Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
lượt xem 10
download
Luận án là tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9. 31. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: TS Trần Ngọc Ngoạn 2: GS.TS Nguyễn Văn Song Hà Nội, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HỘP ................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 24 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: ........................................................ 24 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................ 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................... 37 2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp .......... 37 2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 37 2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ................................................................. 37 2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp .................................................................... 38 2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt ................................................................ 39 2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế ........................................... 40 2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất 42 2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận ................................................. 42 2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết ........................................ 45 2.1.3. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp. ................................ 47 2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt .......................................................................... 48 2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt. .................................................................................................................. 49 2.2.1.1.Đối với hộ nông dân ............................................................................ 49 2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp. ........................................................................ 50 2.2.1.3 Đối với nhà quản lý ............................................................................. 50 ii
- 2.2.2. Điều kiện hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt. .............................................................................................. 51 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập. .............................. 52 2.2.3.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................... 52 2.2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài .................................................. 54 2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân ......................................................................................... 56 2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. .................................................................................................... 56 2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết và kết quả thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt. ................................. 56 2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của tham gia liên kết ........................ 56 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với tỉnh Thái Bình ...................... 56 2.3.1. Một số chính sách liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân . 56 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 59 2.3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc .............................................................. 59 2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan ................................................................... 61 2.3.3. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 63 2.3.3.1 Kinh nghiệm “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang............................... 63 2.3.3.2 Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 65 2.3.3.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình .............................................................. 66 2.3.4. Bài học về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân với tỉnh Thái Bình ..... 68 Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......... 71 3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt và quá trình hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Thái Bình ................................................... 71 3.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình .................................................... 71 iii
- 3.1.2. Đánh giá lợi thế, khó khăn của tỉnh Thái Bình, các nhân tố ảnh hưởng trong thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. ............................... 73 3.1.2.1. Đánh giá lợi thế của tỉnh Thái Bình ................................................... 73 3.1.2.2. Những khó khăn và rào cản ............................................................... 74 3.1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình ........................................................................ 76 3.2. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua. .......................................... 79 3.2.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thời gian vừa qua ở tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 79 3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế .................................................................................................... 97 3. 2.2.1. Phân tích thống kê mô tả về thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ............................................................................................................ 97 3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ..................................................... 109 Phân tích Cronbach’s Alpha.......................................................................... 109 3.2.3. Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình. ................................... 121 3.2.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết sản xuất:......................................................................................................... 121 3.2.2.2 Bài học về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình. .............................................................................. 125 Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HIỆU QUẢ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ...................................................................................... 127 4.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay ................................ 127 4.2. Quan điểm, mục tiêu về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. ..................................... 131 iv
- 4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập ....................................................................................................................... 135 4.3.1. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường chính sách, các thể chế liên quan đến liên kết chủ yếu tập trung vào quá trình tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................... 135 4.3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi giá trị gia tăng .............. 142 4.3.5. Một số giải pháp trọng tâm phát triển HTX nông nghiệp theo luật HTX 2012 trong thời gian tới. ................................................................................ 144 4.3.6. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất ...................................... 146 4.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 148 4.4.1. Về tập trung, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp ................................... 148 4.4.2. Về Hợp tác xã ...................................................................................... 150 4.4.3. Về phát triển liên kết sản xuất ............................................................ 151 KẾT LUẬN .................................................................................................. 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180 v
- DANH MỤC VIẾT TẮT CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CF Contract Farming CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GDP Grosss Doumestic Product HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và công nghệ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao UBND Ủy ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO World Trade Organization vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa 1 10 Doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 2 Bảng 2: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 12 Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên 3 13 kết giữa doanh nghiệp và nông dân 4 Bảng 3.1: Tình hình tích tụ ruộng đất vụ xuân năm 2018 80 Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh 5 81 Thái Bình Bảng 3.3: Tình hình thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình vụ 6 82 xuân 2016 7 Bảng 3.4: Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Bình năm 2017 83 Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu liên kết sản xuất tiêu thụ giữa 8 91 các công ty và hợp tác xã nông nghiệp năm 2017 9 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu đối tượng khảo sát 97 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích 10 98 trong việc liên kết với doanh nghiệp Bảng 3.8: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh 11 99 nghiệp Bảng 3.9: Thống kê chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân 12 101 và doanh nghiệp liên kết Bảng 3.10 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng 13 102 quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết Bảng 3.11 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế 14 104 liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân Bảng 3.12: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm 15 105 trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp 16 Bảng 3.13 : Thống kê phụ thuộc mức độ tham gia của hộ 106 vii
- trong quá trình liên kết Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kiểm định thang đo cho biến 17 109 độc lập & phụ thuộc Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho 18 112 các biến độc lập Bảng 3.16: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ 19 113 thuộc 20 Bảng 3.17: Bảng tổng kết mô hình hồi quy 115 viii
- DANH MỤC CÁC HỘP STT Hộp Trang 1 Hộp 3.1: Hạn chế về cơ chế quản lý trong thực hiện liên kết 74 Hộp 3.2: Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển nông 2 77 sản tỉnh Thái Bình Hộp 3.3: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân tại huyện 3 88 Đông Hưng, tỉnh Tỉnh Thái Bình Hộp 3.4: Mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân tại xã 4 103 Đông Sơn, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Hộp 3.5: Quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân 5 105 tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Hộp 3.6: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân của tổng công 6 107 ty giống cây trồng Thái Bình Hộp 3.7: Quá trình thực hiện liên kết của công ty TNHH 7 Hưng Cúc - KCN Phú Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái 107 Bình Hộp 3.8: Quá trình thực hiện liên kết tại HTX dịch vụ xã 8 108 Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Hộp 3.9: Những khó khăn trong thực hiện liên kết với nông 9 122 dân tại tỉnh Thái Bình ix
- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Bảng Trang 1 Hình 1: Khung phân tích luận án 7 2 Hình 2.1: Mối liện hệ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết 46 Sơ đồ 1: Mô hình xây dựng bảng khảo sát và tiến hành điều 3 16 tra thu thập số liệu. 4 Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan 61 Đồ thị 3.1 : Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích 5 98 trong việc liên kết với doanh nghiệp Đồ thị 3.2: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh 6 100 nghiệp Đồ thị 3.3: Thống kê về chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông 7 101 dân và doanh nghiệp liên kết Đồ thị 3.4 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản 8 103 lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết Đồ thị 3.5 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế 9 104 liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân Đồ thị 3.6: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm khi 10 106 thực hiện liên kết với doanh nghiệp x
- MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nông nghiệp là ngành có những lợi thế nhất định, có tính liên kết cao với nhiều ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Nông nghiệp chính là nguồn cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp cũng sử dụng sản phẩm của các ngành khác như: nhiên liệu, hoá chất, máy móc, năng lượng, tín dụng...Nông nghiệp Việt Nam chính là nguồn cung cấp an ninh lương thực, thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động, là một nhân tố quan trọng đóng góp một phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời giúp duy trì và ổn định được nền kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt giúp cho đất nước chuyển mình từ một nước thiếu ăn thành nước xuất khẩu về hàng hóa nông sản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều “khó khăn, thách thức ” về chất lượng nông sản cũng như sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập thế giới và sự biến đổi khí hậu. Mở rộng hội nhập quốc tế sâu và rộng là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và là nhu cầu thiết yếu đối với hầu hết các nước trong thời đại ngày nay trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với rất nhiều thách thức, khó khăn, mức độ cạnh tranh cao trước hết là trong khu vực ASEAN (AEC). AEC đòi hỏi cắt giảm thuế quan nhanh hơn và một số các sản phẩm nông nghiệp được duy trì thuế suất 5%. Chính vì thế mỗi quốc gia(trong đó có Việt Nam) không thể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định. Vì vậy phải liên kết, hội nhập với các quốc gia khác thì mới có thể giải quyết các vấn đề chung và cùng nhau phát triển. Nếu không đi theo xu thế chung của thế giới, các quốc gia sẽ tự biến mình thành lạc hậu, tụt lùi so với sự tiến bộ từng ngày của thế giới. 1
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số nông thôn là “60,8 triệu người chiếm 64,9% tổng dân số” (Tổng cục thống kê, 2017). Nước ta có nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới như: gạo, cofe, hạt tiêu, điều, chè... Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT, 2018), “giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10.2018 ước đạt 331 triệu USD. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 74% thị phần. Một số thị trường khác cũng có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 35%), Úc (tăng 31,6%), Mỹ (tăng 30,8%) và Hàn Quốc (tăng 24,2%)”. Việt Nam đồng thời nằm trong cộng đồng kinh tế ASEAN, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO...đó chính là những cơ hội cho ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế, sẽ có được một số các chính sách ưu đãi về thuế quan mà cộng đồng kinh tế ASEAN dành cho, từ đó nhằm thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam sang các nước khác. Năm 2018 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 7,08%%, Trong mức tăng 7,08% đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 3,67% (Tổng cục thống kê,2018). Trên thực tế khi tham gia vào hội nhập quốc tế nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: sản xuất nhỏ lẻ, thu nhập thấp, rủi ro cao, khả năng chống đỡ kém, tỷ lệ thương mại thấp, tiếp cận thông tin yếu, chưa liên kết được vào chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản.....Nguyên bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong bài phát biểu tháng 1/2015 cho biết: “Nông dân rất cố gắng, năng suất nhiều nơi cao nhưng cung ứng đầu vào, chất lượng, phân phối và tiêu thụ chưa theo kịp nhu cầu nên giá trị trong chuỗi kinh doanh còn thấp. Vai trò của doanh nghiệp vì thế 2
- hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chính là tạo điều kiện cho nền nông nghiệp gắn kết với thị trường chặt chẽ hơn”. Việt Nam đang là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC), đàm phán thành công hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP, gia nhập AFTA….Tham gia hội nhập vào bối cảnh toàn cầu như hiện nay đã tạo cho nông nghiệpViệt Nam rất nhiều các cơ hội mới: mức độ tiêu thụ hàng hóa được tăng lên, tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mình, làm tăng thêm xu hướng hội nhập toàn cầu, nâng cao được đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế cũng có một số các tác động tiêu cực đối với nông nghiệp Việt Nam như: sự cạnh tranh khốc liệt hơn nên dẫn đến một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, có nguy cơ phá sản, từ đó chính phủ có thể mất đi một nguồn ngân sách từ thuế. Hơn nữa sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chỉ ở mức manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì vậy nó cũng là một rào cản lớn trong con đường hội nhập. Ngoài ra một bất cập nữa ngành nông nghiệp đang gặp phải đó là sự thiếu thông tin về hội nhập. Khi thông tin bị thiếu sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho các địa phương sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp(trong đó có Thái Bình) và các doanh nghiệp nông nghiệp. Khi thuế suất nhập khẩu không còn là rào cản thì hàng rào an toàn thực phẩm sẽ được các nước dựng lên, sự cạnh tranh sẽ trở thành gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân có vai trò hết sức cấp bách và cần thiết. Chỉ có liên kết mới có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ có liên kết với giúp được doanh nghiệp chủ động được nguồn lực đầu vào mà không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ có liên kết mới giúp cho nông dân không bị ép giá, phá giá và đảm bảo nguồn tiêu thụ lâu dài. Thái Bình với vị trí địa lý đặc biệt (là tỉnh đồng bằng duy nhất không có đồi núi), thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất trồng trọt 3
- là chủ yếu, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong phát triển nông nghiệp tỉnh (trên 50%), “diện tích cây lương thực năm 2017 khoảng 171,9 nghìn ha, trong đó diện tích cây lúa là 158,7 nghìn ha” (Tổng cục thống kê,2017). Đặc biệt, với thế mạnh chủ lực về ngành trồng trọt, sản lượng lương thực trung bình trên “1 triệu tấn/năm, năng suất lúa 2017 đạt trên 59,4 tạ/ha/năm” (Tổng cục thống kê, 2017), tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đến các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho người dân. Cụ thể, Thái Bình tiếp tục duy trì mô hình thí điểm theo liên kết doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân và liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân, trong đó các doanh nghiệp có một vị trí quan trọng. Quyết định 686/QĐ-UBND, ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh Thái Bình về kế hoạch hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Thái Bình. Sở Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các huyện, thành phố quy hoạch vùng sản xuất đối với một số các cây trồng chủ lực của tỉnh như: Lúa đến năm 2020 diện tích còn 153.000 ha/năm, quy hoạch vùng sản xuất lúa giống khoảng 3.000 ha (đáp ứng cho nhu cầu lúa giống của tỉnh và 20% vùng ĐBSH); lúa thương phẩm có 150.000 ha, trong đó nhóm lúa có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chiếm 70% tổng diện tích; nhóm năng suất cao, chất lượng trung bình phục vụ chăn nuôi và chế biến chiếm 25% tổng diện tích. Quy hoạch thành các cánh đồng lớn 15.000 -16.000 ha. Khoai tây từ 5.500-6.000 ha chủ yếu trên đất 2 vụ lúa; trong đó khoai tây xuân 500 ha. Quy hoạch vùng chuyên canh khoai tây đạt trên 20 ha/vùng khoảng 2.000 - 2.500 ha. Rau, quả diện tích 32.000-35.000 ha, trong đó diện tích chuyên canh rau 2.000 ha, quy hoạch vùng sản xuất rau, quả có giá trị với quy mô trên 10 ha/vùng khoảng 3.000-3.500 ha. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình còn rất nhiều hạn chế. Việc thực hiện liên kết còn diễn ra khá lỏng lẻo và chưa có sự ràng buộc cao về mặt pháp lý. Hậu quả nhiều hợp đồng liên kết bị phá vỡ. Tại Thái Bình, phát triển ngành trồng trọt vẫn 4
- còn độc canh, manh mún, đối mặt với nhiều thách thức: “sản xuất hàng hoá còn đạt ở trình độ thấp, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn, thói quen canh tác truyền thống, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa hình thành lên một mô hình phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đặc biệt trong khâu chế biến và bảo quản còn hết sức lạc hậu”. Chính vì thế, hiệu quả sản xuất, đóng góp giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa thể cạnh tranh cao đối với thị trường quốc tế. Thậm chí khi nông dân đã tham gia liên kết nhưng lợi ích lại không cao, không đạt được như mong muốn và kỳ vọng. Nông dân vẫn không được ở thế chủ động, nguyên vật liệu đầu vào hoàn toàn bị lệ thuộc, không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình dù sản phẩm đó được áp dụng đúng quy trình công nghệ, sản xuất an toàn, họ bị thương lái ép giá, phá giá. Hệ thống kỹ thuật, vật tư, cơ sở vật chất trong nông nghiệp chưa thể đáp ứng đúng yêu cầu của ngành. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để phát triển một cách toàn diện kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Thái Bình cũng như đối với ngành trồng trọt theo hướng hội nhập quốc tế thì phải hình thành và củng cố được mối liên kết, tạo thành các chuỗi liên kết. Có làm được như vậy mới có thể có tổng giá trị hàng hoá lớn, hàng hoá có chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của hội nhập quốc tế, tham gia vào được mạng phát triển khu vực và toàn cầu. Vì thế thúc đẩy liên kết trong phát triển ngành trồng trọt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cũng như ở tỉnh Thái Bình. Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu của luận án a. Mục tiêu khái quát 5
- Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. b. Mục tiêu cụ thể Một là: Hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hai là: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ba là: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về liên kết, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Kinh nghiệm về triển khai liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt ở một số tỉnh và kinh nghiệm một số các nước phát triển về nông nghiệp trên thế giới. Từ đó rút ra bài học đối với tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập hiện nay. - Nghiên cứu này còn làm rõ hơn về hoạt động liên kết doanh nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình hiện nay, tìm ra những khó khăn, những hạn chế, tìm ra những nguyên nhân của từng vấn đề nhằm tìm ra được các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 6
- Hình 1: Khung phân tích của luận án Các nhân tố ảnh hưởng - Kinh tế, xã hội - Định hướng, chiến lược CNH; HĐH - Thể chế, chính sách - Hội nhập quốc tế - Cung cấp đầu vào: vốn, nhân lực, giống - Cung cấp tài chính - Cung cấp dịch vụ DOANH NGHIỆP NÔNG DÂN Ngành trồng trọt Thị trường Đầu ra Sản phẩm nông nghiệp Người chế biến và thu mua Trong nước Quốc tế Đề xuất các giải pháp Bối cảnh hội nhập quốc tế (Nguồn: NCS tự xây dựng) 7
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. + Trong luận án này tác giả đề cập đến các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Các doanh nghiệp nhà nước(Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình), HTX(HTX sản xuất kinh doanh DVNN Thanh Vân – Kiến Xương, HTX sản xuất kinh doanh DVNN Bình Nguyên – Kiến Xương, HTX dịch vụ nông nghiệp Huyện Đông Hưng….), doanh nghiệp (Công ty TNHH Hưng Cúc, Công ty TNHH Liên Hạnh….) + Trong luận án này tác giả đề cập đến các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt thông qua các hình thức tổ chức như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp). - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: các huyện, xã sản xuất nông nghiệp(chủ yếu là ngành trồng trọt) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong luận án tác giả đã tiến hành khảo sát 3 huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đó là: Vũ Thư, Kiến Xương, và Đông Hưng. Mỗi huyện tác giả lựa chọn 3 xã, HTX điển hình. Lý do tác giả lựa chọn 3 huyện này bởi vì đây là 3 huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời là những huyện đi đầu trong việc thực hiện các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đóng góp một phần không nhỏ vào sản lượng chung của ngành nông nghiệp ở Thái Bình. + Phạm vi thời gian: Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu sinh chỉ tập trung giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn để đưa ra giải pháp về thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 và phương hướng phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình đến năm 2025. Những vấn đề khác về liên kết trong nông nghiệp và ngoài phạm vi tỉnh Thái Bình không phải là đối tượng của đề tài. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn