intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà kinh doanh và người nuôi tôm có thể tham khảo và vận dụng với điều kiện của địa phương một cách hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ NHỊ BẢO NGỌC PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ NHỊ BẢO NGỌC PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ts. LÊ QUANG THÔNG Ts. THÁI ANH HÒA 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên chân thành và quý báu của cha, mẹ, tất cả thành viên trong gia đình và Anh, Chị, Em trong các Sở ban ngành tại các tỉnh khảo sát. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả thành viên trong gia đình, Thầy, Cô, bạn bè, Anh, Chị, Em trong các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau; tất cả các đáp viên, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của TS. Lê Quang Thông và TS. Thái Anh Hòa. Quý thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho tôi hoàn thành luận án. Chính quý thầy đã giúp tôi vượt qua những bước ngoặt, giai đoạn khó khăn về kiến thức để đi đúng hướng và hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Lê Thông đã giúp tôi học tập và rèn luyện về kiến thức chuyên môn lẫn tinh thần làm việc trong quá trình viết và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn PSG.TS Nguyễn Phú Son là chủ nhiệm đề tài cấp Quốc gia “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tôm và xây dựng mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Tây Nam Bộ” đã tạo điều kiện cho tôi tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu này. Trong quá trình tham gia thực hiện đề tài đã giúp tôi bổ sung được nhiều thông tin, kiến thức và phương pháp phân tích có liên quan đến luận án tiến sĩ của tôi, đồng thời cũng đã giúp tôi tạo được mối quan hệ với các sở ban ngành 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn học viên nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ thu thập thông tin, chia sẻ nhiều tài liệu, ủng hộ tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Kính chúc tất cả quý người thân, thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè mạnh khỏe và thành công! Cần Thơ, ngày..… tháng…… năm 2019 Nghiên cứu sinh Lê Nhị Bảo Ngọc i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ công trình luận án nào trước đây. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh Lê Quang Thông Thái Anh Hòa Lê Nhị Bảo Ngọc ii
  5. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xây dựng hàm phản ứng cung đối với tôm sú tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo mô hình của Nerlove (1958). Trong mô hình này, phản ứng cung của vùng là một hàm số của giá kỳ vọng và sự điều chỉnh sản xuất của vùng dựa vào các giá và sản lượng trễ. Nội dung nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau. Thứ nhất, nghiên cứu sự truyền dẫn giá bán tôm sú trong thị trường để xác định biến giá và phương pháp ước lượng. Thứ hai, nghiên cứu mô hình giá kỳ vọng làm cơ sở đề xuất độ trễ của giá trong hàm phản ứng cung. Thứ ba, dựa vào kết quả bước 1 và bước 2 tác giả ước lượng mô hình phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL. Mô hình truyền dẫn giá xem xét mối quan hệ giữa giá bán tôm sú tại cổng trại với giá bán lẻ nội địa và giá xuất khẩu trong ngắn hạn và dài hạn ở tỉnh Cà Mau. Số liệu chuỗi thời gian từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2017 được sử dụng cho phân tích. Mối quan hệ giữa các mức giá được phân tích dựa vào việc mô hình hồi quy tuyến tính OLS dựa trên các chuỗi dừng của giá và ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy giá bán tôm sú giữa các thị trường luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả. Trong dài hạn giá bán tôm sú tại cổng trại chịu sự tác động cùng chiều của giá bán lẻ nội địa và giá xuất khẩu. Trong ngắn hạn, giá bán lẻ có ảnh hưởng cùng chiều và tức thời đến giá bán tôm sú tại cổng trại. Để ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm tác giả sử dụng số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 97 nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên tổng hợp của Fisher and Tanner (1978), 6 mô hình về kỳ vọng giá của nông hộ được ước lượng và mô hình giá Cobweb với kỳ vọng thích ứng của Nerlove (1958) phù hợp với số liệu quan sát nhất. Theo đó, giá kỳ vọng của nông hộ được xác định dựa trên giá trễ một kỳ và sự điều chỉnh kỳ vọng so với giá thực tế của nông hộ trong kỳ trước. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra giá kỳ vọng của nông hộ có tương quan dương với giá trễ trên thị trường, trong khi đó, giá thực tế trên thị trường lại có tương quan âm với giá trị trễ của nó. Dựa vào kết quả mô hình giá kỳ vọng của nông hộ tác giả sử dụng giá kỳ vọng là hàm giá Cobweb với một độ trễ trong mô hình phản ứng cung Nerlove. Sử dụng số liệu bảng (panel data) từ bốn tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang trong giai đoạn quý 1/2014 đến quý 4/2017, tác giả ước lượng mô hình phản ứng cung Nerlove với giá kỳ vọng được hiển thị thông qua giá trễ. Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung theo phương pháp iii
