intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:241

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác động của các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRANG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRANG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung đề tài luận án “Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các tài liệu, số liệu nêu trong luận án có nguồn trích dẫn rõ ràng, không vi phạm quy định của pháp luật. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả hoàn toàn xin chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Thị Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình hoàn thành luận án là một chặng đường dài, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các Thầy/ cô giáo, các anh chị đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS. Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng và đồng hành cùng tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô, anh, chị đang công tác tác Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thiện thủ tục và quy trình trong cả suốt khoảng thời gian dài. Đồng thời, luận án không thể hoàn thành nếu tôi không nhận được sự động viên, khích lệ từ các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô, anh, chị tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới trong gia đình, đã luôn ủng hộ về mọi mặt để tôi hoàn thành nhiệm vụ này. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO............................... 11 1.1. Nghiên cứu về vai trò và bản chất của năng lực đổi mới sáng tạo .... 11 1.2. Các nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp... 15 1.3. Các nghiên cứu về chính sách khuyến khích năng lực đổi mới sáng tạo ........................................................................................................... 27 1.4. Các nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo............................................................................................. 29 1.5. Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ............ 29 1.5.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu .................................................... 29 1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu............................................................ 30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 32 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO ........................................................................................... 33 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và ngành chế biến, chế tạo ................................................................................. 33 2.1.1. Khái niệm về đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo .... 33 2.1.2. Phân loại năng lực đổi mới sáng tạo ........................................... 42 2.1.3. Vai trò của đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp .................... 46 2.1.4. Đặc điểm năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp .......... 48 2.1.5. Khái niệm doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo ...................... 51 2.2. Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp........................................................................................... 52 2.2.1. Các nhân tố bên trong ................................................................. 52 2.2.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................. 57
  6. 2.3. Tiêu chí đo lường năng lực ĐMST ....................................................... 60 2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu .................................... 66 2.4.1. Lý thuyết kinh tế học thể chế ...................................................... 68 2.4.2. Mô hình kiến tạo tri thức SECI của Nonaka – Takeuchi (Socialization, Externalization, Combination và Internalization) và lý thuyết lãnh đạo cấp cao (Upper echolons theory) ............................ 71 2.4.3. Lý thuyết đổi mới sáng tạo mở và năng lực kết nối của doanh nghiệp .................................................................................................... 74 2.5. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 74 2.6. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 77 2.6.1. Sự tác động của thể chế đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ............................................................. 77 2.6.2. Phong cách lãnh đạo có tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ................................................ 78 2.6.3. Năng lực kết nối trong mạng lưới có tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo........................... 79 2.6.4. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ............ 80 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp và bài học cho Việt Nam ....................................................... 80 2.7.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ......................................................... 80 2.7.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc........................................................ 83 2.7.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc..................................................... 85 2.7.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .................................. 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 91 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI .................................................................................................... 92
  7. 3.1. Các chính sách về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và chính sách đối với ngành chế biến, chế tạo............................................................. 92 3.1.1. Khung pháp lý về đổi mới sáng tạo ............................................ 92 3.1.2. Chính sách định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ......................................................................................... 103 3.1.3. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thực hiện đổi mới sáng tạo.............................................. 105 3.1.4. Đánh giá về chính sách đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ....................................... 107 3.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ............................................................................................................ 111 3.2.1. Bức tranh về doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo giai đoạn 2011 - 2020 .................................................................................................... 111 3.2.2. Đặc điểm năng lực ĐMST trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam......................................................................... 118 3.2.3. Đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ...............................................................................................................121 3.3. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 124 3.3.1. Số liệu ........................................................................................ 124 3.3.2. Các biến và các thang đo ........................................................... 124 3.3.3. Mô tả mẫu khảo sát .................................................................... 128 3.3.4. Kiểm định sự tin cậy thang đo ................................................... 135 3.3.5. Phân tích nhân tố ........................................................................ 137 3.3.6. Phân tích tương quan ................................................................. 139 3.3.7. Phân tích hồi quy ....................................................................... 140 3.3.8. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo ......................................................................................... 143 3.3.9. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ........ 145
  8. 3.4. Luận bàn các kết quả nghiên cứu ........................................................ 146 3.4.1. Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của nhà nước và năng lực ĐMST quy trình ............................................................................................... 146 3.4.2. Mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và năng lực ĐMST quy trình . 147 3.4.3. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và năng lực ĐMST quy trình ............................................................................................... 148 3.4.4. Mối quan hệ giữa năng lực kết nối trong mạng lưới và năng lực ĐMST quy trình ............................................................................. 149 3.4.5. Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và năng lực ĐMST quy trình ................................................................................... 150 3.5. Đánh giá chung ...................................................................................... 151 3.5.1. Kết quả đạt được trong năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng...................................................................................................... 151 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 160 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 163 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI........................................................................... 164 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ........................................................... 164 4.1.1. Bối cảnh quốc tế......................................................................... 164 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................... 165 4.1.3. Xu hướng tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ....167 4.2. Cơ hội và thách thức đối với năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo.................................................................................................... 169 4.2.1. Cơ hội ......................................................................................... 169 4.2.2. Thách thức.................................................................................. 170
  9. 4.3. Quan điểm – định hướng về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo ................................................ 172 4.3.1. Quan điểm .................................................................................. 172 4.3.2. Định hướng ................................................................................ 176 4.4. Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam .......................................................................... 177 4.4.1. Hoàn thiện chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ .............. 178 4.4.2. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về đổi mới sáng tạo................................................................................................. 181 4.4.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong ĐMST của doanh nghiệp ................................................................................................... 185 4.4.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo dựng môi trường ĐMST cho doanh nghiệp ..................................................................... 187 4.4.5. Phát triển mô hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ......................................190 4.5. Điều kiện thực hiện ............................................................................... 191 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .............................................................................. 195 KẾT LUẬN ................................................................................................... 196 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .......................................................................... 198 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 199 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCT Chế biến, chế tạo CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CNTT Công nghệ thông tin ĐMQT Đổi mới quy trình ĐMSP Đổi mới sản phẩm ĐMST Đổi mới sáng tạo Dự án FIRST Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GII Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp KDCN Kiểu dáng công nghiệp KH&CN Khoa học và công nghệ NHHH Nhãn hiệu hàng hóa NIS Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia NSLĐ Năng suất lao động OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PRI Viện nghiên cứu công R&D Nghiên cứu và phát triển SHTT Sở hữu trí tuệ TCTK Tổng cục thống kê WTO Tổ chức thương mại thế giới
