Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam
lượt xem 14
download
Luận án nghiên cứu và đánh giá mức độ tham gia, các hình thức tham gia và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành:Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS. TS. Hoàng Thị Thu THÁI NGUYÊN – 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thị Huyền Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Hoàng Thị Thu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao & Du lịch 7 tỉnh vùng Đông Bắc, Cục Thống kê các tỉnh Thái Nguyên Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, người dân tại 20 thôn, xã thuộc địa điểm điều tra đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày tháng năm Tác giả luận án Ngô Thị Huyền Trang
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................vii Danh mục các bảng .......................................................................................... viii Danh mục các hình ............................................................................................. x MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5 5. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ........................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn .................................................................. 12 1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến luận án ........................................................................................ 15 1.4. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 16 Tóm tắt chƣơng 1 ............................................................................................ 18 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN.......... 19 2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ................................................................................................... 19 2.1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn ...................................................... 19 2.1.2. Quản lý phát triển du lịch nông thôn ........................................................ 29 2.1.3. Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ...... 33
- iv 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ...................................................................................... 44 2.2. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ...................................................................................... 49 2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn trên thế giới .................................................................. 49 2.2.2. Kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam .............................................................................. 53 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT từ các nước trên thế giới và Việt Nam ..................................... 57 Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................ 59 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 60 3.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................. 60 3.1.1. Tiếp cận kế thừa ...................................................................................... 60 3.1.2. Tiếp cận điển hình ................................................................................... 60 3.1.3. Tiếp cận có sự tham gia ........................................................................... 60 3.1.4. Tiếp cận cá biệt ....................................................................................... 61 3.2. Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc .......................................................................... 61 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 63 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 63 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ................................................. 69 3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 69 3.4. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc ................................. 73 3.4.1. Yếu tố lợi ích .......................................................................................... 73 3.4.2. Yếu tố rào cản ......................................................................................... 74 3.4.3. Yếu tố quan điểm của người dân .............................................................. 75 3.4.4. Yếu tố chính sách của Nhà nước ............................................................. 76 3.4.5. Yếu tố dự định tham gia của người dân .................................................... 77 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 78
- v 3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch nông thôn ..................................... 78 3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân ............................................ 81 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 83 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ...................................................................................................................84 4.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam ........... 84 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 84 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 85 4.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................... 86 4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam .............. 87 4.2.1. Thông tin chung về các điểm du lịch và sản phẩm du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ................................................................................................. 88 4.2.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc .......................................................................................................... 89 4.2.3. Các cơ sở và hộ dân tham gia kinh doanh du lịch nông thôn ..................... 94 4.2.4. Số lượng du khách đến khám phá du lịch nông thôn ................................. 96 4.2.5. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn ................. 98 4.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn ...................................... 99 4.2.7. Những khó khăn trong phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ....... 100 4.3. Thực trạng tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ....................................................................................... 102 4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .............................................. 102 4.3.2. Nội dung tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn .... 102 4.3.3. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn....... 117 4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ....................................... 118 4.4. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................................................................ 130 4.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 130 4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................... 131
- vi 4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 133 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................ 134 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ............................................................................................. 135 5.1. Bối cảnh phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam ............... 135 5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................................................................................................ 137 5.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 137 5.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 138 5.2.3. Định hướng phát triển ........................................................................... 138 5.3. Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................................................... 139 5.3.1. Nhóm giải pháp được xây dựng dựa trên kết quả phân tích mô hình nghiên cứu ...................................................................................................... 139 5.3.2. Nhóm giải pháp khác ............................................................................. 144 5.4. Kiến nghị ................................................................................................. 152 5.4.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ....................................... 152 5.4.2. Kiến nghị với Tổng Cục du lịch ............................................................. 153 5.4.3. Kiến nghị với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh thành ................. 153 KẾT LUẬN ................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 158 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt 1 DLNT Du lịch nông thôn 2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch 4 CĐĐP Cộng đồng địa phương 5 NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 6 CCTC Cơ cấu tổ chức 7 SPDL Sản phẩm du lịch 8 ĐVT Đơn vị tính 9 CS Cơ sở 10 KS Khách sạn 11 Ph Phòng 12 EFA Phân tích yếu tố khám phá 13 KT – XH Kinh tế - xã hội 14 TLTK Tài liệu tham khảo
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các loại hình du lịch nông thôn .......................................................... 24 Bảng 3.1. Địa điểm nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam ........................................ 65 Bảng 3.2. Phân bổ số lượng phần tử mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu ......... 67 Bảng 3.3. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý................................. 68 Bảng 3.4. Biến mô tả lợi ích có được khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn ........................................................................ 74 Bảng 3.5. Biến mô tả rào cản khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn ..................................................................................... 75 Bảng 3.6. Biến mô tả quan điểm của người dân về phát triển du lịch nông thôn . 76 Bảng 3.7. Biến mô tả chính sách của Nhà nước trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ..................................................................................... 77 Bảng 3.8. Biến mô tả sự tham gia trong tương lai vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn của người dân ................................................. 78 Bảng 4.1. Các cơ sở kinh doanh du lịch vùng Đông Bắc ..................................... 94 Bảng 4.2. Các hộ tham gia kinh doanh du lịch nông thôn vùng Đông Bắc .......... 95 Bảng 4.3. Số lượt khách đến các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm .................... 96 Bảng 4.4. Số lượt du khách khám phá du lịch nông thôn các tỉnh vùng Đông Bắc...... 97 Bảng 4.5. Số lượng lao động trực tiếp tham gia vào du lịch nông thôn vùng Đông Bắc năm 2018 ........................................................................... 98 Bảng 4.6. Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc ............................. 99 Bảng 4.7. Số người tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn 102 Bảng 4.8. Dự định tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn trong tương lai .................................................................................. 102 Bảng 4.9. Nội dung dự định tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch nông thôn ................................................................................... 103 Bảng 4.10. Nội dung tham gia vào quá trình lập kế hoạch .................................. 105 Bảng 4.11. Nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức ................ 107 Bảng 4.12. Tổng hợp các hoạt động nâng cao nhân thức của người dân khu vực Đông Bắc năm 2018 ......................................................................... 109
- ix Bảng 4.13. Nội dung tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện du lịch nông thôn ...... 112 Bảng 4.14. Nội dung tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch .......... 114 Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra về các hoạt động DLNT vùng Đông Bắc ....... 116 Bảng 4.16. Nội dung tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý du lịch .......... 116 Bảng 4.17. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ................................................................................. 117 Bảng 4.18. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố lợi ích .............. 118 Bảng 4.19. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố rào cản ............. 119 Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về trách nhiệm với hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn tại địa phương ........................................................... 120 Bảng 4.21. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố quan điểm ........ 120 Bảng 4.22. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chính sách của Nhà nước .......................................................................................... 121 Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến......................................... 122 Bảng 4.24. Bảng phân tích tổng thể mô hình nghiên cứu .................................... 123 Bảng 4.25. Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ........ 124 Bảng 4.26. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ........................ 126 Bảng 4.27. Giá trị beta chuyển hóa của các biến ................................................. 126 Bảng 5.1. Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ................................................................................. 135
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý phát triển DLNT ........28 Hình 2.2. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm .................................46 Hình 5.1. Cơ chế về mô hình liên kết giữa các bên trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc ..................................................................................................147
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng cao, du lịch trở thành hoạt động không thể thiếu của con người. Trong những năm vừa qua, ngành du lịch của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển vượt bậc năm 2017 và đặc biệt trong năm 2018, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng với tốc độ tăng trưởng ở mức cao xét trên bình diện khu vực và trên thế giới. Việt Nam được xếp thứ 3 trong 10 nước có lượng khách quốc tế tăng cao. Năm 2018, Việt Nam đón được 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2017 và phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, đóng góp cho tổng thu từ khách du lịch là 637.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp vào GDP chiếm tới 8,39% [40]. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới đóng góp quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước [2][38]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch theo vùng miền. Qua đó Vùng Đông Bắc Việt Nam là một trong bảy vùng được Nhà nước đưa vào quy hoạch phát triển với những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của vùng miền. Việt Nam là đất nước đang phát triển với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, cư dân chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn cùng những điều kiện về tài nguyên du lịch như đất đai, con người và các giá trị văn hóa lịch sử,… thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn. Tại các quốc gia đang phát triển, du lịch được coi là cơ hội để cải thiện cuộc sống của người dân thông qua cung cấp công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao sự hiểu biết của người dân [52]. Trong khi, tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng và kiến thức về du lịch của người dân còn hạn chế cùng với xu thế đô thị hóa và các hoạt động tái cấu trúc đã đặt ra cho ngành du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng những thách thức mới. Vùng Đông Bắc được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Bên cạnh đó, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 14,87% đứng thứ 2 trong cả nước và tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,07% đứng thứ 3 trong tổng số 7 vùng của Việt Nam [44], vùng Đông Bắc cần phải tập trung tìm ra một hướng đi mới cho sự phát
- 2 triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch, bởi du lịch luôn được coi là mũi nhọn trong các ngành kinh tế. Ngày nay với xu thế “đô thị hóa”, việc tìm ra một cán cân để cân bằng cuộc sống của đô thị được coi là điều cần thiết và chính điều này đã mở ra cơ hội phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó, DLNT là một hướng đi khá mới mẻ. Du lịch nông thôn được coi như một phương tiện hiệu quả để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế nông thôn [94]. DLNT tại vùng Đông Bắc tuy mới hình thành trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, song đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia ở một số làng quê của Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Tuy vậy, nhìn chung DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, với những nét đặc sắc về văn hóa truyền thống lâu đời như văn hóa của các dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống [41]. Phát triển DLNT vùng Đông Bắc cần có một hướng đi đúng đắn và lâu dài, trong đó, mối quan hệ giữa các bên tham gia vào phát triển du lịch nông thôn được coi là mấu chốt của sự thành công [40] và xác định vai trò của người dân trong hoạt động quản lý được coi là nội dung quan trọng và thiết yếu. Các bên liên quan tham gia vào phát triển các loại hình du lịch bao gồm Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, người dân và khách du lịch. Trong đó, đặc biệt là với loại hình DLNT, người dân và cộng đồng địa phương đóng vai trò then chốt. Luật Du lịch Việt Nam 2017 có nêu rõ, cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ các hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Theo đó, cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa…Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước đã và đang đánh giá cao vai trò của người dân trong hoạt động phát triển các loại hình du lịch, trong đó có DLNT [31]. Bên cạnh đó, người dân được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tại khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian tới các địa phương cần tập trung quan tâm đến các yếu tố chính để phát triển DLNT, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của DLNT, đề cao vai trò của người dân trong quá trình quản lý phát triển DLNT.
- 3 Trong thời gian vừa qua, người dân ở khu vực nông thôn vùng Đông Bắc đã dần dần được tiếp cận với du lịch nông thôn và từng bước tham gia vào các hoạt động quản lý nhằm phát triển DLNT - loại hình được xem là khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo đó, mỗi địa phương có một số điểm du lịch tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này và các địa phương đó thông qua sự hỗ trợ từ phía chính quyền cùng các tổ chức quốc tế tài trợ đã bắt đầu thành công trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ đó, kéo theo sự hưởng ứng của người dân sở tại vào các hoạt động phục vụ du khách khi chỉ tính riêng năm 2018, có 1.290 hộ dân tham gia vào quản lý phát triển loại hình du lịch này ở khu vực Đông Bắc (chiếm 31,6% trong tổng số hộ dân của khu vực). Con số này tuy chưa lớn song đã chứng tỏ hiệu ứng và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn trong tương lai tại khu vực. Tuy vậy, việc quản lý phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, còn “manh mún” và chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, thiếu cách làm bài bản để thu hút và “níu chân” du khách. Nhiều hoạt động quản lý phát triển DLNT còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch kết nối giữa các bên tham gia, đặc biệt là người dân địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá cho loại hình du lịch mới này còn chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành. Nhìn chung, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn chưa được xác định đúng mức, đúng trọng tâm nên các hoạt động phát triển DLNT chưa thật sự có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn hiện nay về sự cần thiết cho sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt nam” để làm rõ nội dung, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận án nghiên cứu và đánh giá mức độ tham gia, các hình thức tham gia và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng
- 4 cường sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, quản lý phát triển DLNT và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT. - Đánh giá nội dung và mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của người dân địa phương trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Nghiên cứu các hộ dân tham gia và chưa tham gia trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT dựa trên các khía cạnh lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và Kiểm soát DLNT; Thứ hai,phân tích và đánh giá mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT; Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh đến sự tham gia của người dân tại vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua lợi ích có được; rào cản, quan điểm của người dân và chính sách của Nhà nước.
- 5 Thứ tư, đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn. Phạm vi về không gian Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa vùng Đông Bắc Việt Nam. Bao gồm 7 tỉnh (Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Tuyên Quang). Mẫu điều tra người dân và các cán bộ quản lý được thu thập tại các địa điểm có hoạt động DLNT. Phạm vi về thời gian Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra năm 2018. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thứ nhất, luận án đã hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT. - Thứ hai, luận án được xem là nghiên cứu đầu tiên tiến hành xây dựng khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Các nội dung của quá trình quản lý đều được tác giả phân tích gắn với sự tham gia của người dân. - Thứ ba, thông qua phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến, luận án đã chứng minh 4 yếu tố được đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT khu vực Đông Bắc. Đó là các yếu tố lợi ích có được khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT, rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT, quan điểm của người dân về quản lý phát triển DLNT và chính sách của Nhà nước trong quản lý phát triển DLNT được coi là nhân tố mới trong nghiên cứu này. - Thứ tư, Cùng với vấn đề còn tồn tại và kết quả phân tích mô hình hồi quy về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn, luận án đề xuất 02 nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp được xây dựng dựa trên kết quả phân tích mô hình nghiên cứu (04 giải pháp) và nhóm giải pháp khác (7 giải pháp) và 03 nhóm
- 6 khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TLTK và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Chương 5: Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về DLNT nói chung và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm phân tích. Trong các nghiên cứu đó, lý thuyết về DLNT như khái niệm, xu hướng phát triển DLNT được trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau, các công trình đã chứng minh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT ở mỗi không gian nghiên cứu khác nhau, cụ thể như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn Nghiên cứu của Cevat Tosun và cs [140] đã đưa ra những lập luận về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nghiên cứu này tập trung vào các quan điểm tích cực và phương pháp vận động để làm nổi bật những lợi ích của sự tham gia trong phát triển du lịch, từ đó thu hút sự chú ý của các học giả nghiên cứu về du lịch, những người tham gia vào quá trình phát triển du lịch. Theo đó, 7 luận cứ được xây dựng (Cộng đồng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch; Cộng đồng tham gia đóng góp cho sự phát triển bền vững bằng nhiều cách; Sự tham gia của cộng đồng làm tăng mức độ thỏa mãn của khách du lịch; Cộng đồng giúp các chuyên gia tiếp cận các kế hoạch du lịch tốt hơn; Cộng đồng tham gia phân phối lại giữa chi phí và lợi ích phát triển du lịch; Cộng đồng giúp xác định được mức độ thỏa mãn tại địa phương; Cộng đồng tham gia giúp củng cố lại tính dân chủ) và kết quả cho thấy rằng sự tham gia của cộng đồng địa phương mang tính tích cực cho sự phát triển. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là sự phát triển du lịch thông qua sự tham gia có thể không khả thi ở các điểm du lịch nằm trong các khu vực nông thôn hoặc nằm ngoài phạm vi các khu vực kinh tế phát triển (Nói cách khác, khu vực kinh tế kém phát triển). Wen Jun Li [93] tiến hành đánh giá những lợi ích mà phát triển du lịch mang lại cho người dân thông qua việc nghiên cứu sự tham gia tại Khu dự trữ sinh quyển
- 8 Jiuzhaigou của Trung Quốc. Theo đó, nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tham gia vào quá trình phát triển du lịch tại đó mang lại lợi ích rất lớn, cụ thể như cộng đồng địa phương có tiếng nói trong lĩnh vực quản lý, nhận được thu nhập từ du lịch và quảng bá văn hóa địa phương…. Ngoài ra, nghiên cứu này đã chứng minh rằng các cư dân địa phương cảm thấy họ đã nhận được những lợi ích thỏa đáng từ phát triển du lịch và tin rằng chỉ khi tham gia vào du lịch thì lợi ích mới được phân phối hài hòa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù người dân không tham gia vào quá trình ra quyết định song hoạt động phát triển du lịch tại đây vẫn khá thành công. Điều này xảy ra sự mâu thuẫn với các nghiên cứu hiện tại cho rằng nếu người dân địa phương muốn hưởng lợi từ du lịch thì phải tham giam vào quá trình ra quyết định trong các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại bằng các lập luận mang tính lý thuyết, trong khi lý thuyết nền tảng cho lập luận của mình và cách thức tham gia cụ thể chưa được đề cập đến. Tiếp đó, Tulay Cengiz và cs [70] nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển du lịch bền vững tại Gokceada - hòn đảo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Việc thông qua phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia cho phép cộng đồng hưởng lợi từ tác động tích cực của du lịch, đồng thời giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực. Trong khuôn khổ này, ý kiến của cộng đồng địa phương về hòn đảo du lịch này đã được kêu gọi bằng cách sử dụng phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal - RRA) - một hình thức tiếp cận có sự tham gia, kết quả chỉ ra rằng du lịch có tác động tích cực đến thu nhập, việc làm, đến môi trường và xã hội, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng quản lý đó chính là chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá chủ quan, chưa đưa ra cơ sở lý thuyết nền tảng cho vấn đề nghiên cứu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung và mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn Pretty [117] nghiên cứu về các loại hình tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các mức độ mà cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch là tham gia chủ động, tham gia bị động, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin và tham gia thực hiện chức năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhược
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn