intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại của Nhà nước Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

286
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại của Nhà nước Việt Nam nhằm phân tích, làm rõ quá trình phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm, xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp để phát triển hoạt động bancassurance.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại của Nhà nước Việt Nam

  1. bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N __________________ ®oµn thÞ thanh t©m PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM THUỘC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM luËn ¸n tiÕn sÜ KINH TÕ Hµ Néi - 2014
  2. ii bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N __________________ ®oµn thÞ thanh t©m PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM THUỘC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyªn ngµnh: TµI CHÝNH NG¢N HµNG M· sè: 62340201 luËn ¸n tiÕn sÜ KINH TÕ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. gs.ts. ®inh v¨n s¬n 2. ts. nguyÔn thÞ h¶i ®−êng Hµ Néi - 2014
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận án này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đinh Văn Sơn và TS. Nguyễn Thị Hải Đường. Những đánh giá và phân tích nêu ra trong luận án hoàn toàn mang tính nghiên cứu khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Đoàn Thị Thanh Tâm
  4. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ..............................................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................................v GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BANCASSURANCE ..............................................12 1.1. Khái quát về bancassurance................................................................................. 12 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance................................................. 12 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bancassurance............................................................. 15 1.1.3. Các mô hình bancassurance ................................................................................. 17 1.2. Phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm.................................... 27 1.2.1. Bancassurance với sự phát triển của công ty bảo hiểm............................................. 27 1.2.2. Các sản phẩm của Bancassurance ......................................................................... 28 1.2.3. Phát triển kênh phân phối bancassurance ............................................................... 34 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động bancassurance tại công ty bảo hiểm37 1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm .......................................................................................................................... 40 1.3.1. Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 40 1.3.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................... 42 1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động bancassurrance .............................................. 44 1.4.1. Phát triển hoạt động bancassurance tại một số ngân hàng và tập đoàn tài chính bảo hiểm .......................................................................................................................... 44 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động bancassurance cho các Công ty Bảo hiểm Việt Nam........................................................................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................59 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM THUỘC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ...........................................................................................................................60 2.1. Khái quát về các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam........................................................................................................... 60 2.1.1. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............ 60 2.1.2. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC) ................................ 62 2.1.3. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam (Bảo Ngân).......................... 64 2.1.4. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietin-Aviva .................................................. 66 2.1.5. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank-Cardif ....................................... 68 2.2. Thực trạng hoạt động bancassurance của các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ............................................................. 70
  5. ii 2.2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm............................................................................. 70 2.2.2.Thực trạng phát triển kênh phân phối bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ................................................... 75 2.3. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ............................................................................................ 84 2.3.1. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ .............................................................................................................. 85 2.3.2. Kết quả hoạt động của các bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.............. 93 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động bancassurance của các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam .............................................. 97 2.4.1. Kết quả .............................................................................................................. 97 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................... 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 118 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM THUỘC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM............................................................................................................. 119 3.1. Cơ sở phát triển hoạt động bancassurance của các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam .................................................................. 119 3.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội.................................................................... 119 3.1.2. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa .................................................................... 121 3.1.3. Các qui định pháp lý.......................................................................................... 122 3.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế và thói quen sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng ....................................................................................................... 123 3.1.5. Thị trường khách hàng tiềm năng của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ................................................................................................................ 124 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bancassurance của các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam....................................................... 129 3.2.1. Các giải pháp trực tiếp ....................................................................................... 130 3.2.2. Các giải pháp bổ trợ .......................................................................................... 142 3.3. Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bancassurance của các Doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ............................................ 146 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................... 146 3.3.2. Kiến nghị đối với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam ....................... 149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ACM Assurances du Credit Mutuel Agribank Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam BH Bảo hiểm CP Cổ phần CNBH Chứng nhận bảo hiểm DT Doanh thu ĐV Đơn vị EU Liên minh Châu Âu NHTM Ngân hàng thương mại NCS Nghiên cứu sinh NT Nhân thọ ĐV Đơn vị HĐBH Hợp đồng bảo hiểm HĐ Hợp đồng P.QHKH Phòng quan hệ khách hàng TMCP Thương mại cổ phần TMNN Thương mại Nhà nước KD Kinh doanh TK Khai thác TP Thị phần STBH KT Số tiền bảo hiểm khai thác mới STBH Số tiền bảo hiểm YC Yêu cầu YCBH Yêu cầu bảo hiểm VPGD Văn phòng giao dịch ROE Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  7. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số đặc trưng của các mô hình Bancassurance khác nhau ................. 25 Bảng 1.2: Bancassurance tại Mĩ: 10 ngân hàng dẫn đầu về doanh thu trong lĩnh vực bảo hiểm năm 2005 .................................................................................................. 47 Bảng 1.3. Cơ cấu chi phí bán bảo hiểm qua kênh truyền thống và qua bancassurance 57 Bảng 1.4. Mối quan hệ giữa mức độ phức tạp của sản phẩm và kênh phân phối .... 57 Bảng 2.1: Các sản phẩm đang triển khai có kết quả tại các doanh ngiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam .............................................................................................. 74 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của BIC (2007 - 2012) ........ 86 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của kênh bancasurance của BIC (2008-2012) ......... 87 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ABIC (2007-2012) ....... 88 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của kênh bancassurance của ABIC (2008-2012) .... 90 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Bảo Ngân (2009-2012) 91 Bảng 2.7: Kết quả khai thác của VCLI (2009-2012) ............................................... 94 Bảng 2.8: Kết quả khai thác của VietinAviva năm 2012 ......................................... 96 Bảng 2.9: Doanh thu và thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 2008 và 2012.......................................................................................... 100 Bảng 2.10: Phí bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm và thị phần bảo hiểm của VCLI 102và VietinAviva 2009-2012 .......................................................................................... 103 Bảng 2.11: Lợi nhuận trước thuế, ROE và hoa hồng chuyển Ngân hàng mẹ của các bancassurance 2008-2012....................................................................................... 104 Bảng 2.12 : Dự nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước và cơ cấu khai thác bảo hiểm thành công của các bancassurance trực thuộc......................... 108 Bảng 2.13: Bảng hệ số tương quan giữa mức độ đánh giá chất lượng sản phẩm bảo hiểm và các yếu tố ảnh hưởng ......................................................................................... 113 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội 2010-2020 ............................................. 120 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu dự báo về kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2015 và 2020 ........................................................................................................................ 125
  8. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ thù lao/ phí bảo hiểm năm đầu theo phương thức phân phối ................ 14 Hình 1.2: Mô hình liên kết đại lý phân phối ............................................................ 18 Hình 1.3: Mô hình đối tác chiến lược....................................................................... 20 Hình 1.4: Mô hình liên doanh .................................................................................. 21 Hình 1.5: Mô hình sở hữu đơn nhất: Ngân hàng sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp bảo hiểm (Công ty Mẹ - Công ty Con) ..................................................................... 23 Hình 1.6: Tập đoàn Tài chính sở hữu cả Ngân hàng và Bảo hiểm .......................... 23 Hình 1.7: Hình thái phát triển của Bancassurance ................................................... 26 Hình 2.1: Mô hình bancassurance của BIDV: BIC .................................................. 61 Hình 2.2: Mô hình bancassurance của Agribank: ABIC .......................................... 63 Hình 2.3: Mô hình bancassurance của Vietinbank: Bảo Ngân ................................ 65 Hình 2.4: Mô hình bancassurance giữa Vietinbank và Tập đoàn Bảo hiểm Aviva (Anh): VietinAviva ................................................................................................... 66 Hình 2.5: Mô hình bancassurance giữa Vietcombank, SeAbank và BNP Paribas Assurance: VCLI ...................................................................................................... 68 Hình 2.6. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của BIC ........................................... 75 Hình 2.7: Mô hình triển khai kênh phân phối bancassurance giữa BIC và BIDV ... 77 Hình 2.8: Hệ thống kênh phân phối của ABIC ........................................................ 78 Hình 2.9: Quan hệ liên kết giữa Agribank và ABIC ................................................ 79 Hình 2.10: Hệ thống kênh phân phối của Bảo Ngân ................................................ 80 Hình 2.11: Quan hệ liên kết giữa Vietinbank và Bảo Ngân ..................................... 80 Hình 2.12: Quan hệ liên kết bancassurance giữa VCLI với Vietcombank và SeAbank ................................................................................................................... 83 Hình 2.13: Doanh thu và lợi nhuận của BIC (2007-2012) ....................................... 86 Hình 2.14: Kết quả kinh doanh của kênh Bancassrance của BIC (2008-2012) ....... 87 Hình 2.15: Kết quả hoạt động của ABIC (2007-2012) ............................................ 89 Hình 2.16: Tổng doanh thu và doanh thu của kênh Bancassurance của ABIC ....... 90 (2008-2012) .............................................................................................................. 90 Hình 2.17: Kết quả hoạt động của Bảo Ngân (2009-2012) ...................................... 92 Hình 2.18: Kết quả khai thác bảo hiểm tử kỳ cá nhân của VCLI (2008-2012) ....... 95 Hình 2.19: Hợp đồng bảo hiểm tử kì và bảo hiểm hỗn hợp khai thác mới 97của VCLI và VietinAviva so với toàn thị trường năm 2012 .......................................... 97 Hình 2.20: Doanh thu của các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 và 2012 ........................................................................................................................ 101 Hình 2.21: Thị phần theo doanh thu Bảo hiểm năm 2008 và 2012........................ 102 Hình 3.1: Mối quan hệ liên kết giữa ngân hàng và bancassurance 131(Xây dựng dựa trên mô hình liên kết thành công giữa ABIC và Agribank) ................................... 131
  9. 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Mở đầu a. Lý do chọn đề tài Bacassurance là thuật ngữ chỉ mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm nhằm đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của hai bên. Bancassurance phát triển đầu tiên tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ…) và sau đó lan rộng sang Mĩ, Canada và các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động bancassurance (theo số liệu của Swiss Re, hiện tại có 70% đến 90% ngân hàng tại các nước Châu Âu, và 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động bancassurance, con số này chiếm khoảng 20% tại Mĩ). Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance không còn là khái niệm mới mẻ nhưng hoạt động liên kết này vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Việc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển các mô hình bancassurance là hoàn toàn hợp lý do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance của bản thân các bancassurance này chưa thật sự hiệu quả: điển hình là trường hợp của Bảo Ngân, VCLI; hoặc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực tế do việc khai thác thị trường tiềm năng vẫn còn rất nhiều vướng mắc, như trường hợp của BIC, ABIC. Đứng trước thực tế này NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam”. Nghiên cứu đề tài cho phép NCS hiểu rõ về quá trình hình thành phát triển của các mô hình bancassurance của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, phân tích và làm rõ quá trình phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm trực thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, xem xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển hoạt động bancassurance tại từng công ty Bảo hiểm. Đây là những nghiên cứu cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng hiện có.
  10. 2 b. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đặt ra cho đề tài là đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bancasurance và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về Bancassurance và hoạt động bancassurance. - Phân tích thực trạng phát triển hoạt động bancassurance, nêu bật các thành quả đạt được cũng như làm rõ những tồn tại và các nguyên nhân của các tồn tại trong việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình phân tích sẽ làm rõ các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động bancasssurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam. - Dựa vào kết quả phân tích thực trạng phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, các kết quả phân tích liên quan đến các nhân tố tác động cũng như các đánh giá về tiềm năng phát triển hoạt động bancassurance tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu đặt ra, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Bancassurance và hoạt động Bancassurance là gì? - Hiện tại hoạt động bancasurance được triển khai ở các nước thế nào? Các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm phát triển hoạt động bancasurance trên thế giới? - Tại sao hoạt động bancasurance tại các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam chưa đạt được kết quả mong muốn?
  11. 3 - Để phát triển hoạt động bancasurance, các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam cần đi theo hướng nào? Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bancassurance: xây dựng và làm rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động bancassurance, hệ thống các mô hình phát triển hoạt động bancassurance hiện đang được sử dụng, các sản phẩm của kênh bancassurance cũng như các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của một công ty bảo hiểm. Luận án cũng sẽ xem xét nghiên cứu việc phát triển hoạt động bancassurance đang triển khai tại các nước từ đó tìm kiếm các kinh nghiệm phát triển hoạt động bancasurance hiệu quả. Phần thực tiễn, luận án phân tích quá trình phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn phát triển của thị trường tài chính nói chung và của ngành bảo hiểm nói riêng. Phần phân tích này cũng làm rõ các cơ sở pháp lý hiện tại ở Việt Nam hiện điều tiết, tác động đến phát triển hoạt động bancassurance ở Việt Nam. Phân tích sẽ tập trung vào vấn đề lựa chọn mô hình bancassurance của các Ngân hàng, vấn đề phát triển hoạt động bancassurance tại mỗi Công ty Bảo hiểm liên quan đến việc phát triển sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, và các hoạt động hỗ trợ khác. Một phần quan trọng không thể thiếu của luận án là đánh giá tiềm năng phát triển hoạt động bancassurance của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, tìm hiểu các nguyên nhân tại sao thị trường tiềm năng lớn nhưng kết quả hoạt động của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam chưa thực sự phát triển.
  12. 4 Trên cơ sở các kết quả phân tích, luận án sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam. - Về không gian : Luận án tập trung nghiên cứu việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam. - Về thời gian : Luận án chủ yếu xem xét đánh giá hoạt động Bancassurance của các ngân hàng TMNN Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. 2. Tổng quan nghiên cứu Có thể nói rằng đối với Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thì sản phẩm Bancassurance thực sự là một cơ hội với nhiều thách thức. Tại Việt Nam, Bancassurance đã phôi thai hình thành từ giữa những thập niên 90, tuy còn khá mới mẻ nhưng Bancassurance được xem là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bancassurance. Theo Wong và Cheung (2002) chuyên gia của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss Re) khi nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã cho rằng: “Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính”. Hay trong tài liệu đánh giá xu hướng phát triển cũng như nhận định các cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung của Bamahan, Bevere và Wong (2007) thì cho rằng “Bancassurance chỉ nỗ lực chung của các ngân hàng và nhà bảo hiểm trong việc cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng của ngân hàng” và “các sản phẩm bảo hiểm phải được thiết kế riêng cho việc phân phối qua các kênh bancassurance”. Một số chuyên gia của Munich Re như Violaris, Syprus (2001) thì đơn giản cho rằng “bancassurance là phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm qua một kênh phân phối tới cùng một cơ sở khách hàng”. Nhìn chung có thể hiểu bancassurance - liên kết ngân hàng và bảo hiểm là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng nhằm phân phối các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tới các khách hàng của ngân hàng.
  13. 5 Mô hình phân phối bancassurance phát triển theo nhiều hình thái khác nhau và đi từ kết hợp đơn giản đến mô hình sở hữu mẹ con. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như A. Karunagaran (2006), Clarence Wong, Lilian Cheung (2002), Clarence Wong, Mike Bamahan, Lucia Bevere (2007), Elisabeth Standler (2010), Steven I Davis (2007) cho thấy cái nhìn tổng quan về bancassurance tại các thị trường bảo hiểm khác nhau trên thế giới liên quan đến mô hình bancassurance của các Ngân hàng và các Tập đoàn tài chính, vấn đề phát triển sản phẩm của các bancassurance tại các quốc gia, việc lựa chọn đối tác và thị trường mục tiêu của bancassurance, vấn đề phát triển kênh phân phối hiệu quả. Các nghiên cứu này cung cấp kinh nghiệm quí báu cho các Ngân hàng của Việt Nam trong việc phát triển mô hình bancassurance cũng như cung cấp cho các nhà quản lý định hướng trong việc ban hành chính sách liên quan đến sự phát triển của hoạt động bancassurance. Ở Việt Nam, năm 2006, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Bancassurance tại Việt Nam với sự ra mắt của hai sản phẩm liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm giữa TechcomBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Việt đó là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục“ và “Bảo hiểm tín dụng cho Nhà mới và Ôtô xịn". Đây là một bước ngoặt rất có ý nghĩa đối với hướng phát triển dịch vụ của ngành Ngân hàng và Bảo hiểm tại Việt Nam. Sau khi 02 sản phẩm trên ra đời, các Ngân hàng và các Công ty Bảo hiểm khác cũng đã bắt đầu ký các thoả thuận hợp tác trong đó Ngân hàng là đối tác đóng vai trò như một Đại lý bán các sản phẩm bảo hiểm, cụ thể là sự liên kết giữa Bảo Việt với HSBC; Prudential với ACB, các ngân hàng thương mại lớn đứng ra góp vốn, thành lập các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng, hình thành xu hướng mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam: doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc ngân hàng hoặc chi phối bởi ngân hàng. Hiện tại các nghiên cứu về bancassurance ở Việt Nam mới dừng lại ở các nghiên cứu bậc cao học. Về lý luận, cơ bản các nghiên cứu của các tác giả Đỗ Minh Hoàng (2009), Võ Quốc Đạt (2009), Phạm Việt Hà (2010), Nguyễn Thị Giang (2011) đều đề cập đến các lý thuyết chung về bancasurance liên quan đến mô hình, sản phẩm, kênh phân phối. Các nghiên cứu đều đưa ra các khái niệm chung về bancasurance nhưng chưa nghiên cứu nào tổng kết lại hay xây dựng được một khái niệm thống nhất về bancasurance..
  14. 6 Đề tài “Áp dụng mô hình Bancasurance vào Agribank” của Thạc sĩ Đỗ Minh Hoàng (2009) có đề cập một phần đến việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại ABIC nhưng chưa đề cập chi tiết đến sản phẩm và đặc thù của sản phẩm bảo hiểm vi mô. Các đề xuất trong đề tài cũng chỉ dừng lại ở định hướng phát triển kênh phân phối chứ chưa đưa ra phương án cụ thể. Hay các nghiên cứu đề tài thạc sĩ của các tác giả Võ Quốc Đạt (2009) lại tập chung vào nghiên cứu mô hình bancassurance của Bảo Việt Bank chứ không có cái nhìn toàn diện về bancasurance chung của toàn bộ thị trường. Nghiên cứu của học viên Nguyễn Thị Vân (2011), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) mới dừng ở việc đánh giá thực tế triển khai bảo hiểm tín dụng tại Vietcombank nhưng không có các đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường cũng như các công tác liên quan như hoạt động phát triển kênh phân phối, phát triển sản phẩm. Nhìn chung hầu hết các đề tài của Đỗ Minh Hoàng (2009), Võ Quốc Đạt (2009), Vân (2011), Nguyễn Thị Giang (2011) vẫn mang tính đơn lẻ, phân tích tại một bancasurance của một ngân hàng, hoặc như nghiên cứu của Phạm Việt Hà (2010) lại là các đánh giá toàn cảnh thị trường mang tính tổng quan bao quát chứ chưa đi vào chi tiết, chưa có đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường. Dựa trên các nghiên cứu hiện tại về bancassurance ở Việt Nam, có rất nhiều khoảng trống để NCS nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn mô hình, phát triển sản phẩm, phát triển kênh phân phối,v.v. Vấn đề lựa chọn nghiên cứu của NCS tập trung vào việc giải quyết các vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa làm được đó là đánh giá một cách toàn diện việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam liên quan đến việc lựa chọn mô hình bancassurance, đánh giá tổng thể phát triển sản phẩm và kênh phân phối của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và trong tương lai của các mô hình này. Đề tài cũng sẽ tiến hành đánh giá tiềm năng phát triển của hoạt động bancassurance của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam. Một mục tiêu quan trọng đề ra của đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đề cập là sẽ tìm kiếm, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động bancasurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam một cách hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng hiện có của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam.
  15. 7 3. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học Cơ sở lý luận của luận án dựa trên cơ sở đúc kết từ thực tế do hoạt động bancassurance là hoạt động phát sinh theo nhu cầu của xã hội, các kiến thức hàn lâm không nhiều. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là việc phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, các Công ty Bảo hiểm mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ thị trường tiềm năng tại các Ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này nằm trong các nhân tố ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài Công ty Bảo hiểm, tuy nhiên các Công ty Bảo hiểm hoàn toàn có thể cải thiện các nhân tố bên trong Công ty để phát triển hoạt động bancassurance một cách hiệu quả và khai thác một cách tối đa nhất có thể thị trường tiềm năng của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu của luận án là nghiên cứu khám phá do bancassurance tại Việt Nam là hoạt động mới hình thành và phát triển theo nhu cầu xã hội và xu thế phát triển chung của các tổ chức ngân hàng, tài chính. Nghiên cứu của luận án được thực hiện trong bối cảnh hoạt động phát triển các bancassurance của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước diễn ra một cách tự nhiên theo xu thế phát triển của thị trường, trong môi trường bình thường với các hoạt động xảy ra theo cách thông thường và không có sự can thiệp tác động nào từ phía thực hiện nghiên cứu. 4.2. Thu tập thông tin Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu được phát hành của các tổ chức trong và ngoài nước có uy tín, như Swiss Re, Munich Re, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, và các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp bảo hiểm và các Ngân hàng. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở điều tra khảo sát dựa vào phương pháp điều tra xã hội học tiến hành đối với các khách hàng của các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước. Các câu hỏi điều tra được xây dựng trên cơ sở bám sát vào nhu cầu bảo hiểm của khách hàng của ngân hàng, đánh giá của khách hàng đối với hoạt động và chất lượng dịch vụ của các bancassurance, nhận định của khách hàng liên quan nhu cầu bảo hiểm trong tương lai và nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ phía doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến quyết định bảo hiểm của khách hàng.
  16. 8 Thời gian điều tra từ 1/3/2013 đến 30/3/2013. Nhóm điều tra đã phát 40 mẫu phiếu điều tra thử trong thời gian 3 ngày thông qua cán bộ tín dụng của các ngân hàng và sau đó tổng hợp đánh giá tính hợp lý của phiếu điều tra. Chính thức thực hiện điều tra trong khoảng thời gian 2 tuần tại 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV tại các địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng với 712 phiếu phát ra và có 696 phiếu thu về đạt yêu cầu. 4.3. Phân tích thông tin Các phương pháp phân tích thông tin chính được sử dụng là phân tích định tính, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở những dữ liệu thu thập từ các phương pháp thu thập thông tin được đề cập ở trên, tác giả tiến hành phân tích, so sánh các thông tin đó rồi tổng hợp để có được bức tranh tổng thể về thực trạng phát triển cũng như tiềm năng phát triển bancassurance của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vấn đề phát triển mô hình, phát triển sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối. Bên cạnh hai phương pháp phân tích trên, phương pháp phân tích định lượng cũng được sử dụng để phân tích thông tin thu được từ các thông tin điều tra xã hội học nhằm mục đích kiểm định lại kết quả phân tích định tính. Phân tích định lượng trong nghiên cứu sẽ dựa trên việc phân tích các biến số rời rạc, do đó tác giả đã sử dụng các kiểm định phi tham số, phân tích tương quan với biến số rời rạc và các mô hình hồi quy thứ bậc để khẳng định lại các ý kiến liên quan đến hoạt động liên kết ngân hàng bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Nhà nước. - Kiểm định phi tham số về mối quan hệ giữa 2 biến rời rạc: Sử dụng kiểm định χ 2 về tính độc lập của 2 dấu hiệu định tính A và B với các thuộc tính tương ứng: A1, A2, …, Ah và B1, B2, …, Bk. Bảng Crosstab với 2 dấu hiệu định tính A và B: B A B1 B2 … Bj … Bk Tổng số ni A1 n11 n12 … n1j … n1k n1 A2 n21 n22 … n2j … n2k n2 … … … … … … … … Ai ni1 ni2 … nij … nik nj … … … … … … … … Ah nh1 nh2 … nhj … nhk nh Tổng số nj m1 m2 … mi … mk n
  17. 9 Cặp giả thuyết: H0 :  A và B độc lập H1 : A và B phụ thuộc Với n khá lớn, tiêu chuẩn kiểm định cho cặp giả thuyết:  2  h k nij2   W α =  χ = n ∑∑ − 1; χ 2 > χ α2 (h − 1, k − 1)   i =1 j =1 ni .m j   - Các phân tích tương quan Kiểm định phi tham số trên chỉ xác định được giữa 2 dấu hiệu định tính có quan hệ với nhau hay không nhưng để đo mức độ liên hệ giữa 2 dấu hiệu đó, tác giả sử dụng hệ số liên hợp Pearson (P) χ2 P= với 0 ≤ P ≤ 1 n+ χ2 Hoặc hệ số Kramer 1/ 2  χ2  K =   n. min( h − 1, k − 1)  - Xây dựng mô hình hồi quy thứ bậc: Với đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu như đã đề cập ở trên, việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường là không thích hợp, vì vậy tác giả áp dụng lớp mô hình hồi quy thứ bậc trong phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hiện tại và tiềm năng của khách hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng. Khởi điểm của mô hình thứ bậc là mô hình tuyến tính xác suất (Linear Probability Model). (i) Cấu trúc mô hình LPM: Yi = β1 + β 2 X i + ui Trong đó: Xi – vectơ các biến độc lập Y – biến ngẫu nhiên rời rạc, nhận các giá trị 0 và 1
  18. 10 (có thể là mức độ đánh giá của người được phỏng vấn về sản phẩm Bancassurance với 1 – tốt, 0 – chưa tốt; hoặc là nhu cầu tiếp tục sử dụng sản phẩm Bancassurance trong tương lai với 1 – tiếp tục, 0 – không sử dụng nữa) Gọi pi = P(Y = 1 X i ) là xác suất Y=1 với điều kiện Xi và 1 − pi = P (Y = 0 X i ) là xác suất Y=0 với điều kiện Xi Như vậy: E (Y X i ) = β1 + β 2 X i = 1. pi + 0.(1 − pi ) = pi Tuy nhiên, lớp mô hình này thường dẫn tới việc vi phạm một số giả thiết OLS đối với hồi quy tuyến tính nên kết quả phân tích sẽ không đáng tin cậy. (ii) Các mô hình được tác giả lựa chọn trong nghiên cứu là các mô hình Binary Logistic và Multinominal Logistic (công cụ này xuất hiện với phần mềm thống kê SPSS phiên bản 18 – Statistical Pakage for the Social Sciences). Mô hình Binary Logistic là mô hình hồi quy 1 biến nhị phân (chỉ nhận hai giá trị 0 và 1) theo các biến độc lập, còn mô hình Multinominal Logistic là mô hình hồi quy 1 biến định danh, có thể có nhiều hơn 2 thuộc tính, theo các biến độc lập. Cấu trúc của mô hình Binary Logistic: p Ln( i ) = β1 + β 2 X i 1 − pi pi Với p i là xác suất để biến phụ thuộc Yi = 1 và ta gọi tỉ lệ chênh lệch là odd. 1 − pi pi Khi đó Ln( ) hay Ln (odd ) được gọi là Logit (odd ) . Lý do hoán chuyển Logit (odd ) 1 − pi thay cho p i vì p i chỉ nhận giá trị trong đoạn 0 và 1, còn Logit (odd ) có thể nhận giá trị vô hạn, nên thích hợp trong phân tích hơn. Mô hình Mulltinominal Logistic có cấu trúc tương tự nhưng biến phụ thuộc có thể có nhiều thuộc tính hơn, và kết quả ước lượng sẽ chia nhóm tương ứng với các thuộc tính của biến phụ thuộc. 5. Kết quả nghiên cứu Sau khi hoàn thành, Luận án đã đạt được một số kết quả sau:
  19. 11 - Xây dựng và đưa ra khái niệm chính thống về mô hình bancassurance và kênh phân phối bancassurance, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến bancassurance bao gồm sản phẩm, kênh phân phối, các nhân tố ảnh hưởng,v.v. - Xác định nguyên nhân thành công hoặc thất bại của các bancassurance tại các thị trường và các ngân hàng, các tập đoàn tài chính bảo hiểm. - Nhận dạng được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam, dẫn đến việc các bancassurance chưa khai thác hết được hoặc khai thác chưa hiệu quả tiềm năng hiện có. - Đánh giá chính xác thị trường tiềm năng của các Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp phát triển các Bancassurance theo hướng khắc phục các nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ bên trong bancassurance và mối liên kết ngân hàng bảo hiểm. 6. Kết cấu của luận án Về phần cấu trúc, ngoài phần mở đâu, kết luận và biểu số liệu kèm theo, luận án được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý Luận chung về Bancassurance Chương 2: Thực trạng hoạt động Bancassurance của các doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước Việt Nam
  20. 12 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BANCASSURANCE 1.1. Khái quát về bancassurance 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance Bancassurance là từ ghép giữa “Bank” và “Assurance” xuất phát từ Pháp, chỉ hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vào năm 1974, Crédit Lyonnais - một ngân hàng của Pháp hợp tác với Tập đoàn Médicales de France thành lập Assurances du Credit Mutuel (ACM) Vie et IARD – Công ty bảo hiểm hỗn hợp (kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ). Công ty Bảo hiểm hỗn hợp này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế của Credit Lyonnais đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo để bảo hiểm cho các khách hàng đó mà không phải sử dụng một trung gian bảo hiểm khác. Hoạt động này chính là khởi đầu cho hoạt động bancassurance. Sau sự thành công của ACM, bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 bancassurance trở nên phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, hay các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Điển và Áo. Theo số liệu 2010 tại diễn đàn các nhà lãnh đạo khu vực Châu Âu, có đến trên 80% các ngân hàng tại Châu Âu có kinh doanh Bancassurance, 1/3 các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ được phân phối thông qua các ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh này lên tới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm [105]. Ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Bacassurance chiếm 20% thị trường, chiếm đến 40-50% các hoạt động kinh doanh mới tại một số nước như Đài Loan, Malaysia, Singapore và HongKong. Theo số liệu thống kê gần đây, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Ngân hàng tại HongKong là 45%, Malaysia là 12%, tại Đài Loan là 37%. Tính chung cho cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì các bancassurance bán và thu về 13% trên tổng số phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ và 6% cho các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ [104].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2