nhược điểm của phương pháp này là không phân rã được các thành phần cấu thành tăng trưởng TFP, tuy nhiên có thể sử dụng kèm các phương pháp như DEA và SFA để bổ sung kết quả nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp chỉ số sẽ bổ sung không chỉ về mặt tổng quan phương pháp mà có thể sử dụng kết quả để đối sánh với các kết quả từ các phương pháp khác. Về mặt phạm vi tính, đa phần các nghiên cứu tập trung tính cho ngành cấp 1 - Nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc chỉ tính TFP một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như gạo, cà phê, cao su…, vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu tính TFP nông nghiệp cho toàn bộ ngành nông nghiệp (thường được hiểu bao gồm trồng trọt và chăn nuôi). Tính TFP cho ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi là chủ đề nghiên cứu phổ biến do tính chất sản xuất của thủy sản và lâm nghiệp khác biệt so với trồng trọt và chăn nuôi (FAO, 2018). Lựa chọn phạm vi tính này sẽ tạo điều kiện so sánh quốc tế cũng như dễ giải thích các kết quả tính toán. Về mặt thời gian nghiên cứu, các công bố về TFP nông nghiệp của các cơ quan nhà nước không diễn ra một cách chính thức và thường xuyên, trong khi tất cả các nghiên cứu cá nhân về TFP nông nghiệp mới chỉ cập nhật giai đoạn nghiên cứu đến trước năm 2006. Điều nay tạo ra một nhu cầu cấp thiết cần bổ sung kết quả tính TFP nông nghiệp Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Một vấn đề quan trọng khác là cần tính đến thay đổi chất lượng đầu vào, suy thoái tài
  20. 6 nguyên thiên nhiên, tác động của các yếu tố môi trường trong TFP nông nghiệp. Theo hiểu biết của tác giả, hiện nay chưa có nghiên cứu về TFP nông nghiệp Việt Nam thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào, chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập đến tác động của chất lượng đầu vào đến TFP hoặc hiệu quả kỹ thuật (TE) trong nông nghiệp Việt Nam. Từ thực tế đó, tác giả thấy rằng cần có thêm nghiên cứu về năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp ở Việt Nam đề cập sâu hơn tới các vấn đề được nêu trên. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài luận án “Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam”. Trọng tâm nghiên cứu của luận án ngoài hệ thống lý luận về năng suất và TFP nông nghiệp, tác giả sẽ sử dụng phương pháp chỉ số, cụ thể là chỉ số Tornqvist để tính TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000- 2020, đồng thời thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào đất và lao động. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp chỉ số, tác giả sử dụng DEA để tính và phân rã TFP nông nghiệp Việt Nam. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách và khuyến nghị để tăng TFP nông nghiệp Việt Nam cũng như cải thiện công tác thống kê trong vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tính TFP về mặt thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận án là đo lường và phân rã năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ngành nông nghiệp Việt Nam, thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào. Với các mục tiêu cụ thể như sau: - Đo lường TFP ngành nông nghiệp Việt Nam (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) bằng phương pháp chỉ số, cụ thể là công thức chỉ số Tornqvist để đóng góp về mặt tổng quan các phương pháp đo lường TFP nông nghiệp Việt Nam, kết quả tính toán được dùng để đối sánh với kết quả của các nghiên cứu khác. - Thực hiện điều chỉnh chất lượng đầu vào với hai đầu vào quan trọng của nông nghiệp là lao động và đất. Điều chỉnh chất lượng đầu vào sẽ giúp tính đến sự thay đổi về chất lượng của các đầu vào qua thời gian, do vậy sẽ hạn chế được sai lệch của kết quả tính TFP nông nghiệp. - Để các kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp của Chính phủ, luận án thực hiện phân rã TFP nông nghiệp để xác định nguồn tăng năng suất thông qua phương pháp bao dữ liệu (DEA).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2