intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

186
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu, đánh giá HQĐT công tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 thông qua các chỉ tiêu hiệu quả được xem xét dưới góc độ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo; từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao HQĐT công ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  PHẠM MINH HÓA NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ ĐẦU TƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ 2. PGS.TS. ĐỖ VĂN THÀNH HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. Nghiên cứu sinh Phạm Minh Hóa
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án "Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam” không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của hai thầy hướng dẫn là: GS.TS Nguyễn Thành Độ và PGS.TS Đỗ Văn Thành và các thầy giáo, cô giáo của Khoa Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo của Khoa Đầu tư đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thành Độ và PGS.TS Đỗ Văn Thành đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành thời gian trao đổi và định hướng cho Nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin cảm ơn gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ để Nghiên cứu sinh có thêm động lực để hoàn thành luận án. Do điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn luận án còn có thiếu sót, Nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Minh Hóa
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 14 1.1.3. Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu ................................ 19 1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 22 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................ 22 1.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu ........................................................ 23 1.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 23 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG ............................................................................................................ 29 2.1. Lý luận chung về ĐTC.................................................................................. 29 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 29 2.1.2. Đặc điểm của ĐTC................................................................................ 33 2.1.3. Mối quan hệ của ĐTC đối với tăng trưởng và giảm nghèo .................... 35 2.2. HQĐT công ................................................................................................... 44 2.2.1. Khái niệm HQĐT công ......................................................................... 44 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá HQĐT công .................................................... 47 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQĐT công .................................................... 52 2.3.1. Nhân tố khách quan............................................................................... 52 2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 54 2.4. Kinh nghiệm của các nước về ĐTC và hiệu quả của ĐTC và bài học cho Việt Nam .............................................................................................................. 62 2.4.1. Kinh nghiệm các nước về ĐTC và HQĐT công .................................... 62 2.4.2. Bài học cho Việt Nam ........................................................................... 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM71 3.1. Tổng quan về ĐTC tại Việt Nam ................................................................. 71 3.1.1. Quy mô ĐTC ........................................................................................ 71 3.1.2. Phân bổ và quản lý, sử dụng vốn ĐTC .................................................. 73 3.1.3. ĐTC theo hình thức Hợp tác Công tư PPP ............................................ 76 3.2. Thực trạng HQĐT công tại Việt Nam ......................................................... 78 3.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế của ĐTC .................................................... 78 3.2.2. Thực trạng hiệu quả xã hội của ĐTC qua thực hiện mục tiêu giảm nghèo ............................................................................................................. 94 3.3. Đánh giá chung về HQĐT công tại Việt Nam ............................................. 98
  5. 3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 98 3.3.2. Tồn tại, hạn chế................................................................................... 102 3.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 104 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 119 4.1. Bối cảnh thế giới, trong nước và những vấn đề đặt ra .............................. 119 4.1.1. Bối cảnh thế giới ................................................................................. 119 4.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................ 119 4.1.3. Những vấn đề đặt ra ............................................................................ 121 4.2. Quan điểm định hướng nâng cao HQĐT công tại Việt Nam .................... 122 4.2.1. HQĐT công cần phải gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội......................................... 122 4.2.2. Mức độ lan tỏa, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển là thước đo quan trọng của HQĐT công .......................................................................... 123 4.2.3. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ ĐTC là trọng tâm của chính sách ĐTC nhằm nâng cao HQĐT công ................................................................................... 125 4.2.4. Tuân thủ triệt để quy hoạch, quyết định đầu tư đồng bộ với khả năng bố trí nguồn lực trên cơ sở bộ tiêu chí ưu tiên, thực hiện nghiêm túc kỷ luật tài khóa đảm bảo cho ĐTC đạt được hiệu quả.................................................... 125 4.3. Giải pháp nâng cao HQĐT công ở Việt Nam ............................................ 128 4.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch ĐTC ............................................................................................................. 128 4.3.2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh cơ cấu ĐTC ......................................... 132 4.3.3. Nhóm giải pháp về cơ cấu lại NSNN, tăng cường kỷ luật tài khóa ...... 137 4.3.4. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý ĐTC ...................................... 141 4.3.5. Nhóm giải pháp về tăng cường, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong ĐTC .................................................................. 144 4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................ 146 4.4.1. Xây dựng hệ thống đánh giá chương trình, dự án ĐTC, nhà thầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn ĐTC ........................................................ 146 4.4.2. Thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát ĐTC ............................................................................................................. 147 4.4.3. Phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án ĐTC. ...................................................... 148 4.4.4. Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển CSHT thông qua hình thức PPP ........................... 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NCS DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT : Xây dựng – chuyển giao BTO : Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh CSHT : Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ĐTC : Đầu tư công FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng giá trị sản phẩm quốc dân HDI : Chỉ số phát triển con người HQĐT : Hiệu quả đầu tư NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương ODA : Viện trợ chính thức PPP : Hợp tác Công - Tư TPP : Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương UNTACD WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại quốc tế VLHSS : Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình
  7. DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU HÌNH Hình 2.1: Mối quan hệ giữa vốn ĐTC và sản lượng kinh tế ............................ 35 Hình 2.2: Đóng góp của ĐTC vào GDP ......................................................... 37 Hình 2.3: Mối quan hệ của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ........... 42 BẢNG Bảng 3.1. Quy mô ĐTC giai đoạn 2000-2015 ................................................. 71 Bảng 3.2. Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2000-2014 ................................................ 72 Bảng 3.3. Cơ cấu ĐTC thực hiện phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2013 ... 73 Bảng 3.4. Cơ cấu vốn ĐTC theo phân cấp quản lý giai đoạn 2000-2015................ 75 Bảng 3.5. ĐTC và tăng trưởng kinh tế ............................................................ 78 Bảng 3.6: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ........................................... 81 Bảng 3.7: Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số với độ trễ là 2 ... 81 Bảng: 3.8: Kiểm định đồng liên kết ................................................................. 82 Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình VECM .................................................... 84 Bảng 3.10: Thống kê mô tả các biến ................................................................. 86 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mô hình ................................................................ 87 Bảng 3.12. Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2014 .................. 88 Bảng 3.13 : Thống kê mô tả các biến ................................................................. 90 Bảng 3.14 : Kết quả hồi quy mô hình ................................................................ 90 Bảng 3.15. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam .............................................................. 94 Bảng 3.16: Mối quan hệ tương quan giữa ĐTC với giảm nghèo ....................... 97 BIỂU Biểu 3.1: ĐTC và tăng trưởng kinh tế ............................................................ 79
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài HQĐT công luôn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm không chỉ của Chính phủ, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu mà còn là của toàn xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Bởi lẽ ở những nước này, hoạt động ĐTC luôn được cho là kém hiệu quả do chất lượng lựa chọn dự án thấp, chậm trễ trong việc thiết kế và hoàn thành dự án, do tham nhũng, do chi phí luôn tăng so với quyết định đầu tư ban đầu, rất nhiều dự án không hoàn thành, các CSHT không hoạt động và được bảo dưỡng hiệu quả (Straub, 2008). HQĐT công thấp gây rất nhiều bức xúc cho người dân do nguồn vốn dành cho ĐTC phần lớn là từ thuế của người dân trong khi hàng hóa, dịch vụ công không đáp ứng được nhu cầu của người dân và phát triển của đất nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 30% lợi ích tiềm năng của ĐTC trên thế giới đã bị mất do HQĐT thấp, ở các nước đang phát triển mất 40% lợi ích tiềm năng, ở các nước đang nổi lên mất 27% và các nước phát triển mất khoảng 13%. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, ĐTC là một trong yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. ĐTC được tập trung chủ yếu vào xây dựng CSHT kinh tế kỹ thuật, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo. Nguồn lực tài trợ cho ĐTC chủ yếu là từ NSNN, viện trợ từ nước ngoài (ODA). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà tỷ lệ tăng đầu tư nói chung và ĐTC nói riêng trên GDP ngày càng mở rộng tăng lên thì hiệu quả ngày càng giảm; tình trạng lãng phí, tham nhũng ngày càng phổ biến lên đến 20% - 30%. Việc chấp nhận chủ trương đầu tư cũng như ra quyết định đầu tư vẫn chủ yếu dựa trên các yêu cầu phát triển KT-XH và khả năng huy động vốn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về HQĐT chưa được xem là yếu tố quyết định đối với quyết định ĐTC và chưa quy định ràng buộc về mặt pháp lý một cách chặt chẽ. Cơ chế, chính sách, công cụ quản lý đầu tư tồn tại nhiều
  9. 2 hạn chế, bất cập, chậm được khắc phục. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Phải chăng đó là do tồn tại thuộc về thể chế, bộ máy quản lý? Hay do sự can thiệp một cách quá mức không theo nguyên tắc thị trường của Chính phủ đối với ĐTC? Liệu có phải do nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực mà đáng nhẽ để cho khu vực tư nhân thực hiện đầu tư?... Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đánh giá một cách khách quan liệu có phải ĐTC thực sự kém hiệu quả ở tất cả lĩnh vực đầu tư (CSHT, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo…) hay chỉ ở một số lĩnh vực? Thất thoát là một trong tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của ĐTC nhưng liệu xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế thì ĐTC có tác động tích cực hay tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế? Đây có phải là thời điểm thoái lui của ĐTC để xác định vai trò của đầu tư khu vực tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc ĐTC, tái cơ cấu nợ công. Tuy nhiên, câu trả lời cho hầu hết câu hỏi nêu trên đó chính là HQĐT công. Khi ĐTC thực sự hiệu quả và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân, góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo thì không có lý do gì để cắt giảm ĐTC hay coi ĐTC là nhân tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Mặc dù đến nay Luật ĐTC năm 2014 đã có hiệu lực thi hành nhưng trên thực tế vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về ĐTC, HQĐT công. Ngoài ra, theo cảnh báo của Bộ Tài chính, từ ngày 01/7/2017, Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi về lãi suất và thời gian trả nợ đối với nguồn vốn ODA và thực tế mức nợ công đã chạm mức trần an toàn; thu NSNN ngày càng khó khăn do đến thời điểm buộc phải cắt giảm các dòng thuế theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do thì sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn cho ĐTC là giải pháp then chốt thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo ổn định tài chính vĩ mô. Vì vậy, với đề tài “Nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam”, tác giả mong muốn đóng góp một góc nhìn về ĐTC trong mối quan hệ với tăng trường kinh tế và
  10. 3 giảm nghèo trên cơ sở hệ thống lý luận và nghiên cứu thực trạng từ đó có thể đề xuất một số khuyến nghị về chính sách có liên quan đến vấn đề này. 2. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án là nghiên cứu, đánh giá HQĐT công tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 thông qua các chỉ tiêu hiệu quả được xem xét dưới góc độ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo; từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao HQĐT công ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận án hướng tới giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống cơ sở lý luận về ĐTC, HQĐT công gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTC và HQĐT công ở Việt Nam thông qua việc tính toán và phân tích một số chỉ tiêu HQĐT công, mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam - Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao HQĐT công tại Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong luận án gồm: Một là, ĐTC và mối quan hệ của ĐTC với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo là gì? Hai là, hiệu quả của ĐTC và các chỉ tiêu đánh giá HQĐT công là gì? Ba là, các nhân tố tác động đến hiệu quả của ĐTC là gì? Bốn là, thực trạng ĐTC và HQĐT công ở Việt Nam gắn với tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo thời gian qua như thế nào? Năm là, làm thế nào để nâng cao HQĐT công ở Việt Nam trong thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu HQĐT công ở Việt Nam gắn với thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
  11. 4 và giảm nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: phân tích, đánh giá HQĐT công về khía cạnh kinh tế (mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy đầu tư tư nhân) và khía cạnh xã hội (mức độ tác động đến giảm nghèo). - Phạm vi về thời gian: Do hạn chế về nguồn và khả năng phân tách nên số liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp theo nguồn chính thống (Niên gián thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) và bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2015 và số liệu từ 05 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012. 4. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án được tác giả thể hiện qua sơ đồ sau: HQĐT công: Các nhân tố Thực trạng + Các chỉ tiêu nghiên cứu đánh ảnh hưởng đến HQĐT công tại giá HQĐT công HQĐT công Việt Nam tại Việt Nam + HQĐT công gắn với thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Giải pháp nâng cao HQĐT công tại Việt Nam 5. Những đóng góp mới của Luận án - Hệ thống hóa và góp phần luận chứng các vấn đề lý luận về ĐTC và
  12. 5 HQĐT công: Khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ của ĐTC với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; Khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá HQĐT công xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế gắn với mục tiêu của ĐTC (tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo) và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến HQĐT công gắn với quan điểm toàn diện về ĐTC. - Phân tích và đánh giá thực trạng HQĐT công của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp; trong đó, có sử dụng một số công cụ kinh tế lượng để đánh giá HQĐT công gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Trên cơ sở đó, chỉ ra kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân. - Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao HQĐT công ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận án được chia làm 04 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Lý luận chung về ĐTC và nâng cao HQĐT công Chương 3: Thực trạng HQĐT công tại Việt Nam gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Chương 4: Giải pháp nâng cao HQĐT công tại Việt Nam gắn với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
  13. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ĐTC là một trong những lĩnh vực được quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế thực tiễn mà nó còn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới với những cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nhau với những phương pháp nghiên cứu khác nhau được áp dụng cho mỗi nghiên cứu, cụ thể: Với các nhà nghiên cứu trên thế giới, ĐTC lần đầu tiên được đề cập đến như là một yếu tố của quá trình sản xuất (Arrow và Kurz (1970)), theo đó, tác giả đã khẳng định ĐTC có vai trò, đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết luận này, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các mô hình nghiên cứu về ĐTC và tiêu biểu là mô hình tăng trưởng nội sinh của nhóm tác giả Glomm và Ravikumar (1994), và Fisher,W.H.,Turnovsky (1998). Khi nghiên cứu mô hình tăng trưởng một khu vực, với giả định hoạt động sản xuất chỉ diễn ra ở một khu vực, đó là khu vực kinh tế tư nhân, hàm sản xuất tổng hợp bao gồm vốn ĐTC, vốn đầu tư tư nhân và lao động nhưng vốn ĐTC có vai trò bổ sung, hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân tạo ra tăng trưởng kinh tế; đồng thời, nguồn lực cho ĐTC được tài trợ bởi thuế và vay nợ, tại công trình nghiên cứu “Public versus private investment in human capital: endogenous growth and income inequality”, Gerhard Glomm và B. Ravikumar (1992) đã chứng minh được sự tồn tại một trạng thái cân bằng cạnh tranh duy nhất được đặc trưng bởi phương trình Euler và thiết lập sự tồn tại của một kế hoạch ĐTC tối ưu. Trong khi đó, tác giả Turnovsky (1997) có cách tiếp cận khác khi sử dụng mô hình hai khu vực kinh tế, kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế là kết quả đóng góp tổng hợp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước. Mục tiêu của khu vực kinh tế tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của khu vực kinh tế nhà nước nhằm mục đích là sản xuất là một khối lượng hàng
  14. 7 hóa công cộng với mức chi phí thấp nhất. Hàm sản xuất phụ thuộc cả vào vốn đầu tư tư nhân và vốn ĐTC, cũng như phụ thuộc vào biến lao động nội sinh. Trong mô hình kinh tế mở, nguồn lực cho ĐTC ở các nước đang phát triển được tài trợ bởi vay nợ nước ngoài thông qua các khoản vay nợ song phương, đa phương hoặc những cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA). Trước đó, Brakman và Van Marrewijk (1998) đã chỉ ra trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới II phần lớn vốn hỗ trợ phát triển chính thức được sử dụng để đầu tư vào CSHT và mối liên kết giữa viện trợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, điều hành kinh tế vĩ mô là nguồn gốc của cuộc tranh luận kinh tế cũng như căng thẳng chính trị ở cả nước tài trợ và nhận viện trợ. Tuy nhiên, để ĐTC được hiệu quả tối đa từ nguồn viện trợ, trong tác phẩm "Aid, Policies, and Growth" của Burnside và Dollar (2000) cho rằng các nước nhận viện trợ phải có chính sách kinh tế “tốt” nên kể cả nhà tài trợ cũng như nước nhận tài trợ cần phải thận trọng khi sử dụng nguồn vốn viện trợ cho ĐTC. Nhưng trong nghiên cứu của các tác giả Dalgaard và Hansen (2001), Collier và Dehn (2001), Easterly (2003) các tác giả có ý kiến không đồng tình với kết luận của Burnside và Dollar mà chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do thông tin và dữ liệu phân tích, đánh giá. Hidefumi Kasuga và Yuichi Morita (2011) rằng ở các nước nghèo, đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho phát triển CSHT và cải thiện thu nhập cho người, HQĐT công từ nguồn viện trợ phụ thuộc vào tốc độ tăng viện trợ hơn là hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Theo đó, chỉ cần một sự gia tăng nhỏ trong viện trợ cũng có thể cải thiện hiệu quả viện trợ theo các mục tiêu đã đề ra. Mặc dù vậy, thực tế nguồn vốn viện trợ nước ngoài cũng như chi tiêu công của Chính phủ không đủ để đáp ứng nhu cầu về tài chính cho ĐTC ở những nước nghèo, nước đang phát triển mà cần phải có sự bổ sung từ khu vực tư nhân. Khi xét dưới góc độ tài chính, các Chính phủ, nhà nghiên cứu, định chế tài chính quốc tế đều thừa nhận rằng, khu vực kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường không thể lấp đầy khoảng trống về sự thiếu hụt của CSHT. Ở các quốc gia đang phát triển, viện trợ của các định chế tài chính quốc tế góp phần tạo ra sự thiếu hụt CSHT (Lucioni, 2004), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và ĐTC ở những nước mới nổi, IMF (2004) đã giải thích việc sụt giảm ĐTC thông qua việc mở rộng phạm vi của
  15. 8 ĐTC, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, khuyến nghị các nước mới nổi nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của ĐTC và sử dụng cán cân vãng lai như là một chỉ dấu bổ sung cho cán cân tổng thể truyền thống, nâng cao năng lực thể chế để phát triển mô hình hợp tác Công tư (PPP). Có nhiều cách để khuyến khích, thúc đẩy ĐTC mà trước hết phải đề cập đến nguyên lý vàng trong quản lý chi tiêu công; theo đó, thu nhập hiện tại được sử dụng để chi tiêu thường xuyên và vay nợ được sử dụng để chi tiêu cho đầu tư, NSNN nên được chi thành hai bộ phận: chi tiêu thường xuyên và đầu tư. Mặc dù, nguyên lý rất đơn giản nhưng việc áp dụng thực tế rất phức tạp, nhất là khi khu vực công không nhận được đầy đủ kết quả tài chính của hoạt động đầu tư và ĐTC làm tăng tài sản phi tài chính nên thực tế trong nhiều trường hợp ĐTC không thể đồng nghĩa với chi tiêu công. Khi xem xét tính hiệu quả của ĐTC, phân tích lợi ích-chi phí (CBAs) được coi là phương pháp cơ bản nhưng không phải lúc nào, dự án nào cũng có thể sử dụng được do thiếu nguồn lực và thông tin; nhất là đối với những dự án mà đầu ra là những sản phẩm mang tính xã hội, liên quan đến con người. Năm 1973 tác giả Dale W.Warnke trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng lương tâm xã hội của người lập kế hoạch hoặc ra quyết định; vốn kiến thức và những hạn chế của phân tích chi phí-lợi ích là những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của ĐTC cũng như phân bổ nguồn lực tối ưu. Do đó, các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp đánh giá thay thế trong điều kiện ít thông tin cơ bản, chuyên sâu và không phải lúc nào cũng lượng hóa được lợi ích của ĐTC bằng các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Trong trường hợp này, phương pháp được lựa chọn đó là đánh giá hiệu quả chi phí thấp nhất và sử dụng mô hình cân bằng tổng thể. Điều này cho phép phân tích kinh tế vĩ mô định lượng của một lượng lớn các chính sách ĐTC. Tuy nhiên, cần phải cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và thông tin hiện hữu để phục vụ đánh giá và có một sự hiểu biết tốt về quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo rằng thông tin và phương pháp phù hợp cung cấp đầu vào liên quan đến hoạch định chính sách, định hướng trong lựa chọn ĐTC.
  16. 9 Ngoài ra, có thể kể đến một số phương pháp tiếp cận khác như: quyết định ĐTC một cách tối ưu được xây dựng như là một vấn đề của điều khiển tối ưu đa tiêu thức của P. K. Rao và V.S.Rajamani (1974), Michel Beuthe và cộng sự (2000) đã đề xuất một phương pháp hỗ trợ quyết định đa tiêu thức đơn giản không chỉ có thể thực hiện được mà còn thực tế cho việc đánh giá các dự án ĐTC cộng, phương pháp được sử dụng để tính toán những yếu tố không chắc chắn đối với các giải pháp của dự án. Phương pháp này làm giảm đáng kể những câu hỏi mà người ra quyết định phải trả lời. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, nghiên cứu của các tác giả này đã tìm cách hiệu chỉnh hàm lợi ích thông qua giá trị đồng tiền tương đương và cho thấy làm thế nào để tính toán một giá trị trong phân tích đa tiêu thức và tính toán chi phí đối với tính không chắc chắn của một dự án. Tiếp đó đến năm 2011, tác giả Era Dabla-Norris, Jim Brumby và cộng sự đã đề xuất một số chỉ số mới để đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC qua bốn giai đoạn của quá trình: thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện dự án và đánh giá dự án trên cơ sở khảo sát tại 71 quốc gia với 40 quốc gia có thu nhập thấp, và 31 quốc gia có thu nhập trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số này có thể áp dụng để đánh giá chính sách ĐTC và so sánh giữa các quốc gia có điều kiện tương đồng và rất thích hợp đối với các quốc gia quan tâm đến cải cách và nâng cao HQĐT công. Một trong những khía cạnh cũng được sự quan tâm và khai thác của các nhà nghiên cứu đó là việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của ĐTC, năm 2008 tác giả Haque và Kneller đã chứng minh rằng yếu tố thể chế có ảnh hưởng lớn tới HQĐT công, nhóm tác giả cũng cho rằng: không giống như nguồn vốn sự nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lựa chọn dự án đầu tư phát triển bị ảnh hưởng bởi thái độ thất thường, tham nhũng của các chính trị gia và quan chức nhà nước. Việc lựa chọn dự án đầu tư nhiều khi phụ thuộc vào số tiền các chủ đầu tư đưa cho các quan chức, nhiều hơn là ai sẽ là người đưa ra được mức giá và chất lượng dịch vụ tốt, một loạt các chương trình, dự án công được lựa chọn do nó có thể tạo ra thu nhập bất hợp pháp cho nhiều người hơn là việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. Do vậy, ảnh hưởng của hệ thống thể chế về tổng vốn đầu
  17. 10 tư thường bị bóp méo dẫn đến hiệu quả thấp, lãng phí, hoặc tham nhũng (Dabla- Norris et al., 2011). Đối với nhiều quốc gia, ĐTC còn được coi là một công cụ để tìm kiếm lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau bao gồm các chính trị gia thuộc quốc hội, các bộ tổng hợp, bộ chuyên ngành và các địa phương (Grigoli, F. & Mills, 2010). Đây cũng chính là những thách thức cho tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong quá trình cải cách hệ thống quản lý ĐTC (World Bank, 2010). Sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các hoạt động ĐTC (Grigoli, F. & Mills, 2010). Hệ thống thể chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả của các hoạt động ĐTC (Grigoli & Mills, 2010). Hệ thống thể chế sẽ quy định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hoạt động của các dự án ĐTC. Hệ thống thể chế cũng cho thấy liệu rằng các dự án có được phân tích chi phí/lợi ích một cách thoả đáng hay không? Liệu rằng các dự án có được thực hiện theo đúng thời gian hay không? Esfahani & Ramieze (2003) và Haque & Kneller (2008) đã cho rằng hệ thống thể chế sẽ quyết định đến chất lượng của các quyết định đầu tư và chất lượng lựa chọn dự án, quản lý, và thực hiện dự án; do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư và gia tăng lợi tức. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của ĐTC tới kinh tế xã hội cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, theo Eberts (1986), Garcia-Mila và McGuire (1988) và Aschauer (1989) đã chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào công cộng như đường giao thông, cấp nước, sân bay, dịch vụ công cộng… có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng. Việc thiếu hụt đầu tư cho phát triển CSHT chính là điểm nghẽn của tăng trưởng kinh tế. Xét về tính hiệu quả, nếu như Ford và Poret (1991) và Richmond (1993) cho rằng vốn công cộng rất hiệu quả thì trong nghiên cứu Hulten và Schwab (1993), Holtz- Eakin (1994), Holtz-Eakinvà Schwartz (1995) lại cho kết quả khác về vấn đề này, vốn công cộng không thực sự mang lại hiệu quả. Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm
  18. 11 cho kết quả khác nhau, gây tranh cãi nhưng đều thống nhất rằng đầu tư phát triển CSHT là yếu tố quan trọng đối với năng lực sản xuất của nền kinh tế, vốn ĐTC là vốn sản xuất thực sự. Ở các nước phát triển, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy ĐTC có tác động tích cực đến tăng trưởng. Khi xem xét tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1960-1985, Barro (1991) đã chỉ ra ĐTC có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng chưa thực sự rõ nét. Nhưng khi coi ĐTC bao gồm đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và đầu tư của Chính phủ cũng như có sự phân biệt rõ ràng giữa đầu tư của khu vực nhà nước với đầu tư của các khu vực kinh tế khác, Easterly và Rebelo (1993) lại chỉ ra rằng ĐTC có tác động rõ nét đến tăng trưởng kinh tế, nhất là đầu tư vào phát triển CSHT. Tác giả Aschauer (1998) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTC và tăng trưởng kinh tế tại 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã kiểm định lại các giả thuyết của mô hình tăng trưởng tân cổ điển trong đó vốn công được coi là bổ sung cho vốn tư nhân. Tác giả cho rằng đa số những nghiên cứu trước đây cho kết luận vốn ĐTC không hiệu quả vì đã biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa vốn ĐTC và sản lượng, vì thế không có khả năng đánh giá mức tối ưu của ĐTC. Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa ĐTC và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến. Tại các nước phát triển như Mỹ thì tăng trưởng kinh tế có thể tăng bằng cách gia tăng chi tiêu ĐTC do tỷ lệ ĐTC đang thiếu hụt tại Mỹ. Tăng ĐTC có thể có ảnh hưởng tích cực tĩnh và động đến tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưởng tĩnh là những tác động ban đầu về sản lượng, việc làm, năng suất lao động; phát sinh do sự gia tăng của năng suất vốn tư nhân và tăng trưởng trong lực lượng lao động do có sự cải thiện trong CSHT và khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp mới và thu hút lao động làm việc. Cụ thể, khi lấy số liệu giai đoạn 1970 – 1980, tác giả nhận thấy 10% tăng trưởng vốn ĐTC dẫn tới 0,8% tăng trưởng sản lượng và 0,3% gia tăng việc làm mỗi năm. Ảnh hưởng động của việc tăng vốn ĐTC phụ thuộc vào sự chuyển đổi ban đầu về sản lượng và việc làm, nghĩa là ảnh hưởng bởi tác động tĩnh của vốn ĐTC ban đầu. Trong khi đó, Arslanalp và các cộng sự (2010) khi sử dụng hàm sản xuất ước lượng
  19. 12 cho 48 nước đang phát triển và phát triển (OECD & Non– OECD) trong giai đoạn 1960–2001 cho thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa vốn ĐTC và sản lượng tại các nước OECD. Bên cạnh các nghiên cứu về vai trò của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu tìm cách ước lượng tỷ lệ ĐTC tối ưu. Khi nghiên cứu 98 nước sau chiến tranh thế giới thứ II (giai đoạn 1970 – 1985), Barro (1989) đã phân tích mô hình trong đó tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ ĐTC/đầu tư tư nhân, theo đó, tác động của ĐTC lên tăng trưởng kinh tế có ba giai đoạn và đi theo hình chữ U ngược, và đỉnh của chữ U là tỷ lệ tối ưu ĐTC cho tăng trưởng. Kamps (2005) đã ứng dụng mô hình phi tuyến để phân tích sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế theo tỉ lệ ĐTC/đầu tư tư nhân và tỉ lệ thất nghiệp, và xác định tỉ lệ ĐTC tối ưu cho tăng trưởng kinh tế là 33,65% ở các nước liên minh châu Âu. Ngoài ra, khi sử dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau (GMM, WLS, SUR và GMM–HAC) với các biến số: thu nhập, tỉ trọng ĐTC và đầu tư tư nhân, tăng trưởng dân số và tốc độ tăng trưởng để đánh giá về ĐTC tại các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thì tỉ lệ ĐTC tối ưu cho tăng trưởng là 9% đến 10% GDP, và tồn tại hiệu ứng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Khi xét dưới góc độ chi tiêu công, Devarajan (1996) chỉ ra rằng kết quả chi đầu tư của Chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng, ngược lại, dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển, vốn ĐTC hỗ trợ cho vốn đầu tư tư nhân, Milbourne (2003) trong nghiên cứu của mình đã kết luận ĐTC tác động tích cực đến tăng trưởng và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. ĐTC cho phát triển CSHT kinh tế, giáo dục đào tạo có tác động đến tăng trưởng lớn hơn đầu tư cho nông nghiệp, y tế và một số lĩnh vực khác. Nhưng chi tiêu công (bao gồm cả chi đầu tư) cho giáo dục, nông nghiệp, nhà ở, phúc lợi xã hội góp phần quan trọng trong thực hiện giảm nghèo được chứng minh trong nghiên cứu của Gomanee (2003)và của Mosley (2004). Ở các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn nên đây chính là
  20. 13 khu vực được Chính phủ quan tâm nhất trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Khi nghiên cứu tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Uganda… Fan (1999, 2002, 2004) đã chỉ ra rằng chi đầu tư của Chính phủ vào giáo dục đào tạo, nghiên cứu nông nghiệp, đường giao thông có tác động lớn nhất đến giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Một số nghiên cứu đã ước tính hiệu quả của chi tiêu công, bao gồm cả chi phí ĐTC vào đói nghèo. Sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia, Gomanee (2003) và Mosley (2004) đã ước tính ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ trong các lĩnh vực khác nhau đối với thu nhập bình quân đầu người trên một ngày. Nghiên cứu cho thấy tác động chi tiêu chính phủ về giáo dục, nông nghiệp, nhà ở và tiện nghi (an ninh, nước, vệ sinh môi trường và xã hội) có ý nghĩa thống kê đối với vấn đề đói nghèo và cần phải thay đổi cách phân phối thu nhập theo hướng vì người nghèo. Khi nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ; Fan, Hazell và Thorat (1999) đã ước tính hiệu quả của chi tiêu công đối với mức độ đói nghèo ở nông thôn. Theo đó, tác động của nghiên cứu R & D trong nông nghiệp, giao thông, giáo dục tới đói nghèo ở nông thôn là có ý nghĩa thống kê. Trong số này, chi tiêu công cho nghiên cứu R & D trong nông nghiệp và phát triển hệ thống giao thông nông thôn có tác động lớn nhất tăng trưởng và giảm nghèo. Tương tự, khi nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc, Fan (2002) tiến hành phân tích hiệu ứng của chi tiêu công cho giáo dục nông thôn, viễn thông, thủy lợi, điện, nghiên cứu R & D trong nông nghiệp và giao thông nông thôn đối với đói nghèo ở Trung Quốc cho thấy chi tiêu công cho giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất đối với đói nghèo, sau đó là nghiên cứu R & D và chi tiêu phát triển giao thông nông thôn. Ngoài ra, khi nghiên cứu các yếu tố quyết định giảm tỷ lệ nghèo đói ở Ấn Độ trong giai đoạn 1960-1994, Datt và Ravallion (2002) chứng minh rằng chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng lớn và có ý nghĩa thống kê về xóa đói giảm nghèo. Khi xem xét ảnh hưởng của dòng vốn công cộng đối với đói nghèo và bất bình đẳng, trong nghiên cứu của tác giả Calderon và Serven (2004) đã ước tính ảnh hưởng của các chỉ số về số lượng và chất lượng CSHT đối với bất bình đẳng, được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2