intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

57
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN NGỌC TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 Cần Thơ, tháng 10 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN NGỌC TÙNG MSHV: 62091115 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI VĂN TRỊNH Cần Thơ, tháng 10 năm 2018
  3. TÓM TẮT Luận án này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi tôm nước lợ. Từ đó phát hiện những hạn chế cần thiết phải cải thiện để nâng cao hiệu quả nuôi tôm nước lợ, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thứ cấp của luận án được thu thâp từ niêm giám thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp phỏng vấn trưc tiếp nông hộ nuôi tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng thâm canh, tôm sú thâm canh, tôm sú quảng canh cải tiến), với 310 quan sát, kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện các chủ điểm chính như sau: Phát triển nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua ổn định về diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích thiệt hại chiếm tỷ lệ lớn, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu không ổn định, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, tôm nguyên liệu nhập khẩu của Tỉnh không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đây là điều mà địa phương cần quan tâm, tìm nguyên nhân, có giải pháp điều chỉnh kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ tôm nguyên liệu của tỉnh. Năng suất tôm nuôi nước lợ đạt trung bình 2.287,37 kg/ha. Doanh thu đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha, chi phí sản xuất 215,39 triệu đồng/vụ/ha. Lợi nhuận đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha. Đây được xem là mức năng suất, doanh thu, lợi nhuận tương đối thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tương đối cao. Nông hộ không chủ động được thời gian thu hoạch, chỉ thu hoạch vào thời điểm tôm gặp rủi ro, tiêu thụ sản phẩm chưa qua hình thức hợp đồng, liên kết sản xuất, bán sản phẩm qua cấp trung gian, thông tin giá cả thị trường vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra nông hộ chưa nắm bắt được kịp thời. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh: có 4 hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ, giống thả nuôi, thức ăn, nhiên liệu. Và hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ thuốc thú ý, hóa chất và nhiên liệu, tuy nhiên, hệ số yếu tố giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi huận. Có 29,40% và 99,41% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi TE và phi EE. TE trung bình đạt 88,99% và EE trung bình 58,44%, không có iii
  4. nông hộ nào đạt TE, EE tối đa. Các yếu tố ảnh hưởng đến TE gồm diện tích mặt nước nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và thuốc thú y, hóa chất. Và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm hệ số của biến giá chuẩn hóa thức ăn, chi phí nhiên liệu. Có 86,79% và 59,72% sự biến động của năng suất và lợi nhuận của nông hộ là do mức độ phi TE và phi EE. TE trung bình đạt 91,73% EE trung bình đạt 70,71%, không có nông hộ nào đạt TE, EE tối đa. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích cực đến TE gồm yếu tố lao động, tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến EE gồm hệ số yếu tố kinh nghiệm, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống, hệ số biến nguồn thông tin tác động tiêu cực đến EE. Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và nhiên liệu. Và các yếu tố có hệ số ảnh hưởng đến EE gồm yếu tố lao động, chuẩn hóa thức ăn và nhiên liệu, nhưng chỉ có hệ số biến nhiên liệu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Có 20,94% và 43,13% sự biến động của năng suất và lợi nhuận là do mức độ phi TE và EE. TE trung bình 94,24% và EE trung bình 60,99%, không có nông hộ nào đạt TE và EE tối đa. Yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE chỉ có yếu tố tỷ lệ sống và các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm hệ số biến kinh nghiệm, diện tích mặt nước nuôi, nguồn thông tin, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống. Năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ gồm: (iii) tổ chức và quản lý sản xuất, (ii) ứng dụng khoa học công nghệ, (iii) giải pháp về thị trường, (iv) cơ chế chính sách và (v) nông hộ nuôi tôm nước lợ. iv
  5. ABSTRACT This dissertation was conducted to analyze the factors affecting the productivity and profitability and to analyze the technical efficiency and economic efficiency of brackish water shrimp farming households, thereby identify the limitations and issues that need to be improved in brackish water shrimp farming, suggest solutions to improve the productivity of brackish water shrimp farming in coastal area of Soc Trang province, and contribute to raising increasing the income of brackish water shrimp farming households. Secondary data of the thesis was collected from the statistical yearbook, Department of Agriculture and Rural Development and the Department of Industry and Trade of Soc Trang province. Primary data was collected through direct interviews with brackish water shrimp farmers, with 310 observations. This research used the Cobb-Douglas stochastic frontier production function (SFA) to analyze the factors affecting the yield and stochastic frontier profit function to determine the effect of the prices of the inputs on the profit of the intensive whiteleg shrimp farming, intensive black tiger shrimp farming, and improved intensive black tiger shrimp farming models. This is the most commonly used production function in production economics (Meeusen and Van Den Broeck, 1977; Ali et al., 1989; Ali et al., 1994; Ahaman, 2003; Abu et al., 2011; Pham Le Thong, 2015; Nguyen Huu Dang, 2017). The development of brackish water shrimp farming in the coastal area of Soc Trang province has been stable in terms of farming area, with the output constantly increasing, and stable and developing consumption market. However, there are still limitations in the shrimp farming sector such as the large area of damage, the high price of input materials, unstable raw shrimp price, shrimp farming environment pollution, and increasing proportion of imported raw shrimp. The locality should pay more attention to these aspects, identify the causes and find the solutions to adjust the situation in time, or the process of production and consumption of raw shrimp of the province will be largely affected. Brackish water shrimp productivity was 2,287.37 kg/ha on average. The turnover was 328.42 million VND/crop/ha against the production cost of 215.39 million VND/crop/ha. The profit was 113.02 million VND/crop/ha. This is considered to be lower yield, revenue, and profit than previous studies. Besides, the production cost was relatively high. Farmers did not take the initiative in harvesting and only harvested at the time when the shrimps were at risk. Product consumption was not processed through contract, production link, products were sold through intermediaries. The agricultural households did not timely capture the information on the market prices of input and output. Intensive white-leg shrimp farming model: there are 4 coefficients of the factor having positive influence on the productivity including coefficient of variation the cost v
  6. of equipment repair, tools, stocking, feed, and fuel. The coefficients of the factor having positive influence on the profitability include the coefficient of variation of the cost of equipment repair, tools, veterinary drug, chemicals, and fuel. However, the coefficient of the feed standardization cost factor has negative influence on the profitability. There are 29.40% and 99.41% of the variation in productivity and profitability due to the level of non-TE and non-EE. The average TE reaches 88.99% and average EE reaches 58.44%. There is no agricultural households reach the optimal TE and EE. The factors having maximization influence on TE include water surface area, stocking density, farming time, and survival rate and the factors affecting EE include stocking density, farming time, and survival rate. Intensive black tiger shrimp farming model: the factors having positive influence on the productivity include the coefficients of stock amount, quantity of feed, veterinary drugs, and chemicals. The factors affecting the profitability include the coefficient of the variation of feed standardization cost and fuel cost. There are 86.79% and 59.72% of the variation in productivity and profitability due to the level of non- TE and non-EE. The average TE reaches 91.73% and average EE reaches 70.71%. There is no agricultural households reach the optimal TE and EE. The factors having maximization influence on TE include labour, and survival rate and the factors affecting EE include the coefficients of experience, stocking density, time, and survival rate. The coefficient of variation of information source has negative influence on EE. Advanced extensive black tiger shrimp farming model: the factors positively affecting the productivity included the coefficient of the number of shrimps, the amount of feed and fuel. Factors affecting EE included labor, feed, and fuel standardizations, but only the coefficients of variation of fuel had positive effects on profitability. There were 20.94% and 43.13% of the variation in productivity and profitability due to the level of non-TE and non-EE. The average TE was 94.24% and the average EE was 60.99%. None of the agricultural households achieved maximization TE and EE. Factor positively affecting TE was only survival rate, and factors affecting EE included the coefficient of variation of experience, water surface area, source of information, stocking density, time and survival rate. vi
  7. MỤC LỤC Trang DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... x DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3 1.2.2 Các mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU .................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi không gian............................................................................... 4 1.4.3 Phạm vi đối tượng ................................................................................. 4 1.4.4 Phạm vi thời gian .................................................................................. 5 1.4.5 Phạm vi nội dung .................................................................................. 5 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................................. 5 1.5.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 5 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án ...................................................................... 6 1.5.3 Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 11 2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT .................................. 11 2.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................................................................................... 12 2.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ..................................................................................... 