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐMST...................... 20 Bảng 1.2: Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá năng lực ĐMST của doanh nghiệp ............................................................................................................... 23 Bảng 2.1. Các từ/ cụm từ có trong định nghĩa về đổi mới sáng tạo .......................... 37 Bảng 2.2: Phân loại đổi mới sáng tạo ....................................................................... 42 Bảng 2.3: Tiêu chí đo lường năng lực đổi mới sáng tạo theo OECD (2005) ........... 63 Bảng 2.4: Tiêu chí đo lường năng lực đổi mới sáng tạo theo Thông tư 17/2019/TT-BKHCN của Bộ KHCN ............................................................... 64 Bảng 2.5: Các lý thuyết về năng lực đổi mới sáng tạo ............................................. 67 Bảng 3.1. Chính sách đổi mới, sáng tạo của Việt Nam qua các thời kỳ ................... 93 Bảng 3.2. Số hiệu, ngày ban hành và tên chính thức của các luật ............................ 95 Bảng 3.3: Số hiệu, ngày ban hành và tên của một số Nghị định và Quyết định liên quan đến chính sách đổi mới sáng tạo ....................................................... 96 Bảng 3.4: Một số văn bản liên ngành liên quan đến chính sách đổi mới sáng tạo ... 97 Bảng 3.5: Tỷ trọng của công nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP ................................................................................................................ 113 Bảng 3.6: Thực trạng doanh nghiệp chế biến, chế tạo đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ........................................................................................ 117 Bảng 3.7: Cơ cấu phương thức thực hiện sản phẩm mới của doanh nghiệp........... 119 chia theo quy mô lao động ...................................................................................... 119 Bảng 3.8: Thang đo ”Năng lực kết nối trong mạng lưới” ....................................... 125 Bảng 3.9: Thang đo ”Phong cách lãnh đạo” ........................................................... 126 Bảng 3.10: Thang đo ”Chất lượng nguồn nhân lực”............................................... 126 Bảng 3.11: Thang đo ”Thể chế” .............................................................................. 127 Bảng 3.12: Thang đo ”ĐMST quy trình” ................................................................ 127 Bảng 3.13. Mô tả thông tin về loại hình doanh nghiệp khảo sát............................. 128 Bảng 3.14. Mô tả thông tin về tổng số lao động trong doanh nghiệp ..................... 128 Bảng 3.15. Mô tả thông tin về vốn thành lập doanh nghiệp ................................... 129 Bảng 3.16. Mô tả thông tin về vốn cuối năm 2022 ................................................. 129 Bảng 3.17. Mô tả thông tin về nhóm khách hàng chính của các doanh nghiệp ...... 129 Bảng 3.18 Mô tả thông tin về số lượng bằng phát minh, sáng chế 5 năm gần đây 130
  12. Bảng 3.19. Mô tả thông tin về phương thức công ty thực hiện đối với ĐMST quy trình.......................................................................................................... 131 Bảng 3.20. Mô tả đánh giá về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm .............. 131 Bảng 3.21. Mô tả giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, chi phí SX ............................ 132 Bảng 3.22. Mô tả vai trò đối với đa dạng hóa mẫu mã ........................................... 132 Bảng 3.23. Mô tả vai trò đối với nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp .. 132 Bảng 3.24. Mô tả vai trò đối với nâng cao khả năng cạnh tranh ............................ 133 Bảng 3.25. Mô tả vai trò đối với tăng lợi nhuận ..................................................... 133 Bảng 3.26. Mô tả vai trò đối với nâng cao mức độ an toàn trong sản xuất ............ 133 Bảng 3.27. Mô tả vai trò đối với góp phần bảo vệ môi trường ............................... 134 Bảng 3.28. Mô tả vai trò đối với tham gia thị trường mới ...................................... 134 Bảng 3.29. Mô tả vai trò đối với tăng thị phần ....................................................... 134 Bảng 3.30. Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập ................................... 138 Bảng 3.31. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc đổi mới ........................ 139 Bảng 3.32. Ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 140 Bảng 3.33. Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................... 141 Bảng 3.34. Kết quả phân tích ANOVA cho loại hình doanh nghiệp ...................... 144 Bảng 3.35. Kết quả phân tích ANOVA cho quy mô doanh nghiệp ........................ 144 Bảng 3.36. Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau và sự khác biệt ................... 145 cho quy mô vốn ....................................................................................................... 145 Bảng 3.37. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết của nghiên cứu.......................... 145 Bảng 3.38: Vị trí của Việt Nam về chỉ số đổi mới sáng tạo được WIPO đánh giá giai đoạn 2007 – 2022 .................................................................................... 152 Bảng 3.39. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam (%) ............................... 157
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 5 Hình 1.1: Cụm từ thường được sử dụng trong mỗi thuộc tính của ĐMST ............... 14 Hình 2.1: Các giai đoạn đổi mới sáng tạo ................................................................. 34 Hình 2.2: Các thuộc tính của đổi mới sáng tạo ......................................................... 38 Hình 2.3: Các cấp độ năng lực .................................................................................. 40 Hình 2.4: Chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo ................................................................... 41 Hình 2.5: Đổi mới sản phẩm ..................................................................................... 44 Hình 2.6: Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) ..................................................... 61 Hình 2.7. Mô hình chuyển đổi tri thức của Nonaka .................................................. 72 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của luận .................................................................... 76 Hình 3.1. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội ngành chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng 111 Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP, IIP tổng thể ngành công nghiệp và ngành................. 112 chế biến, chế tạo ...................................................................................................... 112 Hình 3.3. Doanh nghiệp thành lập mới trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ............................................................................................................. 114 Hình 3.4. Doanh nghiệp chế biến, chế tạo đang hoạt động .................................... 115 Hình 3.5: Mức tăng trưởng một số ngành chế biến, chế tạo năm 2020 .................. 116 Hình 3.6. Doanh nghiệp chế biến, chế tạo phân theo trình độ công nghệ của ngành .............................................................................................................. 117 Hình 3.7: Tỷ lệ (%) số lượt các DN ĐMST được hưởng các hình thức hỗ trợ ...... 118 từ nhà nước trong hoạt động ĐMST ....................................................................... 118 Hình 3.8: Cơ cấu phương thức thực hiện sản phẩm mới của doanh nghiệp chia theo quy mô lao động ..................................................................................... 119 Hình 3.9: Mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ................................................................................. 120 Hình 3.10: Doanh nghiệp ĐMST phân theo quy mô tỷ lệ vốn Nhà nước .............. 121 Hình 3.11. Chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp C CT phân theo ngành kinh doanh ........................................................................................... 122 Hình 3.12: Số lượng bằng phát minh, sáng chế từ năm 2018-2022........................ 130 Hình 3.13. Phân phối phần dư và phân tán phần dưa chuẩn hóa- dự báo chuẩn hóa .................................................................................................................. 142
  14. Hình 3.14: Sự thay đổi thứ hạng của Việt Nam về ĐMST ..................................... 152 giai đoạn 2007 – 2022 ............................................................................................. 152 Hình 3.15: Thứ hạng các trụ cột đầu vào về ĐMST của Việt Nam, giai đoạn 2018 -2022 ...................................................................................................... 153 Hình 3.16. Các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ... 154 Hình 3.17: Thực trạng công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo .................. 154 Hình 3.17a: Công nghệ của doanh nghiệp .............................................................. 154 Hình 3.17b: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ................................................ 154 Hình 3.18. Chiến lược đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo phân chia theo loại hình doanh nghiệp ........................................................... 156 Hình 3.19. Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, chế tạo theo trình độ công nghệ .................................................................................. 158 Hình 3.20. Hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam phân theo quy mô ........ 159 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Lợi ích của ĐMST quy trình với Công ty TNHH sản xuất vật tư thiết bị Thành Đạt ................................................................................................... 135 Hộp 3.2. Phong cách lãnh đạo và đổi mới sáng tạo quy trình tại Công ty May Đáp Cầu .......................................................................................................... 149 Hộp 3.3: Công nghệ lạc hậu làm giảm khả năng cạnh tranh .................................. 155 Hộp 4.1: Việt Nam 2035 – Những thay đổi chiến lược quan trọng và lĩnh vực cải cách chung ................................................................................................ 177
  15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu sử dụng chức năng tìm kiếm của google với từ “innovation” thì chỉ trong 0.37 giây cho ra khoảng 1.990.000.000 kết quả tìm kiếm. Điều này chứng tỏ trong thời gian gần đây, đổi mới sáng tạo đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đổi mới sáng tạo không chỉ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của các quốc gia (Mortara & ceng sir, 2009; Tohidi & Jabbari, 2012). Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh một trong các giải pháp phát triển bền vững đất nước, đó là tập trung vào việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo, nhất là đối với các doanh nghiệp. Với xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cũng như sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, đổi mới sáng tạo tạo ra lợi thế cạnh tranh cho quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đổi mới sáng tạo cũng gắn bó mật thiết với những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế, nâng cấp công nghệ trong sản xuất và chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tại sao lại có sự khác biệt đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, bản chất câu trả lời là năng suất lao động, đổi mới sáng tạo là một yếu tố quan trọng tác động tới năng suất lao động, điều cốt lõi của tăng trưởng kinh tế. Việt Nam, với xuất phát điểm thấp, có thể tận dụng được lợi thế của người đi sau nhờ những tác động lan tỏa của đổi mới sáng tạo từ dòng chảy kiến thức và công nghệ của những người tiên phong. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định các đột phá chiến lược là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ''Làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp?'' không chỉ là câu hỏi học thuật mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. So sánh sự khác biệt về kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp giữa các quốc gia có thể thấy, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng lực của doanh nghiệp là chưa đủ, mà cần cả môi trường thể chế, cả các chính sách khuyến khích, cả hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. 1
  16. Nhìn lại thời gian qua, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – ngành có vị trí và ảnh hưởng quan trọng đã đóng góp lớn vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, trong đó năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp này đã góp phần vào việc hình thành mô hình phát triển bền vững trong tương lai. Công nghệ ngày càng phát triển, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn hơn do có nhiều sản phẩm thay thế. Đặc điểm môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành đòi hỏi sản phẩm phải luôn đổi mới, thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn. Quan điểm của Nhà nước đang rất khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp vì vậy xét về thể chế nhà nước có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cả về tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, hiện nay năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có các doanh nghiệp chế biến, chế tạo còn có những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo. Theo đó, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá thực trạng một cách hệ thống, đề ra giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác động của các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: + Tổng quan cơ sở lý luận về năng lực ĐMST của doanh nghiệp. 2
  17. + Nghiên cứu thực trạng năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến chế, tạo ở Việt Nam. + Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài và bên trong đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo bằng mô hình định lượng, trong đó tập trung xem xét tác động của 4 yếu tố (thể chế, phong cách lãnh đạo, nguồn nhân lực và năng lực kết nối) tới năng lực ĐMST quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. + Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lực ĐMST trong các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong bối cảnh mới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi chính sau đây: 1. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay như thế nào? 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo nói chung, đổi mới sáng tạo quy trình nói riêng của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ra sao? 3. Các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo và các giải pháp nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam thuộc lớp ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo) của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chủ thể có liên quan bao gồm cả quản lý nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án xem xét thực trạng từ năm 2011 đến năm 2020, các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2030. - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp gồm 4 loại: năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm; đổi mới sáng tạo quy trình; đổi mới sáng tạo tổ chức; đổi mới sáng tạo 3
  18. marketing (OECD, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận xuyên suốt của luận án là duy vật lịch sử, xem xét năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế thời gian qua và có gắn kết chặt chẽ với thực trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam nói riêng. Luận án có cách tiếp cận hệ thống, gắn kết cơ sở lý luận với thực tiễn năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam, xem xét năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam như là một nội dung quan trọng để đảm bảo nâng cao năng suất và từ đó đóng góp trực tiếp cho nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - một mục tiêu quan trọng của chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Luận án cũng áp dụng các phương pháp định tính và định lượng để phân tích và đánh giá chính sách đối với hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng như lượng hóa tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam. Luận án đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố thể chế, phong cách lãnh đạo, nguồn nhân lực và năng lực kết nối trong mạng lưới tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, từ đó cung cấp cơ sở để đưa ra những giải pháp, khuyến nghị chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. 4
  19. Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu: + Xác định đối tượng nghiên cứu + Xác định mục tiêu nghiên cứu + Xác định phương pháp nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết: + Khoảng trống nghiên cứu + Các lý thuyết nghiên cứu + Câu hỏi nghiên cứu + Các giả thuyết nghiên cứu + Xây dựng thang đo ban đầu Phân tích và xử lý dữ liệu Thu thập và phân tích dữ liệu Nghiên cứu định tính: + Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp + Phỏng vấn sâu + Điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. Nghiên cứu định lượng: + Thu thập dữ liệu qua bảng hỏi + Phân tích khẳng định nhân tố + Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính + Đánh giá từng nhân tố KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguồn: NCS 5
  20. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, NCS sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, cụ thể như sau: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp trong luận án chủ yếu được khai thác từ các số liệu do Tổng cục thống kê và một số bộ ban ngành Trung ương công bố chính thức như ộ Kế hoạch và Đầu tư, ộ Thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ…. Trong các nguồn thông tin có các sách trắng về doanh nghiệp, các chỉ số đo lường của quốc tế và quốc gia như Chỉ số cạnh tranh kinh tế, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), các số liệu khác của các tổ chức kinh tế quốc tế trong và ngoài nước… các tài liệu tham khảo là các luận án đã có, các bài báo chuyên khảo… + Phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin sơ cấp: Tác giả đưa ra bảng hỏi với các thang đo gần gũi, dễ hiểu nhất đối với người trả lời. Mục đích tiến hành khảo sát để kiểm định mô hình lý thuyết đưa ra gồm tìm hiểu về mối quan hệ giữa các nhân tố với năng lực đổi mới sáng tạo quy trình được đề xuất trong các giả thuyết và tìm hiểu sự khác biệt về mối quan hệ này giữa các loại hình, quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 5 người. Trong đó, 1 cán bộ Sở Khoa học công nghệ tỉnh, 4 cán bộ quản lý tại doanh nghiệp (đây là những vị trí quan trọng, trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐMST quy trình của công ty nên những nhận định, chia sẻ của họ về ĐMST quy trình là đáng tin cậy. ước nghiên cứu định tính này giúp tác giả nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng của các chuyên gia nhằm điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. ước này nhằm đánh giá tính khả thi của bảng hỏi, để tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện bảng hỏi cho phù hợp hơn. Từ đó điều chỉnh lại nội dung các câu hỏi, bổ sung thêm và bỏ bớt các câu hỏi không cần thiết trước khi triển khai khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức: Để chọn được mẫu khảo sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lựa chọn doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo. Chọn mẫu thuận 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2