intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

75
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án tìm hiểu thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa; các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MAI ANH VŨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MAI ANH VŨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH THANH HÓA Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Bá Lâm 2. TS. Nguyễn Quang Vĩnh HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Bá Lâm và TS. Nguyễn Quang Vĩnh. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Tác giả luận án NCS. Mai Anh Vũ
  4. Mục lục LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 10 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 11 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................. 12 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. 13 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu. ........................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 8 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: ........................................................................................................ 10 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10 1.1. Công trình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 10 1.1.1 Công trình liên quan tới du lịch bền vững ................................................. 10 1.1.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch ... 13 1.1.3 Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch............................................................................................................................15 1.2. Công trình nghiên cứu trong nước ............................................................... 17 1.2.1 Công trình có liên quan tới du lịch bền vững ............................................ 17 1.2.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch ... 18 1.2.3 Các công trình có liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch ......................................................................................................... 20 1.3. Nhận xét về những công trình nghiên cứu đã được công bố....................... 24 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu................................................. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ... 27 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch ............................................... 27 2.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển bền vững du lịch ............................... 27 2.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững du lịch........................................................ 33 2.2. Những nội dung cơ bản về phát triển bền vững du lịch .............................. 34 2.2.1. Phát triển bền vững du lịch về kinh tế ...................................................... 34 2.2.2. Phát triển bền vững du lịch gắn với các vấn đề xã hội ............................. 37 2.2.3. Phát triển bền vững du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường .................. 39 2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch............................................. 40 2.3.1 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững ............................................ 40 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch.......................................... 42 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án...................... 43
  5. 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch .................................. 47 2.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................................. 47 2.4.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch...................................... 48 2.4.3. Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 50 2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực ......................................................................... 51 2.4.5. Tổ chức quản lí ngành du lịch ................................................................... 53 2.4.6. Chất lượng dịch vụ du lịch ........................................................................ 54 2.4.7. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch ................ 56 2.5. Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch và bài học cho Thanh Hóa ....... 58 2.5.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới và trong nước ... 58 2.5.2. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ...... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA ...................................................................................................... 67 3.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và phát triển du lịch tại Thanh Hóa ............. 67 3.1.1. Vị trí địa lí và môi trường tự nhiên ........................................................... 67 3.1.2. Dân số và lao động ..................................................................................... 68 3.1.3. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 68 3.1.4. Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 69 3.1.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ................................................................... 73 3.1.6. Những thuận lợi của Thanh Hóa trong phát triển bền vững du lịch....... 76 3.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ............................. 78 3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể kinh tế ......... 78 3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể xã hội ........... 86 3.2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa vể môi trường .................. 91 3.2.4. Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa .................... 96 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ....... 107 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ....................................... 107 3.3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 108 3.3.3. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 109 3.3.4. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 116 3.3.5. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 117 3.3.6. Kết quả nghiên cứu chính thức ............................................................... 122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 128 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA ..................................................... 129 4.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa ...................... 129 4.1.1. Dự báo về tình hình phát triển du lịch .................................................... 129 4.1.2. Phương hướng phát triển du lịch tại Thanh Hóa ................................... 133 4.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa ............................................. 133 4.2. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa................... 137
  6. 4.2.1. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch ....................... 137 4.2.2. Về nâng cao tổ chức quản lý ngành du lịch ............................................ 140 4.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 143 4.2.4. Về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch .................................................. 145 4.2.5. Về phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................................... 146 4.2.6. Về phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch ......................................... 147 4.2.7. Giải pháp đối với khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch ...................... 148 4.2.8. Ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch ........................... 149 4.3. Một số khuyến nghị .................................................................................... 152 4.3.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan Chính phủ ......................................... 152 4.3.2. Khuyến nghị đối với Thanh Hóa ............................................................. 153 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 155 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 158 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................... 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 159
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT 1. Chiến lược phát triển du lịch CLPTDL 2. Đơn vị tính ĐVT 3. Du lịch DL 4. Lao động thương binh và xã hội LĐTBXH 5. Phát triển bền vững PTBV 6. Phát triển bền vững du lịch PTBVDL 7. Quản lý nhà nước QLNN 8. Ủy ban nhân dân UBND 9. Văn hóa Thể thao Du lịch VHTTDL CHỮ STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT Diễn đàn Hợp tác Kinh 1. Asia-Pacific Economic Cooperation tế châu Á – Thái Bình APEC Dương 2. Average Variance Extracted Phương sai trích AVE Phương pháp phân tích 3. Exploratory Factor Analysis nhân tố khám phá AFA Heterotrait-Monotrait Ratio Chỉ số dùng để xem xét 4. giá trị phân biệt HTMT International Union for Liên minh Bảo tồn 5. Conservation of Nature and thiên nhiên Quốc tế IUCN Natural Resources Chỉ số dùng để xem xét 6. Kaiser Meyer Olkin sự thích hợp của phân KMO tích nhân tố Partial Least Squares – Structural Mô hình phương trình 7. Equation Model cấu trúc bình phương PLS-SEM tối thiểu riêng phần Standardized Root Mean Square Tiêu chuẩn hóa gốc 8. vuông dư SRMR Residual Tổ chức Du lịch 9. The World Tourism Organization Thế giới UNWTO Chương trình Môi United Nations Environment 10. trường Liên UNEP Programme Hiệp Quốc Hệ số phóng đại 11. Variance Inflation Factor phương sai VIF World Commission on Ủy ban Môi trường và 12. Phát triển Thế giới WCED Environment and Development
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững ........................................ 41 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. .............................................. 42 Bảng 2.3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án .............................................................................................................................. 44 Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 78 Bảng 3.2: Số lượt khách theo ghi nhận từ các cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2019 79 Bảng 3.3: Thực trạng phát triển các cơ sở lưu trú tại Thanh Hóa 79 Bảng 3.4: Thực trạng phát triển các cơ sở lữ hành tại Thanh Hóa giai đoạn 80 Bảng 3.5: Doanh thu và lượt khách phục vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành giai đoạn 2015-2019 81 Bảng 3.6: Tổng số lượt khách và số ngày khách giai đoạn 2015-2019 81 Bảng 3.7: Chi tiêu bình quân khách tới du lịch tại Thanh Hóa khảo sát 2019 84 Bảng 3.8: Nguồn vốn thực hiện phát triển du lịch của Thanh Hóa 85 Bảng 3.9: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại Thanh Hóa 86 Bảng 3.10: Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa theo các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch giai đoạn 2015-2019 96 Bảng 3.11: Thiết kế nghiên cứu 108 Bảng 3.12: Thông tin cơ bản của các chuyên gia mời phỏng vấn 115 Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ tin cậy khi kiểm định hệ số tin cậy 118 Bảng 3.14: Kết quả phân tích độ tin cậy khi kiểm định hệ số tin cậy 118 Bảng 3.15: Tổng hợp các biến cấu trúc và thang đo 122 Bảng 3.16: Các hệ số xác định độ tin cậy của dữ liệu phân tích 124 Bảng 3.17: Các kết quả xác định mức độ ý nghĩa và tác động tổng hợp của các yếu tố (sử dụng Bootrapping trên Smart PLS) 125 Bảng 3.18: Chỉ số độ tin cậy Standardized Root Mean Square Residual (SRMR) 125 Bảng 4.1: Mục tiêu thu hút khách du lịch 135 Bảng 4.2: Mục tiêu tổng thu từ khách du lịch 135 Bảng 4.3: Mục tiêu số lượng phòng phục vụ du lịch 136 Bảng 4.4: Mục tiêu số lượng lao động trong ngành du lịch 136
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững ................................................................. 31 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa .................. 107 Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................... 109 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu và kết quả sử lý số liệu ....................................... 126 Hình 4.1: Dự báo phát triển du lịch thế giới tới năm 2030 .................................. 129
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành bình quân đầu người Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 (USD/Người) ........................................................................ 69
  11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm cho hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa… Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư 1
  12. khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh tế dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Thanh Hóa là một tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá và các lễ hội truyền thống. Thanh Hóa cũng là nơi có tài nguyên du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triền ngành du lịch. Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng tại Thanh Hóa để tương xứng với tiềm năng. Cùng với sự phấn đấu của Đảng, Chính quyền, nhân dân trong vùng, Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội. Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã được Chính phú quan tâm và xem đây là ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa phát huy lợi thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu của khách và ngày lưu trú còn thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp vừa thiếu lại chưa gắn với chất lượng. Phát triển du lịch tại Thanh Hóa chưa gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" một cách hiệu quả di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững, nguồn lực cho bảo tồn còn thấp; phát triển du lịch không đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa được triển khai. Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa được chú trọng, điển hình là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác, hồ khô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và xuất hiện sự xung đột lợi ích với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Thanh Hóa hiện nay là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch tỉnh để phát triển nhanh và bền vững. Tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, giúp phát triển kinh tế và phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế 2
  13. dài hạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống và lợi ích của cộng đồng địa phương và cần phải hài hòa, lan tỏa được lợi ích kinh tế các thành phần kinh tế tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn, cùng với những kiến thức khoa học được tích lũy tác giả đã chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA” làm đề tài luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành du lịch và kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch; - Đánh giá thực trạng của phát triển du lịch, tại Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2019. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa. 3. Câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu: - Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa? - Những hạn chế trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? Nguyên nhân tại sao? - Nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? - Giải pháp nào nhằm giúp du lịch Thanh Hóa phát triển một cách bền vững? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là toàn bộ các vấn đề lý luận về phát triển bền vững du lịch, thực tiễn và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở địa phương cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển bền vững du lịch, các tiêu chí, mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch. 3
  14. + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. + Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển từ năm 2015 đến 2019 bằng các dữ liệu thứ cấp; các dữ liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong năm 2019 các giải pháp; đề xuất, kiến nghị xác định tới năm 2025 tầm nhìn tới năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế du lịch. Trong đề tài luận án của tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: 5.1 Phương pháp phân tích Tác giả nghiên cứu sách báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các báo cáo về phát triển du lịch sau đó phân tích và từ đó rút ra các kết luận về phát triển bền vững du lịch. 5.2 Phương pháp thống kê so sánh, tổng hợp Từ việc nghiên cứu chỉ tiêu qua các năm, tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh về tỷ lệ phần trăm, số tương đối và tuyệt đối để đưa ra các kết luận về tình hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp liên quan tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. 5.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 5.3.1 Thu thâp số liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận án Trong luận án tác giả đã sử dụng số liệu từ các nguồn: Sử dụng dữ liệu thứ cấp lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu về các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu của Sở VHTTDL Thanh Hóa, Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thanh Hóa..... 4
  15. 5.3.2 Thu thâp số liệu sơ cấp Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của tác giả, tác giả phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Giữ liệu sơ cấp sẽ được tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019. Nghiên cứu sinh tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu và thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát bằng phiếu hỏi bằng giấy. Đối với phỏng vấn sâu, là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét xác định các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Trong luận án, để ,có tính đại diện tác giả đã sử dụng phiếu hỏi phỏng vấn 4 nhóm (Nhóm người làm công tác QLNN về du lịch; Nhóm người ở viện/trường có chức năng nghiên cứu đào tạo Du Lịch; Nhóm các doanh nghiệp hoạt động phát triển du lịch; Nhóm các tổ chức hoạt động phát triển du lịch) với cụ thể 08 chuyên gia trực tiếp liên quan tới hoạt động du lịch bao gồm: Phó chủ tịch UBND TP Sầm Sơn phụ trách Văn hóa Xã hội, 02 Giảng viên tại Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, 01 cán bộ thuộc Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, 01 Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa, 01 phó giám đốc Khách sạn Mường Thanh Grand Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Viettravel (CN tại Thanh Hóa). Từ đó xây dựng ra mẫu phiểu khảo sát Mẫu 1: Phiếu khảo sát cơ quan QLNN và Đơn vị KDDL với mục đích phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Tác giả lựa chọn 2 đối tượng trên bởi lẽ họ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và có cách tiếp cận với du lịch tại Thanh Hóa rộng hơn, trong thời gian dài. Phiếu khảo sát được tác giả thu thập bằng phiếu giấy. Tổng số phiếu cần thiết phải khảo sát được tính trên cơ sở sau: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, dựa theo nghiên cứu của Höck & Ringle (2006)cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát [90]. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố Comrey (1973): N=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong điều tra [85]. Do đó, tác giả sẽ khảo sát số phiếu điều tra là N>5*m (phiếu). Đề tài nghiên cứu với: 53 biến x 5 = 265 (phiếu) [Phụ lục 6]. Do đó số phiếu thu thập tác giả dự kiến sẽ khảo sát từ 300 - 400 (phiếu) để đảm bảo tính chính xác và khoa học trong điều tra. 5
  16. Ngoài ra tác giả đã xây dựng và thiết kế phiếu hỏi Mẫu 2: Dành cho cư dân địa phương (11 câu hỏi) và Mẫu 3: Dành cho khách du lịch (12 câu hỏi) để có giữ liệu để sử dụng đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa qua bộ tiêu chí với các nội dung về Kinh tế, Văn hóa xã hôi và Môi trường. Kích thước mẫu mỗi đối tượng là 150 và được thu thập ngẫu nhiên. 5.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể tác giả sử dụng bằng các kỹ thuật để phân tích định lượng: - Kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha: - Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên ) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ (2013) [55, tr.355]. - Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [62, tr.24]. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunnally & Bernstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2013) [55, tr.365]. - Các mức giá trị của Cronbach’s Alpha: Từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [62, tr.24]. - Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA): để xác định tính hiệu lực của các thước đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự PTBVDL Thanh Hóa 6
  17. - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (0.5 ≤ KMO ≤ 1). KMO < 0.05 là không chấp nhận được. - Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. - Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. - Kỹ thuật phân tích mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần: Để xác định sự mức độ ảnh hưởng các nhân tố của mô hình phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. - Hệ số tải mô hình (Model Loading): Theo Henseler và cộng sự (2012) về nguyên tắc, hệ số tải càng gần giá trị 1 càng cho thấy độ tin cậy của biến tiềm ẩn. Hệ số tải ≥ 0.7 được coi là chấp nhận được [89]. - Hệ số Composite Reliability: Hệ số này cho biết độ tin cậy của thang đo khi sử dụng với kỹ thuật PLS-SEM. Hệ số Composite Reliability biến thiên từ 0 đến 1, giá trị càng gần 1 cho thấy độ tin cậy trong mô hình PLS-SEM càng cao. Theo Höck & Ringle (2006)Trong một mô hình có tính chất khám phá, nếu hệ số này ≥ 0.6 là chấp nhận được [90]. Theo Henseler và cộng sự (2012) nếu trong trường hợp mô hình khẳng định, hệ số ≥ 0.7 là phù hợp [89]. - Hệ số Average Variance Extracted (AVE): Theo Höck & Ringle (2006) hệ số này kiểm tra độ hội tụ và phân tán của mô hình. Một mô hình tốt cần có hệ số AVE ≥ 0.5 [90]. - Chỉ số Standardized Root Mean Square Residual (SRMR): Chỉ số này cho biết mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Theo Hu & Bentler (1998), thông thường một mô hình phù hợp sẽ có giá trị SRMR nhỏ hơn 0.08 [96]. - Chỉ số Cross loading và intended loading: Đây là 2 chỉ số cho biết hệ số tải của nhân tố trong mô hình và tương quan với các nhân tố khác. Theo đó chỉ số Intended Loading của một nhân tố nên lớn hơn 0.7 và chỉ số Cross loading nên nhỏ hơn 0.3. 7
  18. - Chỉ số Variance Inflation Factor (VIF): Theo (Hair et al., 2016) chỉ số cho biết khả năng xảy ra trường hợp đa cộng tuyến trong mô hình. Chỉ số VIF< 10 có thể chấp nhận được, tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy chỉ số VIF không được lớn hơn 5 [92]. - Đo lường hệ số tổng thể xác định (R2), là một chỉ số để đo lường mức độ phù hợp với mô hình cùa dữ liệu (khả năng giải thích của mô hình). Theo Chin (1998) mô tả các giá trị R2 của 0,67, 0,33 và 0,19 trong các mô hình con đường PLS là mạnh, trung bình và yếu tương ứng [89]. Còn theo Hair và cộng sự (2011)) đề xuất giá trị R2 ở mức 0,75, 0,50 hoặc 0,25 tương ứng với mức độ mạnh, trung bình và yếu [91]. - Hệ số tác động f2: Giá trị hàm f2 thể hiện mức độ ành hưởng của cấu trúc (nhân tố) khi loại bỏ khỏi mô hình. Theo Cohen (1998)các giá trị f2 ứng với 0.02, 0.15, và 0.35, tương ứng với các trị tác động nhỏ, trung bình và lớn của biến ngoại sinh. Nếu f2 < 0.02 thì xem như không có tác động [87]. - Đánh giá giá trị phân biệt: các nhà nghiên cứu đề xuất là heterotrait – monotrait – HTMT. HTMT là trung bình của tất cả các mối tương quan của các biến quan sát của từng biến nghiên cứu với biến nghiên cứu khác. Hệ số HTMT lớn hơn 0,9 chứng tỏ hai biến nghiên cứu thiếu giá trị phân biệt, ngưỡng chấp nhận phải thấp hơn 0,85 (Dẫn theo Nguyễn Quang Anh) [3, tr.26]. - PLS Bootstrapping: Phân tích Bootstrapping được sử dụng để loại bỏ sai số chuẩn và kiểm chứng mức độ ý nghĩa của mô hình PLS ở mức ý nghĩa 5%. Ở mức độ khám phá, số lần Bootstrapping có thể ở mức 500 lần. Nhưng trong giai đoạn phân tích hoàn chỉnh, số lần Bootstrapping cần phải được tăng lên. - Chỉ số Inner Model p-value (T-Value) và Outer Model p-value (T-Value): Giá trị T-Value lớn hơn 1,96, giá trị p-value phải nhỏ hơn 0.05. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc thực hiện đề tài luận án của tác giả sẽ góp phần đóng góp ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch và những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển bền vững du lịch; 8
  19. Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Chỉ ra các kết quả đạt được trong phát triển bền vững du lịch của Thanh Hóa, cũng như chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế Thứ ba, xác định nhóm các nhân tố ảnh hưởng, xây dựng được mô hình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương như sau: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA 9
  20. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp góp phần quan trọng vào sự phát triển đối với mỗi quốc gia. Du lịch đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm, tập trung đầu tư phát triển. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển với tốc độ cao, ngành du lịch đang gặp rất nhiều vấn đề phát sinh và một số hệ lụy từ việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch, không tính toán hết các rủi ro đối với môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa... khiến cho việc phát triển du lịch tại nhiều địa phương, quốc gia không mang tính ổn định, sự phát triển du lịch thiếu bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức đã có những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch và đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch luôn là ngành, lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế. Song, phát triển du lịch với mục đích thuần kinh tế tuy đem đến nhiều lợi ích trước mắt, nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế, bất cập về lâu dài, nguy cơ làm suy kiệt tài nguyên du lịch, giảm tính đa dạng và đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, tác động xấu đến các nền văn hóa bản địa, đến cộng đồng địa phương, hậu quả của những tác động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trở lại đến chính sự phát triển du lịch trong dài hạn. Từ thực tế này, đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu về các loại hình du lịch mới, những cách thức phát triển du lịch mới, quan tâm hơn đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch, đến môi trường sinh thái, đến trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, cân đối hơn giữa các yếu tố trước mắt và lâu dài trong quá trình phát triển. Lý thuyết về phát triển bền vững du lịch dần được hình thành và bổ sung, hoàn chỉnh. Dưới đây là tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay. 1.1. Công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Công trình liên quan tới du lịch bền vững Công trình nghiên cứu: “Sustainable tourism as a Development Option” (Du lịch bền vững một sự lựa chọn phát triển) của tác giả Steck và cộng sự (1999) [104]. Công trình đã nêu lên cách thức hoạt động của du lịch, những điều kiện cần thiết của hoạt động du lịch từ thực tiễn, hoạt động du lịch và những mối quan hệ trong du 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0