  6. hiệu ứng cố định (FE) cho thấy, giá trễ của vụ trước tác động tích cực trong quá trình quyết định điều chỉnh diện tích và mạnh hơn so với sản lượng. Trong ngắn hạn và dài hạn, hệ số co giãn cung về sản lượng theo giá cổng trại của sản phẩm, giá cổng trại yếu tố đầu vào và giá cổng trại sản phẩm cạnh tranh (cua biển) đều kém co giãn. Tuy nhiên, hệ số co giãn cung về sản lượng với giá cổng trại của sản phẩm cạnh tranh (tôm thẻ chân trắng) co giãn. Trong khi đó, hệ số co giãn cung về diện tích theo giá cổng trại của sản phẩm, giá cổng trại yếu tố đầu vào và giá cổng trại sản phẩm cạnh tranh đều co giãn. Điều này cho thấy, diện tích nuôi tôm sú rất nhạy cảm trước biến động về giá bán nhưng sản lượng tôm sú thì không. Đường cung tôm sú dịch chuyển sang trái trước tác động của sự gia tăng giá tôm sú giống và giá sản phẩm cạnh tranh. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, hàm phản ứng cung Nerlove, hệ số co giãn cung, mô hình kỳ vọng tôm sú. iv
  7. ABSTRACT The objective of the study is to formulate the Nerlovian supply response function tiger shrimp in the Mekong Delta. The resulting supply response is a function of expected price and adjustment to price and lagged production. The analysis follows three subsequent steps. First, price transmission model in black tiger shrimp market is estimated to explore the relationship between farm-gate price and local retail price and export price and then, to test the endogeneity of the farm-gate price. Second, price expectation model for shrimp farmers was estimated to explore the orders of the distributed lag in the model. Third, based on the research findings, the author analyzes expected price, the partial adjustment mechanism of production, time lag between planting and harvesting of shrimp production of provinces in Mekong Delta. The estimated price transmission model examines the relationship between the farm-gate price and the retail and export prices in the short run and long run in Ca Mau province. Monthly time-series data for the analysis were collected from September 2011 to April 2017. An error correction mechanism (ECM) and linear regression model of farm-gate prices were estimated to explore the price transmission from retail and export prices to farm-gate price. Estimation results showed that the prices of black tiger shrimp between markets have a causal relationship. In the long run, the price of black tiger shrimp at the farm gate and retail and export prices were co- integrated and positively correlated. In the short run, retail price was likely to have a significant effect on farm-gate one but the export price was not. It was also found that the disequilibrium of the market in a month was corrected in the subsequent month through the error-correction mechanism. Price expectation models of shrimp farmers in Ca Mau province was estimated using data collected from a survey of 97 farmers. Based on the survey of Fisher and Tanner (1978), 6 models of price expectation were estimated. The Nerlovian model was likely to best fit the data. Consequently, the price expectation of farmers was affected by the 1 period lagged market price and the adjustment in price expectation to last period’s expectation error. The estimation results also showed that while the price expectations were positively correlated with the 1-period lagged market price, market prices were negatively correlated. v
  8. Based on the estimated price expectation model, the Cobweb price expectation model is applied in estimating the Nerlovian partial adjustment supply response of the Mekong Delta. Using the quarterly panel data collected from four provinces (Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, and Kien Giang) for the period of 2014 to 2017, the estimates in the supply response are obtained from Fixed Effects (FE) method. The results document that the adaptive expectation hypothesis to simple Cobweb model is likely to best fit the data. The estimates of the supply response model show that information used for expected price formation quickly responded in a making decision of black tiger shrimp production. In both short run and long run, the expected price has a significant effect in directing black tiger shrimp farmers to formulate the supply response decision. Moreover, quantity harvested of white leg shrimp and black tiger shrimp are essential factors in the supply response function of the black tiger shrimp farmers in Mekong Delta. The estimates of the supply response model showed that acreage response elasticity is more sensitive than output response elasticity. The price of input and price of competing commodities may shift the supply curve to the left. Keywords: Black tiger shrimp, Mekong Delta, Nerlovian supply response function, price elasticity, price expectation models. . vi
  9. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii TÓM TẮT ...................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................... v MỤC LỤC .................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... xii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................... xiv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xv CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết .............................................................. 1 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn .............................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu ..................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu ..................................................... 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 5 1.3.2 Phạm vi không gian........................................................................ 5 1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 5 1.4 Cấu trúc của luận án................................................................................... 6 1.5 Đóng góp của luận án ................................................................................ 7 1.6 Hạn chế của luận án ................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 9 2.1 Tổng quan lý thuyết ................................................................................... 9 2.1.1 Các khái niệm, lý thuyết trong nghiên cứu .................................... 9 2.1.1.1 Các khái niệm trong nghiên cứu ........................................... 10 2.1.1.2 Lý thuyết về hàm số cung ..................................................... 11 vii
  10. 2.1.2 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu ............................... 14 2.1.2.1 Các phương pháp tiếp cận truyền dẫn giá trong thị trường .. 14 2.1.2.2 Các phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng trong sản xuất nông nghiệp............................................................................................................. 17 2.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong phản ứng cung.......................... 19 2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận phản ứng cung động với giá đầu ra (Dynamic supply response to output prices) ................................................. 20 2.1.3.2. Phương pháp tiếp cận điều chỉnh sản xuất theo diện tích ... 20 2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng trong sản xuất ................ 20 2.1.3.4 Hành vi cung ứng của người nông dân sản xuất tôm................ 21 2.1.3.5 Hệ số co giãn ngắn hạn và dài hạn ....................................... 22 2.2 Tổng quan tài liệu tham khảo .................................................................. 23 2.2.1 Sự truyền dẫn giá bán giữa các khúc thị trường trong kênh phân phối ................................................................................................................ 23 2.2.2 Giả thuyết kỳ vọng và mô hình giá kỳ vọng nghiên cứu ............. 24 2.2.3 Tổng quan tài liệu phản ứng cung sản phẩm nông nghiệp .......... 25 2.2.3.1 Hàm phản ứng cung điều chỉnh theo sản lượng ................... 25 2.2.3.2 Hàm phản ứng cung điều chỉnh theo diện tích ..................... 25 2.2.3.3 Ảnh hưởng chính sách giá đến phản ứng cung..................... 26 2.2.3.4 Mô hình giá kỳ vọng lý thuyết trong phản ứng cung ........... 29 2.2.3.5 Dữ liệu phân tích và phương pháp ước lượng ...................... 31 2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long 32 2.3 Khung nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu luận án................................. 33 2.3.1 Khe hổng nghiên cứu ................................................................... 33 2.3.2 Khung nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu luận án .................383 2.4 Các mô hình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu ........................ 38 2.4.1 Các mô hình kinh tế lượng sử dụng phân tích trong luận án ....... 37 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 37 2.3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................... 42 2.3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu.............................................. 45 2.5 Kết luận .................................................................................................... 48 viii
  11. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................ 50 3.1 Sơ lược về vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................... 50 3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình .................................................................... 50 3.1.2 Dân số, lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................... 52 3.2 Khái quát về con tôm sú và các hình thức nuôi về tôm sú ...................... 53 3.3.1 Khái quát về tôm sú ..................................................................... 53 3.3.2 Các hình thức nuôi tôm sú phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long ... 54 3.3. Quá trình phát triển của ngành tôm nước lợ ........................................... 55 3.4 Thực trạng nuôi tôm nước lợ ................................................................... 57 3.4.1 Thực trạng sản lượng tôm nước lợ tại các nước trên thế giới ...... 57 3.4.2 Tổng quan tình hình tôm nước lợ Việt Nam ................................ 58 3.4.2.1 Diện tích và sản lượng tôm nước lợ so với thủy sản khác theo thời gian ......................................................................................................... 58 3.4.3.2 Sản lượng tôm nước lợ của Việt Nam so với thế giới qua thời gian................................................................................................................. 59 3.4.3 Tổng quan tình hình tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. .. 60 3.4.3.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 2010-2017 ................................................................................ 60 3.4.3.2 Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 2010-2017......................................................................... 61 3.4.3.3. Giá trị sản xuất tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm........................................................................................................... 62 3.4.4 Đánh giá công nghiệp phụ trợ và công tác kiểm soát dịch bệnh trong ngành tôm nước lợ ................................................................................ 62 3.4.4.1 Thực trạng sản xuất giống tôm nước lợ ........................... 62 3.4.4.2 Thực trạng chế biến - xuất khẩu tôm và thủy sản............ 63 3.4.4.3 Những thách thức ngành tôm nước lợ gặp phải .............. 64 3.5. Tình hình sản xuất - nuôi tôm sú ỏ Đồng Bằng Sông Cửu Long ........... 66 3.5.1 Sản lượng và diện tích nuôi tôm sú Đồng Bằng Sông Cửu Long so với các vùng khác trong giai đoạn từ năm 2010-2017 .............................. 66 ix
  12. 3.5.2 Diện tích nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 tại các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................... 68 3.5.3 Sản lượng nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 tại các tỉnh trong ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................... 69 3.6 Thị trường của tôm sú trong giai đoạn từ năm 2010-2016 ...................... 70 3.6.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017 ........................................................................................ 70 3.6.2 Giá trị tôm nhập khẩu vào Việt Nam ........................................... 72 3.6.3 Giá cổng trại tôm sú cỡ 30 con/kg trong giai đoạn từ tháng 1/2014 - 10/2017 .......................................................................................................... 73 3.6.4 Giá cổng trại và xuất khẩu của tôm sú từ 1/2014-9/2017 ............ 74 3.6.5 Giá cổng trại tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ tháng 1/2014- 9/2017 ............................................................................................................ 75 3.7 Kết luận .................................................................................................... 76 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................................... 78 4.1 Sự truyền dẫn giá bán tôm sú trong thị trường ........................................ 78 4.1.1 Sự biến động của các chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường .. 78 4.1.2 Thống kê mô tả của các biến số trong mô hình ........................... 80 4.1.3 Mối quan hệ giữa các giá tôm sú trên thị trường ......................... 81 4.1.3.1 Mối quan hệ trong dài hạn giữa giá cổng trại với giá bán lẻ và giá xuất khẩu .................................................................................................. 81 4.1.3.2 Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa giá cổng trại với giá bán lẻ và giá xuất khẩu ............................................................................................. 83 4.1.4 Kết luận truyền dẫn giá tôm sú trong thị trường .......................... 84 4.2 Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm Cà Mau .............................. 85 4.2.1 Đặc điểm của chuỗi giá thị trường ............................................... 85 4.2.2 Sự vân động của chuỗi giá thực tế trên thị trường ....................... 86 4.2.3 Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm ................................ 87 4.2.4 Kết luận mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm Cà Mau .... 91 4.3 Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long ............. 92 x
  13. 4.3.1 Mối quan hệ giữa giá diện tích và sản lượng tôm sú theo thời gian .. 92 4.3.2 Mô tả của các biến trong mô hình hàm phản ứng cung .................... 92 4.3.3. Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................................... 96 4.3.4. Mô hình phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL ............................... 100 4.3.4.1 Mô hình phản ứng cung tôm sú theo sản lượng ................. 100 4.3.4.2 Mô hình phản ứng cung tôm sú theo diện tích ................... 103 4.3.5 Hệ số co giãn cung về sản lượng và diện tích ............................ 107 4.3.5.1 Hệ số co giãn cung theo giá trong ngắn hạn ....................... 107 4.3.5.2 Hệ số co giãn cung theo giá trong dài hạn.......................... 110 4.4. Kết luận ................................................................................................. 112 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 114 5.1 Kết luận .................................................................................................. 114 5.2 Các gợi ý giải pháp phát triển ngành tôm sú ......................................... 116 5.3 Những hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 120 PHỤ LỤC ................................................................................................... 131 xi
  14. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1.1 Diễn biến tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015- 2017 ................................................................................................................... 2 Bảng 2.1 Số quan sát được thu thập tại các huyện, tỉnh Cà Mau .................... 43 Bảng 3.1Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động năm 2015 .. 52 Bảng 3.2 Lao động trực tiếp nuôi tôm nước lợ giai đoạn từ năm 2010-2014 . 53 Bảng 3.3 Tình hình dịch bệnh trên tôm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long .. 66 Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình .................................... 80 Bảng 4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường ....... 81 Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa các chuỗi giá bán tôm sú trong dài hạn ............... 82 Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa các chuỗi giá bán tôm sú trong ngắn hạn ............ 83 Bảng 4.5 Kiểm định tính dừng của phần dư .................................................... 83 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi giá thực tế bằng kiểm định ADF........... 86 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA ............................................... 87 Bảng 4.8 Mô hình giá kỳ vọng được thiết lập của nhóm nông dân “truyền thống”............................................................................................................... 89 Bảng 4.9 Mô hình giá kỳ vọng được thiết lập của nhóm nông dân “doanh nhân” ................................................................................................................ 90 Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến với chuỗi số liệu gốc trong mô hình hàm số cung ........................................................................................................... 945 Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến sau khi chuyển ln trong mô hình hàm số cung ............................................................................................................ 95 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng (panel unit-root test)........... 96 Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm .... 98 Bảng 4.14 Kết quả tổng hợp mô hình giá kỳ vọng tôm sú bằng ước lượng FEM sau khi khắc phụ phương sai sai số thay đổi ........................................ 100 Bảng 4.15 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú theo sản lượng ... 101 xii
  15. Bảng 4.16 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung theo sản lượng sau khi khắc phục phương sai sai số thay đổi ............................................................ 103 Bảng 4.17 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú theo diện tích..... 105 Bảng 4.18 Hệ số co giãn cung theo giá trong ngắn hạn ................................ 108 Bảng 4.19 Hệ số co giãn cung theo giá trong dài hạn ................................... 111 xiii
  16. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Khung phân tích phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL ......................... 38 Hình 3.1 Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Cửu Long....................... 51 Hình 3.2 Sản lượng tôm theo vùng lãnh thổ từ năm 2006-2015 ..................... 58 Hình 3.3 Diện tích và sản lượng tôm nước lợ so với thủy sản khác qua thời gian................................................................................................................... 59 Hình 3.4 Sản lượng tôm theo vùng lãnh thổ từ năm 2013 đến 2017 ............... 59 Hình 3.5 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ từ năm 2010 đến năm 2017 .. 60 Hình 3.6 Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ năm 2010-2017 ....... 61 Hình 3.7 Giá trị sản xuất tôm sú và tôm thẻ chân trắng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 ................................................................................................... 62 Hình 3.8 Diễn biến diện tích bị bệnh trên tôm nước lợ từ năm 2014-2016 .... 65 Hình 3.9 Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú ĐBSCL so với các vùng khác..................... 67 Hình 3.10 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm sú ĐBSCL so với các vùng khác ....... 67 Hình 3.11 Diện tích nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 ....................... 68 Hình 3.12 Sản lượng nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 .........................................70 Hình 3.13 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ trong giai đoạn từ 2010- 2017 ................................................................................................................. 71 Hình 3.14 Giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng xuất khẩu từ tháng 1/2014 - 12/2017 ............................................................................................................ 72 Hình 3.15 Diễn biến lượng tôm nhập khẩu bình quân ở ĐBSCL .................. 73 Hình 3.16 Giá tôm sú cỡ 30 con/kg tại các tỉnh từ tháng 1/2014-10/2017...... 74 Hình 3.17 Giá cổng trại và xuất khẩu tôm sú từ tháng 1/2014-9/2017 ........... 75 Hình 3.18 Giá cổng trại tôm sú và tôm TCT từ tháng 1/2014-9/2017 ............ 75 Hình 4.1 Các chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường (VNĐ/kg) ................. 79 Hình 4.2 Chuỗi giá thị trường. ......................................................................... 86 Hình 4.3 Chuỗi giá thị trường sai phân bậc 1 .................................................. 86 Hình 4.4 Mối quan hệ giá và diện tích nuôi tôm sú theo thời gian ................. 92 Hình 4.5 Mối quan hệ giá và sản lượng nuôi tôm sú theo thời gian.............. 864 xiv
  17. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng việt AE Adaptive Expectations Kỳ vọng thích ứng ASEAN Association of Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Southeast Asian Nations Á ARIMA Autoregressive Integrated Trung bình trượt kết hợp tự hồi Moving Average quy CBTSXK Chế biến thủy sản xuất khẩu DRC Domestic Resource Cost Chi phí nội nguồn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ECM Error Correction Hiệu chỉnh sai số Mechanism EMS Early Mortality Syndrome Hội chứng tôm chết sớm FAO Food and Agriculture Tổ chức nông lương thế giới Organization FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định FOB Free On Board Giao lên tàu GMM Generalized Method of Phương pháp moment tổng quát Moments GOAL Global Outlook on Hội nghị Quốc tế tầm nhìn Toàn Aquaculture Leadership cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản GTSX Giá trị sản xuất MLE Maximum Phương pháp thích hợp cực đại Likelihood Estimate PTNT Phát triển nông thôn RE Rational Expectations Kỳ vọng hợp lý xv
  18. REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên OSL Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất SCAP Southern Center for Trung tâm Chính sách và Chiến Agricultural Policy and Lược Nông Nghiệp Nông Thôn Strategy miền Nam TCT Thẻ chân trắng VASEP Vietnam Association of Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Seafood Exporters and Thủy sản Việt Nam Producers VECM Vector Error Correction Vector hiệu chỉnh sai số Mechanism xvi
  19. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Nghiên cứu phản ứng cung và độ co giãn là lĩnh vực khoa học quan trọng thu hút đối với các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vì, kết quả nghiên cứu lượng hóa các tác động của những thay đổi trong chương trình chính phủ chính sách về giá, chính sách thương mại và phản ứng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất hiếm nghiên cứu định lượng liên quan đến cung về nông sản hay thủy sản ở cấp độ vĩ mô hay vi mô. Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông sản bắt đầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học giả như Nerlove (1958), Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát triển hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerlove được nhiều nhà khoa học quan tâm và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về cây lương thực và cây phi thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile (Holt và Johnson, 1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cá da trơn ở Mỹ (Nguyen Van Giap, 2010). Đặc trưng hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Ngoài ra, tính khả thi của nghiên cứu thực nghiệm hàm phản cung dạng Nerlove phụ thuộc vào cấu trúc của số liệu và việc lựa chọn phương pháp ước lượng (Baum & Christopher, 2006). Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần xác định mô hình giá kỳ vọng và cấu trúc số liệu để xác định dạng hàm thích hợp. Do vậy, khung lý thuyết để giúp nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn cách tiếp cận để tiến hành các phân tích thực nghiệm về phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL là rất cần thiết. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Nghiên cứu phản ứng cung nông sản, cũng như thủy sản chủ lực của vùng là một vấn đề quan trọng cho mục đích hoạch định chính sách đối với sản xuất vùng hay quốc gia. Trọng tâm của phân tích phản ứng cung là xác 1
  20. định mô hình giá kỳ vọng và giả thuyết kỳ vọng của nông hộ. Việc hiểu được mối liên hệ giữa giá cả, quyết định của người nông dân và các yếu tố có liên quan đến cung cụ thể là rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT và các ngành chức năng, tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Năm 2017 diện tích nuôi là 705 nghìn ha và chiếm trên 64% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (Tổng Cục thủy sản, 2017). Trong giai đoạn 2010-2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước tăng từ 2,1 tỷ USD lên đến 3,8 tỷ USD, chiếm 46,0% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (Agromonitor, 2018 và VASEP, 2018). Do vậy, tôm nước lợ được xác định là sản phẩm chủ lực, đầy tiềm năng và có nhiều lợi thế trong phát triển (Bộ NN & PTNT, 2015, 2017). Diễn biến diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2015-2017 được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy hai đối tượng nuôi chính tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TCT) luôn biến động nhưng tôm sú vẫn luôn là đối tượng nuôi chủ lực cả về sản lượng và diện tích. Năm 2015, diện tích nuôi tôm sú 559.222 ha và tôm TCT 57.781 ha (tỷ lệ diện tích tương ứng là 90,6% và 9,4%) với tổng sản lượng đạt 464.803 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 245.873 tấn và tôm TCT đạt 218.930 tấn (tỷ lệ sản lượng tương ứng là 52,9% và 47,1%). Đến năm 2016, ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú 569.500 ha và tôm TCT 64.439 ha (tỷ lệ diện tích tương ứng là 89,8% và 10,2%), với sản lượng đạt 506.628 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 253.528 tấn và tôm TCT đạt 253.100 tấn (tỷ lệ sản lượng tương ứng là 50,0% và 50,0%). Năm 2017, ĐBSCL diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 654.813 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm sú 578.819 ha chiếm trên 88,4 %, nuôi tôm TCT 75.994 ha chiếm gần 11,6% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Nhìn chung, diện tích và sản lượng tôm TCT trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh hơn so với tôm sú. Bảng 1.1. Diễn biến tôm nước lợ ở ĐBSCL 2015-2017 Số lượng Tỉ lệ % so với cả nước Chỉ tiêu/ Năm 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Diện tích tôm sú (ha) 559.222 569.500 578.819 90,6 89,8 88,4 Diện tích tôm TCT (ha) 57.781 64.440 75.994 9,4 10,2 11,6 Sản lượng tôm sú (tấn) 245.873 253.528 253.738 52,9 50,0 45,3 Sản lượng tôm TCT (tấn) 218.930 253.100 305.775 47,1 50,0 54,7 Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2015, 2017 Diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2015-2017 được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy diện tích và sản lượng của tôm sú và tôm TCT luôn biến động. Mặc dù diện tích và sản lượng tôm TCT 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1