intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

183
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: i) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất; ii) Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ; iii) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN 2. TS. DƯƠNG VĂN HIỂU HÀ NỘI, NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016 Tác giả luận án Vũ Thu Hương i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và TS. Dương Văn Hiểu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, cây giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016 Tác giả luận án Vũ Thu Hương ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các biểu đồ x Danh mục các sơ đồ xi Danh mục các hình xii Trích yếu luận án xiii Thesis abstract xv PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 1.4 Đóng góp mới của luận án về lý luận học thuật và thực tiễn 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 6 2.1.1 Một số khái niệm 6 2.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 14 2.1.3 Đặc điểm chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 15 2.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 17 2.1.5 Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 18 2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 26 2.2 Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 30 2.2.1 Tình hình cung ứng cây giống trồng rừng ở một số quốc gia trên thế giới 30 2.2.2 Tình hình cung ứng cây giống trồng rừng ở Việt Nam 33 2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 38 PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 41 iii
  6. 3.1.1 Phương pháp tiếp cận 41 3.1.2 Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 42 3.2 Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu 43 3.2.1 Chọn sản phẩm nghiên cứu 43 3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 44 3.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu 47 3.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 49 3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu thứ cấp 49 3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu sơ cấp 49 3.4 Phương pháp phân tích 50 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 50 3.4.2 Phương pháp so sánh 51 3.4.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 51 3.4.4 Phương pháp cho điểm 51 3.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 51 3.5.1 Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm, hoạt động của tác nhân 51 3.5.2 Chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết của tác nhân 52 3.5.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất trong chuỗi 52 3.5.4 Chỉ tiêu đánh giá các hoạt động quản lý trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 54 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56 4.1 Dòng lưu chuyển của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 56 4.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 56 4.1.2 Dòng lưu chuyển cây giống trồng rừng sản xuất 57 4.2 Vị trí, đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 61 4.2.1 Hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống 61 4.2.2 Hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống 65 4.2.3 Cơ sở sử dụng cây giống 69 4.3 Hoạt động và mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 70 iv
  7. 4.3.1 Hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống 70 4.3.2 Hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống 74 4.3.3 Cơ sở sử dụng cây giống 77 4.4 Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 78 4.4.1 Liên kết giữa các tác nhân với khách hàng 78 4.4.2 Liên giữa các tác nhân với cơ sở cung cấp 80 4.4.3 Liên kết giữa các tác nhân với bạn hàng 80 4.5 Kết quả, hiệu quả của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 81 4.5.1 Kết quả, hiệu quả của chuỗi cung ứng cây giống dầu 81 4.5.2 Kết quả, hiệu quả của chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 88 4.5.3 So sánh kết quả, hiệu quả 94 4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 102 4.6.1 Tác động của thị trường 102 4.6.2 Tác động của cơ chế, chính sách nhà nước 105 4.6.3 Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ 106 4.6.4 Ảnh hưởng của đầu tư công và dịch vụ công 107 4.6.5 Trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân 108 4.6.6 Sự hài hòa trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các tác nhân 109 4.6.7 Các hoạt động quản lý 110 4.7 Đánh giá chung về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng đông nam bộ 119 4.7.1 Những ưu điểm 119 4.7.2 Những hạn chế 120 PHẦN 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 123 5.1 Nhu cầu, định hướng và mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 123 5.1.1 Nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất của Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ 123 v
  8. 5.1.2 Định hướng phát triển chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 125 5.1.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 126 5.2 Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 128 5.2.1 Giải pháp cho hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống 128 5.2.2 Giải pháp cho hộ kinh doanh vật liệu giống và cây giống 134 5.2.3 Giải pháp cho cơ sở sử dụng cây giống 135 5.2.4 Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo 137 PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 6.1 Kết luận 147 6.2 Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 150 Tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 157 vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3PAD Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp ASIAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) CPSX Chi phí sản xuất DGRRL Directorate General of Social Forestry and Land Rehabilitation (Tổng cục Lâm nghiệp Xã hội và phục hồi đất rừng) ĐVT Đơn vị tính EU European Union (Liên minh Châu âu) FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương - Nông liên hợp quốc) FIO Forest Industry Organization (Tổ chức công nghiệp rừng) FORDA Forestry Research and Development Agency (Cơ quan nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp) FORRU Forest Restoration and Research Unit (Cơ quan nghiên cứu và phục hồi rừng) GTZ Deutsche Gesellschaft fuer Technische Zusammenarbeit (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức) KHCN Khoa học công nghệ HQTC Hiệu quả tài chính NCKH Nghiên cứu khoa học NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng) RFD Royal Thai Forest Department (Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan) SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP. Thành phố USA United States of America (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất (cây lấy gỗ) 34 2.2 Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của các tỉnh 35 3.1 Cơ cấu sử dụng đất các tỉnh miền Đông Nam Bộ 45 3.2 Dân số nông thôn các tỉnh miền Đông Nam Bộ 45 3.3 Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 48 4.1 Một số thông tin chủ yếu về hộ cung cấp vật liệu giống 62 4.2 Một số thông tin chủ yếu về hộ sản xuất cây giống trồng rừng sản xuất 64 4.3 Một số thông tin chủ yếu về hộ bán buôn vật liệu giống 66 4.4 Một số thông tin chủ yếu về hộ bán buôn cây giống trồng rừng sản xuất 67 4.5 Một số thông tin chủ yếu về cơ sở trồng rừng sản xuất 69 4.6 Phương thức kinh doanh của hộ bán buôn cây giống 75 4.7 Mối quan hệ với khách hàng và tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ thông qua mức độ thân thiết với khách hàng 79 4.8 Sự tương trợ giữa các tác nhân với khách hàng trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 79 4.9 Mối quan hệ với cơ sở cung cấp và tỉ lệ sản phẩm mua thông qua các mối quan hệ 80 4.10 Mức độ hợp tác giữa các tác nhân và bạn hàng 81 4.11 Kết quả, hiệu quả của hộ bán buôn vật liệu giống, cây giống trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 84 4.12 Chi phí và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 85 4.13 So sánh lượng sản phẩm cung ứng và giá trị bán thành phẩm giữa các kênh cung ứng dầu 87 4.14 Kết quả, hiệu quả của hộ bán buôn vật liệu giống, cây giống trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 90 4.15 Chi phí và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 92 viii
  11. 4.16 So sánh lượng sản phẩm cung ứng và giá trị bán thành phẩm giữa các kênh cung ứng keo lai 94 4.17 So sánh kết quả, hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 95 4.18 So sánh kết quả, hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 97 4.19 So sánh kết quả, hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây giống dầu và chuỗi cung ứng keo lai 99 4.20 Kết quả, hiệu quả kinh doanh của các tác nhân theo địa phương 101 4.21 Ảnh hưởng của giá bán cây giống đến thu nhập của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, khi các yếu tố khác không thay đổi 104 4.22 Mối liên quan giữa chính sách quản lý giống và nhận thức về giấy chứng nhận nguồn gốc giống trong sản xuất cây giống 106 4.23 Mối liên quan giữa ứng dụng công nghệ và giá thành cây giống 106 4.24 Mối quan hệ giữa sự thuận lợi của cơ sở hạ tầng và giá thành, giá bán cây giống 107 4.25 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nhận thức của chủ hộ sản xuất cây giống 108 4.26 Mối liên quan giữa hình thức hợp đồng và nợ khó đòi trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 109 4.27 Mối liên quan giữa giá bán cây giống và lượng cây giống tiêu thụ trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 110 4.28 Tốc độ của chuỗi cung ứng cây giống dầu và keo lai giâm hom 111 4.29 Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm 112 4.30 Lượng sản phẩm hao hụt và tồn kho 114 4.31 Giá thành và thu nhập theo quy mô sản xuất 114 4.32 Nguồn thông tin cho sản xuất, kinh doanh cây giống 116 4.33 Mức độ chia sẻ thông tin giữa các tác nhân với khách hàng 117 4.34 Tỉ lệ hộ có đăng ký SXKD, giấy chứng nhận nguồn gốc giống và chuyên môn lâm nghiệp 119 5.1 Nhu cầu trồng rừng sản xuất của Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ 124 5.2 Dự tính nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất của Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ 124 ix
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Đối tượng mua vật liệu giống của hộ cung cấp vật liệu giống 62 4.2 Thị trường tiêu thụ vật liệu giống của hộ cung cấp vật liệu giống 63 4.3 Đối tượng sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất 64 4.4 Thị trường tiêu thụ cây giống trồng rừng sản xuất 65 4.5 Thị trường bán buôn vật liệu giống 66 4.6 Đối tượng sử dụng cây giống trồng rừng sản xuất của hộ bán buôn 68 4.7 Thị trường bán buôn cây giống trồng rừng sản xuất 68 4.8 Thu nhập/lao động theo ngày của hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 83 4.9 Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng dầu (trường hợp cung ứng vật liệu giống trực tiếp) 86 4.10 Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng dầu (trường hợp cung ứng vật liệu giống qua bán buôn) 87 4.11 Thu nhập/lao động theo ngày của hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 89 4.12 Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng keo lai (trường hợp cung ứng vật liệu giống trực tiếp) 93 4.13 Chi phí, thu nhập của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng keo lai (trường hợp cung ứng vật liệu giống qua bán buôn) 93 4.14 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống 103 4.15 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh vật liệu giống, cây giống và cơ sở sử dụng cây giống 103 4.16 Nguồn gốc giống của cây giống trồng rừng sản xuất 118 x
  13. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Chuỗi cung ứng giản đơn 7 2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng 8 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng theo chiều dọc 9 2.4 Quy trình sản xuất vật liệu giống hữu tính 16 2.5 Quy trình sản xuất vật liệu giống vô tính 16 2.6 Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất giản đơn 18 2.7 Tổ chức chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 19 2.8 Luồng vật chất trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 19 3.1 Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 42 4.1 Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ 56 4.2 Dòng lưu chuyển cây giống dầu 57 4.3 Sự chuyển hóa của dòng vật chất trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 59 4.4 Dòng tiền và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 60 4.5 Dòng lưu chuyển cây giống keo lai giâm hom 60 4.6 Sự chuyển hóa của dòng vật chất trong chuỗi cung ứng cây giống keo lai giâm hom 61 4.7 Mối quan hệ dọc giữa hộ cung ứng vật liệu giống và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 71 4.8 Mối quan hệ dọc giữa hộ sản xuất cây giống và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 73 4.9 Mối quan hệ dọc giữa hộ bán buôn vật liệu giống và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 75 4.10 Mối quan hệ dọc giữa hộ bán buôn cây giống và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 76 4.11 Mối quan hệ dọc giữa cơ sở sử dụng cây giống và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất 77 4.12 Các kênh cung ứng trong chuỗi cung ứng cây giống dầu 82 xi
  14. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Dòng chảy trong chuỗi cung ứng 20 2.2 Thông tin nối kết các bộ phận và thị trường 20 2.3 Các mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng 24 3.1 Bản đồ vùng Đông Nam Bộ 44 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Vũ Thu Hương Tên luận án: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài: i) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất; ii) Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ; iii) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng gồm thống kê mô tả, so sánh, phân tích chuỗi giá trị và phương pháp cho điểm. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để thể hiện mức độ đại diện của mẫu khảo sát, tuổi, trình độ, diện tích, giá cả, số lượng giống/cây giống mua vào, bán ra,…So sánh được sử dụng để phân biệt mức độ chi phí, doanh thu, thu nhập, kết quả, hiệu quả,….Phân tích chuỗi giá trị sử dụng trong nghiên cứu thực trạng chuỗi. Phương pháp cho điểm dùng đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của chuỗi. Kết quả chính và kết luận i) Ở góc độ kinh doanh, chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhiều tổ chức với mục đích là cùng tham gia làm ra sản phẩm, cung cấp cho thị trường để tìm kiếm thu nhập cho tổ chức mình. Rừng sản xuất hình thành chủ yếu do trồng, sản phẩm cuối cùng là cây đứng, mục tiêu chính là sản xuất để bán, mang lại thu nhập cho nhà đầu tư. Cây giống trồng rừng sản xuất là một trong những sản phẩm của chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp, phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định về chiều cao, đường kính cổ rễ. Khi đạt các tiêu chuẩn quy định, sẽ là vật liệu chính cho giai đoạn kế tiếp là trồng rừng, với mục đích kinh doanh. Ở góc độ tổ chức, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất là tập hợp các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo một trình tự xác định để cùng sản xuất và cung ứng sản phẩm của mình cho trồng rừng, vì mục đích kinh doanh. Ở góc độ di chuyển vật chất, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất là sự chuyển hóa liên tiếp của luồng xiii
  16. vật chất (hạt/hom/mô giống) để tạo ra cây giống, qua khâu tiêu thụ những sản phẩm này được chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng làm vật liệu chính cho trồng rừng. Thực tế cung ứng cây giống lâm nghiệp ở Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và một số địa phương của Việt Nam cho thấy SXKD cây giống trồng rừng đã phát triển thành nghề và trên diện rộng nhưng còn mang tính đơn lẻ, mới chú trọng vào hoạt động sản xuất cây giống, kết nối yếu do vậy cần phải quản lý theo chuỗi. ii) Thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ cho thấy: chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất gồm hộ cung ứng vật liệu giống, hộ bán buôn vật liệu giống, hộ sản xuất cây giống, hộ bán buôn cây giống, cơ sở sử dụng cây giống; chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất có 4 kênh cung ứng cơ bản, kênh 1 và 3 cung ứng cây giống trực tiếp cho người tiêu dùng, kênh 2 và 4 cung ứng cây giống cho người tiêu dùng thông qua bán buôn; thu nhập và tốc độ của chuỗi tăng khi số tác nhân trong chuỗi tăng, người tiêu dùng phải mua với giá cao hơn; thu nhập giữa hộ sản xuất và hộ bán buôn có sự chênh lệch lớn, thời gian kinh doanh dài và chịu nhiều rủi ro nhưng thu nhập/ngày của lao động khâu sản xuất chưa tới 30% so với lao động khâu bán buôn (chuỗi dầu), bằng 60,5% đến 64,2% (chuỗi keo). Các yếu tố đang ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ là thiếu kinh nghiệm ứng phó với biến động giảm giá cây giống, chi phí vận chuyển cây giống tăng, tác động của KHCN đến sản xuất cây giống chưa nhiều, trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân còn hạn chế. iii) Giải pháp cho chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ hướng tới cân bằng lợi ích, chuỗi vận hành thông suốt, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của chuỗi, tăng trưởng và phát triển bền vững. Các giải pháp bao gồm, giải pháp cho hộ cung ứng vật liệu giống và sản xuất cây giống, giải pháp cho hộ kinh doanh vật liệu giống và cây giống, giải pháp cho cơ sở sử dụng cây giống, giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo. Như vậy, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất là sự chuyển hóa liên tiếp của luồng vật chất để biến vật liệu giống thành cây giống trồng rừng sản xuất và chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng để trồng rừng. Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ gồm 4 kênh cung ứng cơ bản với 5 tác nhân chính. Mua cây giống của kênh cung ứng 1 và kênh 3 giá rẻ hơn do ít khâu trung gian. Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ cũng còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện, đó là: liên kết, phân chia lợi ích, giá cây giống, chi phí vận chuyển, KHCN, quản lý nhà nước về nguồn gốc giống, …Giải pháp cho chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ được áp dụng cho các tác nhân trong chuỗi và các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo. xiv
  17. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Vu Thu Huong Thesis title: Research on seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area Major: Agricultural economy Code: 62 62 01 15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives The objectives of the thesis: i) Reviewed and clarified the theories and practicals of the seedlings supply chain for productive afforestation; ii) Appraised current status of the seedlings supply chain for productive afforestation and analyzed factors are affecting to activities of the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area; iii) Proposed some solutions for perfection the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area. Research methods The main research methods used including descriptive statistics, compare, value chain analysis and scoring. The descriptive statistics has used the average numbers, absolute numbers, relative numbers for show the representative level of survey forms, age, educational level, acreage, price, number of seeds/seedlings bought, sold,…The compare has used for differentiate cost level, revenue, income, results, effective,… The value chain analysis has used in chain reality research. The scoring has used measure the level of customer satisfaction with the products of the chain . Main findings and conclusions i) Folow the business standpoint, supply chain was a combination of many organizations with the aim was to participate in making products, provided to market for income search for their organization. Production forests formed primarily by planting, the final products was mature trees, the main goal was to produce for sale, bring income to investors. Seedlings for productive afforestation was one of the products of seedlings supply chain in forestry, must reach the technical standards about the height, the diameter of root collar. When enought prescribed standards, will be the main material for the next stage was plant afforestation, with business purposes. Folow the organize way, seedlings supply chain for productive afforestation was combination activities of individuals, organizations according to a specific sequence for manufacture and supply their products for afforestation, with business purposes. Folow the move of substance, seedlings supply chain for productive afforestation was the continuous transformation of the material flow xv
  18. (seeds/cuttings/tissue similar) for created seedlings, through consumption the products were transferred to the final consumer and became the main material for afforestation. The current status of forest seedlings supply in Indonesia, Taiwan, Thailand and some localities of Vietnam showsed the production and seedlings business had grown into profession and widespread but single, only focus on seedling production activities, the weak links, therefore need to manage chain. ii) The reality of the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area showed: the seedlings supply chain for productive afforestation including households provide seeds and budwood, wholesalers seeds and budwood, households produce seedling, wholesalers seedlings, establishments use seedlings; the seedlings supply chain for productive afforestation has 4 basic supply channels, channel 1 and 3 provided seedlings direct to the consumers, channel 2 and 4 provided seedlings to the consumers through wholesales; income and speed of the chain increasing when agents number in the chain increasing, the consumers had to buy at higher prices; the income between producers and wholesalers has big difference, the producers worked long-time and high risks but income for a day of a laborer near 30% income of a wholesalers (Dau chain), 60,5% to 64,2% (Keo chain). These factors affected to operations of the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area were lack of coping experience with price reduced of seedlings, the increased of seedlings transporting cost, the impact of science and technology to the production of seedlings is not much, the level access to development opportunities of these agents is limited. iii)The solutions for the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area were aims to balance the interests, the chain running smoothly, enhance the competitiveness for products of chain, the growth and sustainable development. The solutions including, the solutions for households provide seeds, budwood and produce seedling; for wholesalers seeds, budwood and seedlings, for establishments use seedlings; for the State management agencies and research institutions, training. So, the seedlings supply chain for productive afforestation was the continuous transformation of material flow to make seeds, budwood, tissue become seedlings for productive afforestation and transferred to final consumers for afforestation. The seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area including 4 basic supply channels with 5 main agents. Buying seedlings of supply channel 1 and 3 cheaper by less intermediaries. The seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area have many issues need to be completed, it was: the links, the benefit sharing, the seedlings prices, the transporting cost, the technologies, the State management about the seedlings origin, ...The solutions for the seedlings supply chain for productive afforestation in Dong Nam Bo area applied for agents inside the chain and State management agencies, research institutions and training. xvi
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng đang được chú trọng phát triển. Năm năm gần đây, bình quân mỗi năm cả nước đã trồng mới được 226.000 ha rừng. Trong đó, có 30.000 ha là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 196.000 ha là rừng sản xuất (Bộ NN & PTNT, 2014c). Hàng năm, diện tích rừng sản xuất được trồng mới chiếm khoảng trên 80% tổng diện tích rừng trồng. Để có thể xuất khẩu sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước đối tác như Luật Lacey (9/2010) của Hoa Kỳ, Qui chế 995/2010 của EU,…về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Thực hiện quy chuẩn này, rừng sản xuất phải được biết đến nguồn gốc giống. Điều đó có nghĩa là từ khâu cung cấp vật liệu giống đến khi hình thành cây con và chuyển cho trồng rừng cần phải được rõ ràng, rành mạch. Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế Asian đã chính thức được thành lập, một trong bốn mục tiêu mà họ hướng tới là “một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, trong đó có nông lâm nghiệp (Lê Triệu Dũng, 2015). Điều này đòi hỏi các ngành sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống trồng rừng sản xuất nói riêng phải nhanh chóng tiếp cận để hội nhập với kinh tế thế giới. Đông Nam Bộ là vùng có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, 21,7% tổng diện tích đất tự nhiên (Tổng cục Thống kê, 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất cây giống lâm nghiệp nói chung và cây giống trồng rừng nói riêng. Các giống cây lâm nghiệp được công nhận khá nhiều như keo lai nhân tạo, keo lai tự nhiên, keo tai tượng, keo lá tràm, tếch, sao đen, dầu rái, dầu song nàng, đước, cẩm lai, vên vên,… Đó là nguồn cung cấp vật liệu giống rất phong phú cho sản xuất cây giống trồng rừng trong vùng và cho các địa phương khác. Theo Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 của Bộ NN & PTNT (2006) và nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2010), cây giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ nằm trong quy hoạch phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên, việc cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ đang đứng trước những khó khăn và thử thách rất lớn. Sản xuất và cung ứng cây giống mang nặng tính tự phát. Hiện nay, sản xuất và cung ứng cây giống đã và đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương trong vùng và đang trở thành một nghề mới ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm 1
  20. cho hàng ngàn lao động. Nhưng do sản xuất tự phát nên các tác nhân mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa hướng tới lợi ích lâu dài để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tình trạng giống trôi nổi, giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng hiện nay còn tràn lan. Người cung cấp vật liệu giống cho các cơ sở sản xuất cây giống thu gom hoặc mua từ nhiều nguồn khác nhau mà không hề biết chất lượng, nguồn gốc giống nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây giống trồng rừng. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa chặt chẽ. Hình thức sản xuất, cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất chủ yếu là riêng lẻ, theo hộ gia đình. Sự liên kết giữa các hộ mờ nhạt, liên kết các hộ với các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu phát triển mang tính hình thức, thậm chí còn chưa được hình thành. Thị trường cung ứng cây giống không ổn định, giá cả thất thường. Do thiếu quy hoạch trong sản xuất cung ứng cây giống, mà các cơ sở sản xuất cây giống thường sản xuất theo kinh nghiệm và sự cảm nhận của cá nhân, nên cây giống cung ra thị trường rất thất thường, nhiều tác nhân sản xuất cây giống với quy mô nhỏ lẻ, lại thiếu kinh nghiệm đã rơi và tình trạng thua lỗ kéo dài. Lượng cây giống sản xuất bằng công nghệ cao còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng cây giống, thì việc sản xuất cây giống bằng công nghệ cao ngày càng phải được áp dụng rộng rãi. Do không đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất và kiến thức chuyên môn, nên nhiều cơ sở sản xuất cây giống vẫn áp dụng sản xuất theo phương pháp truyền thống. Do đó, đã ảnh hưởng đến chất lượng cây giống trồng rừng. Kiểm soát nguồn gốc cây giống thiếu chặt chẽ. Giống là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định năng suất và hiệu quả rừng trồng. Davidson (1996) cho rằng giống được cải thiện có thể chiếm đến 50 - 60% năng suất rừng trồng (trích theo Lê Đình Khả và cs., 2006). Thế nhưng, nhận thức của các tác nhân về vai trò của giống trong SXKD giống và cây giống chưa cao, công tác quản lý ở cấp địa phương còn buông lỏng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài. i) Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002) đã đánh giá tiềm năng của các vườn ươm và nhu cầu cây con cần sử dụng để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. ii) Phan Văn Hòa và cs. (2010), đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thương mại là rừng keo 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2