15 2.4 HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI .................................................................................... 20 2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ................................... 21 2.5 ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU TỔNG QUAN ................................................................ 23 2.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ..................................................... 25 2.6.2 Phương pháp tiếp cận .......................................................................... 25 2.6.2 Khung nghiên cứu ............................................................................... 25 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 27 3.1.1 Nước mặn ............................................................................................ 27 3.1.2 Nước lợ................................................................................................ 27 3.1.3 Đặc điểm sinh thái, tập tính sống, dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng của tôm sú ............................................................................................... 28 3.1.4 Đặc điểm sinh thái, tập tính sống, dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng ............................................................................ 29 3.1.5 Qui trình kỹ thuật nuôi tôm nước lợ ................................................... 30 3.1.6 Hàm sản xuất ....................................................................................... 32 3.1.7 Hiệu quả sản xuất ................................................................................ 33 3.1.8 Phân tích hiệu quả sản xuất ................................................................. 33 3.1.8.1 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên - SFA..................................................... 34 vii
  8. 3.1.8.2 Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên ............................................................. 37 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39 3.2.2 Địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 39 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 40 3.3.2.1 Số liệu thứ cấp ........................................................................................ 40 3.3.2.2. Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 40 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ........................................................................... 43 3.3.1 Tiếp cận cơ bản tính các khoản chi phí và lợi nhuận ................................ 43 3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả..................................................................... 45 3.3.3 Phương pháp tính hiệu quả sản xuất ......................................................... 45 3.3.4 Phân tích hồi quy Tobit ............................................................................. 50 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 51 4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TỈNH SÓC TRĂNG .. 51 4.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng .............................................................. 51 4.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 51 4.1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu ..................................................................... 52 4.1.1.3 Đặc điểm địa hình .................................................................................. 53 4.1.1.4 Phân vùng sinh thái của tỉnh .................................................................. 54 4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh ...................................... 55 4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ THỦY SẢN ................ 56 4.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản trên thế giới .......................... 56 4.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam ......................... 57 4.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm nuôi nước lợ tỉnh Sóc Trăng ....... 59 4.2.4 Tình hình chế biến, xuất khẩu, thị trường tiệu thụ thủy sản ............... 61 4.2.5 Kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ thủy sản của tỉnh ........... 62 4.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM NUÔI CỦA NÔNG HỘ VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG................................................................... 65 4.3.1 Giới thiệu đặc điểm nông hộ nuôi tôm nước lợ .................................. 65 4.3.2. Thực trạng nuôi tôm nước lợ của nông hộ ......................................... 68 4.3.3 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình nuôi tôm ............................... 71 4.3.4 Thông tin về kỹ thuật sản xuất ............................................................ 73 4.3.5 Thông tin về giống tôm nuôi nước lợ ................................................. 75 4.3.6 Thông tin về mùa vụ, thời điểm thả giống và thời gian nuôi tôm nước lợ.............................................................................................................. 77 4.3.7 Quản lý nước, môi trường nước ao nuôi ............................................. 78 4.3.8 Thực trạng sử dụng và quản lý thức ăn cho tôm nuôi......................... 81 4.3.9 Tình hình dịch bệnh trên tôm .............................................................. 82 4.3.10 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi nước lợ ........... 83 4.3.11 Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ ............................................ 86 4.3.12 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các tỷ số tài chính ......................... 87 4.4 PHÂN TÍCH HIỆU SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ ............... 90 4.4.3 Ước lượng Mô hình nuôi TTCTTC .................................................... 90 4.4.3.1 Hàm sản xuất, lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) ................................... 90 4.4.3.2 Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi TTCTTC ............................ 94 4.4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TTCTTC ........ 95 4.4.4 Ước lượng Mô hình nuôi TSTC .......................................................... 98 4.4.4.1 Hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) ............................... 98 4.4.4.2 Phân phối TE và EE của nông hộ nuôi TSTC ...................................... 102 viii
  9. 4.4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSTC ............ 103 4.4.5 Ước lượng mô hình nuôi TSQCCT................................................... 106 4.4.5.1 Hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA) ............................. 106 4.4.5.2 Phân phối TE và EE của nông hộ nuôi TSQCCT ................................ 108 4.4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSQCCT ...... 109 4.5 KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ......... 112 4.5.1 Khó khăn trong sản xuất ................................................................... 112 4.5.2 Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm .................................................... 112 4.5.3 Đề xuất, kiến nghị của nông hộ nuôi tôm nước lợ ............................ 113 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ ...................................................................................................... 115 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................... 115 5.1.3 Mục tiêu, quan điểm phát triển nuôi tôm nước lợ............................. 117 5.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................................ 117 5.2.1 Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất .............................................. 118 5.2.2 Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ .......................................... 119 5.2.3 Giải pháp về thị trường ..................................................................... 119 5.2.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................. 120 5.2.5 Cơ chế chính sách ............................................................................. 120 5.2.6 Đối với nông hộ nuôi tôm nước lợ .................................................... 121 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 123 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 123 6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 125 6.2.1 Đối với nông hộ nuôi tôm nước lợ .................................................... 125 6.2.2 Hàm ý chính sách .............................................................................. 126 6.3 CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....................................... 126 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 129 ix
  10. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Khung nghiên cứu............................................................................ 26 Hình 3.1: Tập hợp đầu ra của phương trình sản xuất ...................................... 33 Hình 3.2: Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ......................................................... 36 Hình 3.3: Hàm lợi nhuận và hiệu quả kinh tế .................................................. 37 Hình 3.4: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng, 2015 ........................................ 39 Hình 4.1: Sản lượng nuôi tôm nước lợ cả nước, ĐBSCL và Sóc Trăng 2000- 2016 ................................................................................................................. 58 Hình 4.2: Sản lượng nuôi tôm nước lợ cả nước và ĐBSCL và Sóc Trăng 2000- 2016 ................................................................................................................. 60 Hình 4.3: Cơ cấu nghề nghiệp của người sản xuất chính (%) ......................... 67 Hình 4.4: Nhu cầu tập huấn của nông hộ trong thời gian tới .......................... 75 Hình 4.5: Thông tin về thời vụ thả giống tôm nuôi nước lợ ............................ 77 Hình 4.6: Cơ cấu chi phí nuôi tôm nước lợ ..................................................... 88 x
  11. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2015 (ha) ..................................... 42 Bảng 3.2: Số lượng quan sát phân tích trong nghiện cứu (n) .......................... 43 Bảng 3.3: Mô tả, cơ sở, kỳ vọng các biến trong mô hình hàm sản xuất biên .. 47 Bảng 3.4: Mô tả, cơ sở, kỳ vọng các biến độc lập trong mô hình hàm lợi nhuận biên................................................................................................................... 49 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng 2010-2016 (1.000 ha) ......... 52 Bảng 4.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh từ 2010-2016 (giá so sánh 1994) ................................................................................................................ 55 Bảng 4.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh từ 2010-2016 (giá so sánh 1994) .. 55 Bảng 4.4: Tốc độ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, tôm nước lợ, sản lượng tôm nước lợ (%)..................................................................................... 57 Bảng 4.5: Tốc độ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản từ 2010-2016 (%) . 59 Bảng 4.6: Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ .......................................... 61 Bảng 4.7: Năng lực chế biến xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng từ 2000- 2016 ................................................................................................................. 62 Bảng 4.8: Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng ......................... 63 Bảng 4.9 Một số đặc điểm của nông hộ nuôi tôm nước lợ .............................. 66 Bảng 4.10: Tình hình sử dụng lao động của nông hộ nuôi tôm (ngày công/hộ/vụ) ...................................................................................................... 68 Bảng 4.11: Diện tích nuôi tôm nước lợ của nông hộ (ha/hộ) .......................... 69 Bảng 4.12: Tỷ lệ diện tích mặt nước so với tổng diện tích nuôi (%) .............. 70 Bảng 4.13: Diện tích mặt nước ao nuôi (ha/ao) ............................................... 70 Bảng 4.14: Số ao nuôi tôm nước lợ (ao/hộ) ..................................................... 71 Bảng 4.15: Thời gian đầu tư xây dựng công trình ao nuôi (năm) ................... 72 Bảng 4.16: Tổng chi phí đầu tư cố định/xây dựng cơ bản ............................... 73 Bảng 4.17: Nguồn tiếp cận thông tin của nông hộ nuôi tôm nước lợ .............. 74 Bảng 4.18: Hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (lần)............... 74 Bảng 4.19: Nhu cầu về nội dung tham dự tập huấn trong thời gian tới .......... 75 Bảng 4.20: Nguồn gốc giống tôm nuôi nước lợ .............................................. 76 Bảng 4.21: Phân tích, kiểm tra chất lượng giống tôm nuôi nước lợ ................ 76 Bảng 4.22: Mât độ, thời gian nuôi, tỷ lệ sống ................................................. 78 Bảng 4.23: Kiểm tra nước ao nuôi tôm ........................................................... 79 Bảng 4.24: Mực nước, độ mặn, pH, độ kiềm nước ao nuôi tôm ..................... 80 Bảng 4.25: Tình hình sử dụng thức ăn............................................................. 81 Bảng 4.26: Một số bệnh trên tôm nuôi nông hộ gặp trong vụ nuôi ................. 82 Bảng 4.27: Tình hình thu hoạch tôm nuôi ....................................................... 83 Bảng 4.28: Nguồn thông tin tiêu thụ tôm nguyên liệu .................................... 84 Bảng 4.29: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi nước lợ ............................. 84 Bảng 4.30: Quyết định giá bán sản phẩm tôm nuôi nước lợ ........................... 85 Bảng 4.31: Cỡ tôm thu hoạch (Con/kg) ........................................................... 85 Bảng 4.32: Sản lượng, năng suất tôm nuôi nước lợ ........................................ 86 Bảng 4.33: Tổng hợp chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm .... 87 Bảng 4.34: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TTCTTC 91 xi
  12. Bảng 4.35: Uớc lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi TTCTTC .......................................................................................................................... 92 Bảng 4.36: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TTCTTC ..................... 95 Bảng 4.37: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TTCTTC 96 Bảng 4.38: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TSTC ..... 99 Bảng 4.39: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi TSTC .............................................................................................................. 100 Bảng 4.40: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TSTC ......................... 102 Bảng 4.41: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TSTC .. 103 Bảng 4.42 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình ước lượng TSQCCT ........................................................................................................................ 106 Bảng 4.43: Kết quả ước lượng hàm sản xuất và lợi nhuận biên mô hình nuôi TSQCCT ........................................................................................................ 107 Bảng 4.44: Mức hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi TSQCCT ................... 109 Bảng 4.45: Các yếu tố ảnh hưởng đến TE và kinh tế của nông hộ nuôi TSQCCT ........................................................................................................ 110 Bảng 4.47: Khó khăn trong sản xuất của nông hộ tôm nuôi nước lợ ............ 112 Bảng 4.48: Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ tôm nuôi nước lợ ........................................................................................................................ 113 Bảng 4.49: Một số đề xuất, kiến nghị của nông hộ ....................................... 114 xii
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AE = Allocative efficiency - hiệu quả phân bổ. BCC = Banker, Charnes and Cooper - Mô hình của Banker, Charnes and Cooper. CBA = Cost – Benefit Analysis – Phân tích chi phí - lợi ích. CBXK = Chế biến xuất khẩu CCR = Charnes, Cooper and Rhodes – Mô hình Charnes, Cooper and Rhodes. CRS = Constant returns to scale – Cố định theo qui mô DEA = Data envelopment analysis - Phân tích bao dữ liệu DMU = Decision making unit – Đơn vị quyết định DRS = Decreasing returns to scale – Hiệu suất giảm theo qui mô ĐBSCL = Đồng bàng sông Cửu Long EE = Economic efficiency – Hiệu quả kinh tế. IRS = Increasing returns to scale – Hiệu suất tăng theo qui mô NTTST = Nuôi trồng thủy sản PTNT = Phát triển nông thôn SE = Scale efficiency - Hiệu quả quy mô SFA = Stochastic Frontier Analysis - Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên TE = Technical efficiency = Hiệu quả kỹ thuật TSTC = Tôm sú thâm canh TSQCCT = Tôm sú quảng canh cải tiến TTCTTC = Tôm thẻ chân trắng thâm canh UBND = Ủy banh Nhân dân VRS = Variable returns to scale – Hiệu suất theo qui mô xiii
  14. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương 1, một số nội dung chính được trình bài gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi và giả thuyết cần đặt ra cho nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận án xác định giới hạn nghiên cứu về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian. Tiếp đến, mô tả cơ bản những nội dung của luận án tập trung nghiên cứu, đồng thời nêu ra ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ sản và hiện một trong 10 quốc gia dẫn đầu về sản lượng thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm của Việt Nam cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu (CBXK) thuỷ sản. Trong thập niên qua nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập và giải quyết việc làm,… Đối tượng nuôi chủ lực của vùng là nuôi tôm nước lợ chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi và gần 80% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhà nhập khẩu ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm tôm nuôi, áp dụng các hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản đã và đang đưa ra yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và chứng nhận tiêu chuẩn, như GlobalGAP, bao gồm cả bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Việc thí điểm nuôi tôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP được Việt Nam triển khai nhưng mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình thử nghiệm và khó có khả năng mở rộng diện tích do chi phí sản xuất tăng cao mà giá bán tôm chỉ ngang với tôm nuôi không áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP. Người nuôi tôm tại ĐBSCL có thể cung cấp nguồn tôm nguyên liệu sạch với giá cao hơn nhưng các nhà máy CBXK và Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) coi đó cũng là một phần trách nhiệm của người nuôi; đồng thời khi kiểm tra chất kháng sinh doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn chi phí với số tiền không nhỏ. Vì vậy, hiện vẫn chưa có giải pháp đồng bộ để cung cấp ra nguồn nguyên liệu tôm nuôi sạch cho CBXK nhằm đáp ứng theo yêu cầu khắc khe của các nước nhập khẩu. Sóc Trăng là tỉnh ven biển ĐBSCL, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình của Tỉnh từ 1 m đến 1,2m so với mực nước biển, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mật độ bình quân hơn 0,2 km/km2, phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng xâm mặn vào mùa khô do triều cường, nước biển xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền tạo nên vùng sinh thái nước lợ được ngăn cách bởi hệ thống đê, cống từ chương trình ngọt 1
  15. hóa bán đảo Cà Mau (Sở Nông nghiệp và PPTNT Sóc Trăng, 2016), nên có lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển. Trong những năm qua giá trị sản xuất thủy sản chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu xuất khẩu nông nghiệp của Tỉnh; Diện tích nuôi trồng thủy sản 2016 đạt 68.400 ha, chiếm 16,33% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Sản lượng nuôi trồng thủy sản 147.000 tấn; trong đó, nuôi tôm nước lợ 46.765 ha, chiếm 68,37% so với diện tích nuôi thủy sản; sản lượng tôm nuôi nước lợ 82.200 tấn, chiếm 55,92% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, 2017); Sản lượng tôm nuôi mặn lợ của Sóc Trăng trong thập niên vừa qua thường đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong số các tỉnh ven biển ĐBSCL và Việt Nam; Đối tượng nuôi tôm nước lợ vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng; Mô hình nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, tôm lúa, bán thâm canh và thâm canh. Nghề nuôi tôm nước lợ vùng ven biển của Tỉnh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho cộng đồng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, ngành hàng tôm nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng phát triển chưa mang tính bền vững, chứa đựng rất nhiều rủi ro cả về kỹ thuật, dịch bệnh, môi trường, kinh tế-xã hội và an toàn thực phẩm. Mấy năm gần đây, nuôi tôm nước lợ của tỉnh gặp rất nhiều trở ngại, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân gây trở ngại Lê Xuân Sinh và cộng sự (2012) chủ yếu là do: (1) Công tác quy hoạch và đầu tư cho ngành thủy sản chưa hợp lý cùng với công tác quản lý ngành thủy sản còn nhiều hạn chế; (2) Hạ tầng cơ sở ở cho nghề nuôi tôm chưa đảm bảo, nhất là hệ thống thuỷ lợi; (3) Việc tăng nhanh các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh đã và đang sử dụng một khối lượng lớn thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản/hoá chất, chất cải tạo môi trường,… Bên cạnh đó, vùng sản xuất lúa của tỉnh ngày càng sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát thải từ vùng sản xuất nông nghiệp,… đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các vùng nuôi cũng như chất lượng tôm nguyên liệu; (4) Dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp phòng trị kịp thời và triệt để; (5) Giá vật tư đầu vào liên tục tăng trong những năm gần đây; Bên cạnh đó, giá tôm nguyên không tăng và có chiều hướng giảm đáng kể; (6) Nhận thức của người sản xuất kinh doanh về chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn hạn chế; (7) Công tác quản lý môi trường, dịch bệnh còn nhiều bất cập. Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội, an toàn sinh thái và an toàn thực phẩm là 2
  16. điều kiện và mục tiêu để phát triển bền vững ngành thuỷ sản. Do đó, việc nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng là rất cần thiết. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng. 1.2.2 Các mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh (TTCTTC), tôm sú thâm canh (TSTC) và tôm sú quảng canh cải tiến (TSQCCT) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng; (2) Phân tích năng suất, lợi nhuận và hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, kinh tế của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển ở Tỉnh; (3) Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng. 1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng phát triển sản xuất, tình hình tiêu thụ tôm nuôi nước lợ của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT như thế nào? (2) Năng suất, lợi nhuận và TE, EE của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT như thế nào? (3) Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông hộ nuôi tôm nước lợ, những giải pháp, chính sách nào cần thực thi? 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (1) Không có sự khác biệt về nguồn lực đầu vào sản xuất giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. (2) Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. 3
  17. (3) Không có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật, kinh tế giữa nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng phát triển nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE, các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT. Đặc biệt, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua cải thiện hiệu TE, EE được chú trọng. Qua đó, xác định sự tác động của TE, EE đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT là vấn đề nghiên cứu quan trọng. Đối với phương pháp đo lường hiệu quả được các nhà phân tích phân loại thành hai phương pháp tiếp cận chủ yếu đó là phương pháp tiếp cận tham số - biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp phi tham số - phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE và EE. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng hàm hồi qui Tobit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE và đo lượng sự biến động của những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến TE và EE. 1.4.2 Phạm vi không gian Theo Quyết định số 690/QĐHC-CTUBND ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, số liệu thống kê về diện tích, sản lượng nuôi tôm nước lợ theo đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh Sóc Trăng của Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT, 2016. Đồng thời theo ý kiến tư vấn của Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng và qua quá trình khảo sát nắm tình hình phát triển nuôi tôm tại địa phương, vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng là vùng ven biển gồm huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm đến 94,9% so với diện tích nuôi toàn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT, 2016)) và đây là vùng được chọn làm địa bàn tập trung nghiên cứu. 1.4.3 Phạm vi đối tượng Đối tượng khảo sát của luận án tập trung vào nông hộ nuôi tôm nước lợ theo mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT tại huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu không khảo sát những cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào và những cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thu sản phẩm trong chuỗi 4
  18. sản xuất và đây là hạn chế của đề tài nghiên cứu. Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn lực nên luận án chỉ nghiên cứu mẫu thay vì nghiên cứu tổng thể. 1.4.4 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu vào vụ nuôi tôm nước lợ vừa kết thúc, tức là vụ thu hoạch tôm gần nhất (tập trung vào tháng 6, 7 năm 2016). 1.4.5 Phạm vi nội dung Luận án tập trung giải quyết các nội dung phân tích thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE của nông hộ nuôi tôm nước lợ theo mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển ở Tỉnh, đồng thời phát hiện những điểm hạn chế, khó khăn cần thiết để cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT tại tỉnh Sóc Trăng. Ở một khía cạnh khác, nuôi tôm nước lợ nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường tự nhiên như đất, nước, khí hậu, thời tiết đây là yếu tố ngoại sinh (Đinh Phi Hỗ và cộng sự, 2006), những yếu tố khách quan này nằm ngoài khả năng kiểm soát của nông hộ nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận, TE, EE của nông hộ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chưa đề cập đến. Ngoài ra, một hạn chế của nghiên cứu này là chưa phân tích ảnh hưởng của những tác nhân cung cấp vật tư đầu vào, thu mua, sơ chế, chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi nước lợ. 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Luận án được thực hiện với những ý nghĩa khoa học như sau: Thứ nhất, luận án kế thừa thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích, nội dung phân tích về hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Thứ hai, luận án kế thừa, vận dụng các phương pháp phân tích định lượng thông qua sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (SFA), phân tích hồi qui Tobit. Từ đó, mô tả chi tiết đối tượng nghiên cứu, yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, sản phẩm đầu ra, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2