Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLKT công trình giao thông đường bộ đô thị (CTGTĐBĐT); đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT; luận án đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mơi các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ HOÀI LINH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ HOÀI LINH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HẠC 2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ XUÂN MAI HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, các trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Hoài Linh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Nguyễn Đăng Hạc và PGS.TS Đặng Thị Xuân Mai, tôi từng bước khắc phục và kết quả là tôi đã hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy, cô. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Bộ môn Kinh tế xây dựng và các Bộ môn khác thuộc Khoa Vận tải - Kinh tế, có những đóng góp và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,…của Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Xây Dựng, Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh,…Những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô đã giúp cho công trình nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định. Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân đã luôn khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tác giả luận án Lê Hoài Linh
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ ............... 5 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 5 1.1.1 Các quan niệm về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị ........... 5 1.1.2 Các quan điểm xác định nội dung quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị……….. ...................................................................................................................... 7 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị……………………………………………………………………………………… 12 1.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 15 1.2.1 Về quản lý tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông .............................. 15 1.2.2 Về quản lý vốn và tạo vốn trong khai thác .............................................................. 16 1.2.3 Về quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................................... 17 1.2.4 Về quy hoạch giao thông đô thị ............................................................................... 19 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án......... 21 1.3.1 Xác định khoảng trống nghiên cứu.......................................................................... 21 1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................................................... 23 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .................................................................... 23 Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 24 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ ........................................... 25 2.1 Hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ đô thị ............................................... 25 2.1.1 Khái niệm công trình giao thông đường bộ đô thị .................................................. 25 2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống công trình giao thông đường bộ đô thị ............... 25
- ii 2.1.3 Phân loại hệ thống công trình giao thông đường bộ và đường bộ đô thị ............... 25 2.1.4 Vai trò hệ thống công trình giao thông đường bộ đô thị ......................................... 27 2.2 Quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị ................................ 28 2.2.1 Khái niệm quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị .................. 28 2.2.2 Phân cấp quản lý hệ thống đường bộ đô thị ......................................................... 29 2.2.3 Nội dung quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị ....................... 29 2.3 Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị………………………………………………………………………. 40 2.3.1 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị……………………………………………………………………………………… 40 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị……………………………………………………………………………………… 42 2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý và chi phí quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị……………………………………………………. 45 2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị ............................................................................................................................. 45 2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị ............................................................................................................................. 48 2.5 Cơ sở pháp lý về quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị ...... 49 2.6 Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị ... 51 2.6.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị của một số nước trên thế giới............................................................................................................... 51 2.6.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 54 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 55 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................ 56 3.1. Tổng quan hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................................................. 56 3.1.1. Mạng lưới đường bộ................................................................................................ 56
- iii 3.1.2. Mạng lưới cầu đường bộ ......................................................................................... 60 3.1.3. Mạng lưới hầm đường bộ........................................................................................ 61 3.1.4. Mạng lưới bến, bãi đỗ xe ........................................................................................ 61 3.1.5. Phương tiện giao thông đường bộ ............................................................................. 61 3.1.6. Đánh giá hệ thống giao thông đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh ....................... 63 3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 64 3.2.1 Phân cấp quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 64 3.2.2. Công tác quản lý kỹ thuật công trình ...................................................................... 65 3.2.3. Công tác quản lý và tổ chức vận hành .................................................................... 67 3.2.4. Quản lý chi phí và tạo vốn trong khai thác đường bộ đô thị.................................. 69 3.3. Những tồn tại, hạn chế và hệ quả của công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 72 3.3.1 Những tồn tại, hạn chế công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................... 72 3.3.1.1. Về mô hình quản lý .............................................................................................. 72 3.3.1.2. Về phương pháp quản lý ...................................................................................... 74 3.3.1.3. Về cơ chế, chính sách quản lý đô thị ................................................................... 78 3.3.1.4. Về ứng dụng khoa học và công nghệ .................................................................. 81 3.3.1.5. Về nguồn vốn bảo trì ............................................................................................ 82 3.3.2 Hệ quả do công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 86 3.3.2.1 Chất lượng kỹ thuật công trình ............................................................................. 87 3.3.2.2. Ùn tắc giao thông ................................................................................................. 87 3.3.2.3. Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ............................................................................. 89 3.3.2.4. Úng ngập đô thị .................................................................................................... 90 3.4. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 92 3.4.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 92 3.4.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 94
- iv 3.4.3. Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 98 3.4.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ.................................................................................. 98 3.4.5. Các biến và thang đo ............................................................................................... 98 3.4.6. Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................... 104 Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 109 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 110 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 110 4.1.1 Cơ hội và thách thức với quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 110 4.1.2 Các quan điểm hoàn thiện quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 110 4.2. Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh…………………..111 4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh………………………….111 4.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thu phí ........................................ 113 4.3.1.1. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí phương tiện lưu thông nội đô ................... 113 4.3.1.2. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí sử dụng vỉa hè ........................................... 115 4.3.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí trạm giữ xe ngoại thành, trung chuyển nội đô bằng xe buýt điện (tăng năng lực giao thông tĩnh) ......................................................... 117 4.3.2. Nhóm giải pháp về áp dụng hợp đồng khoán quản (PBC) trong hoạt động quản lý khai thác……………… .................................................................................................. 119 4.3.2.1. Áp dụng PBC trong hoạt động bảo trì đường đô thị ......................................... 119 4.3.2.2. Áp dụng PBC trong hoạt động bảo trì kênh rạch (hệ thống thoát nước tự nhiên của đô thị) ........................................................................................................................ 128 4.3.2.3. Áp dụng PBC trong hoạt động vận tải hành khách công cộng (xe buýt) ......... 133 4.3.2.4. Thành lập Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị hoạt động theo cơ chế khoán quản (PBC) ........................................................................................................... 138
- v 4.3.3. Nhóm giải pháp về đầu tư phù hợp với đặc thù đô thị ......................................... 144 4.3.3.1. Điều chỉnh đầu tư các dự án đầu tư lên phía Bắc Thành phố ........................... 144 4.3.3.2. Đầu tư nghiên cứu lập bản đồ cốt nền đường đô thị phù hợp với đặc điểm đô thị hiện hữu……... ................................................................................................................ 145 4.3.4. Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................... 147 4.3.4.1. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hồ điều hòa theo quy hoạch ................... 147 4.3.4.2. Cải thiện khả năng thấm bề mặt ........................................................................ 149 4.4. Bàn luận về tính khoa học và tính khả thi của các nhóm giải pháp ................ 150 4.4.1. Tính khoa học của các nhóm giải pháp……………………………... .............. 151 4.4.2. Tính khả thi của các nhóm giải pháp………………………………... ............. 151 4.5. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 151 4.5.1. Đối với Chính phủ ................................................................................................. 151 4.5.2. Đối với Bộ Giao thông vận tải .............................................................................. 152 4.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh............................................. 152 Kết luận chương 4 ........................................................................................................... 152 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 154 1. Kết luận .................................................................................................................. 154 2. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 157 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt ATGT An toàn giao thông BDSC Bảo dưỡng sửa chữa BĐKH Biến đổi khí hậu BĐS Bất động sản BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án BQLĐTXDCT Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình BQLKT Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị HTGTĐT BTN Bê tông nhựa CSCC Chiếu sáng công cộng CSGT Cảnh sát giao thông CSHTGT Cơ sở hạ tầng giao thông CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CTGT Công trình giao thông CTGTĐB Công trình giao thông đường bộ CTGTĐBĐT Công trình giao thông đường bộ đô thị DAĐT Dự án đầu tư DAXD Dự án xây dựng ĐBĐT Đường bộ đô thị ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTXD Đầu tư xây dựng GTCC Giao thông công cộng GTĐB Giao thông đường bộ GTĐBĐT Giao thông đường bộ đô thị GTĐT Giao thông đô thị GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HLATĐB Hành lang an toàn đường bộ HTGT Hạ tầng giao thông HTGTĐB Hạ tầng giao thông đường bộ HTGTĐT Hạ tầng giao thông đô thị HTKT Hạ tầng kỹ thuật KCHT Kết cấu hạ tầng KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KCHT GTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCS Kiểm tra - chất lượng - sản phẩm KT - XH Kinh tế - xã hội MCN Mặt cắt ngang NBD Nước biển dâng NCKH Nghiên cứu khoa học
- vii NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản NSNN Ngân sách nhà nước QHĐT Quy hoạch đô thị QHGTĐT Quy hoạch giao thông đô thị QL Quốc lộ QLCL Quản lý chất lượng QLĐT Quản lý đô thị QLGTĐT Quản lý giao thông đô thị QLKT Quản lý khai thác QLNN Quản lý nhà nước SXVC Sản xuất vật chất TNMT Tài nguyên môi trường TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TL Tỉnh lộ TNGT Tai nạn giao thông TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTGT Thanh tra giao thông TTQLĐHSSG Trung tâm quản lý điều hành sông Sài Gòn TP Thành phố UBND Ủy Ban Nhân dân UTGT Ùn tắc giao thông VH-TT-DL Văn hóa - Thông tin - Du lịch VTHKCC Vận tải hành khách công cộng XDCT Xây dựng công trình XLHN Xa lộ Hà Nội Tiếng Anh Analytic Hierarchy Process (Phương pháp phân tích hệ thống AHP phân cấp) BOT Build-Operate-Transfer (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao BT Build-Transfer (Xây dựng - Chuyển giao) EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) IRI International Road Index (Chỉ số độ gồ ghề quốc tế) MBO Management by objectives (Quản lý theo mục tiêu) MBP Management by Process (Quản lý theo quá trình) MCI Maintenance Control Index (Chỉ số kiểm soát bảo trì đường bộ) Performance - Based Contracting (Hợp đồng dựa trên kết quả PBC và chất lượng thực hiện) PPP Public Private Partnership (Hợp tác công tư) RA Regression Analysis (Phân tích hồi quy) Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống SPSS kê)
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân cấp đường ngoài đô thị và đường đô thị ............................................. 26 Bảng 2.2: Phân cấp đường theo cấp kỹ thuật đường ........................................................ 27 Bảng 2.3: Chỉ tiêu đánh giá tình trạng chạy xe ................................................................ 42 Bảng 3.1: Các tuyến đường bộ trên địa bàn Thành phố do Sở GTVT quản lý............. 56 Bảng 3.2: Hệ thống đường hướng tâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............. 57 Bảng 3.3: Các chỉ số về CSHT GTVT của Thành phố Hồ Chí Minh........................... 58 Bảng 3.4: Hệ thống cầu đường bộ trên địa bàn Thành phố do Sở GTVT quản lý ....... 60 Bảng 3.5: Diện tích giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2018......... 61 Bảng 3.6: Số lượng phương tiện GTĐB trên địa bàn Thành phố 2012-2018 ............... 62 Bảng 3.7: Tình hình hoạt động của xe buýt trên địa bàn Thành phố từ 2012-2018 ..... 63 Bảng 3.8: Khối lượng duy tu, BDSC cầu - đường bộ và hệ thống CSCC .................... 68 Bảng 3.9: Khối lượng duy tu, BDSC hệ thống thoát nước 2015-2018 ......................... 69 Bảng 3.10: Các trạm thu phí do thành phố quản lý....................................................... 70 Bảng 3.11: Nguồn vốn bảo trì CTGTĐBĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh ................... 82 Bảng 3.12: Tổng hợp kinh phí bảo trì hệ thống cầu, đường bộ tại Thành phố ............. 83 Bảng 3.13: Tình hình nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cho công tác bảo trì CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2018.......................... 84 Bảng 3.14: Các nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ Thành phố 2015-2018 ............... 85 Bảng 3.15: Tình hình thực hiện và giải ngân Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018 ............................................................................................ 85 Bảng 3.16: Tổng hợp số lượng các trận mưa từ 2012 - 2018 ....................................... 90 Bảng 3.17: Tổng hợp thời gian xuất hiện của triều cường từ 2012-2018 ..................... 91 Bảng 3.18: Hiệu chỉnh thuật ngữ và ý nghĩa của thang đo ........................................... 98 Bảng 3.19: Thang đo đặc thù đô thị .............................................................................. 99 Bảng 3.20: Thang đo cơ chế, chính sách quản lý đô thị ............................................... 99 Bảng 3.21: Thang đo mô hình, phương pháp quản lý khai thác ................................. 101 Bảng 3.22: Thang đo sự phát triển của khoa học công nghệ ...................................... 102 Bảng 3.23: Thang đo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ............................................... 102 Bảng 3.24: Thang đo nguồn vốn bảo trì ...................................................................... 103 Bảng 3.25: Thang đo sự tác động của người sử dụng ................................................. 103
- ix Bảng 3.26: Thang đo kết quả công tác quản lý khai thác ........................................... 104 Bảng 3.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha .... 104 Bảng 3.28: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Đặc thù của đô thị ........ 105 Bảng 3.29: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Ảnh hưởng của BĐKH . 106 Bảng 3.30: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Cơ chế, chính sách quản lý đô thị ............................................................................................................................ 106 Bảng 3.31: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Mô hình, phương pháp quản lý khai thác .................................................................................................................. 107 Bảng 3.32: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Sự phát triển của khoa học công nghệ .................................................................................................................... 107 Bảng 3.33: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Nguồn vốn bảo trì ......... 108 Bảng 3.34: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Sự tác động từ người sử dụng ............................................................................................................................. 108 Bảng 3.35: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của các nhóm nhân tố .................. 108 Bảng 4.1: Đơn giá thu phí đường bộ theo Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ................ 114 Bảng 4.2: Các yêu cầu công việc của hợp đồng ......................................................... 123 Bảng 4.3: Hạng mục công việc và mức độ phục vụ bắt buộc ..................................... 123 Bảng 4.4: Nội dung thực hiện sửa chữa các hạng mục công việc .............................. 124 Bảng 4.5: So sánh hai loại hợp đồng ........................................................................... 126 Bảng 4.6: Hạng mục công việc và mức phục vụ bắt buộc .......................................... 129 Bảng 4.7: Quy trình phân định trách nhiệm thực hiện dự án hồ điều hòa .................. 148 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá tính khoa học và tính khả thi của các nhóm giải pháp ... 150
- x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1a: Phân cấp QLKT hệ thống ĐBĐT cấp thành phố trực thuộc Trung ương ..... 29 Hình 2.1b: Phân cấp QLKT hệ thống ĐBĐT địa phương trực thuộc tỉnh quản lý ......... 29 Hình 2.2: Nội dung quản lý khai thác CTGTĐBĐT ........................................................ 30 Hình 2.3: Các hình thức kiểm tra ...................................................................................... 31 Hình 2.4: Sơ đồ Quản trị theo quá trình và Quản trị theo mục tiêu ................................. 34 Hình 2.5: Quy trình quản lý và sử dụng vốn bảo trì CTGTĐBĐT do Trung ương cấp ..38 Hình 2.6: Quy trình quản lý và sử dụng vốn bảo trì CTGTĐBĐT do ngân sách địa phương cấp ........................................................................................................................ 39 Hình 2.7: Tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác CTGTĐBĐT………................ 40 Hình 2.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTGTĐBĐT… ....... 45 Hình 2.9: Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí QLKT CTGTĐBĐT................................. 48 Hình 3.1: Phân cấp quản lý khai thác CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố ................. 64 Hình 3.2: Các hình thức kiểm tra CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố ........................ 65 Hình 3.3: Những tồn tại, hạn chế của công tác QLKT CTGTĐBĐT Thành phố ........... 72 Hình 3.4: Chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể liên quan đến công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 73 Hình 3.5: Trình tự thực hiện kiểm tra, BDSC CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố .... 75 Hình 3.6: Trình tự xử lý sự cố khẩn cấp CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố ............. 76 Hình 3.7: Tình hình lấn chiếm hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tính từ đầu năm đến 31/10/2018 ....................................................................................... 79 Hình 3.8: Tổng hợp các điểm nguy cơ ùn tắc từ năm 2015 - 2018 ................................. 88 Hình 3.9: Hiện trạng lòng đường và vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh........................ 89 Hình 3.10: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 92 Hình 3.11: Thống kê đơn vị công tác của mẫu khảo sát .................................................. 93 Hình 3.12: Thống kê số năm kinh nghiệm của mẫu khảo sát .......................................... 93 Hình 3.13: Thống kê số dự án tham gia của mẫu khảo sát .............................................. 93 Hình 3.14: Thống kê trình độ của mẫu khảo sát .............................................................. 93 Hình 3.15: Thống kê chức vụ của mẫu khảo sát .............................................................. 94 Hình 3.16: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 95 Hình 4.1: Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT Thành phố ... 112 Hình 4.2: Các bước thực hiện đấu thầu theo (PBC) ....................................................... 120 Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị ............. 140 Hình 4.4: Cốt nền đường nội đô tối thiểu phải > 2 m .................................................... 146
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam hiện có khoảng 813 đô thị với các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp. Hệ thống đô thị luôn giữ vai trò quyết định nền tài chính của một quốc gia vì thu nhập của hệ thống đô thị luôn chiếm 70 ÷ 80% thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Do sức hút tài chính lớn nên hiện tượng di dân cơ học từ các vùng có thu nhập thấp vào các đô thị ngày một gia tăng, cộng với dòng di chuyển của cư dân bản thân đô thị đã làm cho các dòng giao thông trên hệ thống đường nội và ngoại đô càng thêm quá tải. Việc đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) khu vực nội đô không được nghiên cứu thấu đáo, thậm chí còn làm sai quy định đã phá vỡ cảnh quan, kiến trúc đô thị, tăng mật độ phương tiện lưu thông nội đô, khiến cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) quá tải, nhanh hư hỏng, xuống cấp, đặc biệt tình trạng ùn tắc, úng ngập cục bộ thường xuyên xảy ra. Vì vậy, đầu tư xây dựng (ĐTXD) hệ thống CSHTGT đủ công năng, an toàn và phương pháp quản lý khoa học là nhu cầu cấp thiết với các đô thị hiện nay. Ở hầu hết các đô thị cũ của Việt Nam, hệ thống giao thông vận tải (GTVT) có chất lượng thấp, đường phố nội đô chật hẹp, hệ thống đường đối nội, đối ngoại và công tác đấu nối còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho vận tải, thường xuyên tạo ùn tắc cục bộ. Hệ thống vỉa hè đã hẹp lại bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích mà chính quyền đô thị thiếu các giải pháp quản lý hữu hiệu. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị vừa cải tạo, vừa xây dựng. Khu vực cải tạo tận dụng cơ sở hạ tầng (CSHT) cũ để lại, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc,…lạc hậu, không đủ công năng. Khu vực xây dựng mới có thiết kế mới, nhưng khi đấu nối lại có những bất cập do quá trình khảo sát thiết kế thiếu chính xác, gây ra tình trạng “loạn cốt nền”. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh có 23 km bờ biển, nên còn bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, những ngày có thủy triều mà lại gặp mưa lớn thì hệ thống thoát và chứa nước quá tải, gây hiện tượng úng ngập, dẫn đến phá hủy hệ thống đường bộ nói chung và kết cấu áo đường, nền đường nói riêng, gây xuống cấp nhanh,...là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông (ATGT), giảm hiệu quả hoạt động khai thác. Việc nâng cấp hệ thống đường bộ đô thị (ĐBĐT) nhằm tăng hiệu quả của hoạt động khai thác trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ phương tiện gia tăng đột biến kể cả số lượng và tải trọng, mà kế hoạch duy tu, bảo dưỡng sửa chữa (BDSC), kinh phí đều
- 2 không đáp ứng (kinh phí thực tế chỉ xấp xỉ 50% kế hoạch) đang là những thách thức đối với chính quyền đô thị. Trong khi đó, hệ thống quản lý khai thác (QLKT) ĐBĐT vẫn hoạt động theo mô hình quản lý truyền thống, phương pháp quản lý thiếu khoa học, không đáp ứng tốc độ phát triển đô thị hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, sự vận hành của bộ máy quản lý, năng lực quản lý còn bị ảnh hưởng của tư duy thời kỳ bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, chức năng trùng lặp, trách nhiệm dàn trải, lợi ích nhóm,…gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ĐBĐT. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự thay đổi, nhất là trong thời điểm cải cách hành chính cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ở giai đoạn quyết liệt. Tất cả những bất cập trên cho thấy, để tổ chức khai thác hệ thống ĐBĐT cũng như việc bảo vệ, duy trì tuổi thọ, cần có các giải pháp quản lý khoa học trên cơ sở đổi mới mô hình, phương pháp quản lý, sự thay đổi tư duy, nhận thức phù hợp với đặc thù đô thị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền đô thị thì mới có thể phát huy hiệu quả hệ thống đường bộ, góp phần giải quyết các bất cập, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng giao thông đô thị (GTĐT). Mặt khác, để đáp ứng các điều kiện của hội nhập, quản lý đô thị (QLĐT) cần được cải tiến với các nguồn thu tự tạo bằng các phương pháp quản lý khoa học, sự phối kết hợp giữa các chủ thể liên quan, nhằm đảm bảo các yêu cầu về môi trường và GTVT, đồng thời góp phần tái tạo đô thị bằng các nguồn như: phí cầu đường, phí lưu thông nội đô, phí đỗ xe, phí sử dụng vỉa hè,…trên cơ sở các nghiên cứu khoa học có tính đến sự cân đối giữa thu nhập của người dân, đặc điểm và nhu cầu phát triển đô thị. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “N hi n cứu quản l hai thác c n tr nh giao thông đƣờn tr n đ a àn Thành phố Chí Minh” là rất cấp thiết. 2. Mục đích nghi n cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLKT công trình giao thông đường bộ đô thị (CTGTĐBĐT); đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT; luận án đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về QLKT CTGTĐBĐT.
- 3 - Phân tích, đánh giá một cách khách quan, trên cơ sở khoa học thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; làm sáng rõ những tồn tại, bất cập dưới góc độ quản lý và hệ quả của công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợn và phạm vi n hi n cứu của luận án 3.1. Đối tƣợn n hi n cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn cấp Thành phố trực thuộc Trung ương, do chủ thể quản lý là UBND Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền cho Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý theo ngành. 3.2. Phạm vi n hi n cứu - Giới hạn về phạm vi không gian và nội dung nghiên cứu: luận án giới hạn về phạm vi không gian nghiên cứu là công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về công tác QLKT mạng lưới ĐBĐT. - Giới hạn về thời gian: luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2018. Trên cơ sở “Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020” [24], luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý n hĩa hoa học và thực tiễn của luận án - Ý n hĩa hoa học: luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về QLKT CTGTĐBĐT. Luận án đã đưa ra quan niệm về QLKT, xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT tại các đô thị lớn. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. - Ý n hĩa thực tiễn: luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ quản lý; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT thông qua đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn các thang đo. Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính khả thi về hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 4 6. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 5 C ƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ K AI T ÁC CÔNG TRÌN GIAO T ÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ T Ị 1.1 Các c n tr nh n hi n cứu tron nƣớc Luận án tổng hợp một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài: 1.1.1 Các quan niệm về quản l hai thác c n tr nh iao th n đƣờn đ th - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, của tác giả Trần Trung Kiên, năm 2019 [41]. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác QLKT, thực trạng công tác quản lý bảo trì KCHT GTĐB, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm: Hoàn thiện phân công, phân cấp QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Đấu thầu QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Tăng cường huy động vốn cho QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Áp dụng hợp đồng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB theo chất lượng thực hiện; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLKT và bảo trì KCHT GTĐB. Luận án cho rằng QLKT và quản lý bảo trì là hai nội dung độc lập, có mối quan hệ tương hỗ, kết quả nghiên cứu của luận án cho Thành phố Hà Nội - là đô thị không mang tính đặc thù như Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị ven biển; có nhiều kênh, rạch nội đô; ảnh hưởng chế độ bán nhật triều; vừa xây dựng vừa cải tạo). - Cuốn sách: “Kinh tế - Quản lý khai thác công trình cầu đường”, của GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh (chủ biên), TS. Nguyễn Quỳnh Sang, Nhà xuất bản (NXB) GTVT (2009) [34]; các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLKT công trình cầu - đường bộ, bao gồm các nội dung: Khảo sát, thiết kế, đầu tư dự án trong hoạt động khai thác cầu - đường bộ; Áp dụng tiến bộ công nghệ hoạt động bảo trì công trình cầu - đường bộ; Quản lý kỹ thuật và chất lượng khai thác công trình; Nguồn vốn cho hoạt động QLKT công trình; Tổ chức giao thông, đảm bảo ATGTĐB. Tuy nhiên, cuốn sách nghiên cứu về một số nội dung của công tác QLKT công trình cầu - đường bộ nói chung, khi áp dụng vào luận án cần phân biệt vì luận án đi sâu nghiên cứu hoạt động QLKT CTGTĐBĐT. - Cuốn sách: “Quản lý khai thác đường ô tô”, tác giả Doãn Hoa, NXB Xây dựng, 2004 [37]. Tác giả đã đề cập đầy đủ các mặt của công tác tổ chức, QLKT đường ô tô dưới góc độ quản lý và kỹ thuật như: Chiến lược phát triển đường đô thị, đường nông thôn; Các hiện tượng hư hỏng mặt đường, nguyên nhân hư hỏng; Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác đường; Tổ chức giao thông, tai nạn và ATGT,…Tác giả đã đưa ra các tư liệu thiết thực trong và ngoài nước, có thí dụ tính toán để các kỹ sư, các nhà hoạch
- 6 định chính sách tham khảo trong quá trình bảo trì, nâng cấp đường. Tác giả còn xây dựng mô hình tính toán chi phí vận hành (VOC), mô hình phân tích lợi ích - chi phí,…Cuốn sách mới đề cập đến một số nội dung của hoạt động QLKT đường ô tô nói chung, chưa đi sâu về QLKT đường đô thị. - Cuốn sách: “Quản lý khai thác công trình xây dựng”, của TS. Lê Mạnh Tường, NXB GTVT, 2016 [63]. Tác giả phân tích sâu về góc độ QLNN về hoạt động khai thác công trình xây dựng (CTXD), trong đó có quản lý chất lượng (QLCL) hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trong khai thác CTXD, quản lý chi phí và vốn cho hoạt động khai thác CTXD, tác giả còn đề cập đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư trong khai thác CTXD. Ngoài ra, các công nghệ mới trong khai thác CTXD cũng được tác giả đề cập đến. Nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh vai trò QLNN trong hoạt động khai thác CTXD, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chung của đất nước và riêng các vùng lãnh thổ. - Cuốn sách: “Quản lý hoạt động khai thác hầm giao thông”, của TS. Lê Mạnh Tường, TS. Nguyễn Anh Tuấn, NXB GTVT, 2018 [64]. Tác giả đã đề cập đến tình trạng đô thị hóa quá nhanh của các đô thị Việt Nam, dẫn đến quá tải hệ thống CSHT GTVT và quy hoạch không theo kịp sự phát triển của đô thị. + Trong khi đó, việc tận dụng không gian trên cao ở các đô thị cũng chỉ giới hạn ở một mức độ do các vấn đề về cảnh quan, mỹ quan, môi trường và đặc thù đô thị. Điều đó cho thấy sự cần thiết của giao thông ngầm trong lòng đất bằng hệ thống hầm. Tuy rằng giao thông bằng đường hầm về trước mắt phải đầu tư với chi phí cao nhưng lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình giao thông khác. + Cuốn sách làm rõ tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ xây dựng các công trình hầm, khả năng và kinh nghiệm trong QLKT đường hầm của đội ngũ cán bộ quản lý còn khiêm tốn, nạn úng ngập, ùn tắc, TNGT vẫn xảy ra trong hầm,…điều đó được thực tế chứng minh qua những bất cập trong khai thác hầm. Mặt khác, ngành GTVT của Việt Nam hiện nay cũng chưa có quy trình chính thống ban hành về QLKT hầm giao thông mà vẫn dùng sổ tay vận hành hầm. - Bài báo khoa học: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác, bảo trì công trình giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, của TS. Phạm Phú Cường - Đại học GTVT, tạp chí GTVT, 2017 [32]. Bài báo trình bày nội dung công tác QLKT CTGTĐB trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những kết quả đạt được về công tác đảm bảo trật tự ATGT; công tác bảo trì hệ thống HTGT hiện hữu; tác giả chỉ ra những tồn tại cần khắc phục như: hệ thống văn bản pháp lý; công tác QLKT HTGT; công tác đảm bảo ATGT. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐB trên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 292 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 258 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 228 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn