intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

135
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu một cách tổng thể về hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long (về kinh tế-xã hội). Sự tác động các chính sách của nhà nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình hợp tác xã này. Từ đó tìm ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy mô hình hợp tác xã này phát triển. Đáp ứng tốt nhu cầu vận tải của vùng, khai thác tiềm năng của các hộ gia đình và lợi thế của khu vực. Góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Hạnh PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY- BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2014
  2. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Hạnh PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY- BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Văn Bảng 2.PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng HÀ NỘI- 2014
  3. Lời Cam Đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực.Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào Tác giả luận án Trần Ngọc Hạnh
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ .................................................................................................................i Lời cam đoan ............................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................iv Danh mục các bảng ....................................................................................................... v Danh mục các hình ..................................................................................................... vi Mở đầu ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ ...8 1.1.Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 8 1.2.Các công trình nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 16 1.3 Những vấn đề nghiên cứu sinh sẽ tập trung giải quyết trong luận án .................... 21 Chương 2: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA .............................................................................. 22 2.1.Một số khái niệm ................................................................................................ 22 2.2.Sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ............................. 28 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ........ 38 2.4.Nội dung phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ........................................ 43 2.5 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa và bài học cho Việt Nam .............................................................................................................. 48 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY- BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................. 52 3.1. Quá trình tình hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở ĐBSCL. ..................... ..53 3.2.Những nhân tố tác động đến sự phát triển HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................................... 59 3.3. Thực trạng phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở ĐBSCL..................... 66 3.4.Đánh giá và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển HTXvận tải thủy bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long.................................................................... 106 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................... 118 4.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế ......................................................................... 118 4.2. Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ................................................. 119 4.3.Các giải pháp phát triển..................................................................................... 130 4.4.Kiến nghị và kết luận ........................................................................................ 134
  5. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................... 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 142 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 149
  6. Danh mục các chữ viết tắt CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GTVT : Giao thông vận tải HTX : Hợp tác xã LLSX : Lực lượng sản xuất QHSX : Quan hệ sản xuất TSHTX: Tổng số hợp tác xã WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) XHCN : Xã hội chủ nghĩa ICA : Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (International Co operative Alliance) CHLB: Cộng Hòa Liên Bang GDP: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) TPP: Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership)
  7. Danh mục các bảng Bảng 3.1. Cơ cấu và tăng trưởng vận chuyển hàng hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. .............................................................................. 63 Bảng 3.2.So sánh giữa HTX theo kiểu mới với HTX theo kiểu cũ và mô hình công ty............................................................................................................ 72 Bảng 3.3. Số lượng hợp tác xã vận tải từ năm 2005-2007 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................... 75 Bảng 3.4. Số lượng hợp tác xã vận tải từ năm 2008-2010 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................... 76 Bảng 3.5. Tổng hợp tình hình hợp tác xã, phương tiện, năng lực vận tải, lao động của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến 31/12/2009 ........................ 77 Bảng 3.6. Tổng hợp vốn điều lệ, số phương tiện, giá trị tài sản của một số hợp tác xã vận tải thủy-bộ của 04 tỉnh ở ĐBSCL................................................ 79 Bảng 3.7. Số lượng hành khách luân chuyển theo đường bộ ở ĐBSCL, phân theo địa phương (2005 - 2010) ...................................................................... 83 Bảng 3.8. Số lượng hành khách luân chuyển theo đường thủy ở ĐBSCL, phân theo địa phương (2005 - 1010)....................................................................... 84 Bảng 3.9. Khối lượng hàng hóa luân chuyển theo đường bộ ở ĐBSCL, phân theo địa phương (2005 – 2010) ...................................................................... 85 Bảng 3.10. Khối lượng hàng hóa luân chuyển theo đường thủy ở ĐBSCL, phân theo địa phương (2005 – 2010) ...................................................................... 86 Bảng 3.11. Tổng doanh thu, nộp thuế và lợi nhuận sau thuế của 24 HTX vận tải thủy – bộ nội địa của 4 tỉnh ở ĐBSCL ................................................... 88 Bảng 3.12. Khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh Tiền Giang 2005-2012 .............................................................................................. 92
  8. Bảng 3.13. Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX cơ giới vận tải thủy – bộ thành phố Mỹ Tho 2009 – 2012 ...................................................................... 93 Bảng 3.14. Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX Rạch Gầm – Tiền Giang ......... 94 Bảng 3.15. Khối lượng hàng hóa và hành khách của thành phố Cần Thơ 2005 – 2012 ....................................................................................................... 97 Bảng 3.16. Tổng số lượng HTX vận tải của thành phố Cần Thơ ..........................98 Bảng 3.17. Tổng hợp về lao động, vốn của các HTX vận tải thủy – bộ thành phố Cần Thơ 2005 – 2012............................................................................99 Bảng 3.18. Tổng hợp về vốn, lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của HTX vận tải thủy – bộ thành phố Cần Thơ 2008 – 2012.......................................99 Bảng 3.19. Khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh Kiên Giang 2005 – 2012 ..........................................................................................101 Bảng 3.20. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX vận tải thủy – bộ Tân Tiến huyện Hà Tiên tỉnh Kiên Giang 2009 – 2012 ................................102 Bảng 3.21. Khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh Cà Mau 2005 – 2012 ...................................................................................................103 Bảng 3.22. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX dịch vụ vận tải Toàn Thắng tỉnh Cà Mau ...............................................................................104 Bảng 4.1. Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách đến năm 2020 ở đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................127
  9. Danh mục các Hình Trang Hình 2.1.Bộ nguyên tắc hợp tác xã của ICA…………………………………..23 Hình 3.1. Biểu đồ đóng góp GDP của kinh tế tập thể trong cơ cấu kinh tế quốc dân 2000-2007.................................................................................................54 Hình 3.2. Biểu đồ đóng góp GDP của kinh tế tập thể trong cơ cấu kinh tế quốc dân 2008-2012...................................................................................................55
  10. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cơ kinh tế thị trường đã hình thành và tồn tại nhiều kiểu tổ chức kinh doanh vận tải như: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải này có qui mô nhỏ, phát triển chưa bền vững. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngành vận tải nội địa của Việt Nam còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Góp phần làm cho tai nạn giao thông ngày một tăng, việc quản lý của ngành gặp khó khăn. Đặc điểm địa lý của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch dày đặc nên vận tải bằng đường thủy, đường bộ là một phù hợp tất yếu. Mô hình hợp tác xã (HTX) vận tải thủy-bộ nội địa là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, là bộ phận hợp thành của ngành giao thông vận tải của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, mô hình này vẫn đang hoạt động với qui mô nhỏ, thiếu bền vững, chưa khai thác hết lợi thế các nguồn lực và chưa thực sự hiệu quả, trong khi nhu cầu vận tải của toàn vùng là khá lớn. Chính vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, nhằm phát triển mô hình này trong giai đoạn tới. Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng phù hợp với chủ trương của Đảng “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”(NQ ĐH XI) và Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ Tướng Chính phủ”Phê duyệt qui hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng 2030” 1
  11. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị của tôi. 2. Đối tượng nghiên cứu Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện đang tồn tại 178 hợp tác xã vận tải nội địa (đến quí 1 năm 2013), các hợp tác xã vận tải tổ chức theo hình thức: Hợp tác xã vận tải đường sông; Hợp tác xã vận tải ô tô; Hợp tác xã vận tải hàng hóa, hợp tác xã xe tắc xi và hợp tác xã vận tải kết hợp thủy bộ. Các hợp tác xã hoạt động theo 3 mô hình quản lý: Hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ, hợp tác xã hỗn hợp và hợp tác xã điều hành sản xuất kinh doanh tập trung. Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự tồn tại, phát triển và cơ chế tác động đến Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động theo mô hình quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tập trung. Coi đây là mô hình tổ chức hợp tác xã vận tải nội địa tiêu biểu hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách tổng thể về hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long (về kinh tế-xã hội). Sự tác động các chính sách của nhà nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình hợp tác xã này. Từ đó tìm ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy mô hình hợp tác xã này phát triển. Đáp ứng tốt nhu cầu vận tải của vùng, khai thác tiềm năng của các hộ gia đình và lợi thế của khu vực. Góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 2
  12. 4. Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu mô hình hợp tác xã vận tải thủy- bộ nội địa (không nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp, công ty vận tải) ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn từ 2003 đến 2012, trên góc độ kinh tế chính trị. Do số liệu thống kê không đầy đủ, nghiên cứu sinh tạm sử dụng số liệu thống kê số lượng HTX vận tải, khối lượng vận tải của cả vùng. Khối lượng vận tải của 04 tỉnh (Tiền Giang, Tp. Cần Thơ , Kiên Giang, Cà Mau). Kết quả sản xuất kinh doanh của 24 HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở 04tỉnh (Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau) và của 05 hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa (HTX Rạch Gầm, HTX vận tải cơ giới thủy bộ thành phố Mỹ Tho, HTX vận tải thủy bộ Tân Tiến, HTX vận tải thủy bộ Toàn Thắng, HTX vận tải thủy bộ thành phố Cần Thơ). Để dẫn chứng cho sự cần thiết phải phát triển HTX vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu1.Tính khách quan về sự phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta? Câu 2. Sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới như thế nào? Câu 3.Những giải pháp để phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới như thế nào? 6. Giả thiết nghiên cứu Giả thuyết 1. Phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa ở nước ta nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. 3
  13. Giả thuyết 2. Qua thực trạng phát triển của hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong thời gian qua, đã tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, cần phải phát triển mô hình kinh tế này. Giả thuyết 3. Cần phải có một số giải pháp, điều kiện cho mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển trong giai đoạn tới. 6. Nhiệm vụ phải giải quyết -Luận giải và nghiên cứu lý luận về phát triển hợp tác xã vận tải thuỷ-bộ nội địa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta và xu hướng phát triển trong giai đoạn tới. -Đánh giá thực trạng phát triển của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa trong thời gian qua đã tác động đến sự tăng trưởng kinh tế -xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và sự cần phải phát triển mô hình kinh tế này. -Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới. 7. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của phép biện chứng duy vật của chủ nghiã Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế, cụ thể cho từng phần như sau: -Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (chương 2) -Chương 3 dùng phương pháp định tính và phân tích điển hình, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội của các hợp tác xã Vận tải thủy- bộ nội địa ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 4
  14. (chọn một số hợp tác xã làm đại diện). Giai đoạn từ 2003 đến 2012 trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng. 8. Khung phân tích của luận án Trên cơ sở lý thuyết nền tảng: Qui luật quan hệ sản xuất luôn thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đối với phát triển kinh tế hợp tác xã và thực tiễn phát triển hợp tác xã tại một số quốc gia trên thế giới. Khi áp dụng vào phát triển hợp tác xã thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải bổ sung những nhân tố tác động khác và đặt trong khung phân tích: Trong khung phân tích này, trên góc độ kinh tế chính trị. Nghiên cứu hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long được đặt trong mối quan hệ chế độ sở hữu tư liệu sản xuất (vốn, phương tiện) với trình độ của người lao động, điều kiện tự nhiên của vùng, môi trường chính sách và phương thức quản lý (mô hình hoạt động). Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mô hình tổ chức HTX vận tải. Phát triển mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, sẽ thu hút được những người kinh doanh vận tải cá thể, tư nhân vào hợp tác kinh doanh theo qui mô lớn, chuyên nghiệp. Từ đó giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người nông dân, xóa đói giảm nghèo phát triển nông thôn mới. Góp phần phân công lại cơ cấu lao động nông thôn, kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì vậy lấy mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm nghiên cứu. Hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối của trình độ lực lượng lao động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải thủy- bộ nội địa. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế của nhà nước 5
  15. trong nền kinh tế thị trường. Trong đó nhu cầu vận tải (hàng hóa và hành khách) và nhu cầu hợp tác của người hành nghề kinh doanh vận tải là động lực phát triển. Khi xem xét sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải đặt trong tổng thể tác động đến phát triển kinh tế-xã hội của vùng, với vị trí, vai trò như một thành phần kinh tế. Quan hệ sở hữu HTX vận tải Trình độ SX Quan hệ sản Quan hệ quản lý thủy-bộ nội địa của người lao xuất ở ĐBSCL động Quan hệ phân phối Môi trường chính sách Luật Hợp tác Chính sách hỗ Các chính sách xã 2003 trợ hợp tác xã khác, đào tạo nghề … Các tiêu chí phân tích, đánh giá. Quan hệ sở hữu: Phương tiện, vốn bằng tiền, vốn vay… Quan hệ quản lý: Kiểu tổ chức quản lý: danh nghĩa… Quan hệ phân phối: Cơ chế đóng góp doanh thu, chia sẻ lợi nhuận Khung phân tích của luận án 9. Những đóng góp của luận án Qua kết quả nghiên cứu về phát triển hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài có thể có được một số đóng góp như sau: 6
  16. Thứ nhất, bổ sung vào cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, tác dụng của hợp tác xã vận tải thủy – bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở Việt Nam. Thứ hai, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long (về mặt kinh tế-xã hội). Tìm ra nguyên nhân của vấn đề còn đang cản trở sự phát triển. Coi đây là mô hình tiêu biểu cần được nhân rộng trong toàn vùng và cả nước. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, của các hợp tác xã vận tải thủy-bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới. Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển giao thông vận tải của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời có thể cũng dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường chính trị, khi nói về vai trò của các thành phần kinh tế. 10. Kết cấu luận án Luận án dài 138 trang gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương 7
  17. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã trên thế giới 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về hợp tác xã trên thế giới mà NCS tiếp cận: (1)Tiến sĩ Đặng Kim Sơn- viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong bài: “Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản” [ 80]:Trong bài này tác giả đã có những thành công là khái quát được toàn cảnh về hợp tác xã ở các nước: Ở Đài Loan Nông hội (được hiểu như là các hợp tác xã) được thành lập từ năm 1900, nhưng phải đến giữa thập kỷ 50, vai trò của tổ chức này trong nông nghiệp mới được phát huy. Hiện có 04 tổ chức của nông dân là: Nông hội, hợp tác xã cây ăn quả, hội thủy lợi và hội thủy sản, đây là những tổ chức kinh tế hợp tác do người nông dân thành lập trên cở sở hoàn toàn tự nguyện. Để làm dịch vụ phi nông nghiệp bao gồm: Cung cấp vật tư, tiêu thụ nông sản. Chức năng của các tổ chức này là giúp nông dân tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thương mại, nông hội có vai trò: -Là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của nông dân, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nông dân như: Khuyến nông, tín dụng, bảo hiểm, thông tin, tiếp thị. 8
  18. -Tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với sản xuất nông nghiệp như: Tín dụng, bảo hiểm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm. -Góp phần giải quyết các vấn đề về lương thực, lao động dư thừa do đô thị hóa, nạn thất nghiệp ở nông thôn. -Được Chính phủ ủy thác giải quyết các vấn đề nhằm phục vụ các mục tiêu của Chính phủ về phát triển nông thôn, tiếp nhận vốn đầu tư và tín dụng ưu đãi của nhà nước. - Thực hiện việc chuyển lao động và tiền vốn từ nông thôn ra thành thị trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hạn chế được bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Ở Hàn Quốc Hệ thống hợp tác xã ở Hàn Quốc đã hình thành tự phát chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với nhiệm vụ hỗ trợ dịch vụ cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh đa chức năng, trên nhiều lĩnh vực như: Tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư nông nghiệp, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm. Các hợp tác xã đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nông thôn và đang xen vào kinh tế đô thị, từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới. Ngày nay hợp tác xã còn tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: Kho tàng, vận tải, khuyến nông, nghiên cứu, xuất bản, đào tạo, phục vụ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn. Là chỗ dựa tin cậy của nông dân Hàn Quốc trên con đường phát triển sản xuất và cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế toàn cầu. 9
  19. Ở Nhật Bản Từ năm 1870 đến 1890 đã hình thành các hợp tác xã sản xuất lụa và chè, với tinh thần chủ đạo là tương trợ lẫn nhau. Các hộ xã viên đóng góp cổ phần và thông qua Đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý hợp tác xã. Do tự nguyện liên kết hoạt động một cách có tổ chức, các hoạt động kinh tế của xã viên hợp tác xã quản lý thường xuyên liên tục. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản được xây dựng trên tính lợi thế về kinh tế của qui mô, huy động xã viên giúp đỡ vô điều kiện. Hình thức tổ chức bao gồm cả thành viên không chính thức là những người sống trong khu vực có hợp tác xã, nhưng họ không chính thức tham gia hợp tác xã. Hợp tác xã ở có nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất, cung cấp cho nông dân các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Phân bón, hóa chất, thức ăn, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Thứ hai, giúp cho người nông dân tiêu thụ được các sản phẩm: Bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ và bán các sản phẩm nông nghiệp thông qua mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. Hợp tác xã hoạt động chủ yếu trong nông nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là hình thức hợp tác trong phân phối, chứ không hợp tác trong sản xuất. Hợp tác xã hoạt động đa chức năng trong kinh doanh, không giới hạn về lĩnh vực hoạt động: Từ marketing, cung ứng vật tư, nhận tiền gửi và cho vay, bảo hiểm, khuyến nông, hướng dẫn kinh doanh cho nông dân. Ở Nhật Bản, các hợp tác xã có mặt ở hầu hết các thành phố, làng mạc, thị trấn trong cả nước. 10
  20. (2) Tác giả Hồng Vân với bài: “Mô hình kinh tế hợp tác xã của một số nước Châu Á”, đã khái quát về sự phát triển hợp tác xã ở Ấn Độ và Malaixia [92]: Ở Ấn Độ Tổ chức hợp tác xã ở Ấn Độ ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước này. Hợp tác xã có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực: Tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở. Tổng số vốn hoạt động của các hợp tác xã khoảng 18,33 tỷ USD. Trong đó: Hoạt động tín dụng nông nghiệp chiếm 43% tổng số tín dụng cả nước, sản xuất đường cung cấp 62,4% sản lượng đường của cả nước, sản xuất phân bón chiếm 34% tổng sản lượng phân bón của cả nước. Liên hiệp hợp tác xã sản xuất sữa Amul ở bang Gujaza, là đơn vị sản xuất sữa lớn nhất của Ấn Độ, hiện Liên hiệp này có gần 2 triệu cổ phần, mỗi ngày sản xuất 01 triệu lít sữa, sản lượng sữa do liên hiệp này sản xuất chiếm 42,6% thị phần trong cả nước. Chính phủ đã thành lập “Công ty Quốc gia phát triển hợp tác xã” để làm nhiệm vụ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong nhiều lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, phát triển nông thôn, xúc tiến xuất khẩu và sửa đổi luật hợp tác xã, thiết lập mạng lưới thông tin giữa xã viên với chính phủ. Người nông dân đã coi hợp tác xã là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, các nhu cầu cần thiết về dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Ở Malaixia Tổ chức hợp tác xã ở Malaixia, được thành lập từ những năm đầu thế kỷ XX. Hiện nay, hợp tác xã đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2