intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chiến lược phát triển Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

57
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng những yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Trans, luận án xây dựng luận cứ khoa học xác định phương hướng chiến lược phát triển và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công chiến lược phát triển của PV Trans trong giai đoạn 2016-2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chiến lược phát triển Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2025 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS PHAN HUY ĐƯỜNG 2. TS. VƯƠNG HUY HÙNG HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận án là xác thực và chưa từng được công bố trong kỳ bất công trình nào khác trước đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Anh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................................................................................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm, vai trò của chiến lược ........7 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược ...............................8 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ......................................................10 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm, vai trò, phân loại chiến lược...............................................................................................................10 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược .............................13 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành vận tải biển và xây dựng chiến lược phát triển của một số doanh nghiệp vận tải biển ........................16 1.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................18 1.3.1. Một số vấn đề đạt được sự nhất trí cao ..............................................18 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................18 Kết luận chương 1 ...............................................................................................19 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...20 2.1. Chiến lược phát triển của tổng công ty ........................................................20 2.1.1. Khái niệm chiến lược phát triển của tổng công ty .............................20 2.1.2. Phân cấp chiến lược của tổng công ty................................................21 2.1.3. Vai trò của chiến lược phát triển đối với tổng công ty ......................22 2.1.4. Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển tổng công ty ........23
  5. 2.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty .........................25 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh .......................................................26 2.2.2. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược phát triển tổng công ty .......34 2.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển tổng công ty .......................34 2.2.4. Xây dựng các lựa chọn chiến lược phát triển tổng công ty ...............35 2.2.5. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược phát triển tối ưu cho tổng công ty ..................................................................................................36 2.2.6. Đề xuất và quyết định chiến lược phát triển tổng công ty .................37 2.3. Một số mô hình xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển cơ bản của doanh nghiệp .......................................................................................................37 2.3.1. Nhóm mô hình phân tích môi trường của doanh nghiệp ...................37 2.3.2. Mô hình xây dựng định hướng chiến lược .........................................40 2.3.3. Nhóm mô hình lựa chọn chiến lược tối ưu ........................................43 2.4. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của một số công ty, tổng công ty trong nước và bài học rút ra cho Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí - PV Trans ....................................................................................................................45 2.4.1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex ...............................................................................45 2.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam .................................................................................46 2.4.3. Bài học rút ra cho Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí trong xây dựng chiến lược phát triển.....................................................................47 2.5. Phương pháp nghiên cứu luận án .................................................................48 2.5.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................48 2.5.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................49 2.5.3. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, dữ liệu nghiên cứu ..............49 Kết luận chương 2 ...............................................................................................51
  6. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ ...............................................53 3.1. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .................................53 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .........................................................................................................53 3.1.2. Ngành nghề hoạt động của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí ..53 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí ..............54 3.1.4. Các Công ty thành viên của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .54 3.1.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí giai đoạn 2011-2015 ..........................................................55 3.2. Phân tích chiến lược hiện thời của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .57 3.2.1. Phân tích chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của Công ty mẹ (PV Trans) ..............................................................................................59 3.2.2. Phân tích ảnh hưởng chiến lược phát triển của các Công ty con đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển của Công ty mẹ - PV Trans..64 3.2.3. Phân tích ảnh hưởng chiến lược phát triển của Tập đoàn PVN đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển của PV Trans ..............................69 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .........................................................................70 3.3.1. Phân tích nhóm nhân tố bên ngoài .....................................................70 3.3.2. Phân tích môi trường bên trong của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .........................................................................................................99 Kết luận chương 3 .............................................................................................119 CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................121 4.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.121 4.1.1. Sứ mệnh của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí .....................121 4.1.2. Tầm nhìn của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ....................121
  7. 4.2. Mục tiêu chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ......................................................................................................................121 4.2.1. Mục tiêu tổng quát ...........................................................................121 4.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................122 4.3. Đề xuất chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025 ....................................................................................................123 4.3.1. Xây dựng các phương án chiến lược phát triển cho Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ............................................................................123 4.3.2. Lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ..........................................................................................129 4.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí .........................................................................................................139 4.4.1. Giải pháp về tài chính ......................................................................139 4.4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ...........................................................140 4.4.3. Giải pháp về marketing ....................................................................143 4.4.4. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu và phát triển ............................145 4.4.5. Giải pháp về hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế .................................145 4.4.6. Giải pháp về tổ chức quản lý ...........................................................146 4.4.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường.......................................................150 4.5. Điều kiện và kiến nghị ...............................................................................150 4.5.1. Điều kiện cần để thực hiện chiến lược .............................................150 4.5.2. Một số kiến nghị ..............................................................................150 Kết luận chương 4 .............................................................................................151 KẾT LUẬN .............................................................................................................152 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCG Ma trận Boston BKS Ban kiểm soát BSR Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn BTGĐ Ban Tổng giám đốc CBCNV Cán bộ công nhân viên CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan CNG Compressed Natural Gas - Khí thiên nhiên CSTT Chính sách tiền tệ CTCP Công ty cổ phần DQS Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất DWT Deadweight tonnage - là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn ĐH Đại học ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ĐVTV Đơn vị đầu tư EFE Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài FPSO/FSO Kho nổi chức xử lý và xuất dầu thô GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSM Ma trận chiến lược phát triển chính GTVT Giao thông vận tải HĐQT Hội đồng quản trị IFE Ma trận đánh giá yếu tố bên trong IMO Tổ chức hàng hải quốc tế LPG Liquefied petroleum gas - Khí dầu mỏ hóa lỏng MTV Một thành viên NCS Nghiên cứu sinh NMLD Nhà máy lọc dầu NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PEST Mô hình phân tích vĩ mô
  9. PR Public relations - Quan hệ công chúng PV Oil Tổng công ty Dầu Việt Nam PVEP Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam QSPM Ma trận hoạch định chiến lược SWOT Ma trận Swot TCT Tổng công ty TCT D Tổ chức tín dụng TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương THNN Trách nhiệm hữu hạn USD Đô la Mỹ VLCC Tàu chở dầu thô loại lớn VLGC Tàu chở Gas loại lớn VNĐ Việt Nam Đồng VSP Liên doanh Việt - Nga WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng mẫu ma trận EFE.............................................................................38 Bảng 2.2: Bảng mẫu ma trận IFE ..............................................................................39 Bảng 2.3: Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................40 Bảng 2.4: Bảng mẫu ma trận QSPM .........................................................................43 Bảng 2.5: Mô tả mẫu điều tra ....................................................................................51 Bảng 2.6: Mô tả vị trí công tác của những người được điều tra ...............................51 Bảng 3.1: Cơ cấu cổ đông tại PV Trans đến hết năm 2015 ......................................53 Bảng 3.2: Các công ty thành viên của PV Trans tính đến hết 2015 .........................55 Bảng 3.3: Khái quát kế hoạch 05 năm giai đoạn 2011-2015 của PV Trans .............57 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của PV Trans giai đoạn 2011-2015 .........60 Bảng 3.5: So sánh kế hoạch và thực hiện hoạt động kinh doanh của PV Trans giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................62 Bảng 3.6: Đánh giá chiến lược phát triển của PV Trans giai đoạn 2011-2015 ........63 Bảng 3.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................................64 Bảng 3.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................................65 Bảng 3.9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................65 Bảng 3.10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Phương Nam giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................66 Bảng 3.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................66 Bảng 3.12: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Quốc tế giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................................67 Bảng 3.13: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Cửu Long giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................................67
  11. Bảng 3.14: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Phương Đông Việt giai đoạn 2011-2015 ...............................................................................68 Bảng 3.15: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVT Đông Dương giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................68 Bảng 3.16: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của PV Trans hiện tại và tương lai ......................................................................71 Bảng 3.17: Rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động của PV Trans.........................72 Bảng 3.18: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường pháp luật và chính sách đến hoạt động của PV Trans hiện tại và tương lai ................................................74 Bảng 3.19: Tình hình nợ phải trả của PV Trans giai đoạn 2011-2015 .....................76 Bảng 3.20: Đánh giá ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của PV Trans hiện tại và tương lai ........................................................................................77 Bảng 3.21: Đánh giá ảnh hưởng của môi trường công nghệ đến hoạt động của PV Trans ................................................................................................82 Bảng 3.22: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội đến hoạt động của PV Trans .................................................................................83 Bảng 3.23: Tác động của biến động giá dầu thô đến hoạt động của PV Trans ........85 Bảng 3.24: Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa PV Trans và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải dầu sản phẩm, hóa chất .......................................91 Bảng 3.25: Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa PV Trans và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải sản phẩm khí hóa lỏng LPG ................................92 Bảng 3.26: Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa PV Trans và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải than ......................................................................93 Bảng 3.27: Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa PV Trans và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải dầu khí (FSO/FPSO) ...........................94 Bảng 3.28: Ma trận hình ảnh cạnh tranh chung giữa PV Trans và một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ..................................................................................98 Bảng 3.29: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của TCT PV Trans .........98 Bảng 3.30: Bảng cân đối kế toán hợp nhất giai đoạn 2011-2015 của PV Trans ....100
  12. Bảng 3.31:Một số tiêu chí tài chính giai đoạn 2011-2015 của PV Trans ...............102 Bảng 3.32: Đánh giá năng lực tài chính của PV Trans ...........................................103 Bảng 3.33: Thống kê CBCNV tại TCT PV Trans giai đoạn 2011-2015 ................104 Bảng 3.34: Đánh giá đội ngũ CBCNV tại TCT PV Trans ......................................106 Bảng 3.35: Thực trạng đội tàu của PV Trans tính đến hết năm 2015 .....................107 Bảng 3.36: Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh trong tương lai của đội tàu PV Trans .............................................................108 Bảng 3.37: Kế hoạch phát triển đội tàu cho giai đoạn 2016-2020 của PV Trans ...109 Bảng 3.38: Nhân sự làm công tác marketing tại PV Trans (Công ty mẹ) giai đoạn 2011-2015 .............................................................................................111 Bảng 3.39: So sánh các chính sách marketing - mix của PV Trans với các đối thủ cạnh tranh hiện tại ................................................................................114 Bảng 3.40: Đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển tại PV Trans .................115 Bảng 3.41: Đánh giá cơ cấu tổ chức của PV Trans hiện nay ..................................118 Bảng 3.42: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của PV Trans .................119 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính trong kế hoạch 05 năm 2016- 2020 của PV Trans ...............................................................................122 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính đến năm 2025 của PV Trans ...123 Bảng 4.3: Ma trận SWOT hình thành các định hướng chiến lược cho PV Trans...124 Bảng 4.4: Doanh thu của PV Trans giai đoạn 2011-2015 ở một số SBU chính .....127 Bảng 4.5: Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho PV Trans .....129 Bảng 4.6: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải dầu thô ...........................131 Bảng 4.7: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải dầu sản phẩm, hóa chất .133 Bảng 4.8: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải khí hóa lỏng LPG ..........135 Bảng 4.9: Dự kiến kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực vận tải than ................................137
  13. DANH MỤC HÌNH VẼ TT Tên hình Trang Hình 2.1: Những nội dung cơ bản của bản chiến lược phát triển TCT .....................24 Hình 2.2: Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của TCT ...............................26 Hình 2.3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter ..........................................29 Hình 2.4: Phân tích đối thủ cạnh tranh......................................................................30 Hình 2.5: Ma trận SWOT ..........................................................................................40 Hình 2.6: Ma trận BCG .............................................................................................41 Hình 2.7: Ma trận McKinsey ....................................................................................42 Hình 2.8: Khung lý thuyết nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển TCT ...........48 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí .....................54 Hình 3.2: Giá dầu thô thế giới giai đoạn 2000-2015.................................................56 Hình 3.3: Biến động GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2011-2015........................75 Hình 3.4: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2011-2015....................................76 Hình 3.5: Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ..............................77 Hình 3.6: Diễn biến tỷ giá USD/VND trên các thị trường giai đoạn 2013-2015 .....78 Hình 3.7: Đội tàu thế giới theo chủng loại năm 2015 ...............................................79 Hình 3.8: Tổng tải trọng đội tàu Việt Nam giai đoạn 2011-2015 .............................80 Hình 3.9: Nội dung nghiên cứu khái quát thị trường vận tải của Phòng phát triển thị trường PV Trans ..............................................................................112 Hình 3.10: Tỷ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển trong tổng chi phí tại PV Trans giai đoạn 2011-2015........................................................114 Hình 4.1: Ma trận BCG của PV Trans giai đoạn 2011-2015 ..................................127 Hình 4.2: Ma trận McKinsey của PV Trans giai đoạn 2011-2015 .........................128
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới nền kinh tế (năm 1986), quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cùng với đó là quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện cải cách toàn diện các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện lại việc sắp xếp các doanh nghiệp như: cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê các doanh nghiệp Nhà nước. Trong công cuộc cải cách đó, Đảng và Nhà nước cũng chủ trương thành lập các Tổng công ty (TCT) với mục tiêu là hình thành nên những Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Theo đó, nước ta xúc tiến xây dựng các tập đoàn kinh doanh mạnh của Nhà nước mà bước đầu là việc thành lập các Tổng công ty 91 (Quyết định 91/Ttg) và 90 (Quyết định 90/Ttg) việc thành lập các TCT này nhằm tập trung vốn, kỹ thuật để tăng cường sức cạnh tranh, tự vươn lên giành vị trí chi phối ngành hàng hoặc một số ngành hàng, trở thành xương sống của nền kinh tế. Các TCT Nhà nước hiện nay chiếm khoảng 80% sản lượng và vốn của khu vực DNNN, có khả năng chi phối toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế cũng đã cho thấy các TCT Nhà nước (hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con) đã và đang bộ lộ nhiều hạn chế như: (i) Các TCT chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh thực sự để làm cơ sở cho việc tổ chức, quản lý và điều hành; (ii) Cơ cấu tổ chức của các TCT chưa hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; (iii) Các TCT chưa khai thác và phát huy những ưu thế của hình thức liên kết tập trung để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn TCT; (iv) Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý còn nhiều điểm chưa rõ ràng đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý điều hành; (iv) Việc quản trị vốn và bảo toàn các khoản vốn của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Những điều đó đặt ra nhiều câu hỏi lớn cần phải giải quyết trong việc hình thành, quản lý các TCT nhà nước. Nhưng trên hết, nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến khả năng phát triển, hiệu quả hoạt động của các TCT là do việc xây dựng chiến lược phát triển hiện nay vẫn được các TCT thực hiện chưa đảm bảo các luận cứ khoa học chắc chắn, mang nặng tính chất chủ quan, tầm nhìn còn hạn chế. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động vận tải đóng vai trò rất quan trọng, liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý nhằm
  15. 2 giảm chi phí và thúc đẩy thương mại phát triển. Trong thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển (do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra những lợi thế cạnh tranh như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp). Do vậy, ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ tiềm năng. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có bờ biển dài, có cảng biển sâu, đây là điều kiện để phát triển ngành vận tải biển. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, ngành vận tải biển của Việt Nam, trong đó có vận tải dầu khí đã không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 2006-2015, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện tái cấu trúc, qua đó đã có sự thay đổi lớn về chất, xóa bỏ liên kết hành chính bằng liên kết đầu tư tài chính phù hợp với cơ chế thị trường, cơ cấu tổ chức, hoạt động đang dần hoàn thiện; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm được phát huy song vẫn đảm bảo quyền chi phối của Công ty mẹ - Tập đoàn, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong Tập đoàn trong việc thực hiện các mục tiêu chung. Trong số các đơn vị thành viên của PVN, TCT Cổ phần Vận tải Dầu khí - PV Trans với ngành nghề kinh doanh quan trọng trong chiến lược phát triển của PVN, và là đơn vị vận tải biển duy nhất của Tập đoàn, điều này được khẳng định ở việc PVN sẽ không thoái vốn khỏi PV Trans mà giữ tỷ lệ vốn cổ phần ở mức 51%. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Trans luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Tập đoàn cũng như thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng là các đơn vị thành viên của Tập đoàn PVN. Trên thị trường vận tải dầu khí của Việt Nam, PV Trans là một doanh nghiệp đầu ngành. Hiện nay, PV Trans đang được bảo đảm một thị trường trong nước có tiềm năng lớn và ổn định. Việc ra đời và đi vào hoạt động của các cụm công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất vào năm 2009, Nghi Sơn dự kiến vào năm 2017 (chủ yếu dùng dầu thô nhập khẩu) đã tạo điều kiện cho PV Trans tăng cường các hoạt động của mình trong dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó, việc các nhà máy nhiệt điện sẽ vào hoạt động: Vũng Áng, Thái Bình, Nhơn Trạch... sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển than là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện; Một số dự án khai thác khí ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang ... cũng sẽ mở rộng cơ hội kinh doanh cho PV Trans trong thời gian tới.
  16. 3 Giai đoạn 2011-2015, công tác xây dựng chiến lược phát triển đã được PV Trans quan tâm; tính khả thi, tính hiệu quả của chiến lược thể hiện ở việc các mục tiêu của chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 đã được PV Trans cơ bản hoàn thành. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng, phát triển của TCT trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tại PV Trans những năm qua cũng đã cho thấy nhiều hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chiến lược phát triển của PV Trans như: quá trình phân tích môi trường kinh doanh được thực hiện chưa bài bản, thiếu nhân lực chất lượng cao đảm nhiệm vai trò quan trọng này; TCT chưa có kế hoạch cụ thể để đảm bảo các nguồn lực cho việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển; Khả năng điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện cũng còn nhiều hạn chế. Giai đoạn từ nay đến 2025 chính là giai đoạn tăng tốc phát triển nhằm đưa PV Trans lên tầm cao mới. Trên cơ sở những kinh nghiệm sẵn có trong lĩnh vực hàng hải, PV Trans có nhiều tiền đề thuận lợi để tham gia và phát triển các dịch vụ kỹ thuật hàng hải dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực. Trong thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã định hướng và ủng hộ mạnh mẽ PV Trans trong việc phát triển các dịch vụ vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện. Đây là những dịch vụ có nhiều tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho PV Trans trong thời gian tới. Đứng trước những cơ hội kinh doanh rộng mở, PV Trans cần tiếp tục xây dựng và triển khai một lộ trình phát triển mới quy mô lớn hơn, dài hạn hơn nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong quá trình đó, việc nghiên cứu và xây dựng một chiến lược phát triển hiệu quả trên cơ sở khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay là việc làm vô cùng quan trọng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng những yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Trans, luận án xây dựng luận cứ khoa học xác định phương hướng chiến lược phát triển và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công chiến lược phát triển của PV Trans trong giai đoạn 2016-2025. 2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển của một doanh nghiệp nói chung, một TCT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nói riêng. Trong đó, làm rõ những nội dung cơ bản của quy
  17. 4 trình xây dựng phát triển và các yếu tố cần phải nghiên cứu, đánh giá trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Thứ hai, tổng hợp, phân tích kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của một số công ty, tổng công ty trong nước và rút ra bài học cho PV Tans. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố của môi trường bên trong, môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Trans ở thời điểm nghiên cứu; từ đó, xác định xu hướng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Trans (đối với nhóm yếu tố của môi trường bên ngoài) và xác định điểm mạnh, điểm yếu (đối với nhóm yếu tố của môi trường bên trong). Thứ tư, xây dựng luận cứ khoa học xác định chiến lược phát triển cho PV Trans giai đoạn 2016-2025; đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm thực thiện thành công chiến lược phát triển cho PV Trans đã được xây dựng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: Đặc trưng cơ bản chiến lược phát triển của một Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ? Quy trình xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con bao gồm những bước nào? Sử dụng mô hình nào để phân tích, đánh giá, xây dựng, lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho một Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con? Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và những yếu tố nội bộ của PV Trans tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với sự phát triển của PV Trans trong thời gian tới? Trong giai đoạn 2016-2025, PV Trans đặt ra sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển như thế nào? Chiến lược phát triển mà PV Trans có thể áp dụng trong giai đoạn 2016- 2025 là chiến lược nào? Nội dung của chiến lược được xác định? Giải pháp chủ yếu nào cần triển khai để thực hiện thành công chiến lược phát triển đó? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển hiện tại và những căn cứ cần tính đến khi xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025.
  18. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu luận cứ khoa học cơ bản của xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển của PV Trans gắn với môi trường kinh doanh và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của một số Công ty/TCT trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho PV Trans. Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng các yếu tố của môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của PV Trans từ năm 2005 đến năm 2015, trong đó tập trung vào giai đoạn 2011-2015; xây dựng luận cứ khoa học xác định chiến lược phát triển của PV Trans và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược cho giai đoạn 2016-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, được trình bày cụ thể trong chương 2. 6. Đóng góp mới của luận án Về mặt khoa học: Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề này. Cụ thể, luận án xác định cách tiếp cận chi tiết, đầy đủ những yếu tố quan trọng, cần thiết của môi trường kinh doanh (gồm: môi trường vĩ mô; môi trường ngành; môi trường nội bộ doanh nghiệp) trong quá trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển cho PV Trans: Thứ nhất, Luận án xác định quy trình xây dựng chiến lược phát triển cho PV Trans gồm 06 bước: Phân tích môi trường; Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu; Xác định mục tiêu chiến lược; Xây dựng các lựa chọn chiến lược; Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu; Đề xuất và quyết định chiến lược. Thứ hai, Luận án xác định 03 nhóm yếu tố môi trường cần tiến hành phân tích trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho PV Trans, bao gồm: Nhóm yếu tố bên ngoài TCT (gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành); Nhóm yếu tố bên trong TCT. Thứ ba, Luận án cũng xác định một số mô hình cần thiết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển cho PV Trans. Về mặt thực tiễn: Luận án xây dựng luận cứ khoa học xác định chiến lược phát triển của PV
  19. 6 Trans cho giai đoạn 2016-2025, là tài liệu tham khảo cho ban lãnh đạo PV Trans trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong tương lai một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là tư liệu tham khảo tích cực cho các Tổng công ty có điều kiện tương tự. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty và phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 3: Phân tích thực trạng chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Chương 4: Chiến lược phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đến năm 2025.
  20. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến khái niệm, vai trò của chiến lược 1.1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm chiến lược Thứ nhất, Carl Von Clausewitz (1832), trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Vom Kriege - Trong cuộc chiến” đã định nghĩa chiến lược như là một cách thức để đánh trận và kết thúc cuộc chiến. Cuối thế kỷ 19, với sự phát triển khá phức tạp của xã hội, quan niệm về chiến lược được mở rộng và bắt đầu được sử dụng trong quản lý và chính sách quốc gia. Đến thế kỷ 20, các thuật ngữ “Chiến lược chính” (grand strategy) và “Chiến lược được ưu tiên” (higher strategy) được đề cập đến như là nghệ thuật sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự phát triển và để đạt được các mục tiêu cụ thể của quốc gia. [68] Thứ hai, Michael Porter (1980), trong tác phẩm tiên phong xuất bản năm 1980 “Chiến lược cạnh tranh” của bộ ba cuốn sách: Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, đã chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận. Đặc biệt ông đã giới thiệu ba chiến lược cạnh tranh phổ quát là: chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, chính điều đó đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. [26] Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh (competitive advantage), Porter đã bổ sung cho tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” nói trên. Trong cuốn sách này, Michael E. Porter đã nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong - một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng (buyer value). Đó là điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao, và đó cũng là lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác. [27] Thứ ba, theo Johnson và Scholes (2000), trong “Chiến lược cạnh tranh của một tổ chức” thì trong một tổ chức hay một doanh nghiệp: “Chiến lược là việc định hướng và xác định phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2