intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

55
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của 26 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép. Đây là 26 doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư và thị phần chiếm tuyệt đại đa số trên thị trường thép tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ---------- TẠ ĐÌNH HOÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Bùi Văn Vần Hà Nội, năm 2020
  2. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................ viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 3 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 4 6. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................... 13 7. Những điểm mới và đóng góp của luận án ......................................... 14 8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 15 9. Kết cấu của luận án ............................................................................. 16 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................................. 17 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP......... 17 1.1.1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp ... 17 1.1.2. Phân loại vốn lưu động ................................................................. 21 1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp ..................................................................... 24 1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ..................................... 25 ii
  3. 1.1.5. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp ........................................ 27 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DN ....................... 29 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp .............. 29 1.2.2. Quản lý sử dụng VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ ........................ 31 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN .... 39 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ VÀ BÀI HỌC RÚT RA VỚI CÁC DN VIỆT NAM ........................ 47 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ........... 47 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ................ 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 63 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM .................... 64 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DN NGÀNH THÉP VIỆT NAM ................ 64 2.1.1. Khái quát quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động SXKD của các DN ngành thép Việt Nam ................................................................. 64 2.1.2. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của các DN ngành thép Việt Nam................................................................................................. 71 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DN NGÀNH THÉP VIỆT NAM ...................................................... 90 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ ........................................... 91 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn về nợ phải thu ......................................... 103 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ................................................. 112 2.2.4. Hiệu quả tổng hợp sử dụng VLĐ................................................ 121 iii
  4. 2.3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÁC DN NGÀNH THÉP VIỆT NAM .................................................................... 133 2.3.1. Các biến và giả thuyết nghiên cứu .............................................. 134 2.3.2. Thống kê mô tả và phân tích tương quan ................................... 141 2.3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 143 2.3.4. Kết luận....................................................................................... 148 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DN NGÀNH THÉP VIỆT NAM ........................................... 148 2.4.1. Những kết quả đạt được.............................................................. 148 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .......................................................... 150 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 152 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM ............................ 157 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, TẦM NHÌN 2035................ 157 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................................................. 157 3.1.2. Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam ............................. 161 3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DN NGÀNH THÉP VIỆT NAM ........... 167 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp sử dụng VLĐ ...... 167 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong từng khâu .............................................................................................................. 171 3.2.3. Giải pháp khác nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam ............................................................................ 189 iv
  5. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ................................... 192 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 197 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 198 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................. xii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. xiii PHỤ LỤC ................................................................................................... xx v
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BĐS : Bất động sản CFO : Giám đốc tài chính CP : Cổ phần CN : Cuối năm DN : Doanh nghiệp DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam DTT : Doanh thu thuần HTK : Hàng tồn kho LNST : Lợi nhuận sau thuế NPT : Nợ phải thu NXB : Nhà xuất bản SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSLĐ : Tài sản lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn VBT : Vốn bằng tiền VCĐ : Vốn cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu VKD : Vốn kinh doanh VLĐ : Vốn lưu động VN : Việt Nam VSA : Hiệp hội Thép Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WSA : Hiệp hội Thép thế giới vi
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ .................................. 57 Sơ đồ 2.1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam ................................................................................................................ 64 Sơ đồ 2.2: Chuỗi giá trị ngành thép ................................................................ 68 Sơ đồ 2.3: Mô tả các biến sử dụng trong nghiên cứu ................................... 134 Sơ đồ 3.1: Mô hình tài trợ VLĐ thận trọng .................................................. 170 Sơ đồ 3.2: Cải thiện hiệu quả quản trị nợ phải thu: Rút ngắn thời gian từ lúc giao hàng đến khi thanh toán ................................................................ 175 Sơ đồ 3.3: Các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn .................. 177 Sơ đồ 3.4: Cách tiếp cận tổng thể về quản trị dòng tiền ............................... 179 Sơ đồ 3.5: Chu trình của một cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán ........ 182 Sơ đồ 3.6: Quản trị dòng tiền phù hợp với bối cảnh..................................... 183 vii
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất và Tiêu thụ thép........................................... 65 Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam .................................... 66 Biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu thép chủ yếu của Việt Nam ..................... 66 Biểu đồ 2.4: Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế các DN ngành thép thuộc mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2018 .................................................. 74 Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời các DN ngành thép thuộc mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2018 ............................................................................. 77 Biểu đồ 2.6: Quy mô và tốc độ tăng VKD của các DN trong mẫu nghiên cứu ................................................................................................................ 79 Biểu đồ 2.7: Kết cấu tài sản các DN trong mẫu nghiên cứu ........................... 80 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của các DN trong mẫu nghiên cứu .............. 81 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động vốn ......................... 82 Biểu đồ 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn của các DN thép trong mẫu ................. 83 Biểu đồ 2.11: Khả năng thanh toán của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 ............................................................................................. 84 Biểu đồ 2.12: Tình hình phân bổ VLĐ của các DN trong mẫu nghiên cứu ... 86 Biểu đồ 2.13: Nguồn VLĐ thường xuyên NWC của mẫu nghiên cứu ........... 88 Biểu đồ 2.14: Kết cấu nguồn VLĐ các DN ngành thép trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2018 ............................................................................. 89 Biểu đồ 2.15: Cơ cấu vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2018 .................................................................................... 91 Biểu đồ 2.16: Cơ cấu vốn tồn kho của các DN ngành thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ........................................................... 93 viii
  9. Biểu đồ 2.17: Cơ cấu vốn tồn kho các DN ngành thép trong mẫu phân theo Quy mô VKD ................................................................................................. 94 Biểu đồ 2.18: Quy mô và tăng trưởng vốn tồn kho của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 ..................................................................... 95 Biểu đồ 2.19: Quy mô vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ................................................................... 96 Biểu đồ 2.20: Quy mô vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu phân theo quy mô VKD ................................................................................................. 98 Biểu đồ 2.21: Vòng quay và Kỳ luân chuyển HTK của các DN ngành thép trong mẫu theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ......................................... 100 Biểu đồ 2.22: Vòng quay và Kỳ luân chuyển HTK của các DN ngành thép trong mẫu theo quy mô VKD ......................................................................... 102 Biểu đồ 2.23: Cơ cấu nợ phải thu của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 ........................................................................................... 104 Biểu đồ 2.24: Quy mô và tăng trưởng nợ phải thu của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 ................................................................... 105 Biểu đồ 2.25: Quy mô nợ phải thu của các DN thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực giai đoạn 2009 - 2018 ............................. 106 Biểu đồ 2.26: Quy mô nợ phải thu của các DN thép trong mẫu phân theo quy mô VKD giai đoạn 2009 - 2018 ........................................................... 107 Biểu đồ 2.27: Vòng quay nợ phải thu và Kỳ thu tiền bình quân của các DN trong mẫu nghiên cứu theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ............. 109 Biểu đồ 2.28: Vòng quay nợ phải thu và Kỳ thu tiền bình quân của các DN trong mẫu nghiên cứu theo quy mô VKD ............................................ 110 Biểu đồ 2.29: Lưu chuyển tiền trong kỳ của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 .................................................................................. 113 ix
  10. Biểu đồ 2.30: Quy mô vốn bằng tiền của các DN ngành thép trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018 .................................................................................. 114 Biểu đồ 2.31: Kỳ luân chuyển tiền mặt của các DN ngành thép trong mẫu theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ......................................................... 118 Biểu đồ 2.32: Kỳ luân chuyển tiền mặt của các DN ngành thép trong mẫu phân theo quy mô VKD................................................................................. 120 Biểu đồ 2.33: Vòng quay và Kỳ luân chuyển VLĐ của các DN ngành thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ................................ 122 Biểu đồ 2.34: Vòng quay và Kỳ luân chuyển VLĐ của các DN ngành thép trong mẫu phân theo quy mô VKD ................................................................ 124 Biểu đồ 2.35: ROS của các DN ngành thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ............................................................................... 126 Biểu đồ 2.36: ROS của các DN ngành thép trong mẫu phân theo quy mô VKD .............................................................................................................. 129 Biểu đồ 2.37: ROW của các DN ngành thép trong mẫu phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực ............................................................................... 130 Biểu đồ 2.38: ROW của các DN ngành thép trong mẫu theo quy mô VKD 132 Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP toàn cầu ...................................................... 157 Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng GDP của Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2016 - 2020 .................................................................................. 159 Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất khẩu thép các loại của Việt Nam ..................... 160 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu sản xuất phôi thép theo công nghệ giai đoạn 2015 - 2035 .............................................................................................................. 164 x
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: 12 thông lệ thực tiễn tốt nhất về quản trị vốn kinh doanh.............. 48 Bảng 1.2: Các hành động của CEO thực hiện sáng kiến quản trị vốn ............ 49 Bảng 2.1: Danh sách các DN ngành thép trong mẫu nghiên cứu ................... 72 Bảng 2.2: Phân loại các DN thép theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực...... 90 Bảng 2.3: Phân loại các DN thép theo quy mô vốn kinh doanh ..................... 91 Bảng 2.4: Khả năng thanh toán tức thời của các DN ngành thép trong mẫu 115 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp mô tả cách tính các biến ...................................... 139 Bảng 2.6: Kết quả thống kê mô tả ................................................................ 141 Bảng 2.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................... 142 Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ............................................ 143 Bảng 3.1: Yêu cầu quy mô tối thiểu trong luyện kim ................................... 163 Bảng 3.2: Thuế nhập khẩu thép theo VKFTA .............................................. 166 Bảng 3.3: Tóm tắt cam kết thuế quan về thép trong VCUFTA .................... 166 Bảng 3.4: Đánh giá vị thế của nhà cung cấp đối với các DN ngành thép .... 186 xi
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới và Việt Nam đã rất nhiều học giả khẳng định hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của các công ty. VLĐ là mạch máu lưu thông, duy trì tính liên tục của hoạt động kinh doanh và sự lành mạnh về tài chính của các doanh nghiệp (DN). Theo báo cáo của PwC - Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam 2018, hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN Việt Nam còn thấp so với DN tại các quốc gia khác. Ngoài ra, cũng theo báo cáo này, kết quả tài chính giữa các DN quản lý tốt và quản lý chưa tốt VLĐ có sự khác biệt rõ rệt, trong đó, DN quản lý tốt VLĐ đạt hiệu quả tài chính vượt trội. Thép là ngành kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề, hoạt động trong nền kinh tế, từ cơ khí chế tạo, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp, công nghiệp ô tô, xe máy, đóng tàu... đến công nghiệp quốc phòng, công nghiệp hàng không - vũ trụ của một quốc gia. Có thể khẳng định rằng: trình độ phát triển của ngành thép nói chung, sự phát triển của các DN ngành thép nói riêng, luôn gắn liền và tác động không nhỏ đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, VLĐ của các DN ngành thép thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của DN. Vì vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các DN ngành thép. Ở Việt Nam, thép là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, tổng giá trị sản phẩm của ngành thép năm 2016 chiếm khoảng 5% GDP cả nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam vừa thấp, vừa thiếu ổn định: tỷ suất sinh lời VLĐ giảm liên tiếp ba năm gần đây, trong khi kỳ luân chuyển tiền mặt có xu hướng tăng và luôn cao hơn mức trung bình của các DN 1
  13. Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động của các DN ngành thép Việt Nam. Tình hình trên đã đòi hỏi cần có những nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép trong những năm qua; qua đó, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân đã dẫn tới những hạn chế về hiệu quả sử dụng VLĐ, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép trong thời gian tới. Đó chính là lý do Nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” cho bản Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện là: Thứ nhất, Hệ thống hoá cơ sở lý luận về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của DN; Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN; Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với các DN ở Việt Nam. Thứ hai, Xem xét, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam; Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân đã hạn chế hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép. Bên cạnh đó, Luận án cũng tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây. Thứ ba, Trên cơ sở tình hình thực tế các DN ngành thép và định hướng chiến lược về phát triển ngành thép Việt Nam, Luận án đề xuất hệ thống giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN thép Việt Nam. 2
  14. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Vốn lưu động của DN là gì? Hiệu quả sử dụng VLĐ là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN? - Các chỉ tiêu nào đo lường hiệu quả sử dụng VLĐ của DN? Sử dụng chỉ tiêu nào để đại diện cho hiệu quả sử dụng VLĐ khi đánh giá với các nhân tố ảnh hưởng? - Đặc điểm hoạt động SXKD của các DN ngành thép Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN trong ngành? - Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân? - Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả sử dụng VLĐ của 26 DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực SXKD các sản phẩm thép. Đây là 26 DN có quy mô vốn đầu tư và thị phần chiếm tuyệt đại đa số trên thị trường thép tại Việt Nam. + Về thời gian: Luận án xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép trong khoảng thời gian từ 2009 - 2018. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về mặt khoa học, Luận án hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 3
  15. sử dụng VLĐ. Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành xem xét những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN; từ đó rút ra những bài học tham khảo bổ ích đối với các DN Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở DN mình. - Về mặt thực tiễn, Luận án đi sâu xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN trong ngành thép Việt Nam; Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam. Trên sơ sở thực trạng của các DN và định hướng phát triển ngành thép trong những năm tới, Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN ngành thép Việt Nam. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về VLĐ, quản trị VLĐvà hiệu quả sử dụng VLĐ. Có thể khái quát các nghiên cứu về VLĐ như sau: 5.1. Các nghiên cứu trên thế giới Các giai đoạn nghiên cứu về VLĐ của các học giả trên thế giới được chia theo 4 giai đoạn chính, có sự giao thoa về mặt thời gian, cụ thể: Thời kỳ khai phá (1900 - 1949); Thời kỳ trước và sau Thế chiến thứ 2 (1920 - 1959); Thời kỳ công nghiệp hoá (1950 - 1989); và Thời kỳ toàn cầu hoá (1990 - Nay). Theo đó, tại mỗi thời kỳ, VLĐ được nghiên cứu và nhìn nhận dưới những trọng tâm khác nhau. Các số liệu thống kê cho thấy Thời kỳ khai phá (1900 - 1949) không có nhiều bài báo khoa học có nhắc tới cụm từ "vốn lưu động" (working capital), đồng thời có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa của VLĐ (Darun, 2011). Đây là giai đoạn các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận thức ban đầu về VLĐ, đặc điểm VLĐ, cũng như tìm kiếm những điểm tương đồng về VLĐ giữa lý thuyết và thực tiễn. 4
  16. Chuyển sang những giai đoạn tiếp theo, nếu Thời kỳ trước và sau Thế chiến thứ 2 (1920 - 1959) các nghiên cứu về VLĐ tập trung vào tính thanh khoản và nguồn tài trợ VLĐ thì trọng tâm nghiên cứu của Thời kỳ công nghiệp hoá (1950 - 1989) là việc xây dựng các mô hình toán học và mô hình mô phỏng để tối ưu hoá các thành phần của VLĐ. Hai giai đoạn này chứng kiến sự bùng nổ trong các nghiên cứu của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Mặc dù những tranh cãi vẫn là rất lớn nhưng các kết quả nghiên cứu đã thực sự giúp các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định tài chính của DN. Đến Thời kỳ toàn cầu hoá (1990 - Nay), hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất. Trong đó, các học giả tập trung vào 02 vấn đề chính: Thứ nhất, Nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng VLĐ với khả năng sinh lời của DN. Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra sự tác động lớn của hiệu quả sử dụng VLĐ lên khả năng sinh lời của DN. Hầu hết các tác giả đều sử dụng chỉ tiêu Kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash conversion cycle - CCC) và các chỉ tiêu thành phần của CCC để đại diện cho hiệu quả sử dụng VLĐ, đó là: Kỳ luân chuyển HTK, kỳ thu tiền bình quânvà kỳ trả tiền bình quân. Kết quả cho thấy tác động của 4 chỉ tiêu này lên khả năng sinh lời của DN là khác nhau. Cụ thể: Raheman và Nasr (2007) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa cả 4 chỉ tiêu trên, đó là kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ luân chuyển HTK, kỳ thu tiền bình quânvà kỳ trả tiền bình quân với khả năng sinh lời của DN. Nhóm tác giả đã chọn mẫu 94 công ty Pakistan được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Karachi trong thời gian 6 năm từ 1999 - 2004. Điều đó có nghĩa là khi chu kỳ luân chuyển tiền mặt tăng lên sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm của công ty và người quản lý có thể tạo ra giá trị tích cực cho các cổ đông bằng cách giảm kỳ luân chuyển tiền mặt xuống mức tối thiểu có thể. Đồng thời, các công ty có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân 5
  17. chuyển HTK đến mức tối thiểu hợp lý. Còn các công ty có khả năng sinh lời thấp hơn thường mất nhiều thời gian hơn để thanh toán các khoản phải trả. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Charitou, Elfani và Lois (2010) với mẫu gồm 43 DN niêm yết của một trong các thị trường mới nổi tại Châu Âu thời bấy giờ, đó là Cộng hoà Síp. Alipour (2011) cũng có nhận định tương tự khi nghiên cứu 1,063 công ty niêm yết tại Iran. Với các nghiên cứu trên, các tác giả đều đặc biệt nhấn mạnh kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) là một thước đo quan trọng và toàn diện để đại diện cho hiệu quả sử dụng VLĐvà có tác động tiêu cực lên khả năng sinh lời. Các nhà khoa học cùng có kết quả mối quan hệ ngược chiều của kỳ luân chuyển tiền mặt với khả năng sinh lời là Shin và Soenen (1998); Eljelly (2004); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007); Falope và Ajilore (2009)... Tuy vậy, Deloof (2003) lại không chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa Kỳ luân chuyển tiền mặt với khả năng sinh lời của DN khi nghiên cứu mẫu gồm 1. 009 công ty phi tài chính quy mô lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992 -1996, mặc dù 03 chỉ tiêu còn lại là kỳ luân chuyển HTK, kỳ thu tiền bình quânvà kỳ trả tiền bình quân có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của DN. Còn Gill, Biger và Mathur (2010) lại chỉ ra kết quả trái ngược với các nghiên cứu trên khi chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ luân chuyển tiền mặt với khả năng sinh lời. Điều đó có nghĩa kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài thì khả năng sinh lời càng cao. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 88 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) trong giai đoạn 2005 - 2007. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này còn cho thấy không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa kỳ luân chuyển HTK và kỳ trả tiền bình quân với khả năng sinh lời của DN trong mẫu chọn. Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu của Deloof (2003), Raheman và Nasr (2007, Charitou, Elfani 6
  18. và Lois (2010), Alipour (2011). Tuy vậy, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa Kỳ thu tiền bình quân với khả năng sinh lời. Khác với kết quả của các nghiên cứu trên, Makori và Jagongo (2013) đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ luân chuyển HTK và kỳ trả tiền bình quân với khả năng sinh lời của mẫu gồm 5 công ty sản xuất và xây dựng tại Kenya trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 - 2012. Điều này có nghĩa các DN có thể gia tăng khả năng sinh lời bằng cách tăng dự trữ HTK để tăng doanh thuvà kéo dài các khoản phải trả tới một ngưỡng phù hợp. Tuy vậy cũng cần cẩn trọng trong việc kéo dài thời hạn nợ để đảm bảo tránh giảm sút uy tín tín dụng và giảm sút lợi nhuận trong dài hạn. Ngoài ra, kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển tiền mặt cũng có kết quả giống với các nghiên cứu trước khi có tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời của DN. Ngoài ra, đã có một số các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng VLĐ và khả năng sinh lời tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysiavà Thái Lan. Điển hình như Zariyawati và cộng sự (2009) đã nghiên cứu 1,628 công ty niêm yết tại Malaysia trong giai đoạn 1996 - 2006 hoạt động trong sáu lĩnh vực kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CCC tác động ngược chiều mạnh mẽ lên khả năng sinh lời của DN, hàm ý các công ty muốn tăng giá trị cho chủ sở hữu thì cần quan tâm đến vấn đề làm sao giảm được kỳ luân chuyển tiền mặt một cách tối ưu nhất. Napompech (2012) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự tại thị trường Thái Lan. Charitou và cộng sự (2012) khi nghiên cứu các nước đang phát triển ở châu Á cũng khẳng định mối quan hệ ngược chiều giữa CCC và khả năng sinh lời. Thứ hai, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Với kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả sử dụng VLĐ có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như giá trị DN, thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là công việc quan trọng của các nhà quản trị 7
  19. DN. Để làm được điều này, lãnh đạo DN cần biết được những nhân tố nào có tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Do đó, các nghiên cứu của các học giả tiếp tục hướng trọng tâm vào việc tìm ra các nhân tố này. Các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trên thế giới đã chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Tổng hợp các nghiên cứu có thể thấy những nhân tố chủ quan điển hình như: Quy mô DN, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dòng tiền, tỷ trọng TSCĐ và đặc thù ngành nghề kinh doanh. Tiêu biểu có thể kể tới các nghiên cứu của Kieschnick và cộng sự (2006); Mansoori và Muhammad (2012); João Filipe, Tavares Batista và Russo (2013); Zariyawati, Annuar, Taufiq và Sazali (2010)... Tuy nhiên, không hoàn toàn có sự đồng nhất giữa kết quả nghiên cứu của các học giả trên. Cụ thể: Kieschnick và cộng sự (2006) nghiên cứu các tập đoàn lớn của Mỹ trong khoảng thời gian từ 1990 - 2004. Sử dụng kỳ luân chuyển tiền mặt làm đại diện cho hiệu quả sử dụng VLĐ, nhóm tác giả đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô DN với kỳ luân chuyển tiền mặt. Điều đó có nghĩa công ty càng lớn thì kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài, hiệu quả sử dụng VLĐ bị giảm sút. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển tiền mặt với tỷ trọng TSCĐ. Ahmed Elbadry (2018) cũng chỉ ra kết quả tương tự khi thấy quy mô DN tác động tích cực tới kỳ luân chuyển tiền mặt, còn tỷ trọng TSCĐ hữu hình tác động tiêu cực tới kỳ luân chuyển tiền mặt. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 138 công ty vừa và nhỏ của Ai Cập trong khoảng thời gian 2010 - 2013. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Kieschnick và cộng sự (2006), Ahmed Elbadry (2018) chỉ ra nhân tố khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với CCC. Có kết quả khác với nghiên cứu trên, Mansoori và Muhammad (2012) lại chứng minh được mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lời và hiệu 8
  20. quả sử dụng VLĐ trong nghiên cứu với mẫu gồm 94 công ty tại Singapore trong khoảng thời gian từ 2003 - 2010. Nhóm tác giả nhận định, những công ty có khả năng sinh lời cao thì thường có đủ tiềm lực để mở rộng tín dụng thương mại, từ đó kéo dài kỳ luân chuyển tiền mặt. Ngoài ra, nhân tố dòng tiền, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có tác động tiêu cực tới kỳ luân chuyển tiền mặt. Về các nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ, các nghiên cứu đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế GDP có tác động đáng kể tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN, nhưng theo những chiều hướng khác nhau. Zariyawati, Annuar, Taufiq và Sazali (2010) cho rằng GDP có mối quan hệ cùng chiều với Kỳ luân chuyển tiền mặt, còn Mansoori và Muhammad (2012) lại chỉ ra điều ngược lại, đó là GDP ngược chiều với CCC. Thậm chí, João Russo (2013) cho rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa hai chỉ tiêu này. Zariyawati, Annuar, Taufiq và Sazali (2010) cũng chỉ ra thêm 02 nhân tố khách quan nữa tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ, đó là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Lạm phát. Theo đó, CPI và Lạm phát có tác động ngược chiều tới biến CCC. Nghiên cứu cũng đánh giá tác động của Quy mô Ban giám đốc của công ty và Tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo độc lập tới hiệu quả sử dụng VLĐ, tuy nhiên chưa tìm ra được ý nghĩa thống kê của các nhân tố này. 5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, các học giả đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào hai trọng tâm, trong đó trọng tâm thứ nhất giống với các nghiên cứu trên thế giới, trọng tâm thứ hai đi theo một hướng khác. Cụ thể: Thứ nhất, Đánh giá tác động của hiệu quả sử dụng VLĐ tới khả năng sinh lời của DN. Với trọng tâm này, các tác giả Việt Nam cũng sử dụng CCC và các chỉ tiêu thành phần của CCC để đại diện cho hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó lập mô hình tương quan hồi quy để đánh giá tác động tới khả năng sinh lời của các 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2