Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp "Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa; Đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa đối với ba loại cây trồng chủ lực (Cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN HƯNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN HƯNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị và đề tài cấp nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Tiến Hưng i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND Tỉnh Tuyên Quang, UBND các huyện, các xã trên địa bàn Tỉnh, Trung tâm Đầu tư và xúc tiến tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Tiến Hưng ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hộp ................................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4 1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.4. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 6 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 6 Phần 2. Tổng quan về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .................... 7 2.1. Cơ sở lý luận về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ........................ 7 2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 7 2.1.2. Đặc điểm và nội dung của liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ...... 12 2.1.3. Nguyên tắc liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .............................. 15 2.1.4. Phân loại liên kết .............................................................................................. 17 2.1.5. Nội dung liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ................................ 22 iii
- 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ...... 26 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ................... 30 2.2.1. Chính sách về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở Việt Nam .......... 30 2.2.2. Kinh nghiệm của các tỉnh về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .................................................................................................................... 31 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang trong liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ...................................................................... 34 2.3. Tình hình nghiên cứu về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ......... 34 2.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .............................................................................. 34 2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .............................................................................. 39 2.4. Khoảng trống trong nghiên cứu về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ............................................................................................................ 41 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 42 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 43 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 44 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang ............................ 47 3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông sản hàng hóa................................ 50 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 53 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ......................................................................................... 53 3.2.2. Khung phân tích................................................................................................ 56 3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 58 3.2.4. Thu thập số liệu ................................................................................................ 59 3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 62 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 64 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ............................................................................................................ 64 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .......... 65 iv
- 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, lợi ích khi tham gia liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa .............................................................................. 65 3.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và tính bền vững của liên kết ..................................................................................................................... 66 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 67 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 68 4.1. Thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................. 68 4.1.1. Thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ......... 68 4.1.2. Thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................... 79 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................ 112 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc lĩnh vực sản xuất từng loại cây ......................... 112 4.2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng chung đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ................................................. 125 4.3. Giải pháp liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2035 ............................................................................. 130 4.3.1. Định hướng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 130 4.3.2. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường liên kết phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035 ......................................... 133 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 146 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 147 5.1. Kết luận........................................................................................................... 147 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 148 Danh mục các công trình liên quan đến luận án .......................................................... 149 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 150 Phụ lục ........................................................................................................................ 159 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BHLĐ Bảo hộ lao động BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CĐS Chuyển đổi số CNTT Công nghệ thông tin CNH Công nghiệp hóa DN Doanh nghiệp GCN Giấy chứng nhận HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NACF Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia Hàn Quốc NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OCOP Mỗi xã một sản phẩm SL Số lượng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TMĐT Thương mại điện tử TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại Thế giới XTTM Xúc tiến thương mại vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình đất đai tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021............................... 45 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ........... 46 3.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2017-2021 ......................................................................................... 48 3.4. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2017-2021 tỉnh Tuyên Quang .................................................................. 49 3.5. Phân bổ số lượng mẫu điều tra ......................................................................... 61 4.1. Biến động tổng diện tích chè của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ..... 70 4.2. Diện tích và sản lượng chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ......................................................................................................... 71 4.3. Tỷ lệ giống chè tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ................................. 71 4.4. Tình hình tiêu thụ chè tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 .................. 72 4.5. Diện tích trồng cam của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021.................... 74 4.6. Diện tích và sản lượng cây cam cho thu hoạch phân theo huyện/thành phố giai đoạn 2017-2021 .................................................................................. 74 4.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ................................................................................................ 75 4.8. Diện tích và sản lượng cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ......................................................................................................... 77 4.9. Diện tích và sản lượng mía tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ............... 78 4.10. Các hoạt động liên kết của các hộ trồng chè .................................................... 80 4.11. Hình thức liên kết của các hộ trồng chè ........................................................... 84 4.12. Hình thức liên kết trong tiêu thụ đối với các hộ sản xuất chè .......................... 84 4.13. Hình thức liên kết trong sản xuất đối với các hộ sản xuất chè ......................... 85 4.14. Hình thức liên kết trong sản xuất đối với các hộ trồng cam ............................. 86 4.15. Hình thức liên kết trong tiêu thụ đối với các hộ trồng cam .............................. 87 4.16. Quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra ......................................................... 90 4.17. Hiểu biết về nội dung trong hợp đồng .............................................................. 92 4.18. Đánh giá về việc chấp hành cam kết của doanh nghiệp ................................... 92 vii
- 4.19. Lợi ích của các hộ khi mua vật tư đầu vào ....................................................... 93 4.20. Nội dung liên kết của hộ khi tham gia liên kết ................................................. 95 4.21. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các nông hộ .................................... 95 4.22. Đánh giá chung về các hoạt động tập huấn ...................................................... 96 4.23. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra................................................................................. 97 4.24. So sánh các tiêu chí giữa các nhóm nông hộ .................................................... 97 4.25. So sánh hiệu quả kinh tế trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè ...................... 98 4.26. Đánh giá của nhóm hộ điều tra về giá chè, chi phí và thu nhập từ sản xuất chè năm 2020 .................................................................................................... 99 4.27. So sánh lợi ích khi tham gia hoạt động liên kết .............................................. 100 4.28. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra .............................. 101 4.29. Đánh giá chung về tập huấn ........................................................................... 101 4.30. Lợi ích của liên kết khi tiêu thụ đầu ra ........................................................... 102 4.31. Kết quả liên kết giữa các nông hộ trồng cam ................................................. 103 4.32. Hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ trồng cam ................................................ 103 4.33. So sánh hộ liên kết nhóm và không liên kết thành nhóm ............................... 104 4.34. Lợi ích của nông hộ khi tham gia liên kết ...................................................... 106 4.35. Lợi ích của các hộ khi mua đầu vào ............................................................... 106 4.36. Nội dung liên kết của hộ khi tham gia liên kết ............................................... 107 4.37. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra .............................. 108 4.38. Đánh giá chung về các hoạt động tập huấn .................................................... 108 4.39. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra............................................................................... 108 4.40. Đánh giá về việc chấp hành cam kết của doanh nghiệp ................................. 108 4.41. Hài lòng của người dân đối với các mong muốn khi liên kết ......................... 109 4.42. Đánh giá về giải quyết khi tranh chấp với doanh nghiệp ............................... 109 4.43. Đánh giá về hiệu quả sản xuất mía khi tham gia liên kết ............................... 110 4.44. Mong muốn của người dân tham gia liên kết trong thời gian tới ................... 110 4.45. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính trên 1 ha mía nguyên liệu........................ 110 4.46. Một số thông tin cơ bản về các hộ sản xuất chè ............................................. 112 4.47. Một số thông tin sản xuất của các nông hộ..................................................... 114 4.48. Diện tích, sản lượng chè của các nông hộ ...................................................... 114 viii
- 4.49. Các biến được đánh giá thông qua mô hình hồi quy probit............................ 115 4.50. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết phát triển sản xuất chè tại tỉnh Tuyên Quang................................................................................ 116 4.51. Một số thông tin cơ bản về các hộ trồng cam ................................................. 117 4.52. Phân loại các mô hình sản xuất cam ............................................................... 118 4.53. Thống kê mô tả các biến sử dụng (n=100) ..................................................... 119 4.54. Ước lượng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết dựa trên mô hình probit ................................................................................................ 120 4.55. Hiểu biết về nội dung trong hợp đồng ............................................................ 120 4.56. Các biến được đánh giá thông qua mô hình hồi quy probit............................ 121 4.57. Thống kê mô tả các biến sử dụng ................................................................... 123 4.58. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất mía .................................. 124 4.59. Phân tích SWOT về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 127 4.60. Khó khăn trong tích tụ ruộng đất của các nông hộ ......................................... 129 ix
- DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ..................... 57 4.1. Hình thức liên kết giữa các nông hộ với doanh nghiệp .................................... 81 4.2. Hình thức liên kết giữa các nông hộ với Công ty Cổ phần Chè Mỹ Lâm ....... 83 4.3. Hình liên kết thông qua thỏa thuận miệng ........................................................ 83 4.4. Kênh sản xuất, tiêu thụ và chế biến cam của tỉnh Tuyên Quang ...................... 86 4.5. Mô hình liên kết Công ty Mía đường Sơn Dương (SONSUCO) ..................... 88 4.6. Đề xuất mô hình liên kết giữa hợp tác xã/tổ hợp tác và doanh nghiệp theo hợp đồng ......................................................................................................... 136 4.7. Giải pháp liên kết giữa các nông hộ và doanh nghiệp thu mua ...................... 138 4.8. Đề xuất mô hình liên kết tổ hợp tác, đội sản xuất .......................................... 139 4.9. Liên kết dọc giữa các hợp tác xã/tổ hợp tác với doanh nghiệp ...................... 141 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Nhận xét của người dân khi tham gia liên kết với doanh nghiệp .......................... 103 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Tiến Hưng Tên luận án: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là 1) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn; 2) Đánh giá thực trạng; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng; 4) Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tới năm 2035. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thu thập thông tin tại tại 3 huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Sơn Dương với 3 nhóm ngành hàng chè, mía, cam với tổng số mẫu là 300 hộ sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu tiến hành điều tra 15 cơ sở thu mua chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa tại 3 huyện để đánh giá về sự tham gia, mức độ liên kết của các đơn vị trong phát triển sản xuất nông sản 3 nhóm nông sản chính; Vai trò, ý kiến của các tác nhân về kết quả, hiệu quả của liên kết phát triển sản xuất giữa các tác nhân khác. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: Thống kê mô tả, thống kê so sánh, kiểm định thống kê, ma trận SWOT, mô hình probit... để phân tích thực trạng, xác định yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở Tuyên Quang. Kết quả chính và kết luận Trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thế giới và Việt Nam. Qua đó cho thấy cách tiếp cận liên kết trong sản xuất hình thành chuỗi giá trị được sử dụng phổ biến, việc tổ chức liên kết là một nhân tố cạnh tranh, được coi là một công cụ tốt để quản lý ch ất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Luận án đã đã nghiên cứu và phân tích tổng quan về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực (cam, chè, mía). Đi sâu phân tích về hình thức, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, tính bền vững, hiệu quả của liên kế t phát triển sản xuất lấy hộ nông dân (làm trọng tâm) nghiên cứu. Từ đó làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cho thấy: Một là, luận án đã phân tích thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng, các liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực (cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh. Về diện tích, năng suất, sản lượng không có sự xi
- thay đổi nhiều nhưng có sự chuyển dịch cơ cấu giống theo chiều hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các hình thức liên kết phát triển sản xuất được hình thành tương đối rõ nét, chính thống và khá bền vững đặc biệt là sản phẩm (chè, mía). Hai là, thông qua kết quả ước lượng theo mô hình probit và phân tích (SWOT) cho thấy tính chính thống của liên kết, mức độ thực hiện cam kết, diện tích, sản lượng, trình độ áp dụng KHCN, thu nhập đều có ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Do vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất của hộ nông dân (cả về lượng và chất) là điều kiện rất quan trọng để tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Ba là, luận án đã đánh giá thực trạng hình thức, nội dung, tính bền vững và hiệu quả của liên kết của các cây trồng chủ lực (cam, chè, mía) để xây dựng các mô hình liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí hiệu quả và bền vững làm cơ sở để đề xuất giải pháp. Đặc trưng của mô hình này là mối quan hệ đa chiều, các bên có trách nhiệm, nghĩa vụ riêng và lấy nông hộ làm trung tâm. Mô hình bao gồm nhiều người tham gia nên đòi hỏi việc phân chia trách nhiệm phải rõ ràng, có sự phối hợp tốt giữa các bên như: Doanh nghiệp đầu tư cho nông hộ giống, vốn, kỹ thuật sản xuất, làm đất, phân bón,… (các công đoạn có thể cơ giới hóa); các nông hộ trồng, chăm sóc và thu hoạch nguyên liệu bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Mối quan hệ này có sự tham gia của Nhà nước, nhà khoa học, các tổ chức tín dụng và các tổ chức dân sự xã hội. Bốn là, từ những kết quả phân tích trên luận án đề xuất các định hướng, giải pháp xây dựng mối liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân; Ứng dụng công nghệ thông tin; Tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Nâng cao vai trò, vị thế của nông dân và chính quyền các cấp: Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) đang được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, vai trò của 4 nhà là vô cùng quan trọng, có thể kết hợp với nhau, hỗ trợ nhau, liên kết nhau không tách rời trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa. Năm là, để tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, những yếu tố như: diện tích, năng suất, sản lượng, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, thu nhập của hộ là điều kiện rất quan trọng và ngược lại việc liên kết giúp làm tăng quy mô, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia liên kết. Đây cũng là những yếu tố quyết định và bổ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của các tác nhân tham gia liên kết. Đặc biệt liên kết càng chặt chẽ thì hiệu quả và tính bền vững của liên kết càng tăng và có thể hình thành các liên kết mới có chất lượng cao hơn. xii
- THESIS ABSTRACT Ph.D. Candidate: Nguyen Tien Hung Thesis title: Integration to develop cash crops in Tuyen Quang province Major: Agricultural economics Code: 9 62 01 15 Education Organization: VietNam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives The research aimed to 1) explain the theoretical basis and practical application; 2) valuate actual position; 3) analyze factors that affect the linkage and development of cash crops; 4) Proposing solutions to strengthen links to develop agricultural commodity production in Tuyen Quang province until 2035. Research Methods The study collected data in 3 districts of Yen Son, Ham Yen and Son Duong with 3 groups of merchandise which are tea, sugarcane and orange with total population sample of 300 households producing agricultural products. The study also investigated 15 sites that purchase, process and consume agricultural products in 3 districts to assess the participation and level of association of units in the development of agricultural production in 3 main groups of agricultural products as well as the roles and opinions of the units on the results and effectiveness of the linkage among stakeholders. Analytical methods were exercised including descriptive statistics, comparative statistics, statistical testing, SWOT matrix and probit model to analyze the current situation and identify factors affecting the development of cash crops in Tuyen Quang. Main results and conclusion In recent years, there have been numerous research projects on integration in the development of cash crops in the world and Vietnam. Thereby the production linkage approach for establishment of value chains is shown to be used commonly, linkage becomes the competitive factor which is considered as the best tool for quality management and price reduction. The study has researched and analyzed overall integration in the development of key agricultural products (oranges, tea, sugarcane). An in-depth analysis of the form, content, influencing factors, sustainability, and effectiveness of farming households' production development integration has been conducted as the focal of the research. As such, the theoretical and practical basis for the integration in cash crops in Tuyen Quang province has been classified and added, particularly: Firstly, the study analyzed the current situation of area, productivity and output, and links to develop the production of key agricultural products (oranges, tea, xiii
- sugarcane) in the province. The current situation of area, productivity, and outputs of integration in such local key cash crops as oranges, tea, sugarcane was analyzed without many changes; however, there was a shift in seed structure towards improving productivity and product quality. The forms of integration in production development were formed relatively clearly, officially, and sustainably, especially products of tea, and sugarcane. Secondly, via estimation results under the probit model and SWOT analysis, the legitimacy of the linkage was shown. The level of performance commitment, area, output, application of science and technology, and income were all affected by the integration of cash crops. Therefore, the expansion of farming scale (both in quantity and quality) was a very important condition for strengthening integration in cash crops. Thirdly, the study evaluated the current status of form, content, sustainability and effectiveness of integration between key crops (orange, tea, sugarcane), to build linkage models for agricultural products in the province according to efficiency and sustainability criteria as a basis for proposing solutions. The characteristic of this model is the multidimensional relationship. Related parties took their own responsibilities and obligations but farming households were considered the center. As many different participants were involved in the models, it required a clear division of responsibilities and good coordination among them such as enterprises investing in seed, funds, production techniques, tillage, and fertilizer…; farmers planting, tending, and harvesting their outputs to sell to businesses and cooperatives. Such a relationship involved the State, scientists, credit institutions, and civil society organizations. Fourthly, based on the above analysis, the thesis proposes orientations and solutions for the development of horizontal and vertical integration among the actors: IT applications, enhancement of training for transfer of technical advances; improvement of the role and position of farmers and government at all levels. Such solutions are developed on the basis of 4 involved parties (state, scientists, entrepreneurs and farmers) who are now well cooperating effectively in production and business. Their roles are extremely important, they can cooperate, support and link one another inseparably in the production, processing and consumption of agricultural commodities. Fifthly, in order to strengthen integration to develop cash crops, such factors as area, productivity, output, level of application of science and technology, and household income are crucial conditions and in return, their integration help to increase scale, productivity, quality, and income for involved actors. These are also decisive and supportive factors to achieve the objectives related to the improvement of productivity, quality and income of involved actors. Especially, the closer their integration is, the more effective and sustainable it will be and new higher-quality integration shall be created. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong nông nghiệp là hướng đi tất yếu và phù hợp quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng về sản xuất nông sản hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt trên 50 tỷ đô la Mĩ; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ đô la Mĩ, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của nền kinh tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022). Tuy nhiên, xét về tổ chức sản xuất, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội khá cao và cũng là hình thức khá phổ biến ở các vùng, địa phương trong cả nước, nhất là đối với các địa phương có quy mô sản lượng và giá trị hàng hóa nông sản lớn như: lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, hạt điều ở Tây Nam Bộ, chè ở Trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, phổ biến nhất là mối liên kết giữa chủ thể hộ nông dân sản xuất với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản; Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhà khoa học dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước (tạo thành liên kết bốn nhà) để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng được xem là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp vẫn chưa hoàn toàn thích ứng được với các phương thức liên kết, đặc biệt là liên kết phát triển sản xuất thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Nguyên nhân là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tham gia liên kết phát triển sản xuất còn hạn chế. Trong khi khả năng tổ chức sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân còn thiếu bền vững, chưa đảm bảo cho doanh nghiệp được nguồn cung đầu vào cũng như khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, đồng thời gây khó khăn cho việc nhân rộng các mô hình hiệu quả vào sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022). Tuyên Quang là một tỉnh miền Núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên, từ lâu người dân trong tỉnh đã phát triển rất đa dạng các loại cây trồng như cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Chăn nuôi cũng có 1
- cả đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Đại bộ phận các loại cây trồng và vật nuôi vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên nông sản hàng hóa còn rất khiêm tốn. Mặc dù vậy, một số cây trồng lại có quy mô diện tích lớn, sản xuất khá tập trung và đạt sản lượng và giá trị hàng hóa cao đồng thời cũng là những nông sản hàng hóa mang nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang như: chè, mía, cam và đã trở thành những loại cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2017, tỉnh Tuyên Quang có 7.243 ha cam, với sản lượng 47.928 tấn; 8.659 ha chè, với sản lượng thu hoạch hơn 65.866 tấn; 11.636 ha mía và cho sản lượng 692.374 tấn. Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm này hiện còn nhiều bất cập, chủ yếu thông qua các các hình thức phi chính thống (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Cục Thống kê Tuyên Quang (2018). Định hướng của tỉnh Tuyên Quang thời gian tới là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông sản và tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa để phát huy các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh, tạo sự gắn kết cộng đồng có trách nhiệm cao, chăm lo cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm cam, chè, mía... Do vậy, Tuyên Quang cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy liên kết phát triển sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh, điển hình là Nghị quyết số 11/2019/NQ- HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang 2019). Việc liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng mới chỉ thực hiện được ở một số sản phẩm nông sản. Các sản phẩm khác nhu cầu, hoặc cơ hội liên kết chưa cao, nhất là các sản phẩm không qua chế biến trước khi tiêu thụ. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp có liên kết phát triển sản xuất nông sản với nông dân chưa thể hiện rõ; còn để xảy ra những sai sót trong thực hiện hợp đồng, tiến độ thu mua chậm, thanh toán tiền mua sản phẩm nông sản cho nông dân chưa kịp thời… làm giảm sự tin tưởng của người dân với doanh nghiệp, cá biệt có trường hợp nợ đọng kéo dài gây bức xúc cho người sản xuất. Về phía hộ nông dân tham gia liên kết, nhiều hộ chưa thực hiện đúng cam kết với doanh nghiệp như: Không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo tiêu chuẩn; không thực hiện đúng hợp đồng về bán nông sản - có hộ nông dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã kí để tránh việc 2
- thanh toán các khoản đầu tư ứng trước của doanh nghiệp. Đối với các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa tham gia được dịch vụ tiêu thụ nông sản vì các lý do khác nhau. Một số HTX, tổ hợp tác có tham gia dịch vụ này thì cũng chỉ ở mức độ, quy mô rất hạn chế. Nhìn chung, các HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp hiện hay chưa làm được vai trò là cầu nối nông dân với doanh nghiệp, sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, các tác giả đã chỉ ra nhu cầu cũng như những lợi ích khi tham gia liên kết ở Việt Nam. Trước tiên, nghiên cứu của Đỗ Quang Giám & Trần Quang Trung (2013) đề cập đến khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của nông hộ trong sản xuất chè ở Tuyên Quang cho thấy nông hộ hoàn toàn có khả năng tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè với doanh nghiệp; từ đó đề xuất giải pháp để thúc đẩy sản xuất chè theo hợp đồng của nông hộ với các công ty chè quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, phối hợp các cơ quan chuyên môn trong quản lý thị trường và thực hiện hợp đồng. Vũ Đức Hạnh (2015) đã chỉ ra rằng liên kết trong tiêu thụ nông sản đặc biệt là lúa giống, dứa và nấm ở Ninh Bình đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản và giá bán sản phẩm cho nông hộ. Tuy nhiên, một trong những yếu điểm trong chuỗi giá trị nông sản nước ta được đề cập thường xuyên chính là vấn đề thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Vũ Thị Hằng Nga & Trần Hữu Cường, 2020). Đặc biệt, một số nông sản đang mất cân đối lớn giữa lượng cung - cầu trên thị trường, không gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ dẫn đến dư thừa hàng hóa và làm rớt giá nông sản. Điều này làm cho giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp giảm sút đáng kể, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường không cân xứng so với tiềm năng nông nghiệp cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng (Nguyễn Đình Phúc & cs., 2017; Phạm Thị Thuyền & cs., 2020). Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, với ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, chiếm 23,63% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2018 (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2019). Các nông sản chủ lực của tỉnh bao gồm cây công nghiệp (chè, mía) và cây cam sành. Hiện nay, tại tỉnh Tuyên Quang đã có các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với nông dân trong sản xuất nông sản hàng hóa. Các doanh nghiệp này đã hỗ trợ người nông dân trong sản xuất cũng như thu mua nông sản. Tuy nhiên, hoạt động liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tại tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Vì thế, nghiên 3
- cứu này được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và đề xuất một số giải pháp tăng cường các liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hoá trong thời gian tới. Từ những thực tế nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết và cấp bách nhằm phân tích thực trạng về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh, từ đó góp phần xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất các nông sản có giá trị hàng hóa cao của Tuyên Quang, cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Luận án thực hiện đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó tiến hành nghiên cứu riêng cho ngành trồng trọt và đi sâu vào nghiên cứu các cây trồng chủ lực (cam, chè, mía) để làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa; 2) Đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa đối với ba loại cây trồng chủ lực (Cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 4) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. 1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi cụ thể dưới đây: 1. Thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa (cam, chè, mía) ở tỉnh Tuyên Quang diễn ra như thế nào? 2. Những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến liên kết liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa (cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang? 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 520 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 324 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 204 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển
233 p | 193 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 271 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 223 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 80 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 368 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 44 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 233 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 34 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 36 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm
243 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 48 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Chi tiêu công, vốn trí tuệ quốc gia và kinh tế ngầm
60 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á
28 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế trong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
32 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn