Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ
lượt xem 13
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân; Kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển KTTN vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2020; Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021- 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU TRINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU TRINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Ngành: Kinh tế chính trị Mã ngành: 9.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CÙ CHÍ LỢI Hà Nội, năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Trinh
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự chân thành và trân trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Cù Chí Lợi đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến tập thể giảng viên trong các Hội đồng phản biện luận án đã có sự hướng dẫn tận tình, tận tâm tư vấn và đưa ra những định hướng quý giá giúp cho luận án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học xã hội và tập thể Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy trực tiếp, các Thầy, Cô làm công tác đào tạo đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt khóa học, xin trân trọng cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luân án này Tác giả luận án Nguyễn Hữu Trinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 13 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. ..................................................................................................................... 13 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án ...... 13 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án ..... 18 1.2. Nhận xét về các nghiên cứu trƣớc đây ........................................................... 32 1.2.1. Những kế thừa từ các nghiên cứu trước đây .......................................... 32 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 33 1.3.Khung phân tích của luận án ........................................................................... 33 1.4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 35 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN ................................................. 36 2.1. Khái quát về kinh tế tƣ nhân .......................................................................... 36 2.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân ...................................................................... 36 2.1.2. Tính tất yếu tồn tại của kinh tế tư nhân .................................................. 39 2.1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ................................................................. 40 2.1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân ..................................................................... 41 2.1.5. Ưu điểm và hạn chế của kinh tế tư nhân ................................................ 43 2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đo lƣờng sự phát triển của kinh tế tƣ nhân ......... 48 2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ........................................................ 48 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của kinh tế tư nhân ......................... 49 2.3.Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân....................... 50 2.3.1. Các yếu tố về chính sách và thể chế ....................................................... 50 2.3.2. Các yếu tố liên quan đến việc thực thi các quy định và hoạt động của bộ máy nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân .................................... 53 2.3.3. Các yếu tố liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan với kinh tế nhà nước và khu vực FDI ...................................................................................................... 54
- 2.3.4. Các yếu tố liên quan đến nội lực và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp...... 54 2.3.5. Các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư và kinh doanh .......................... 55 2.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân ở các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ ................................................. 57 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở các quốc gia ......................... 57 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ ... 66 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2005-2020 .............. 69 3.1. Khái quát về vùng Đông Nam Bộ ................................................................... 69 3.2. Thực trạng phát triển của kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2020 ........................................................................................................ 72 3.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ...... 72 3.2.2. Thực trạng nguồn lực đầu vào của kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ......................................................................................................... 73 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ......................................................................................................... 74 3.3. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa môi trƣờng kinh doanh và sự phát triển của kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2020 .......... 76 3.3.1. Môi trường kinh doanh và sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ......................... 76 3.3.2. Môi trường kinh doanh và sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động thuộc thành phần kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ......................................................................................................... 78 3.3.3. Môi trường kinh doanh và sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp theo quy mô vốn thuộc thành phần kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ........... 81 3.3.4. Môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động của kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2020........................................................ 83 3.4. Tóm tắt ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân Vùng giai đoạn 2005-2020 ........................................................... 85
- 3.5. Đánh giá chung về sự phát triển của kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2020 ........................................................................................... 97 3.5.1. Những mặt tích cực ................................................................................ 97 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................... 101 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 111 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2020-2030.......................... 113 4.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế tƣ nhân Vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2030 ...................................................................................................... 113 4.1.1. Một số tác động ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2030............................................................... 113 4.1.2. Xu hướng vận động phát triển của kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ ... 114 4.2. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tư nhân Vùng giai đoạn 2021-2030................................................................................................................ 116 4.2.1 Quan điểm ............................................................................................. 116 4.2.2. Định hướng ........................................................................................... 118 4.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân Vùng giai đoạn 2021-2030 .. 122 4.3.1. Đối với Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. .......................................................................................................... 122 4.3.2. Đối với bản thân doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ..................... 132 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 150 Phụ lục 1: Phân loại thành phần kinh tế theo quan điểm của ĐCSVN ........... 150 Phụ lục 2: Phân loại TPKT trong điều tra doanh nghiệp, 2001-2020 .............. 151
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNXH Chủ nghĩa xã hội CTK Cục thống kê ĐTDN Điều tra doanh nghiệp DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐHĐBTQ Đại hội đại biểu toàn quốc ĐNB Đông Nam Bộ KTĐTNN Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài KTTBTN Kinh tế tư bản tư nhân KTTBNN Kinh tế tư bản nhà nước KTTN Kinh tế tư nhân KTTT Kinh tế thị trường KTTTH Kinh tế tập thể LLSX Lực lượng sản xuất MTKD Môi trường kinh doanh NSNN Ngân sách nhà nước PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TCTK Tổng cục thống kê TFP Năng suất yếu tố tổng hợp TPKT Thành phần kinh tế XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sự phát triển khu vưc tư nhân phi nông nghiệp Trung Quốc ................... 59 Bảng 2.2: Tăng trưởng công nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và của thương nghiệp bán lẻ tư nhân ở Hungary ............................................................................ 65 Bảng 3.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế Đông Nam Bộ, 2005-2020 ...................... 72 Bảng 3.2: Nguồn lực của các thành phần kinh tế Đông Nam Bộ, 2005-2020 .......... 74 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của các TPKT Đông Nam Bộ, 2005-2019 ............... 75 Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa MTKD và số lượng DN thuộc thành phần KTTN vùng ĐNB, 2005-2020 ..................................................................... 77 Bảng 3.5: Hệ số tương quan giữa MTKD và số lượng DN thuộc thành phần KTTN theo quy mô lao động vùng ĐNB, 2005-2020 ................................. 79 Bảng 3.6: Hệ số tương quan giữa MTKD và số lượng DN thuộc thành phần KTTN theo quy mô vốn vùng ĐNB, 2005-2020......................................... 82 Bảng 3.7: Hệ số tương quan giữa MTKD và hệ số ROA bình quân DN thuộc thành phần KTTN vùng ĐNB, 2005-2020 .................................................. 83 Bảng 3.8: Hệ số tương quan giữa MTKD và hệ số ROE bình quân DN thuộc thành phần KTTN vùng ĐNB, 2005-2020 .................................................. 84 Bảng 3.9: Hệ số tương quan giữa MTKD và năng suất lao động bình quân DN thuộc thành phần KTTN vùng ĐNB, 2005-2020 ........................................ 85 Bảng 3.10: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về mối tương quan giữa MTKD và số lượng DNTN, 2005-2020 ...................................................... 86 Bảng 3.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu mối tương quan giữa MTKD và HSKD của DNTN, 2005-2020 ................................................... 87 Bảng 3.12: Tổng nghĩa vụ nộp ngân sách của các TPKT ĐNB, 2005-2020 ............ 99
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Khung phân tích của luận án ..................................................................... 34 Hình 3.1: Tiếp cận đất đai, ĐNB............................................................................... 88 Hình 3.2: Tính minh bạch, ĐNB ............................................................................... 89 Hình 3.3: Chi phí thời gian, ĐNB ............................................................................. 90 Hình 3.4: Chi phí không chính thức, ĐNB ............................................................... 91 Hình 3.5: Cạnh tranh bình đẳng, ĐNB...................................................................... 92 Hình 3.6: Tính năng động, ĐNB ............................................................................... 93 Hình 3.7: Dịch vụ hỗ trợ DN, ĐNB .......................................................................... 94 Hình 3.8: Đào tạo lao động, ĐNB ............................................................................. 95 Hình 3.9: Thiết chế pháp lý, ĐNB ............................................................................ 96
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế với mục tiêu sớm đưa đất nước nhanh chóng hội nhập chung vào nền kinh tế toàn cầu. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước (KTNN) đóng vai trò chủ đạo có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế (TPKT) khác có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đường lối đổi mới của ĐCSVN bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ VI (1986) và được hoàn thiện dần qua các kỳ ĐHĐBTQ tiếp theo. Về kinh tế, tại ĐHĐBTQ lần thứ IX, ĐCSVN khẳng định “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, 2001, tr.86). Tại ĐHĐBTQ lần thứ X, ĐCSVN khẳng định rằng: “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X, 2006, tr.83). ĐHĐBTQ lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XI, 2011, tr.83); ĐHĐBTQ lần thứ XII khẳng định rõ: KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các TPKT bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật... (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XII, 2016). Tiếp đến, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII khẳng định “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XIII, tr.129). Các quan điểm trên của ĐCSVN cho thấy, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có KTTN là chủ trương nhất quán, là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, có thể thấy rằng KTTN đã có những đóng góp tích cực cho xã hội về mọi mặt, như: huy động các nguồn vốn trong xã 1
- hội tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước (NSNN), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) của Việt Nam bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng diện tích 23.564,4 km2, dân số khoảng gần 18.000.000 người (chiếm 18.5% dân số cả nước). Hiện ĐNB là Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và là Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước, với 6,28 triệu đồng/tháng (TCTK, 2020), là Vùng có tỷ trọng GDP lớn nhất trong các vùng kinh tế của nước ta, đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong đó sự đóng góp của các doanh nghiệp (DN) thuộc khu vực KTTN vùng ĐNB là rất lớn. Tính đến hết ngày 31/12/2020 vùng ĐNB có khoảng 335.000 DN đang hoạt động, chiếm hơn 40% số lượng DN của cả nước (TCTK, 2020). Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân vùng ĐNB chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN đang hoạt động của Vùng, đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Có thể thấy rằng, dù là Vùng kinh tế có nhiều đóng góp cho xã hội, có tốc độ phát triển nhanh nhưng trong quá trình phát triển KTTN vùng ĐNB vẫn gặp phải một số các rào cản ảnh hưởng đến quá trình phát triển như chính sách, thể chế, môi trường kinh doanh, sự chi phối của các chuỗi giá trị của các tập đoàn xuyên quốc gia, hay các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, các tác động của biến đổi khí hậu …là những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu giải quyết. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của KTTN tới sự phát triển kinh tế vùng ĐNB là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế các địa phương trong Vùng và cả nước. Xuất phát từ các lý do trên tác giả chọn đề tài: "Phát triển kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ” để làm luận án tiến sĩ. 2
- 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu sự phát triển KTTN vùng ĐNB trong giai đoạn 2005-2020, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KTTN cho giai đoạn 2021-2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống những cơ sở lý luận về KTTN, và phát triển KTTN trong quá trình phát triển kinh tế. Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển KTTN vùng ĐNB trong giai đoạn 2005- 2020. Thứ ba, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTN vùng ĐNB. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp phát triển KTTN vùng ĐNB trong giai đoạn 2021-2030. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính như sau: - Hiệu quả kinh doanh của KTTN vùng ĐNB thể hiện như thế nào so với DN nhà nước, DN có vốn nước ngoài? - Năng suất lao động của KTTN vùng ĐNB thông qua các doanh nghiệp thể hiện như thế nào so với DN nhà nước, DN có vốn nước ngoài? - Các đóng góp của KTTN cho nền kinh tế so với các thành phần kinh tế khác? - KTTN vùng ĐNB có đóng góp như thế nào cho GDP, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển KTTN vùng ĐNB? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ĐNB là vùng kinh tế rộng lớn bao gồm 6 tỉnh, thành phố với đa dạng các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Trong luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển của KTTN vùng ĐNB thông qua các loại hình 3
- doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần mà không nghiên cứu các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu KTTN ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐNB gồm sáu (6) địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu của luận án là giai đoạn 2005-2030 bao gồm phân tích thực trạng phát triển KTTN vùng ĐNB giai đoạn 2005-2020 và dự báo xu thế phát triển của khu vực kinh tế này từ 2021-2030. 3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự phát triển của KTTN vùng ĐNB dưới sự tác động của các yếu tố như: (i) chính sách pháp luật, (ii) các yếu tố về thể chế, (iii) các yếu tố liên quan đến việc thực thi các quy định đối với hoạt động của KTTN, (iv) các rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực KTTN trong tương quan so sánh với KTNN và khu vực kinh tế FDI, (v) các yếu tố liên quan đến hoạt động bộ máy quản lý nhà nước đối với KTTN, (vi) năng lực nội tại của doanh nghiệp và (vii) sự tác động của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh (MTKD). Tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của KTTN vùng ĐNB với tính cách là khu vực địa lý bao gồm các tỉnh, thành phố rời rạc, chứ không phải với tính cách kinh tế Vùng là tổng thể vùng với cơ cấu tổ chức về kinh tế, chính trị chặt chẽ, và các mối quan hệ nội tại được thể chế hóa. Tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB sẽ được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ sẵn có của số liệu thống kê. Khi nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTTN của Vùng, ngoài các yếu tố chính sách, thể chế, các yếu tố liên quan đến việc thực thi các quy định đối với hoạt động của KTTN…, luận án cũng nghiên cứu sự tác động một vài yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư và MTKD đến phát triển KTTN vùng ĐNB, 4
- bao gồm: (1) các rào cản về gia nhập thị trường, (2) tiếp cận thông tin và các nguồn lực (đất đai, vốn) và (3) các rào cản liên quan đến chi phí không chính thức. Khi đánh giá về MTKD, luận án chỉ đánh giá về mặt chính sách điều hành ở cấp địa phương, không đề cập đến yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu vai trò của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế, luận án tập trung phân tích đóng góp của KTTN vào GDP, tăng trưởng kinh tế (TTKT), và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT). Trong nghiên cứu thực trạng hoạt động của KTTN, luận án tập trung phân tích các khía cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tạo việc làm, năng suất lao động, đóng góp vào NSNN trong mối quan hệ so sánh với KTNN và kinh tế có vốn nước ngoài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng tương ứng với các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành 4.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đây là phương pháp khoa học được sử dụng để nhận thức các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng phải xem xét các mối liên hệ bên trong, bên ngoài sự vật hiện tượng và phải đặt sự vật hiện tượng nằm ở trạng thái động, theo chiều hướng đi lên. Phương pháp này xem nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng quy định, cách thức của sự phát triển là do sự vật tích lũy về lượng vượt quá điểm nút dẫn tới sự biến đổi về chất, xu hướng của sự phát triển là theo đường xoáy ốc…Ở phương pháp này, tác giả chú trọng đến hai nguyên lý và ba quy luật khi phân tích về quá trình phát triển KTTN trong quá trình phát triển kinh tế ở vùng ĐNB. Nguyên lý thứ nhất, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Vận dụng nguyên lý này, luận án thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, khi phân tích thực trạng phát triển KTTN vùng ĐNB trong giai đoạn 2005-2020, tác giả sẽ phân tích các mối liên hệ về mặt lượng và về mặt chất ở 5
- trong Vùng được đặt trong mối liên hệ với quá trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của cả nước. Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển KTTN vùng ĐNB trong thời gian tới, bao gồm các nhân tố quốc tế, các nhân tố của cả nước và các nhân tố của vùng ĐNB. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KTTN vùng ĐNB trong thời gian tới, bao gồm các giải pháp liên quan tới hoàn thiện môi trường pháp lý, tháo gỡ khó khăn về đất đai. Nguyên lý thứ hai, nguyên lý về sự phát triển Vận dụng nguyên lý này, luận án thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sau: Xác định mục tiêu của quá trình phát triển KTTN của vùng ĐNB. Mặc dù, hiện tại KTTN của vùng còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng bằng việc xác định phương hướng phát triển KTTN trong thời gian tới đúng đắn, đề ra các giải pháp phù hợp và được thực hiện một cách nghiêm túc, sẽ giúp KTTN của vùng cao hơn về chất trong tương lai. Quy luật thứ nhất, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Vận dụng quy luật này, luận án tìm ra những hạn chế trong quá trình phát triển KTTN vùng ĐNB trong giai đoạn 2005-2020. Trong giai đoạn này, KTTN đã có bước phát triển khá, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế và cùng với các TPKT khác tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, tuy nhiên còn chậm, và chưa phát huy hết tiềm năng, kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn ở trình độ thấp nên sức cạnh tranh của KTTN trên thị trường chưa cao. Quy luật thứ hai, quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới những sự thay đổi về chất và ngược lại Vận dụng quy luật này, luận án xác định phương hướng phát triển KTTN vùng ĐNB trong thời gian tới. Quy luật thứ ba, quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX, và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Vận dụng lý luận này vào trong luận án: như ta đã biết phát triển KTTN là phát triển cả hai mặt LLSX và QHSX, trong đó trình độ LLSX thì quyết định các kiểu 6
- QHSX. Đến lượt mình, các kiểu QHSX lại ảnh hưởng kiến trúc thượng tầng. Chính vì lẽ đó, nên khi nghiên cứu về KTTN vùng ĐNB, tác giả đặt nó trong mối quan hệ với các TPKT khác (kiểu quan hệ sản xuất) và kiến trúc thượng tầng. Mặt khác, cần phải tạo lập cho được các kiểu QHSX phù hợp; phải đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, cơ chế chính sách, phải phát huy hơn nữa nền dân chủ XHCN, phải nâng cao trình độ dân trí; phải phát triển hơn nữa các loại thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển KTTN của Vùng trong thời gian tới. 4.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Là một phương pháp chủ đạo của Kinh tế chính trị, Mác viết “khi phân tích những hình thái kinh tế thì người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng sẽ thay thế cho hai cái đó”.(Mác 1976, quyển thứ nhất, tập I, tr.14). Phương pháp này cho rằng khi nghiên cứu các vấn đề cần gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, tạm thời, không phổ biến…ra khỏi quá trình nghiên cứu, hoặc là tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, phổ biến, để nắm được bản chất của quá trình nghiên cứu đó. Trừu tượng hóa khoa học gắn liền với quá trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng, nhờ đó tìm ra được những khái niệm, phạm trù và quy luật kinh tế. Vận dụng phương pháp này, luận án nghiên cứu vấn đề phát triển KTTN vùng ĐNB như sau: ĐNB là một vùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, tuy vậy, luận án sẽ không đi sâu nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của Vùng, mà chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển KTTN của Vùng. 4.1.3. Phương pháp logíc thống nhất với phương pháp lịch sử Phương pháp này đòi hỏi phải nắm lấy sự vận động lịch sử trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải theo dõi mọi bước đi của lịch sử theo trình tự thời gian, phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử - cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó và phải theo dõi mọi bước đi của lịch sử theo trình tự thời gian. Theo Mác: “Lịch sử thường phát triển qua những bước nhảy vọt và những bước khúc khuỷu quanh co, và nếu nhất định bất cứ chỗ nào cũng đều phải đi theo nó, thì không những phải nêu lên nhiều tài liệu không quan trọng, mà thường thường còn phải ngắt đoạn tiến trình tư tưởng nữa”. (Mác,1993, tập 13, tr.614). Vì vậy, đây được xem là tính chất quan 7
- trọng của phương pháp này vì thông qua nó mà vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật của sự vật hiện tượng. Vận dụng nguyên lý này, ở phần lý luận, luận án phân tích các lý thuyết chủ yếu về phát triển KTTN; lần lượt phân tích sự phát triển của KTTN trong các lý thuyết phát triển; lần lượt trình bày các quan điểm của ĐCSVN về phát triển KTTN qua các kỳ ĐHĐBTQ, từ ĐHĐBTQ lần thứ III của ĐCSVN (1960) đến nay. Ở phần thực trạng KTTN vùng ĐNB, tác giả phân tích quá trình phát triển KTTN vùng ĐNB với tính “Lịch sử-cụ thể” của nó giai đoạn 2005-2020, từ đó tìm ra tính tất nhiên, tính quy luật, tính xu hướng của nó, để trên cơ sở đó xác định phương hướng phát triển KTTN vùng ĐNB trong thời gian tới. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu khác 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu của hiện tượng kinh tế xã hội nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong chương 3 nhằm mục đích phân tích thực trạng phát triển KTTN trong quá trình phát triển kinh tế vùng ĐNB giai đoạn 2005-2020. Nguồn thông tin, số liệu được thu thập qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Thu thập số liệu từ các nguồn sau: (1) Từ Niên giám thống kê do Cục thống kê của 6 tỉnh, thành thuộc vùng ĐNB phát hành qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2020. (2) ĐTDN do TCTK tiến hành hàng năm, giai đoạn 2005-2020. Giai đoạn 2: Tổng hợp số liệu (3) Số liệu trong các niên giám thống kê các năm, từ năm 2005 đến năm 2020 của từng tỉnh, thành được tổng hợp lên thành bộ số liệu của từng tỉnh thành từ năm 2005 đến 2020. (4) Từ bộ số liệu của từng tỉnh, thành từ năm 2005 đến 2020 được tiếp tục tổng hợp lên thành bộ số liệu của toàn vùng từ năm 2005 đến 2020. (5) Kết quả tổng hợp này được trình bày bằng các bảng thống kê. Giai đoạn 3: Phân tích số liệu 8
- Từ bảng thống kê trên tác giả tính toán các chỉ tiêu về phát triển KTTN của vùng ĐNB (tăng trưởng, việc làm, đầu tư). Kết quả tính toán này được dùng để phân tích quá trình phát triển KTTN của vùng giai đoạn 2005-2020. 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích là khi nghiên cứu các vấn đề cần phân chia cái toàn bộ ra từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ. Đây là hai phương pháp nhận thức khác nhau nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau. Ăngghen viết: “Tư duy bao hàm ở chỗ đem những đối tượng của nhận thức ra phân thành các yếu tố cũng như đem những yếu tố có quan hệ với nhau hợp thành một thể thống nhất nào đó. Không có phân tích thì không có tổng hợp” (Ăngghen, 1994, tập 20, tr.64). Phương pháp phân tích, tổng hợp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để tìm hiểu thực trạng phát triển KTTN trong quá trình phát triển kinh tế vùng ĐNB trong giai đoạn 2005-2020. Phân tích KTTN của vùng được thể hiện ở cơ cấu GDP theo TPKT và cơ cấu giá trị sản xuất theo TPKT, cùng với nó là cơ cấu lao động phân theo TPKT và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo TPKT. Trên cơ sở phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động phân theo TPKT và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo TPKT giúp tác giả đánh giá được những thành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình phát triển KTTN của vùng ĐNB. Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu liên quan (các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTN vùng ĐNB trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2005-2020). Nguồn thông tin, số liệu chính sử dụng: (1) Niên giám thống kê do Cục thống kê của 6 tỉnh, thành thuộc vùng ĐNB phát hành qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2020; (2) Niên giám thống kê do TCTK phát hành qua các năm. 4.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận án sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu quá trình phát triển các TPKT vùng ĐNB nhằm mục đích xác định tiềm năng, thế mạnh và vị trí của từng TPKT, góp phần xác định phương hướng cũng như là đề ra các giải pháp nhằm phát huy 9
- tiềm năng từng thành phần, đặc biệt là KTTN. Phương pháp so sánh, đối chiếu này được sử dụng chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba (các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTN vùng ĐNB trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2005-2020). 4.2.4. Thực hiện kiểm định thống kê Khái niệm về kiểm định t đối với mẫu độc lập Sử dụng kiểm định t đối với mẫu độc lập khi hai yếu tố nghiên cứu là biến số định tính và định lượng. Kiểm định t cho biết giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập có thật sự khác nhau hay không. Trong thực tiễn, chúng ta thường không biết phương sai của hai tổng thể. Khi thực hiện t-test trường hợp hai mẫu độc lập (independent-samples t-test) chúng ta cần tiến hành kiểm định cả 2 trường hợp: (1) phương sai của hai tổng thể bằng nhau và (2) phương sai của hai tổng thể không bằng nhau. Thực hiện phân tích kiểm định Trường hợp 1: Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene lớn hơn 0,05, sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai tổng thể đồng nhất (Equal variances assumed). Khi Sig. ≤ 0,05, kết luận giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập thật sự khác nhau. Trường hợp 2: Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene lớn hơn 0,05, sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai tổng thể không đồng nhất (Equal variances not assumed). Khi Sig. ≤ 0,05, kết luận giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập thật sự khác nhau. 4.2.5. Phân tích tương quan Hệ số tương quan đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến; chính xác hơn là quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không phân biệt biến này phụ thuộc vào biến kia. Gọi (x1, y1), (x2, y2), ..., (xn, yn) là n cặp quan sát của một mẫu ngẫu nhiên của hai biến ngẫu nhiên X và Y. Hệ số tương quan mẫu tính từ mẫu n cặp giá trị quan sát của hai biến X và Y với trung bình (x) và (y) và phương sai (x2) và (y2) được thể hiện trong công thức sau: 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn