Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt
lượt xem 3
download
Mục đích của luận án nhằm vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến luận án. Cùng với việc tiếp thu các kinh nghiệm trong công tác trao đổi toa xe trên ĐSVN và thế giới. Mục đích nghiên cứu của luận án là Xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và tổ chức công tác trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN TIẾN QUÝ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TRAO ĐỔI TOA XE HÀNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN TIẾN QUÝ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TRAO ĐỔI TOA XE HÀNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ:62.84.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯT.GS.TSKH NGUYỄN HỮU HÀ TS. CAO MINH TRƯỜNG HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học độc lập của cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Tiến Quý
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của NGƯT.GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà và TS.Cao Minh Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã chỉ dẫn tận tình và đã đóng góp các ý kiến quý báu để giúp tôi thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Giao Thông Vận tải, lãnh đạo khoa Vận tải – Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vận tải & kinh tế đường sắt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng tôi bày tỏ cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Tiến Quý
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II MỤC LỤC ................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH...............................................................................VII DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... IX DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU ............................................................................ X DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ XI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ........................................................................................................6 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng ở ngoài nước .........................................................................................................................................6 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về công tác trao đổi toa xe hàng ở trong nước .........................................................................................................................................9 Những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết ..........................11 1.3.1. Ở nước ngoài ....................................................................................................11 1.3.2. Ở trong nước ....................................................................................................12 1.3.3. Xác định vấn đề cần giải quyết trong luận án ..................................................13 Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................14 Kết cấu luận án .....................................................................................................14 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TRAO ĐỔI TOA XE HÀNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT ..........15 2.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải Đường sắt Việt Nam 15 2.2. Phân loại toa xe và hiệu quả kinh tế khi nâng cao các chỉ tiêu khai thác toa xe hàng trên đường sắt .....................................................................................................16 2.2.1. Phân loại toa xe hàng trên đường sắt ...............................................................16 2.2.2. Hiệu quả kinh tế khi nâng cao chỉ tiêu khai thác toa xe hàng ..........................18 2.3. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của công tác trao đổi toa xe hàng..................20 2.4. Lợi ích của công tác trao đổi toa xe hàng ...........................................................21 2.4.1. Đối với Nhà nước .............................................................................................21 2.4.2. Đối với Ngành Đường sắt ................................................................................22 2.4.3. Đối với các DNVTĐS tham gia trao đổi toa xe ...............................................23 2.4.4. Đối với người tiêu dùng vận tải đường sắt ......................................................24 2.5. Nội dung của công tác trao đổi toa xe hàng .......................................................25
- iv 2.5.1. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước và xây dựng hệ thống văn bản quy định về công tác trao đổi toa xe hàng ....................................................25 2.5.2. Hoàn thiện về cơ sở lý luận cho công tác trao đổi toa xe hàng phù hợp với điều kiện Việt Nam ............................................................................................................28 2.5.3. Xây dựng hệ thống thông tin trong công tác trao đổi toa xe hàng ...................28 2.5.4. Tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành công tác trao đổi toa xe hàng ...................30 2.5.5. Tổ chức công tác giao tiếp toa xe hàng ở ga giao tiếp .....................................30 2.5.6. Công tác thống kê thời gian sử dụng toa xe hàng ............................................31 2.5.7. Công tác kiểm tra, giám sát trao đổi toa xe hàng .............................................32 2.5.8. Xây dựng các phương án trao đổi toa xe hàng.................................................33 2.5.9. Lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu .............................................33 2.6. Các nguyên tắc tổ chức công tác trao đổi toa xe hàng ......................................34 2.7. Các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác trao đổi toa xe hàng .................39 2.8. Kinh nghiệm trao đổi toa xe hàng trên thế giới .................................................41 2.8.1. Liên minh Đường sắt quốc tế (UIC) ................................................................41 2.8.2. Tổ chức hợp tác Đường sắt OSZD...................................................................42 2.8.3. Hiệp hội vận tải đường sắt Châu Âu (ERFA) ..................................................43 2.8.4. Hiệp hội đường sắt Châu Âu và các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng (CER) ........44 2.8.5. Đường sắt Mỹ...................................................................................................45 2.8.6. Đường sắt Nga .................................................................................................47 2.8.7. Đường sắt Trung Quốc.....................................................................................47 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRAO ĐỔI TOA XE HÀNG TRÊN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ..............................................................................49 3.1. Giới thiệu công tác trao đổi toa xe hàng trên Đường sắt Việt Nam.................49 3.1.1. Giai đoạn trước năm 1989................................................................................49 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1989 -2003 ..........................................................................49 3.1.2.1. Các quy chế phân cấp quản lý toa xe ........................................................50 3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các ban chuyên ngành Liên hiệp Đường sắt Việt Nam trong công tác quản lý toa xe hàng ........................................................50 3.1.2.3. Quy chế trao đổi toa xe hàng ở các ga phân giới ......................................51 3.1.2.4. Nội dung trao đổi toa xe hàng giai đoạn 1989 - 2003 ...............................51 3.1.2.5. Các biện pháp quản lý kinh tế ...................................................................53 3.1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến 2014 .....................................................................54 3.1.4. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay .......................................................................55 3.2. Nghiên cứu trao đổi toa xe hàng giữa Đường sắt Việt Nam – Đường sắt Trung Quốc ..............................................................................................................................60
- v 3.2.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển liên vận Đường sắt Việt Nam – Đường sắt Trung Quốc ...........................................................................................................60 3.2.1.1. Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường ...............................................60 3.2.1.2. Tuyến Hà Nội – Lào Cai – Sơn Yêu .........................................................61 3.2.2. Công tác trao đổi toa xe hàng giữa Đường sắt Việt Nam – Đường sắt Trung Quốc ...........................................................................................................................61 3.2.3. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và lượng toa xe hàng trao đổi giữa Đường sắt Việt Nam – Đường sắt Trung Quốc ...........................................................................62 3.2.4. Công tác trao đổi toa xe hàng giữa Đường sắt Việt Nam và Đường sắt Trung Quốc ...........................................................................................................................67 3.3. Giới thiệu về các công ty cổ phần vận tải đường sắt và công tác trao đổi toa xe hàng trên Đường sắt Việt Nam...................................................................................69 3.3.1. Giới thiệu về các công ty cổ phần vận tải đường sắt .......................................69 3.3.2. Công tác trao đổi toa xe hàng giữa các công ty cổ phần vận tải đường sắt .....71 3.3.3. Phân tích công tác trao đổi toa xe hàng giữa các công ty cổ phần vận tải đường sắt ...............................................................................................................................73 3.4. Phương hướng giải quyết vấn đề trao đổi toa xe giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt ......................................................................................................................78 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÔNG TÁC TRAO ĐỔI TOA XE HÀNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM ..............81 4.1. Xây dựng khung quy chế trao đổi toa xe hàng ..................................................81 4.1.1. Xây dựng khung các quy định về giao tiếp, vận dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bồi thường toa xe bị mất mát trong công tác trao đổi toa xe hàng ...................................81 4.1.2. Xây dựng khung các quy định về thống kê thời gian sử dụng và trao đổi toa xe hàng ............................................................................................................................86 4.1.3. Các khung quy định về công tác thanh toán tiền thuê toa xe, sửa chữa toa xe và các loại tiền phạt ........................................................................................................86 4.2. Thiết kế hệ thống văn bản cho công tác trao đổi toa xe hàng ..........................90 4.2.1. Xây dựng quy định phối hợp quản lý sửa chữa, vận dụng, giao tiếp toa xe hàng ....................................................................................................................................90 4.2.2. Xây dựng, ký kết các hợp đồng kinh tế ...........................................................94 4.3. Tổ chức bộ máy công tác trao đổi toa xe hàng và giao nhận toa xe ở các ga giao tiếp (ga biên giới) .........................................................................................................95 4.3.1. Tổ chức bộ máy trong công tác trao đổi toa xe hàng .......................................95 4.3.2. Tổ chức công tác giao nhận toa xe hàng ở ga giao tiếp ...................................99 4.4. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác trao đổi toa xe hàng ............104
- vi 4.5. Xây dựng các phương án trao đổi toa xe hàng ................................................109 4.5.1. Trường hợp 1: Theo quy chế dỡ xong trả về phạm vi sở hữu ......................109 4.5.2. Trường hợp 2: Theo quy chế dỡ đâu trả đấy..................................................114 4.5.3. Trường hợp 3: Dỡ hàng xong trả theo yêu cầu không thuộc phạm vi sở hữu ..................................................................................................................................121 4.6. Xây dựng mô hình toán học lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt ..................................................................125 4.6.1. Nội dung bài toán lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu...............125 4.6.2. Xây dựng mô hình toán học lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu ..................................................................................................................................126 4.6.3. Giải pháp tìm kiếm phương án lựa chọn trao đổi toa xe hàng tối ưu ............130 4.6.3.1. Sơ đồ thực hiện tìm kiếm phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu ...........130 4.6.3.2. Giải pháp cụ thể .......................................................................................131 4.6.4. Thiết kế phần mềm .........................................................................................133 4.6.4.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu mô tả mạng lưới đường sắt ..................................133 4.6.4.2. Thiết kế chức năng (Uses case) ...............................................................134 4.6.4.3. Thử nghiệm phần mềm ............................................................................136 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................155
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH Hình 3.1: Mô hình Tổng công ty Đường sắt Việt Nam [59] .........................................56 Hình 3.2: Biểu tỷ lệ loại toa xe khổ 1000mm và 1435mm ...........................................56 Hình 3.3: Biểu tỷ lệ loại toa xe ổ bi và ổ trượt ..............................................................57 Hình 3.4: Biểu tỷ lệ các loại toa xe khổ 1000mm .........................................................57 Hình 3.5: Biểu tỷ lệ các loại toa xe khổ 1435mm .........................................................57 Hình 3.6: Biểu tỷ lệ sở hữu toa xe hàng của các DNVTĐS ..........................................58 Hình 3.7: Biểu đồ biến động lượng toa xe trao đổi giữa ĐSVN – ĐSTQ qua các năm63 Hình 3.8: Biểu đồ biến động lượng toa xe xuất giữa ĐSVN – ĐSTQ ..........................63 Hình 3.9: Biểu đồ biến động lượng toa xe nhập giữa ĐSVN – ĐSTQ .........................63 Hình 3.10: Biểu đồ biến động số lượng toa xe xuất giữa ĐVN - ĐSTQ qua ga Đồng Đăng...............................................................................................................................64 Hình 3.11: Biểu đồ biến động số lượng toa xe nhập giữa ĐSVN - ĐSTQ qua ga Đồng Đăng...............................................................................................................................64 Hình 3.12: Biểu đồ biến động số lượng toa xe xuất giữa ĐSVN – ĐSTQ qua ga Lào Cai .......................................................................................................................................64 Hình 3.13: Biểu đồ biến động số lượng toa xe nhập giữa ĐSVN – ĐSTQ qua ga Lào Cai ..................................................................................................................................65 Hình 3.14: Biểu đồ biến động ĐSVN thuê toa xe hàng của ĐSTQ qua các năm .........65 Hình 3.15: Biểu đồ biến động ĐSVN thuê toa xe hàng của ĐSTQ qua ga Đồng Đăng .......................................................................................................................................65 Hình 3.16: Biểu đồ biến động ĐSVN thuê toa xe hàng của ĐSTQ .............................66 Hình 3.17: Biểu đồ biến động ĐSTQ thuê toa xe hàng của ĐSVN qua ga Lào Cai .....66 Hình 3.18: Sơ đồ hành trình của toa xe TQ khi xuất nhập với ĐSVN ..........................68 Hình 3.19: Sơ đồ hệ thống quản lý toa xe Trung Quốc trên ĐSVN .............................69 Hình 3.20: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần VTĐS Hà Nội .......................................70 Hình 3.21: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần VTĐS Sài Gòn......................................70 Hình 3.22. Mô hình tổ chức Công ty Ratraco ...............................................................71 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của ban công tác toa xe hàng................................................96 Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức của trạm giao tiếp toa xe hàng .............................................98 Hình 4.3: Sơ đồ 2 nhóm giao tiếp toa xe, hàng hóa - thương vụ.................................102
- viii Hình 4.4: Sơ đồ 4 nhóm giao tiếp toa xe, hàng hóa - thương vụ.................................102 Hình 4.5: Sơ đồ 8 nhóm giao tiếp toa xe, hàng hóa - thương vụ.................................102 Hình 4.6: Sơ đồ ga Lào Cai .........................................................................................103 Hình 4.7: Sơ đồ ga Đông Đăng ...................................................................................103 Hình 4.8: Trình tự xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác trao đổi toa xe hàng .....................................................................................................................................104 Hình 4.9: Mô hình bộ máy thông tin phục vụ công tác trao đổi toa xe .......................107 Hình 4.10: Sơ đồ mô tả cung đường vận chuyển hàng của doanh nghiệp Xj .............126 Hình 4.11: Sơ đồ tìm kiếm phương án thuê toa xe tối ưu ...........................................130 Hình 4.12: Ví dụ đồ thị mô hình hóa mạng lưới đường sắt.........................................131 Hình 4.13: Biểu đồ Uses case tổng quát ......................................................................134 Hình 4.14: Biểu đồ Uses case tìm phương án thuê toa xe ...........................................134 Hình 4.15: Phần mềm đang nạp dữ liệu hệ thống đường sắt.......................................137 Hình 4.16: Phần mềm đang nạp dữ liệu hệ thống đường sắt.......................................137 Hình 4.17: Phần mềm đã hoàn thành quá trình nạp dữ liệu hệ thống đường sắt ........137 Hình 4.18: Chọn công ty tổ chức thuê toa xe hàng .....................................................138 Hình 4.19: Điền các thông tin yêu cầu ........................................................................138 Hình 4.20: Chọn quy chế thuê toa xe cho Công ty cổ phần VTĐSSG .......................139 Hình 4.21: Chọn quy chế thuê toa xe cho Công ty Ratraco ........................................139 Hình 4.22: Tìm phương án thuê toa xe cho Công ty cổ phần VTĐSHN ....................140 Hình 4.23: Kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty cổ phần VTĐSHN ....140 Hình 4.24: Kết quả thu, chi, lợi nhuận của Tổng công ty ĐSVN ...............................141 Hình 4.25: Kết quả thu tiền thuê toa xe của Công ty cổ phần VTĐSSG ....................141 Hình 4.26: Điều chỉnh giá giữa các công ty vận tải đường sắt....................................143 Hình 4.27: Điều chỉnh giá giữa các công ty vận tải đường sắt....................................143 Hình 4.28: Tìm phương án thuê toa xe hàng ...............................................................143 Hình 4.29: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DNVTĐSHN ......................................144 Hình 4.30: Tiền thu thuê toa xe hàng của Công ty cổ phần VTĐSSG........................144
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các loại toa xe hàng trao đổi trên Đường sắt Việt Nam ...............................58 Bảng 3.2: Thống kê Công ty cổ phần VTĐSHN thuê toa xe hàng của VTĐSSG .......72 Bảng 3.3: Thống kê Công ty cổ phần VTĐSHN thuê toa xe hàng của Công ty Ratraco .......................................................................................................................................72 Bảng 3.4: Thống kê Công ty cổ phần VTĐSSG thuê toa xe hàng của VTĐSHN ........72 Bảng 3.5: Thống kê Công ty cổ phần VTĐSSG thuê toa xe hàng ................................72 Bảng 3.6: Thống kê Công ty Ratraco thuê toa xe hàng của VTĐSHN ........................73 Bảng 3.7: Thống kê Công ty Ratraco thuê toa xe hàng của DNVTĐSSG ....................73 Bảng 4.1: Biểu tác nghiệp quá trình giao tiếp toa xe ..................................................100 Bảng 4.2: Biểu thời gian quá trình giao tiếp hàng hoá ................................................101 Bảng 4.3: Mô tả các doanh nghiệp vận tải đường sắt..................................................133 Bảng 4.4: Mô tả bảng giá cước của các doanh nghiệp vận tải đường sắt ...................133 Bảng 4.5: Mô tả các ga trên mạng lưới đường sắt.......................................................133 Bảng 4.6: Bản mô tả các khu gian trên mạng lưới đường sắt .....................................134 Bảng 4.7: Mô tả toa xe hàng của các doanh nghiệp vận tải đường sắt .......................134 Bảng 4.8: Nạp mô hình hệ thống đường sắt ................................................................135 Bảng 4.9: Đổi doanh nghiệp thuê toa xe hàng ............................................................135 Bảng 4.10: Tìm phương án thuê toa xe hàng ..............................................................135 Bảng 4.11: Điều chỉnh giá ...........................................................................................136 Bảng 4.12: In kết quả lần 1 ..........................................................................................142
- x DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU Các ký hiệu Nguyên nghĩa Boolean : Có hay không CX giá cước : Giá cước vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thuê toa xe CYi giờ xe : Giá thuê xe theo giờ của doanh nghiệp Y CKm nặng : Giá thu kéo nặng của doanh nghiệp Y CKm rỗng : Giá thu kéo rỗng của doanh nghiệp Y CKm rỗng : Giá thành kéo rỗng CKm nặng : Giá thành kéo nặng DXj : Doanh thu của doanh nghiệp thuê toa xe DYi : Doanh thu của doanh nghiệp cho thuê toa xe EXj : Chi phí của doanh nghiệp thuê toa xe EYi : Chi phí của doanh nghiệp cho thuê toa xe Float : Số thực Integer : Số tự nhiên LMN : Chiều dài khoảng cách vận chuyển hàng hóa LrXj : Chiều dài doanh nghiệp X kéo rỗng LnXj : Chiều dài doanh nghiệp X kéo nặng LrYi : Chiều dài doanh nghiệp Y kéo rỗng LnYi : Chiều dài doanh nghiệp Y kéo nặng mXj : Lợi nhuận của doanh nghiệp X mYi : Lợi nhuận của doanh nghiệp Y TYi thuê : Tổng thời gian thuê toa xe Tcan : Tập các toa xe ứng cử cho thuê Top : Tập các toa xe thuê tối ưu String : Ký tự
- xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á BGTVT : Bộ giao thông vận tải BĐCT : Biểu đồ chạy tàu CBCNV : Cán bộ công nhân viên CER : Hiệp hội đường sắt Châu Âu và các công ty cơ sở hạ tầng CUV : Quy tắc thống nhất liên quan đến hợp đồng sử dụng xe trong giao thông quốc tế CNTT -TK : Công nghệ thông tin – thống kê DNVTĐS : Doanh nghiệp vận tải đường sắt ĐSVN : Đường sắt Việt Nam ĐSTQ : Đường sắt Trung Quốc ĐMTX : Đầu máy toa xe ERFA : Hiệp hội vận tải Châu Âu EMTMS : Hệ thống quản lý giao thông đường sắt Châu Âu FPT :Công ty cổ phần viễn thông FPT GPS : Hệ thống định vị toàn cầu GTVTĐS : Giao thông vận tải đường sắt G : Toa xe G H : Toa xe H KDVTĐS : Kinh doanh vận tải đường sắt KDĐS : Kinh doanh đường sắt KTQD : Kinh tế quốc dân KHKD : Kế hoạch – kinh doanh KHKT : Kế hoạch kỹ thuật KCTX : Khám chữa toa xe LHĐSVN : Liên hiệp đường sắt Việt Nam
- xii Từ viết tắt Nguyên nghĩa LVQT : Liên vận quốc tế N : Toa xe N NXB : Nhà xuất bản M : Toa xe M OSZD : Tổ chức đường sắt quốc tế PA : Phương án P : Toa xe xitéc PPV : Quy tắc sử dụng toa xe RATRACO :Công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt RIV : Quy tắc sử dụng toa xe lẫn nhau trong giao thông quốc tế SPTN : Sản phẩm tác nghiệp SMPS : Hiệp định liên vận hành khách quốc tế SMGS : Hiệp định liên vận hàng hóa quốc tế TCT ĐSVN : Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam TCCB-LĐ : Tổ chức cán bộ - lao động TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTHTTCVT : Thỏa thuận hợp tác tổ chức vận tải TTĐHVT : Trung tâm điều hành vận tải TQ : Trung Quốc UIC : Liên minh đường sắt quốc tế VTĐSHN : Vận tải đường sắt Hà Nội VTĐSSG : Vận tải đường sắt Sài Gòn VN : Việt Nam VTĐS : Vận tải đường sắt VTHH : Vận tải hàng hóa XNLHĐS : Xí nghiệp liên hợp đường sắt XTBN : Toa xe trưởng tàu Bắc Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt luận án Trong toàn bộ nội dung của luận án, tác giả tiến hành nghiên cứu và giải quyết vấn đề sau: - Nghiên cứu bản chất, lợi ích và nội dung của công tác trao đổi toa xe hàng. - Nghiên cứu các nguyên tắc, các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác trao đổi toa xe hàng. - Nghiên cứu kinh nghiệm trao đổi toa xe hàng trên thế giới. - Phân tích đánh giá công tác trao đổi toa xe hàng trên Đường sắt Việt Nam. - Xác định phương hướng giải quyết vấn đề trao đổi toa xe hàng. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, tác giả nghiên cứu giải pháp tổ chức công tác trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS ở Việt Nam đó là: - Xây dựng khung quy chế công tác trao đổi toa xe hàng. - Thiết kế hệ thống văn bản trong công tác trao đổi toa xe hàng. - Tổ chức bộ máy trao đổi toa xe hàng và tổ chức giao tiếp toa xe ở ga giao tiếp. - Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác trao đổi toa xe hàng. - Nghiên cứu phương án trao đổi toa xe hàng. - Xây dựng mô hình toán học lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu. - Xây dựng phần mềm lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu. 2. Lý do chọn đề tài Trao đổi toa xe hàng mà theo tiếng Anh “The exchange of freight wagons” và theo tiếng Nga “Обмеп гуэовых вАгонов”. Là một vấn đề được chú ý nhiều ở các nước có nền kinh tế thị trường. Công tác trao đổi toa xe hàng phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn sản xuất, công tác trao đổi toa xe hàng trải qua các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Khi các DNVTĐS hạch toán độc lập không hợp tác với nhau. Để vận chuyển hàng hóa từ ga m đến ga p thì khách hàng phải ký kết 4 hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp VTĐS 1, VTĐS 2, VTĐS 3, VTĐS 4, hàng
- 2 hóa phải xếp dỡ 4 lần tại các ga m, B, C, D, p. Làm tăng chi phí xếp dỡ, kéo dài thời gian vận chuyển, mất mát hàng hóa, tăng chi phí vận tải, tăng giá thành, tăng giá cước, tăng thời gian đỗ đọng toa xe, tăng hệ số chạy rỗng. Làm thiệt hại cho cả các DNVTĐS và cho khách hàng. Đây là thực trạng trong giai đoạn đầu của phát triển đường sắt, khi các DNVTĐS cạnh tranh và không hợp E tác với nhau. B VTĐS1 VTĐS2 VTĐS4 C m p Dỡ Xếp VTĐS3 D HĐ2 k A Dỡ HĐ1 Xếp Dỡ HĐ3 Xếp HĐ4 Dỡ Xếp Ghi chú: Am = 700(Km), mB = 400(Km), BC = 500(Km), Ck = 650km, kD = 350(Km), Dp =600(Km), pE = 800Km. - Giai đoạn 2: Khi các DNVTĐS có hợp tác, nhưng không có công tác trao đổi toa xe. Toa xe chạy từ ga xếp hàng của doanh nghiệp này đến ga dỡ hàng của doanh nghiệp khác mà không phải chuyển tải hàng hóa ở ga biên giới. Sau khi dỡ hàng xong toa xe sẽ chạy rỗng trả về doanh nghiệp sở hữu. Tuy đã khắc phục được hạn chế khi không phải xếp dỡ nhiều lần ở ga biên giới nhưng hệ số xe chạy rỗng rất cao làm giảm hiệu quả khai thác toa xe hàng. E B VTĐS1 VTĐS2 VTĐS4 C m p VTĐS3 D k A Dỡ Xếp Nặng Rỗng HĐ Dỡ HĐ Nặng Xếp Rỗng Ở giai đoạn này để vận chuyển hàng hóa từ ga m đến ga p, khách hàng chỉ cần ký một hợp đồng với một DNVTĐS, hàng hóa chỉ xếp một lần ở ga xếp
- 3 hàng m và dỡ một lần ở ga dỡ hàng p. Số Xe km chạy rỗng trường hợp 1 là 2500, trường hợp 2 là 2200. - Giai đoạn 3: Khi các DNVTĐS hợp tác với nhau và tổ chức công tác trao đổi toa xe hàng. Toàn bộ toa xe trở thành quỹ toa xe hàng chung. Ở giai đoạn 3 các toa xe sau khi được xếp hàng ở ga m vận chuyển dỡ ở ở ga p xong toa xe có thể được sử dụng để xếp dỡ nhiều lần trong hành trình quay về doanh nghiệp sở hữu toa xe. E B VTĐS1 VTĐS2 VTĐS4 C m p VTĐS3 D k A Dỡ Dỡ Nặng Xếp Xếp Xếp Rỗng Nặng Rỗng Dỡ Nặng Ở giai đoạn này Số Xe km chạy rỗng chỉ là 1350 thấp hơn rất nhiều so với số Xe km chạy rỗng ở giai đoạn 2 là 2500. Như vậy, công tác trao đổi toa xe hàng làm giảm hệ số xe chạy rỗng, tăng hiệu quả khai thác toa xe, giảm nhu cầu toa xe, giảm chi phí vận tải, giảm giá thành vận tải, là cơ sở để giảm giá cước vận tải. Đem lại lợi ích cho cả DNVTĐS, cho khách hàng, Ngành Đường sắt và cho xã hội. Công tác trao đổi toa xe hàng phát triển ở các nước trên thế giới. Như Đường sắt Mỹ có 102 doanh nghiệp, Đường sắt Nhật có 230 doanh nghiệp tư nhân đồng thời hoạt động trên cùng một mạng lưới đường sắt. Các doanh nghiệp này tham gia công tác trao đổi toa xe hàng và hạch toán độc lập với nhau. Ở Việt Nam công tác trao đổi toa xe hàng thay đổi cùng với sự thay đổi cơ cấu tổ chức của Ngành Đường sắt. Tuy nhiên, trước năm 2015 các DNVTĐS Việt Nam tham gia trao đổi vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Theo chiến lược phát triển ngành ĐSVN đến năm 2020 tầm nhìn 2050 của Thủ tướng chính phủ ngày 10 tháng 02 năm 2015, Luật Đường sắt số 35/2005/QH 11 và Luật Đường sắt sửa đổi số 06/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 16
- 4 tháng 06 năm 2017 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2018. Để xã hội hoá phát triển đường sắt, nhà nước đã cho phép nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào đầu tư cho mạng lưới đường sắt quốc gia. Tức là, trong tương lai có thể xuất hiện nhiều DNVTĐS. Mỗi doanh nghiệp này, sẽ sở hữu một số lượng toa xe nhất định và để thực hiện công tác vận chuyển thì các doanh nghiệp phải kết hợp với nhau trong việc sử dụng quỹ toa xe. Các DNVTĐS liên kết lại với nhau trong việc sử dụng quỹ toa xe chung, dựa trên nguyên tắc tất cả đều có lợi. Mặt khác, năm 2016 Công ty VTĐS Hà Nội, Sài Gòn tiến hành đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần VTĐS Hà Nội và Sài Gòn, làm nẩy sinh nhiều hình thức trao đổi toa xe. Các doanh nghiệp có lãnh thổ riêng, có quỹ toa xe riêng trao đổi với nhau và hạch toán độc lập như trao đổi toa xe giữa ĐSVN với ĐSTQ. Các doanh nghiệp không có lãnh thổ, có quỹ toa xe riêng, hạch toán độc lập trao đổi với nhau như trao đổi giữa các Công ty cổ phần VTĐS Hà Nội, Sài Gòn và Ratraco. Trong tương lai còn có thể có nhiều hình thức trao đổi toa xe khác nữa. Trong khi đó cơ sở lý luận cũng như công tác tổ chức trao đổi toa xe hàng trên đường sắt thì chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt là cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến luận án. Cùng với việc tiếp thu các kinh nghiệm trong công tác trao đổi toa xe trên ĐSVN và thế giới. Mục đích nghiên cứu của luận án là Xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và tổ chức công tác trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề liên quan đến công tác trao đổi toa xe hàng giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt ở Việt Nam và trên thế giới.
- 5 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt hạch toán độc lập. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án *) Về mặt khoa học: - Hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. - Xây dựng các nguyên tắc trong công tác trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. - Xây dựng khung quy chế trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. - Thiết kế hệ thống văn bản cho công tác trao đổi toa xe hàng. - Tổ chức công tác giao nhận toa xe ở các ga giao tiếp. - Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác trao đổi toa xe hàng. - Xây dựng phương án trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. - Xây dựng mô hình bài toán lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu. *) Về thực tiễn: - Nghiên cứu các kinh nghiệm về công tác trao đổi toa xe hàng ở Việt Nam và trên thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác trao đổi toa xe hàng trên Đường sắt Việt Nam. Từ đó đưa ra các phương hướng giải quyết vấn đề trao đổi toa xe hàng giữa các DNVTĐS. - Thiết kế phần mềm lựa chọn phương án trao đổi toa xe hàng tối ưu, áp dụng cho mạng lưới Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- 6 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC Tổng quan các vấn đề nghiên cứu công tác trao đổi toa xe hàng ở ngoài nước Công tác trao đổi toa xe hàng trên thế giới đã được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ 19. Ban đầu chỉ là các các nguyên tắc, quy chế trao đổi toa xe đơn giản. Qua quá trình phát triển của thực tiễn sản xuất, nguyên tắc, quy chế trao đổi toa xe ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Ngày nay, công tác trao đổi toa xe hàng trên thế giới không những tiếp tục được hoàn thiện về các nguyên tắc và quy chế mà còn được nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Được thể hiện ở các công trình nghiên cứu sau: - Nghiên cứu của tác giả Krasemann, Johanna, Viện công nghệ Blekinge, Thụy Điển [67]: “Nghiên cứu sự thay đổi BĐCT khi lưu lượng vận tải hàng hóa đường sắt tăng lên áp dụng trường hợp Thụy Điển”. Luận án chỉ ra khi lưu lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên việc xây dựng BĐCT mới đảm bảo vận tải thông suốt là cần thiết. Để thực hiện được điều này một trong những yếu tố quan trọng là áp dụng các giải pháp công nghệ ở các ga biên giới để đảm bảo công việc trao đổi toa xe hàng được nhanh chóng. - Tác giả Dalla Chiara, Đại học Politecnico di Torino, Ý [64]:“ Nghiên cứu kết nối đường sắt Châu Âu và Châu Á”. Đường sắt Châu Âu (đặc biệt là Đông Âu) chủ yếu sử dụng đường sắt khổ 1520mm, đường sắt Châu Á sử dụng khổ đường 1435mm. Để đảm bảo hệ thống vận tải thông suốt từ Châu Âu đến Châu Á, tác giả đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật để có thể trao đổi toa xe hàng giữa các tuyến đường sắt mà không cần phải chuyển tải hàng hóa ở ga biên giới, trên cơ sở các Quy tắc về sử dụng toa xe lẫn nhau trong giao thông quốc tế (RIV) của Liên minh Đường sắt quốc tế (UIC) và Hiệp định về Quy tắc sử dụng toa xe trong liên vận quốc tế (PPV) của Tổ chức hợp tác Đường sắt (OSZD). - Tác giả Athanasios Ballis, Loukas Dimitriou, Đại học kỹ thuật quốc gia Athen, Hy Lạp [62]: “Các vấn đề trong quản lý tài sản toa xe đường sắt sử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn