Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là Tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở tỉnh Vĩnh Phúc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành HÀ NỘI - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình, sự ủng hộ và động viên quý báu của PGS.TS.Nguyễn Đức Thành. Qua đây, NCS xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Đức Thành. Nhân dịp này, NCS xin đƣợc cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo sau Đại học, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên của khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, các nhà khoa học trong và ngoài trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Ban Giám đốc và lãnh đạo phòng Kế toán, các phòng nghiệp vụ của các Công ty Bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đã giúp đỡ tận tình NCS trong việc cung cấp số liệu và góp ý kiến quý báu giúp NCS hoàn thành luận án này. Luận án là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết của NCS, nhƣng do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. NCS mong muốn tiếp tục nhận đƣợc những góp ý từ quý Thầy Cô, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các bạn. Một lần nữa NCS xin trân trọng cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................x MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU ..................6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm phát triển và thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ...............................................................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan niệm phát triển. ................................6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.............................................................................................................10 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ...........12 1.1.4. Một số nhận xét từ tổng quan nghiên cứu ..............................................15 1.1.5. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................16 1.2. Định hƣớng nghiên cứu .................................................................................17 1.2.1. Định hƣớng nghiên cứu về phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng...17 1.2.2. Quy trình nghiên cứu của luận án ...........................................................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................20 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ĐỊA PHƢƠNG .................................................................21 2.1. Lý luận về thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ................................................21 2.1.1 Khái niệm thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ...........................................21 2.1.2. Các thành tố cơ bản của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ....................21 2.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ....................................30 2.1.4. Phân loại thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ...........................................32 2.2. Lý luận về phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ địa phƣơng .............33
- iv 2.2.1. Khái niệm về phát triển TTBHPNT địa phƣơng ....................................33 2.2.2. Các hình thức phát triển thị trƣờng ........................................................34 2.2.3. Sự cần thiết phải phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng...................36 2.2.4. Mục tiêu phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng ...............................37 2.2.5. Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ địa phƣơng .........................................................................................38 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ địa phƣơng .............................................................................................46 2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trƣờng tổng quát: Bao gồm các nhân tố mang tính chất vĩ mô, ảnh hƣởng đến các nhân tố thuộc môi trƣờng tác nghiệp và môi trƣờng vi mô .............................................................................46 2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trƣờng tác nghiệp: Bao gồm các nhân tố thuộc về môi trƣờng ngành bảo hiểm, có ý nghĩa định hƣớng sự cạnh tranh trong ngành ..............................................................................................48 2.3.3. Nhóm nhân tố vi mô ...............................................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .....................................................................................51 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 .....................................52 3.1. Khái quát về thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc ............................52 3.1.1. Thị trƣờng BHPNT Việt Nam ................................................................52 3.1.2. Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc .................................53 3.1.3. Đặc trƣng của thị trƣờng BH phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc ....................54 3.2. Thực trạng phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc .......................55 3.2.1. Trên góc độ kinh tế .................................................................................55 3.2.2. Trên góc độ xã hội ..................................................................................61 3.2.3. Trên góc độ môi trƣờng ..........................................................................67 3.3. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................................69 3.3.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng tổng quát ................................................69
- v 3.3.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng tác nghiệp...............................................82 3.3.3. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô. .....................................................88 3.3.4. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh phúc qua điều tra, khảo sát .....................................89 3.4. Đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ...............97 3.4.1. Một số kết quả đạt đƣợc .........................................................................97 3.4.2. Một số hạn chế ........................................................................................98 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ................................................. 101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 103 CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC.............................................. 104 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến năm 2020, dự báo đến năm 2030. ................ 104 4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ..................... 104 4.1.2. Mục tiêu phát triển thị trƣờng BHPNT Việt Nam ............................... 110 4.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................................... 111 4.2.1. Cơ hội đối với sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ........ 111 4.2.2. Thách thức đối với sự phát triển bền vững thị trƣờng BHPNT ........... 118 4.3. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc .. 121 4.3.1. Phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với mục tiêu phát triển thị trƣờng BHPNT Việt Nam ........................................................ 121 4.3.2. Phát triển thị trƣờng BHPNT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của tỉnh ........................................................................... 121 4.3.3. Phát triển thị trƣờng gắn với phát triển bền vững. .............................. 122 4.3.4. Phát triển thị trƣờng theo hƣớng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá .. 122 4.3.5. Phát triển thị trƣờng theo hƣớng trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của tỉnh..................................................................................................... 123 4.4. Giải pháp phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 124
- vi 4.4.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng sự ảnh hƣởng tích cực của các yếu tố đến sự phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 124 4.4.2. Nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hƣởng tiêu cực của các yếu tố đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT .................................................................... 133 4.4.3. Một số giải pháp quản lý khác nhằm phát triển bền vững thị TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................ 138 4.5. Điều kiện thực hiện giải pháp ..................................................................... 143 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 146 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BH Bảo hiểm BHTM Bảo hiểm thƣơng mại BHNT Bảo hiểm nhân thọ BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ BHTNDS Bảo hiểm trách nhiệm dân sự DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm quốc nội của địa phƣơng GTGT Giá trị gia tăng KQHĐ Kết quả hoạt động KQKD Kết quả kinh doanh KT - XH Kinh tế xã hội MT Môi trƣờng NSNN Ngân sách Nhà nƣớc TTBHPNT Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNDS Trách nhiệm dân sự
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tổng hợp hệ thống một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng .....................................................................40 Bảng 3.1. Doanh thu phí bảo hiểm thị trƣờng BHPNT Vĩnh Phúc và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. .............................................................................56 Bảng 3.2. Bảng phân tích lợi nhuận trên thị trƣởng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 .....................................................................................58 Bảng 3.3. Tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP theo giá hiện hành của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 ......................60 Bảng 3.4. Số tiền nộp ngân sách tỉnh của các DNBHPNT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 -2015. .....................................................................................61 Bảng 3.5. Số lƣợng đại lý BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 ................63 Bảng 3.6. Tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 ..............73 Bảng 3.7. Tỷ lệ cơ cấu ngành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015. .....................73 Bảng 3.8. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015........74 Bảng 3.9. Thu Ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 .............................76 Bảng 3.10. GRDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 ......77 Bảng 3.11. Số lƣợng các doanh nghiệp BHPNT trên thị trƣờng BHPNT ................85 Bảng 3.12. Tỷ lệ phí bảo hiểm khai thác nhờ yếu tố bảo hiểm nội ngành tại một số công ty BH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015. ...........................88 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s Alpha ......................................92 Bảng 3.14. Bảng mô tả thống kê (Descriptive Statistics) .........................................93 Bảng 3.15. Bảng hệ số hồi quy (Coefficientsa) .........................................................94 Bảng 3.16. Phân tích phƣơng sai (ANOVAa) ...........................................................95 Bảng 3.17. Tóm tắt hệ số hồi quy (Model Summary)...............................................95 Bảng 3.18. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. ..........................................................................96 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2015 ... 107
- ix Bảng 4.2. Bảng mô tả thống kê .............................................................................. 108 Bảng 4.3. Hệ số hồi quy ......................................................................................... 108 Bảng 4.4. Phân tích phƣơng sai ANOVA .............................................................. 109 Bảng 4.5. Tóm tắt mô hình..................................................................................... 109 Bảng 4.6. Bảng dự báo doanh thu trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc .......... 110 Bảng 4.7. Khai thác sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 ..................................................................................... 113 Bảng 4.8. Số lƣợng sản phẩm bảo hiểm trên thị trƣờng BHPNT Vĩnh Phúc ........ 113
- x DANH MỤC HÌNH VẼ TT Tên hình Trang Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án .............................................................19 Hình 2.1. Các loại bảo hiểm phi nhân thọ .................................................................23 Hình 3.1. Doanh thu và tỷ lệ tăng doanh thu phí BH trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 ................................................................56 Hình 3.2. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu trên thị trƣờng BHPNT Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 ................................................................57 Hình 3.3. Lợi nhuận trƣớc thuế và tốc độ tăng trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015. ......................................................................57 Hình 3.4. Số tiền bồi thƣờng và tỷ lệ bồi thƣờng trên doanh thu phí trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2016. ..............................59 Hình 3.5. Tốc độ tăng trƣờng doanh thu và lợi nhuận trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ...........................................................................................59
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung, của từng địa phƣơng tại mỗi quốc gia nói riêng. Vai trò này thể hiện thông qua việc ổn định kinh tế, giảm thiểu thiệt hại và phòng ngừa rủi ro cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm trong xã hội khi không may gặp rủi ro; Góp phần cung cấp một lƣợng vốn đáng kể cho nền kinh tế, thông qua các hoạt động đầu tƣ trở lại nền kinh tế; Góp phần tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội… Tại Việt Nam, hiện tại đã có 30 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khởi sắc trở lại, nhu cầu mua bảo hiểm cũng ngày càng gia tăng, thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận trong việc góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn bị đánh giá là chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa khai thác đƣợc triệt để những tiềm năng mang tính vùng, miền, địa phƣơng tại Việt Nam. Vĩnh Phúc là một tỉnh nhỏ nhƣng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp và theo đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, xây dựng 20 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp. Đặc biệt là 2 khu công nghiệp Khai Quang và Bình Xuyên với hàng trăm Công ty liên doanh, Công ty nƣớc ngoài đã và đang tạo ra nhiều tiềm năng cho các DNBH trong và ngoài tỉnh tham gia. Bên cạnh đó là các chính sách đẩy mạnh, hỗ trợ, phát triển du lịch, nông nghiệp, nông thôn và xây dựng của tỉnh đang tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trong tƣơng lai. Theo đó là tốc độ tăng trƣởng doanh thu trên thị trƣờng giai đoạn 2011 – 2015 trung bình khoảng 20%/năm, rất cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Tỷ lệ bồi
- 2 thƣờng trên doanh thu phí bảo hiểm khoảng 29%, đƣợc đánh giá là tỷ lệ tƣơng đối an toàn. Vì vậy, thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Vĩnh Phúc đang đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng lớn và hấp dẫn. Song mặt trái của bức tranh này là tiềm năng thị trƣờng khai thác ở mức thấp, nhiều lĩnh vực bảo hiểm chƣa đƣợc khai thác hoặc mới khai thác đƣợc một phần nhỏ so với tiềm năng nhƣ: Cây trồng, vật nuôi, cháy nổ, hàng xuất, xây dựng lắp đặt, tai nạn con ngƣời,... Tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP so với mặt bằng chung của cả nƣớc chƣa cao, tình trạng cạnh trạnh không lành mạnh diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua, hiệu quả kinh doanh trên thị trƣờng ngày càng có xu hƣớng giảm, trình độ hiểu biết của ngƣời dân về bảo hiểm còn nhiều hạn chế, hiệu quả quản lý và giám sát thị trƣờng của các cơ quan chức năng chƣa đồng bộ và hiệu quả… Với mong muốn tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời những tình trạng bất ổn, khai thác tốt tiềm năng của thị trƣờng và tận dụng những lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh nhằm phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong tƣơng lai, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Lý luận và thực tiễn về phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng, nghiên cứu ở cấp tỉnh. - Thực trạng và giải pháp phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đƣợc thu thập trong giai đoạn 2011 - 2015. + Số liệu điều tra sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2015. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trƣờng BHPNT, thị trƣờng BHPNT địa phƣơng. Trong đó, tập trung xây dựng, luận giải hệ thống tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng. - Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó tập trung nghiên cứu: + Đặc trƣng của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc thông qua phân tích một số tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng. + Đánh giá và lƣợng hoá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự phát triển của thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở quán triệt phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau: - Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Tổng quan tài liệu liên quan đến thị trƣờng BHPNT, nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận về TTBHPNT và phát triển TTBHPNT, làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc đánh giá thực trạng TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện thảo luận với một số chuyên gia tại một số DNBH uy tín trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ: Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, Công ty Bảo hiểm Bảo
- 4 Minh, Công ty Bảo hiểm Bƣu Điện,… để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững. - Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm lƣợng hoá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc: + Tác giả thu thập số liệu thứ cấp về thống kê một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Vĩnh Phúc, số liệu có liên quan đến thị trƣờng BHPNT Việt Nam và Vĩnh Phúc. + Tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm với chuyên gia, tại các DNBH uy tín trên thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Những đóng góp về khoa học của luận án - Về mặt lý luận: + Góp phần bổ sung, phát triển lý luận về khoa học kinh tế bảo hiểm nói chung và thị trƣờng BHPNT nói riêng. + Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vần đề lý luận về phát triển thị trƣờng BHPNT theo hƣớng phát triển bền vững. - Về mặt thực tiễn: + Phân tích và lƣợng hoá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. + Phân tích và đánh giá thực trạng, tiềm năng, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng phát triển bền vững. +Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Điểm mới của luận án. - Quan điểm về phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng đƣợc đƣa ra trên cơ sở kế thừa, phát triển lý luận về “Thị trƣờng BHPNT” và lý luận về “Phát triển”, khác với các công trình nghiên cứu trƣớc đó, chỉ nghiên cứu trên cơ sở lý luận về “Thị trƣờng BHPNT”. - Quan điểm về phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng đƣợc xem xét toàn diện trên các góc độ: Nhà nƣớc, DNBH và ngƣời tham gia bảo hiểm.
- 5 - Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trƣờng BHPNT trên cơ sở lý luận về “Thị trƣờng BHPNT”, lý luận về “Phát triển” và lƣợc khảo ý kiến chuyên gia. - Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng, luận án đã lƣợng hoá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, xác định đƣợc những nhân tố cốt lõi ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, tài liệu tham khảo và 4 phụ lục, luận án có kết cấu 4 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đền đề tài luận án và định hƣớng nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng BHPNT địa phƣơng. Chƣơng 3: Thực trạng phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015. Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển thị trƣờng BHPNT tỉnh Vĩnh phúc.
- 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm phát triển và thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan niệm phát triển. Thuật ngữ “Phát triển” đƣợc dùng khá rộng rãi, nhƣng chƣa có quan điểm nào thống nhất. Trên mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, có những quan điểm khác nhau: * Theo giáo trình Triết học Mác –Lênin: Phát triển theo quan điểm biện chứng duy vật là sự vận động theo hƣớng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. [3] Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận động là đề cập đến mọi biến đổi chung chung, chƣa nói lên khuynh hƣớng cụ thể: đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hƣớng hoàn thiện của sự vật. Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.[3] * Theo từ điển Oxford: Phát triển là sự gia tăng dần của sự vật để nó trở nên tiến bộ hơn, mạnh hơn”.[63] * Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phát triển là sự mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh.[2] Hai khái niệm trên của phát triển bao hàm cả sự gia tăng về mặt lƣợng và chất, là nền tảng để đƣa ra khái niệm phát triển các lĩnh vực cụ thể trên cơ sở ý nghĩa đặc thù của mỗi lĩnh vực. * Trong lĩnh vực xã hội: Theo quan điểm của PGS.TS Lƣu Văn An, Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt đƣợc khi tạo dựng đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn lực, tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử.[1] * Trong lĩnh vực kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó gồm sự tăng trƣởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lƣợng cuộc sống. [2]
- 7 Khái niệm phát triển trong lĩnh vực xã hội và kinh tế cho thấy: Sự biến đổi về lƣợng trên lĩnh vực kinh tế là tiền đề vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội và sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế thể hiện thông qua khả năng đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội và giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội khác. Nhƣ vậy, phát triển kinh tế bao hàm không chỉ sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực cả về mặt lƣợng và mặt chất kinh tế mà còn cả về xã hội và cấu trúc xã hội. * Phát triển bền vững: - Trên thế giới. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - UICN) với nội dung đơn giản ”Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tính đến những yếu tố xã hội và sinh thái, cơ sở tài nguyên sinh học và không sinh học và cũng phải tính đến những lợi ích và phiền phức của những giải pháp thay ngắn hạn và dài hạn”.[27] Năm 1987, Trong bản báo cáo của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới với nhan đề “Tƣơng lai của chúng ta” (Báo cáo Brundtland) đã đƣa ra khái niệm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời những không tổn hại đến sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”. Theo quan điểm này, phát triển bền vững có nghĩa là phát triển kinh tế hiệu quả trong mối quan hệ với công bằng xã hội và gìn giữ môi trƣờng. [43] Năm 1992, tại hội nghị thƣợng đỉnh của Liên Hiệp Quốc, gồm đại diện 179 nƣớc tham dự tại Rio de Janero (Braxin) đã thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững và khẳng định rằng: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”. Mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững đƣợc nêu trong hai Hội nghị thƣợng đỉnh Rio-92 và Johannesburg năm 2002 bao gồm ba mục tiêu: Mục tiêu về tính bền vững kinh tế: Phát triển kinh tế nhanh và an toàn, tức là sự tăng trƣởng và phát triển lành mạnh nền kinh tế phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của
- 8 cuộc sống, nâng cao đời sống ngƣời dân, tránh đƣợc sự suy thoái hoặc đình trệ trong tƣơng lai, nhất là tình trạng nợ nần. Mục tiêu về tính bền vững xã hội: Đƣợc thể hiện ở công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, lấy chỉ số HDI làm thƣớc đo cao nhất cho sự phát triển xã hội. Tức là tính bền vững thể hiện ở sự bình đẳng, việc đảm bảo về sức khoẻ, học vấn, cơ hội bình đẳng. Mục tiêu về tính bền vững môi trƣờng: Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện môi trƣờng theo hƣớng tích cực. Đảm bảo cho môi trƣờng sống của con ngƣời trong lành và an toàn, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa con ngƣời, xã hội và tự nhiên.[45] - Tại Việt Nam Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tƣơng lai”.[52] Theo quan điểm của Giáo sƣ Trần Hữu Dũng, Giáo sƣ kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ cho rằng: Ý niệm “Phát triển bền vững” nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác nhau, nhất là thiên nhiên. Nhƣng chỉ để ý đến mối liên hệ giữa môi trƣờng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và tăng trƣởng kinh tế là chƣa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm “bền vững”. Ý niệm này sẽ hữu ích hơn nếu áp dụng cùng hai thành tố khác của phát triển là văn hoá và xã hội.[24] Tại chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998, về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất các ngành, các cấp, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.[26]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 630 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 459 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 398 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 302 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 254 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 261 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam
0 p | 223 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn