intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm định giá bán sản phẩm ra ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  hoµng kh¸nh v©n NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch M· sè: 62340301 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn minh ph−¬ng Hµ Néi - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày….tháng…năm 2017 Tác giả Luận án Hoàng Khánh Vân
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Lời cảm ơn đầu tiên, NCS xin trân trọng gửi tới gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, giúp đỡ và khuyến khích NCS hoàn thành luận án. Với tấm lòng biết ơn của mình, NCS xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và trách nhiệm đã giúp NCS hoàn thành luận án này. NCS xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ tài liệu, hỗ trợ tìm kiếm thông tin và tạo điều kiện cho NCS thực hiện nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Hoàng Khánh Vân
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP .................................................. 6 1.1 Tổng quan định giá sản phẩm được nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên gia kinh tế ......................................................................................... 6 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm .............. 11 1.2.1 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm ra ngoài ............................................................ 11 1.2.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá chuyển nhượng nội bộ ............................................................ 16 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí .................. 18 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm .............. 21 1.3.1 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm ra ngoài ............................................................ 21 1.3.2 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá chuyển nhượng nội bộ ............................................................ 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT......... 25 2.1 Bản chất kế toán quản trị chi phí và hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí ........................................................................................... 25 2.1.1 Bản chất kế toán quản trị chi phí ................................................................... 25 2.1.2 Phân loại chi phí ........................................................................................... 28 2.1.3 Hệ thống phương pháp kế toán quản trị chi phí ............................................. 31
  5. 2.2 Tổng quan chung về định giá sản phẩm trong doanh nghiệp ................... 35 2.2.1 Định giá theo quan điểm của lý thuyết kinh tế .............................................. 35 2.2.2 Định giá theo quan điểm của marketing ........................................................ 38 2.2.3 Định giá theo quan điểm của kế toán ............................................................ 42 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí .......... 43 2.4 Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất............. 48 2.4.1 Các phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí ................................. 48 2.4.2 Định giá sản phẩm bán ra bên ngoài trên cơ sở chi phí.................................. 53 2.4.3 Định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trên cơ sở chi phí ........................ 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 65 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 66 3.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................. 67 3.1.1 Mục đích nghiên cứu định tính ..................................................................... 67 3.1.2 Mẫu khảo sát định tính ................................................................................. 68 3.1.3 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................ 68 3.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 71 3.2.1 Mô hình nghiên cứu và Các giả thuyết nghiên cứu........................................ 71 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 73 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 82 Chương 4: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM .......................... 83 4.1 Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ............................................................................................................. 83 4.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ............................ 83 4.1.2 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam......................................................... 86 4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam .......................................................................................... 88 4.2.1 Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản ................................................................ 88 4.2.2 Mô hình tổ chức bộ phận chức năng ............................................................. 89 4.2.3 Mô hình tổ chức bộ phận chiến lược ............................................................. 89
  6. 4.3 Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ..................................................................................................... 90 4.3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ....................................................................... 90 4.3.2 Phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam................................... 92 4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí ................ 103 4.4 Đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ........................................................................................ 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 121 Chương 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 122 5.1 Định hướng phát triển ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam .............. 122 5.2 Phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam .................................................................................. 124 5.3 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá sản phẩm tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ...................... 126 5.3.1 Hoàn thiện phương pháp KTQTCP phục vụ định giá tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam ....................................................................... 127 5.3.2 Hoàn thiện vận dụng phương pháp KTQTCP trong định giá sản phẩm tại các DN chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam .......................................... 138 5.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam ................................................................... 147 5.4.1 Về phía Nhà nước ....................................................................................... 147 5.4.2 Về phía Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam ............................................ 148 5.4.3 Về phía Doanh nghiệp CBTACN Việt Nam ............................................... 149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................... 150 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 157
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tăt Diễn giải Activity Based Costing ABC Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT Chi phí Nhân công trực tiếp CPNCTT Chi phí Sản xuất chung CPSXC Chi phí bán hàng CPBH Chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDN Chi phí biến đổi CPBĐ Chi phí cố định CPCĐ Cost – Volumn - Profit CVP Chế biến thức ăn chăn nuôi CBTACN Doanh nghiệp DN Exploratory Factor Anlysis EFA Kế toán quản trị KTQT Kế toán quản trị chi phí KTQTCP Kế toán tài chính KTTC Nguyên vật liệu NVL Tài sản cố định TSCĐ Thức ăn chăn nuôi TACN Trách nhiệm hữu hạn TNHH Doanh nghiệp DN
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng phân loại chi phí ....................................................................... 28 Bảng 2.2: Các phương pháp kế toán quản trị chi phí .......................................... 32 Bảng 2.3: Các phương pháp tiếp cận giá ............................................................ 39 Bảng 3.1: Thống kê thông tin phỏng vấn theo Bảng phỏng vấn sâu.................... 71 Bảng 3.2: Mẫu khảo sát ..................................................................................... 75 Bảng 3.3: Bảng mã hóa thang đo........................................................................ 78 Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của các biến nghiên cứu ....................................... 104 Bảng 4.2: Sơ đồ hệ số tương quan .................................................................... 108 Bàng 5.1: Dự kiến chỉ tiêu kế hoạch chế biến thức ăn công nghiệp sử dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2014-2020 .............................. 123 Bảng 5.2: Dự kiến chỉ tiêu chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản giai đoạn 2015-2020... 124 Bảng 5.3: Dự kiến khối lượng nguyên liệu nhập khẩu cho thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chế biến công nghiệp ........................... 124 Bảng 5.4: Bảng phân loại chi phí theo hình thái của chi phí ............................. 128 Bảng 5.5: Dùng phương pháp bình phương bé nhất trên Excel ......................... 130 Bảng 5.6: Nhóm chi phí và tiêu thức phân bổ tại Công ty Vimark .................... 132 Bảng 5.7: Chi phí chung và số lượng tiêu thức T11/2015 của Vimark .............. 133 Bảng 5.8: Phân bổ chi phí cho sản phẩm N85 công ty Vimark ......................... 133 Bảng 5.9: Chi phí nền của sản phẩm N85 công ty Vimark ............................... 134 Bảng 5.10: Xác định hoạt động và nhóm hoạt động .......................................... 135 Bảng 5.11: Bảng phân bổ mức sử dụng nguồn lực vào nhóm hoạt động............. 136 Bảng 5.12 Tiêu thức đo lường cho nhóm hoạt động .......................................... 137 Bảng 5.13: Xác định chi phí chung cho mẻ sản phẩm TA# 005GR .................... 137 Bảng 5.14: Xác định chi phí chung đến kg sản phẩm TA# 005GR .................... 137 Bảng 5.15: Chi phí nền của sản phẩm TA# 005GR ............................................ 138 Bảng 5.16: Giá bán đơn vị sản phẩm N85 .......................................................... 141 Bảng 5.17: Giá bán đơn vị sản phẩm TA# 005GR ............................................. 144
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................67 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí ..........................................................................72 Hình 4.1: Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi .................................................84 Hình 4.2: Thị phần doanh nghiệp TACN trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam ...85 Hình 5.1: Mô hình hạch toán chi phí theo hoạt động ........................................134
  10. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Thức ăn chăn nuôi là nhân tố mắt xích quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi, vốn đang được coi là giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới có nhiều biến động tuy nhiên vẫn giữ xu hướng tăng. Tại Việt Nam nhu cầu thức ăn chăn nuôi luôn đạt mức tăng khoảng 10%/năm xấp xỉ 18-20 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2020, quy mô có thể đạt 25- 26 triệu tấn/năm. Tuy nhiên hoạt động sản xuất trong nước hiện nay gần như không đáp ứng được nhu cầu nội địa. Điều đó thấy được thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Xác định giá bán sản phẩm hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Khi đưa ra các quyết định về giá, các nhà quản trị dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau với các chiến lược định giá khác nhau, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của thông tin về chi phí. Xét về hiệu quả kinh tế, giá bán sản phẩm phải bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp phải chấp nhận ở mức giá bán niêm yết trên thị trường, thông tin chi phí vẫn là quan trọng đối với việc xác định mức giá bán thực tế (sau khi trừ các khoản chiết khấu hoa hồng cho các kênh phân phối trung gian). Chính vì vậy việc vận hành hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin chi phí để xác định giá bán sản phẩm cho các tình huống đa dạng trong hoạt động kinh doanh là vấn đề then chốt để duy trì và phát triển mỗi doanh nghiệp. Tại các nước phát triển trên thế giới các doanh nghiệp đã xây dựng và sử dụng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc định giá bán. Tuy nhiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính để cung cấp thông tin chi phí, giá thành phục vụ cho việc định giá sản phẩm. Hệ thống kế toán này không thể cung cấp các thông tin chi phí phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra các quyết định về giá sản phẩm của nhà quản trị. Do đó các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ khó đứng vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế giới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
  11. 2 Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một vấn đề then chốt trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn để vừa có thể đưa các sản phẩm ra thị trường với giá bán hợp lý, vừa có nguồn ngân sách để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lựa chọn các biện pháp marketing phù hợp, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiêp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm định giá sản phẩm bán ra thị trường bên ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ bên trong doanh nghiệp do vậy tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài “Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam”, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu gồm: (1) Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm định giá bán sản phẩm ra ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. (2) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phương pháp định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. (3) Khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để có thể trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm gồm định giá bán ra thị trường và định giá chuyển nhượng nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là gì? (2) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Viêt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới phương pháp định giá trên cơ sở chi phí ?
  12. 3 (3) Các giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm. Bao gồm xác định giá bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài, giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí. Giá chuyển nhượng quốc tế không được nghiên cứu trong đề tài này. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam trên các nội dung cụ thể sau: (1) tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm; (2) đánh giá, luận giải các kết quả nghiên cứu trước đây và đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam; (3) đưa ra giả thuyết nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên khung cảnh nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị tới các chủ thể liên quan. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong nghiên cứu là thức ăn công nghiệp cho gia súc gia cầm. Về phạm vi không gian: Nghiên cứu này lựa chọn các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tác giả chỉ nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi cho gia súc và gia cầm, thức ăn thủy sản không thuộc phạm vi nghiên cứu trong đề tài này. Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu này sử dụng số liệu của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam từ năm 2014 đến 2016.
  13. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm quan sát thực địa, nghiên cứu trường hợp điển hình và phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là nghiên cứu thử nghiệm và giai đoạn hai là nghiên cứu đại trà trên diện rộng. 5. Đóng góp của luận án Luận án đã trình bày khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dưới các góc độ kinh tế, góc độ kế toán trong cả hai trường hợp định giá sản phẩm bán ra thị trường ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ. Từ đó đặt ra mục tiêu nghiên cứu đó là nghiên cứu hiện trạng của việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm và các nhân tố tác động đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí với việc nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời luận án đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dung phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đó là quy mô doanh nghiệp, thị phần, mức độ ảnh hưởng trong việc xác định giá bán và thông tin chi phí. Trên cơ sở định hướng phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp cho hai nhóm doanh nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán quản
  14. 5 trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận về phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Chương 5: Phương phướng và giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán quản trị chi phí trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
  15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Các kết quả của các nghiên cứu trước đây liên quan đến phương pháp kế toán quản trị chi phí và các quyết định về giá trên cơ sở chi phí được tác giả tổng hợp và phân tích. Đầu tiên tác giả xem xét những nghiên cứu trước đã nghiên cứu về giá như mục tiêu định giá, chiến lược định giá sản phẩm trong các doanh nghiệp. Sau đó tác giả tiếp tục tóm tắt các công trình liên quan đến việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm bao gồm định giá bán sản phẩm ra bên ngoài và định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ trong các doanh nghiệp. 1.1 Tổng quan định giá sản phẩm được nghiên cứu dưới góc độ của các chuyên gia kinh tế Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm, các chuyên gia kinh tế có rất nhiều các quan điểm khác nhau. Tác giả hệ thống lại các quan điểm đó dưới hai góc độ của các chuyên gia kinh tế nghiên cứu về định giá sản phẩm đó là: mục tiêu định giá và chiến lược định giá. Muc tiêu định giá Nghiên cứu của Shipley (1981) nhằm tìm hiểu về mục tiêu định giá trong các doanh nghiệp sản xuất ở Anh. Nghiên cứu đã gửi bảng hỏi đến các giám đốc bán hàng và tiếp thị của 728 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các mục tiêu thay đổi theo quy mô và số lượng của đối thủ cạnh tranh. Các công ty theo đuổi nhiều mục tiêu trong định giá sản phẩm của họ. Một phần ba các công ty trong nghiên cứu không đưa ra các mục tiêu về lợi nhuận. Jobber và Hooley (1987) tìm hiểu các mục tiêu giá cả trong các công ty sản xuất và dịch vụ, sự khác nhau theo thị trường, quy mô doanh nghiệp, và các mối quan hệ giữa các mục tiêu và việc thực hiện các mục tiêu đó. Nghiên cứu đã gửi phiếu khảo sát tới 1775 doanh nghiệp ở Anh, bảng hỏi được sử dung để phỏng vấn 150 giám đốc điều hành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các mục tiêu về giá trong các công ty là thay đổi khác nhau theo từng thời kì và quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ mục tiêu tối đa hóa doanh thu bán hàng được tìm thấy trên các thị trường mới so
  16. 7 với các thị trường tăng trưởng. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thường tối đa hóa lợi nhuận và coi đó là mục tiêu trong định giá so với các doanh nghiệp lớn. Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành về các mục tiêu định giá trong các ngành dịch vụ chỉ ra rằng mục tiêu định lượng có xu hướng được coi trọng hơn các mục tiêu định tính với sự tập trung chủ yếu vào các tính toán về lợi nhuận. Nghiên cứu của Avlonitis và Indounas (2005) cũng tìm hiểu các mục tiêu về giá trong các tổ chức dịch vụ ở Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mục tiêu định giá quan trọng nhất là duy trì các khách hàng hiện tại, tiếp theo là việc thu hút khách hàng mới và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một mục tiêu quan trọng khác mà nghiên cứu tìm ra là tạo ra một hình ảnh uy tín cho công ty, đảm bảo tồn tại lâu dài, và dẫn đầu chất lượng dịch vụ. Mục tiêu liên quan đến lợi nhuận, doanh thu và thị phần ít quan trọng hơn, có lẽ vì những khó khăn liên quan đến việc tối đa hóa lợi nhuận hoặc bán hàng trong thực tế. Nghiên cứu của Rao Vithala R và Benjamin Kartono (2009) được tiến hành thông qua cuộc khảo sát các công ty hoạt động tại Mỹ, Singapo, Ấn Độ trong thời gian khoảng 1 năm bắt đầu từ tháng 11/2003. Cuộc khảo sát xuyên quốc gia được thực hiện chủ yếu bằng thư và bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đến hơn 600 công ty ở các nước trên một loạt các ngành công nghiệp. Có tổng cộng 199 thư trả lời trong đó 73 thư từ các công ty đang hoạt động ở Mỹ, 54 thư trả lời từ Singapo và 72 thư trả lời từ Ấn Độ. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra việc áp dụng khung lý thuyết mà tác giả xây dựng trong việc mô tả mối quan hệ mục tiêu giá, chiến lược giá và các yếu tố ảnh hướng đến sự lựa chọn chiến lược giá, so sánh các quyết định về giá của các công ty giữa các nước khác nhau. Nghiên cứu này xây dựng một danh sách các mục tiêu giá cho các công ty dựa trên nghiên cứu của Diamantopoulos và Mathews (1994). Để hiểu rõ hơn về vai trò của các mục tiêu định giá trong sự lựa chọn của công ty trong chiến lược giá, những người trả lời được xem một danh sách gồm 17 mục tiêu về giá bán và yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của việc đạt được từng mục tiêu liên quan đến chiến lược giá mà họ cho rằng là quan trọng nhất thông qua thang đo 5 mức độ: từ không quan trọng đến cực kì quan trọng. Các mục tiêu quan trọng nhất là gia tăng hoặc duy trì thị phần và tăng hoặc duy trì khối lượng bán hàng. Tiếp sau đó là các mục tiêu tăng hoặc duy trì lợi nhuận và tăng hoặc duy trì doanh thu bán hàng.
  17. 8 Để có thể thực hiện được các mục tiêu định giá đã doanh nghiệp cần có những chiến lược định giá phù hợp với từng mục tiêu đó. Do đó mục tiêu về giá chính là nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược định giá. Chiến lược định giá Nghiên cứu của Noble, P.M và Gruca, T.S (1999) về chiến lược giá cả và các yếu tố của giá. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua một cuộc khảo sát với 270 nhà quản lý trong các hãng công nghiệp ở Mỹ. Nghiên cứu kết luận rằng các chiến lược định giá sản phẩm mới như giá lướt sóng, giá thâm nhập, giá theo đường cong kinh nghiệm đã được sử dụng trên các thị trường mới. Các chiến lược giá cả cạnh tranh như giá dẫn đầu, giá tương tự, giá thấp đã được sử dụng tại các thị trường sẵn có. Chiến lược định giá phân tầng, phân bậc đối với dòng sản phẩm như gói sản phẩm, sản phẩm bổ sung, và giá trị của khách hàng được sử dụng bởi các công ty mà bán những sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm bổ sung. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng định giá trên cơ sở chi phí là chiến lược phổ biến nhất và được ưa thích hơn cả tại các thị trường nơi mà nhu cầu là rất khó ước tính. Nghiên cứu kết luận rằng khi có ít hoặc không có thông tin về nhu cầu thì việc định giá trên cơ sở chi phí có ý nghĩa rất lớn. Nghiên cứu của Rao Vithala R và Benjamin Kartono (2009) đi theo cách tiếp cận của Noble và Gruca (1999) và phát triển các mối quan hệ thống kê giữa việc lựa chọn chiến lược giá và các yếu tố khác có liên quan. Tuy nhiên không giống như nghiên cứu của Noble và Gruca (1999), ngoài việc kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định chiến lược giá và sự lựa chọn chiến lược, nghiên cứu này cũng xem xét ảnh hưởng của mục tiêu giá cũng như đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp tới chiến lược giá được thực hiện. Nghiên cứu này xây dựng một danh sách các chiến lược giá dựa trên những gợi ý được đưa ra trong nghiên cứu của Noble và Gruca (1999). Cuối cùng, nghiên cứu đã phát triển danh sách 19 chiến lược giá tốt nhất mà công ty có thể áp dụng, những chiến lược này bao gồm định giá cạnh tranh, định giá dựa trên chi phí, định giá cho sản phẩm mới, định giá cho dòng sản phẩm, định giá theo địa lý và định giá dựa trên khách hàng... Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chiến lựơc giá thường xuyên được lựa chọn là định giá trên cơ sở chi phí cộng thêm chiếm 47,2%, tiếp theo đó là giá tín hiệu 37,7%, giá trị nhận thức 34,2% và giá cả tương đương 31,7%. Các chiến lược định giá được sử dụng ít nhất là giá Internet 3% và giá hòa vốn 7,5% và giảm giá ở thị trường thứ 2 là 7,5%. Trong một số trường hợp, tỷ lệ của chiến lược giá cả một số nước có sự khác biệt đáng kể.
  18. 9 Ví dụ, chỉ có 9,7% công ty ở Ấn Độ đã sử dụng định giá theo giá trị nhận thức, trong khi con số này là 52,1% ở Mỹ và 42,6% ở Singapore. Tương tự như vậy, gần 42% các công ty ở Ấn Độ sử dụng đặt giá tương tự trong khi chỉ có khoảng 30% các công ty Singapore và 23% công ty Mỹ đã sử dụng chiến lược giá này. Có khá nhiều bài nghiên cứu trên thế giới viết về các chiến lược định giá sản phẩm. Theo nghiên cứu của Rao V.R và Benjamin Kartono (2009) ba chiến lược thường được vận dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp trên thế giới là định giá theo chi phí cộng thêm, định giá tín hiệu và định giá theo cảm nhận về giá trị. Trong đó định giá dựa vào chi phí là chiến lược định giá để bù đắp chi phí và đạt được tỷ lệ số tiền tăng thêm tính trên khoản chi phí này với tỷ lệ vận dụng là 47,2%. Định giá tín hiệu là chiến lược định giá nhằm đưa ra một tín hiệu cho thị trường về chất lượng sản phẩm với tỷ lệ vận dụng là 37,7%. Định giá theo cảm nhận về giá trị là định giá dựa vào sự cảm nhận của khách hàng về giá trị sản phẩm dịch vụ chiếm 34,2%. Theo nghiên cứu của Hinterhuber (2008) đã tổng hợp nghiên cứu trong giai đoạn 1983 - 2006 ở các thị trường Châu Âu, Châu Á và Mỹ để tìm hiểu về mức độ vận dụng các mô hình định giá ở các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng định giá dựa trên cạnh tranh, định giá dựa vào chi phí và định giá dựa trên định hướng giá trị khách hàng là 3 chiến lược định giá được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 44%, 37%, 17% ở các thị trường. Nghiên cứu của Avlonitis và Indounas (2005) về các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ Hy Lạp chỉ ra rằng các chiến lược định giá được chia thành ba nhóm chính: (1) định giá dựa vào chi phí ( yếu tố bên trong doanh nghiệp), (2) định giá dựa trên sự cạnh tranh ( yếu tố bên ngoài doanh nghiệp), và (3) định giá dựa trên nhu cầu (bên ngoài doanh nghiệp). Mối quan hệ giữa mục tiêu định giá với các chiến lược định giá Avlonitis và Indounas (2005) kiểm tra các mục tiêu giá cùng với các chiến lược định giá được áp dụng ở 170 tổ chức dịch vụ đang hoạt động tại Hy Lạp. Mẫu nghiên cứu bao gồm các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các công ty vận tải và vận chuyển, các hãng hàng không, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và các dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mục tiêu định giá cốt lõi đó là xác định nhu cầu của khách hàng và sự hài lòng trong tâm trí của khách hàng, nhưng các chiến lược giá được sử dụng đều lấy công ty làm trung tâm với chiến lược định giá dựa trên chi phí và định giá theo giá trung bình của thị trường là các chiến lược
  19. 10 được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất tương ứng với tỷ lệ là 58,2% và 55,3%. Điều này là do cả hai chiến lược này dễ dàng để thực hiện. Chiến lược định giá dựa trên khách hàng rất ít được sử dụng và nó đối lập hẳn với khảo sát của họ khi cho rằng mục tiêu dựa trên khách hàng là phổ biến nhất trong số các công ty được khảo sát. Một lý do được đưa ra đó là khó khăn trong việc xác định cầu và nhu cầu của khách hàng. Và chiến lược định giá dựa trên chi phí cho phép các công ty bù đắp chi phí và có thể cạnh tranh trên thị trường và do đó đáp ứng khách hàng hiện tại và thu hút những người mới. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mục tiêu liên quan đến khách hàng cùng với mục tiêu liên quan đến cạnh tranh có liên quan tích cực với các chiến lược định giá theo giá trung bình của thị trường, trong khi các mục tiêu liên quan đến chất lượng dịch vụ và tối đa hóa lợi nhuận và mục tiêu doanh số đã được tìm thấy có liên quan tiêu cực với chiến lược này. Các mục tiêu tài chính và mục tiêu doanh số có liên quan tích cực với các chiến lược định giá theo lợi nhuận mục tiêu, trong khi mục tiêu sự ổn định thị phần có liên quan tiêu cực với chiến lược này. Mục tiêu liên quan đến cạnh tranh có liên quan tích cực với các chiến lược định giá theo giá chiếm ưu thế trên thị trường và định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, trong khi mục tiêu liên quan đến thị phần và công suất hoạt động cũng liên quan tích cực với các chiến lược định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nghiên cứu trên đã đánh giá sự phù hợp của các chiến lược định giá sản phẩm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc các quyết định về giá được đưa ra có tập trung theo đúng các mục tiêu giá đã được đặt ra hay không Các mục tiêu liên quan đến cạnh tranh chắc chắn sẽ có liên quan đến các chiến lược dựa trên cạnh tranh, trong khi các mục tiêu tài chính có tác động tới các chiến lược dựa trên chi phí. Các nghiên cứu trên đã cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá dựa trên chi phí, cụ thể là định giá theo chi phí cộng thêm, trong khi mức độ sử dụng các chiến lược định giá dựa trên cạnh tranh và dựa trên nhu cầu là ít sử dụng. Lý do đưa ra là do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định nhu cầu của khách hàng và các doanh nghiệp này cũng tin tưởng rằng thực hiện chiến lược định giá dựa vào chi phí sẽ bù đắp chi phí và đưa ra được mức giá có thể cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Do đó định giá dựa vào chi phí là chiến lược định giá thông dụng đối với doanh nghiệp.
  20. 11 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài về việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá sản phẩm 1.2.1 Các công trình nghiên cứu vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí trong định giá bán sản phẩm ra ngoài Phương pháp chi phí biến đổi và chi phí đầy đủ Hall và Hitch (1939) là những người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về các công ty ở Anh sử dụng chi phí như là cơ sở để ra quyết định về giá bán. Nghiên cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% doanh nghiệp trong cuộc khảo sát sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí, chỉ có một số ít các công ty định giá bán theo doanh thu cận biên và chi phí biên như mô hình tối đa hóa lợi nhuận trong kinh tế. Các công ty trong mẫu khảo sát cho biết họ định giá bán dựa trên chi phí đầy đủ và cộng thêm một tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Một nghiên cứu sau đó là nghiên cứu về giá bán của Skinner (1970). Nghiên cứu này đã nhận được 179 phiếu trả lời từ các công ty tham gia khảo sát trong các ngành công nghiệp ở Anh. Những hạn chế trong các nghiên cứu trước đó đã được khắc phục trong nghiên cứu này bằng cách khảo sát một số lượng lớn công ty trong các ngành công nghiệp. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định sự chiếm ưu thế của phương pháp định giá trên cơ sở chi phí trong các doanh nghiệp với 70% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định sử dụng phương pháp định giá này. Tuy nhiên không giống như kết quả của các nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này chỉ có 10% các doanh nghiệp sử dụng chi phí đầy đủ như là cơ sở cho việc thiết lập giá, phần lớn các doanh nghiệp còn lại sử dụng chi phí biến đổi là cơ sở trong giá cả của họ. Những kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Hall và Hitch, tuy nhiên Skinner đã lưu ý rằng điều này có thể xảy ra do hạn chế trong cách diễn đạt của các câu hỏi trước đó hoặc có thể là do yếu tố đặc biệt của các doanh nghiệp ở vùng Merseyside, khu vực mà các cuộc khảo sát được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của Skinner (1970) cũng chỉ ra rằng phần lợi nhuận cộng thêm được các công ty xem xét lại hàng năm. Có 75% doanh nghiệp bán sản phẩm được làm theo yêu cầu của khách hàng sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí cộng thêm so với 67% doanh nghiệp bán các sản phẩm tiêu chuẩn, sản xuất hàng loạt, những sản phẩm không có sự khác biệt nhiều sử dụng phương pháp này. Skinner cho rằng thông tin chi phí là rất quan trọng trong giá cả ở các ngành công nghiệp Anh và định hướng thị trường có ảnh hưởng rất ít.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0