intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng huy động vốn cho xây dựng NTM, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm huy động vốn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu về phát triển sản xuất và xây dựng NTM của tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LÝ VĂN TOÀN HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––––––––– LÝ VĂN TOÀN HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Ngô Xuân Hoàng 2. TS. Phí Văn Kỷ THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào ở trong và ngoài nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lý Văn Toàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu đề tài luận án “Huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến: Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên; Văn phòng Điều phối chương trình NTM tỉnh Thái Nguyên; Chính quyền địa phương và bà con nhân dân huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành được luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Xuân Hoàng và TS. Phí Văn Kỷ là các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Trong thời gian học tập và nghiên cứu luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động viên giúp đỡ tận tình từ đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo nơi tôi đang công tác tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người thân trong gia đình tôi, đã động viên, chia sẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả Lý Văn Toàn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ............................................................. x MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................... 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 18 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 19 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 19 6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 20 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................... 21 1.1. Lý luận về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ........ 21 1.1.1. Một số khái niệm về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ............................................................................................. 21 1.1.2. Đặc điểm của vốn cho xây dựng nông thôn mới ................................. 30 1.1.3. Nội dung huy động vốn để xây dựng nông thôn mới .......................... 32 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ..................................................................................... 39 1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng và huy động vốn xây dựng nông thôn mới ...... 44 1.2.1. Hình thành và phát triển nông thôn mới ở một số nước trên thế giới .. 44 1.2.2. Hình thành và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam .......................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 64
  6. iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 65 2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 65 2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích.............................................. 65 2.2.1. Khung phân tích nghiên cứu ............................................................... 65 2.2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 66 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 68 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 68 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 73 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 74 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................... 74 2.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 77 Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................ 78 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ........................... 78 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 78 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 80 3.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015...................................................................... 89 3.2.1. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015...................................................................................................... 89 3.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu .................. 93 3.2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...... 97 3.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu ................................................................................... 100 3.3.1. Khái quát tình hình các điểm nghiên cứu .......................................... 100 3.3.2. Kết quả huy động vốn tại các huyện điều tra .................................... 102
  7. v 3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................... 116 3.4. Một số vấn đề có ý nghĩa bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên..................................... 128 3.4.1. So sánh cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở các huyện ............................................................................................... 128 3.4.2. Nợ đọng các công trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên . 129 3.4.3. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 131 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 133 Chương 4: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN................................................... 134 4.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 134 4.1.1. Căn cứ mục tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 ......................................................... 134 4.1.2. Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020.................................................................. 135 4.1.3. Căn cứ Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ...................................................... 136 4.1.4. Căn cứ vào thực tiễn xây dựng nông thôn mới và huy động vốn cho xây xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên....................................... 137 4.2. Một số giải pháp chủ yếu huy động vốn xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ................................................................ 140 4.2.1. Những giải pháp chung..................................................................... 140 4.2.2. Những giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn..................................... 146 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 150
  8. vi KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 151 1. Kết luận .................................................................................................. 151 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156 PHỤ LỤC.................................................................................................. 163
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) 2 BHYT Bảo hiểm y tế Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (Build operate 3 BOT Transfer) 4 BT Hợp đồng xây dựng, chuyển giao (Build Transfer) Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh (Build Transfer 5 BTO operate) 6 CNH Công nghiệp hóa 7 CN-XD Công nghiệp và Xây dựng 8 CTMTQG Chương trình Mục tiểu quốc gia 9 CSHT Cơ sở hạ tầng 10 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long 11 GO Giá trị sản xuất 12 HĐH Hiện đại hóa 13 HTX Hợp tác xã 14 KTXH Kinh tế xã hội 15 NGO Tổ chức phi chính phủ (Non Governmental Organization) 16 NLN-TS Nông lâm nghiệp và thủy sản 17 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18 NTM NTM 19 NSNN Ngân sách nhà nước Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development 20 ODA Assistance) 21 PPP Quan hệ đối tác công tư (Public Private Partnership) 22 QĐ Quyết định 23 TT Thông tư 24 TM-DV Thương mại và Dịch vụ 25 SXKD Sản xuất kinh doanh 26 WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dự kiến cơ cấu huy động các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ... 37 Bảng 1.2. Kết quả huy động vốn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 .. 38 Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra theo nhóm đối tượng ................................. 70 Bảng 2.2. Thông tin chung về cán bộ xã và khối đoàn thể được điều tra ...... 71 Bảng 2.3. Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................... 72 Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất đai của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 ........ 79 Bảng 3.2. Dân số Thái Nguyên phân theo giới tính và phân theo ................. 80 Bảng 3.3. Tình hình lao động của tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 ....................................................... 81 Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 ........ 84 Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên.................. 85 Bảng 3.6a. Thu nhập bình quân đầu người phân theo thành thị, nông thôn........... 85 Bảng 3.6b. Thu nhập bình quân đầu người phân theo nguồn thu nhập .......... 86 Bảng 3.6c. Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập ................... 87 Bảng 3.7a. tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Thái Nguyên năm 2015 (theo chuẩn nghèo cũ)............................................................................ 87 Bảng 3.7b. tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Thái Nguyên năm 2015 (theo chuẩn nghèo mới*) ........................................................................ 88 Bảng 3.8. So sánh kết quả xây dựng nông thôn mới sau 5 năm .................... 89 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đạt chuẩn nông thôn mới theo các huyện đến năm 2015 ...................................................................................... 91 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong xây dựng nông thôn mới ....... 92 Bảng 3.11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................... 97 Bảng 3.12. Dân số tại các vùng nghiên cứu ................................................ 101 Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất đai tại các vùng nghiên cứu năm 2015 . 101 Bảng 3.14. Huy động vốn xây dựng nông thôn mới huyện Phú Bình ......... 102 Bảng 3.15. Huy động vốn xây dựng nông thôn mới huyện Đồng Hỷ .......... 106
  11. ix Bảng 3.16. Kết quả huy động xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa ... 111 Bảng 3.17. Nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới của cán bộ huyện, xã và của người dân.................................................... 118 Bảng 3.18. Vai trò và sự tiếp cận chương trình nông thôn mới của cán bộ huyện, xã và của người dân ........................................................ 119 Bảng 3.19a. Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, cán bộ khối đoàn thể về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới .............. 120 Bảng 3.19b. Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, cán bộ khối đoàn thể về sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới ............. 121 Bảng 3.20a. Ý kiến của cán bộ xã và đoàn thể về khó khăn trong huy động vốn đóng góp bằng đất đai ................................................. 122 Bảng 3.20b. Ý kiến của cán bộ xã và đoàn thể về khó khăn trong huy động vốn đóng góp bằng bằng tiền ............................................. 122 Bảng 3.21. Một số thông tin về các hộ khảo sát .......................................... 123 Bảng 3.22. Những hoạt động của người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình ..................................................... 124 Bảng 3.23. Các công trình người dân tham gia đóng góp ........................... 125 Bảng 3.24. Sự tham gia đóng góp các công trình người dân theo nhóm xã đã đạt chuẩn và nhóm xã chưa đạt chuẩn .................................... 126 Bảng 3.25. Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.................................................................... 127 Bảng 3.26. Nợ đọng các công trình hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. 129 Bảng 3.27. Tình hình nợ đọng phân theo cấp quản lý nguồn vốn ............... 130 Bảng 4.1. Dự kiến số xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ................................................................ 137 Bảng 4.2. Dự kiến một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ............................................................................. 138 Bảng 4.3. Dự kiến nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2016 - 2020) ................................................. 139
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Khung phân tích của Luận án ....................................................... 66 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên....... 99 Biểu đồ 3.2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................. 100 Biểu đồ 3.3. So sánh cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới của huyện Định Hóa, Phú Bình, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 .................................................... 128
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X Nghị quyết Trung ương VII đã ban hành Nghị Quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu của Nghị Quyết 26-NQ/TW, Chính phủ đã Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn (2010 - 2020) [3]. Chương trình thí điểm và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đều thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung xây dựng NTM là phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng nhân dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Vì vậy xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào cộng đồng”, phát huy sự tham gia và đóng góp của cộng đồng là nguồn vốn chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM, v.v.. Tổng kết chương trình thí điểm xây dựng NTM của cả nước đã rút ra nhiều bài học sâu sắc, trong đó chúng ta đã khẳng định: Đa dạng hoá việc huy động nguồn vốn để xây dựng NTM theo phương châm “Huy động vốn từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”. Thực tiễn cho thấy, với số vốn từ ngân sách Trung ương bố trí cho các xã điểm lúc đầu chiếm 11,9% (300 tỷ đồng), nhưng đã thúc đẩy ngân sách địa phương tham gia và huy động sự tham gia của vốn ngoài ngân sách tới 68,5% [12]. Việc sử dụng nguồn vốn vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc huy động nguồn vốn trong dân theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức,
  14. 2 tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa sang cổng ngõ. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có trên 80% dân số sống ở nông thôn, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã chú trọng đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn bằng nhiều chương trình, dự án, như: Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình kiên cố hoá kênh mương, v.v. qua đó hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước được đầu tư nâng cấp, đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều biến đổi tích cực. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm; hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh còn chậm, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều nơi còn khó khăn; việc huy động, lồng ghép các nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đạt hiệu quả cao. Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bước đầu còn lúng túng. Việc huy động vốn cho xây dựng NTM còn nhiều bất cập như: Tuy tổng vốn đầu tư tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh đối với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến có một số dự án thực hiện kéo dài, chậm phát huy tác dụng hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa thể đi vào thực hiện do thiếu vốn, ảnh hưởng đến lợi ích của cả nhà đầu tư và của toàn tỉnh; Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn từ Trung ương do đó đã giảm khả năng tự chủ và năng động trong các hoạt động đầu tư của tỉnh. Nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn; Tuy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp song ở một số địa phương vẫn còn tình trạng một số cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa. Hiệu quả đầu tư vào các ngành vẫn chưa đạt được mức đề ra, cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển đổi, công nghiệp tuy có những bước phát triển nhưng chưa bền vững.
  15. 3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết là: (i) Các chính sách đầu tư, huy động vốn để xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. (ii) Nhu cầu và khả năng đầu tư, huy động vốn cho xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên. (iii) Những ưu điểm, hạn chế trong cơ cấu đầu tư cho xây dựng NTM ở tỉnh Thái Nguyên. (iv) Khả năng và giải pháp tăng cường huy động vốn cho Xây NTM tỉnh Thái Nguyên trong thời gian trước mắt và lâu dài. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Liên quan đến đề tài xây dựng NTM trong phát triển KT - XH đã có nhiều công trình khoa học, sách tham khảo, các luận văn, luận án, các bài báo, tạp chí đề cập đến nhiều góc độ khác nhau. Đề cập đến vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các giai đoạn khác nhau, điển hình là: a. Nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” của Benedict J.tria Kerkvliet, James Scott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định [4] sưu tầm và giới thiệu, đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Nguyễn Văn Bích, trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại” [5] đã nhìn nhận một cách
  16. 4 khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Trong đó, nội dung nghiên cứu được kết cấu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến (1901-1945); thứ hai, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1945-1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH (1976- 1986); thứ tư, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986- 2006). Cuốn sách đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu được bối cảnh về sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Nguyễn Ngọc Hà, trong cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” [30] đã tập trung làm rõ những điều kiện lịch sử và quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng xã hội nông thôn Việt Nam văn minh hiện đại; nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nông nghiệp và những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Trong đó, tập trung vào nội dung trọng tâm là vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân... Nguyễn Thị Tố Quyên, trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” [47] đã đề cấp đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước những bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn đã được phân tích qua ba trường phái chính đó là: thứ nhất, đề cao vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là cơ sở hay
  17. 5 tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa; thứ hai, với quan điểm tiến thẳng vào công nghiệp hóa, đô thị hóa; thứ ba, với tư tưởng kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích thực trạng một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2000 đến nay trên các mặt thành công và những vấn đề tồn tại chủ yếu của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay. Đỗ Tiến Sâm, trong cuốn sách “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc thực trạng và giải pháp” [50] đã khái quát những vấn đề cơ bản như: khái niệm và quan điểm cơ bản về tam nông; hiện trạng của nông thôn Trung Quốc kể cả những thành tựu, những khó khăn trong giải quyết vấn đề nông thôn và phương hướng, giải pháp xây dựng NTM, XHCN. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích thực trạng nông dân Trung Quốc hiện nay và những chính sách, giải pháp cơ bản đối với nông dân những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo. Nguyễn Xuân Cường, trong cuốn “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung Quốc” [21] đã đề cập đến phát triển nông thôn ở Trung Quốc. Tác giả tập trung nghiên cứu KT - XH nông thôn Trung Quốc thời kỳ trước cải cách mở cửa (1949-1978) cho đến quá trình cải cách và phát triển nông thôn (1978-1991); trong đó, những vấn đề được làm rõ như: chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn (1978-1984), phát triển công nghiệp nông thôn (1985-1991); quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn. Các kết quả nghiên cứu tiếp theo về đẩy mạnh phát triển nông thôn (1992-2003) trên các nội dung về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn thông qua xây dựng hệ thống thị trường nông thôn; điều chỉnh sự phát triển của xí nghiệp Hương Trấn; đổi mới thể chế kinh doanh nông nghiệp; quá trình đô thị hóa nông thôn... và quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn. Những vấn đề của xã hội nông thôn như: xóa đói giảm nghèo nông thôn, việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn, giáo dục nông thôn, hệ thống an sinh xã hội nông thôn...Và xây dựng nông thôn XHCN giai đoạn mới từ 2003 đến nay trên các phương diện thành tựu cải cách, phát triển nông thôn, về chuyển biến
  18. 6 xã hội nông thôn, những khó khăn trong cải cách, phát triển nông thôn, v.v.. Nhìn chung, bức tranh về quá trình phát triển KT - XH nông thôn Trung Quốc giai đoạn (1978-2008) được tác giả trình bày một cách khá đầy đủ. Đào Thế Tuấn, trong bài viết: “Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc” [65] khái quát tình hình nông thôn Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2005, chính sách xây dựng nông thôn XHCN mới: với mục tiêu giảm bớt khoảng cách giữa đô thị - nông thôn và tạo một sự phát triển bền vững. Chính sách chủ yếu của Trung Quốc là hiện nay thực lực kinh tế của Trung Quốc tăng phải thay “lấy nhiều cho ít” bằng “ lấy ít cho nhiều”. Năm 2004 đánh dấu một điểm ngoặt trong cải cách nông thôn của Trung Quốc được thể hiện qua các văn kiện nhằm điều chỉnh chính sách nông nghiệp và thúc đẩy việc xây dựng NTM; trong đó, đã chỉ rõ yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của xây dựng NTM... Chu Hữu Quý, trong cuốn sách “Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam” [46] đã đánh giá thực trạng nông thôn nước ta hiện nay trên hai khía cạnh: vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn; sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực đối với việc chăm lo thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên những đánh giá đó, tác giả nhận định một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, kể cả phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; chủ trương, chính sách tiếp tục phát triển KT - XH nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở năm 1995. Đặng Kim Sơn, với cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” [53] đã nêu bật thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay; những thành tựu, khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.
  19. 7 b. Nghiên cứu về NTM và xây dựng NTM Dự án MISPA 2006, với vấn đề “Lý luận và thực tiễn xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa” do dịch giả Cù Ngọc Hưởng đã nghiên cứu vấn đề xây dựng NTM XHCN ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh. Từ sự hình thành khái niệm, bối cảnh, nội hàm, ý nghĩa thực hiện của sự nghiệp xây dựng NTM XHCN. Công trình tổng hợp ý kiến nhiều chiều của các học giả trong nước trên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như hệ thống lý luận xây dựng NTM XHCN; mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN; hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM, XHCN và lựa chọn các chỉ tiêu cho từng khu vực; Phạm vi, trọng điểm và phương án xây dựng NTM; lý thuyết, nguyên tắc, phương pháp và sự đảm bảo thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM; thể chế quản lý, cơ chế trao vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu ích kinh tế, cơ chế giám sát và cơ chế đảm bảo của sự nghiệp xây dựng NTM, v.v.. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo hữu ích khi tiếp cận đến kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng NTM. Lê Thế Cương với bài viết, “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” [19] đã phân tích những nội dung mấu chốt từ thực tiễn con đường “hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc”, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn ở nước ta. Những bài học được tác giả chỉ ra trên những vấn đề cơ bản như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến một cách rõ rệt để nhận thức sâu sắc hơn vai trò, ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt chủ thể chính là cư dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới cơ chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, quyết liệt những chính sách và chương trình kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đó ban hành; đẩy mạnh phát triển chất lượng nhân lực, nguồn lực kỹ thuật các trường, viện, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp; phát triển công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng; xây
  20. 8 dựng, hỗ trợ, phát triển các tổ chức kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Vũ Văn Phúc, trong cuốn sách “Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn” [44] với nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM, với những nội dung như: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, đặc biệt thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam được trình bày khá phong phú về thực tiễn triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh: Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lai Châu, v.v. Bài viết đăng trên trang http://htu.edu.vn: “Quan điểm của Đảng về xây dựng NTM” khẳng định mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Cấu trúc của NTM được xác định dựa trên những tiêu chí như: đáp ứng yêu cầu phát triển hàng hóa, dân chủ ở nông thôn mở rộng và đi vào trực tiếp, nông dân; nông thôn có văn hóa phát triển...Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách KT - XH sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình NTM. Hồ Xuân Hùng: “Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta” [32] đã nêu rõ nội dung nông thôn và NTM, XHCN Việt Nam được thể hiện ở ba chức năng: chức năng về sản xuất nông nghiệp, gìn giữ bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc và bảo đảm môi trường sinh thái. Tác giả cũng nhấn mạnh một số biện pháp và điều kiện nhằm thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2