Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá tính bền vững và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp thúc đấy triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Võ Thị Phương Nhung PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Tuấn Hà Nội, 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương, tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày … tháng…năm 2021 Tác giả luận án Võ Thị Phương Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài trường về nhiều mặt. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, tập thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh tế, Bộ môn Tài chính kế toán đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quan, sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, Chi cục Kiểm Lâm, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc, Hương Sơn, Kỳ Anh, các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các công ty lâm nghiệp. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân, tổ chức là chủ rừng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng…năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Thị Phương Nhung
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ......................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 1.5. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 5 1.6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................ 5 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG......................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ............... 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................... 7 1.1.1.1. Lâm nghiệp ............................................................................................. 7 1.1.1.2. Phát triển .............................................................................................. 10 1.1.1.3. Phát triển bền vững ............................................................................... 11 1.1.1.4. Phát triển lâm nghiệp ............................................................................ 12 1.1.1.5. Phát triển lâm nghiệp bền vững ............................................................ 13 1.1.1.6. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững .......................................... 15 1.1.2. Sự cần thiết và đặc điểm của phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ........................................................................................................ 16 1.1.2.1. Sự cần thiết của phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ................ 16 1.1.2.2. Đặc điểm của phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững .................... 16 1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ................................................................................................................. 17 1.1.3.1. Nâng cao tính hiệu quả về kinh tế trong phát triển lâm nghiệp ............. 17 1.1.3.2. Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường, sinh thái ...................................................................................................... 20 1.1.3.3. Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội trong phát triển lâm nghiệp.......... 22
- iv 1.1.4. Đánh giá tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp ................. 23 1.1.4.1. Quan điểm về tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp ...................... 23 1.1.4.2. Những trụ cột chính của tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp ...... 24 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ............................................................................................................ 26 1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26 1.1.5.2. Chính sách và pháp luật về phát triển lâm nghiệp ................................. 26 1.1.5.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng ......................................................................... 27 1.1.5.4. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 27 1.1.5.5. Trình độ khoa học công nghệ ................................................................ 27 1.1.5.6. Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp................................. 28 1.1.5.7. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp .. 28 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ... 28 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên thế giới 28 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 28 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Indonesia ................................................................... 30 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................... 31 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở Việt nam .. 32 1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................. 32 1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị ........................................................... 33 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh .................................................. 34 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ....................... 35 1.3.1. Trên thế giới............................................................................................ 35 1.3.2. Ở Việt Nam.............................................................................................. 40 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 44 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hà Tĩnh ................................................. 44 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 44 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 47 2.1.3. Những ảnh hưởng của đặc điểm cơ bản đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ................................................................................. 48 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 49 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................. 49 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................................ 52 2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu ...................................................... 56
- v 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu............................................... 56 2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá tính bền vững của phát triển lâm nghiệp ................................................................................................. 64 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 68 3.1. Hiện trạng ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh................................... 68 3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Hà Tĩnh .............................................. 68 3.1.1.1. Diện tích, cơ cấu rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh .................. 68 3.1.1.2. Tình hình trữ lượng rừng của tỉnh Hà Tĩnh ........................................... 69 3.1.2. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh........................... 70 3.1.3. Chính sách khuyến khích phát triển và đầu tư cho lâm nghiệp tại Hà Tĩnh .................................................................................................... 74 3.2. Thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh ................................................................................................................. 78 3.2.1. Đảm bảo và nâng cao tính hiệu quả về kinh tế trong phát triển lâm nghiệp ...................................................................................................... 78 3.2.1.1. Sự phát triển ổn định và đa dạng của các nguồn thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp .......................................................................................... 78 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp .............................. 86 3.2.1.3. Gia tăng mức đóng góp về kinh tế của lâm nghiệp cho phát triển KTXH của địa phương. .................................................................................. 90 3.2.2. Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ... 91 3.2.2.1. Đảm bảo vai trò phòng hộ của rừng...................................................... 91 3.2.2.2. Duy trì, bảo vệ hệ sinh thái rừng và tính đa dạng sinh học của rừng ..... 93 3.2.2.3. Đáp ứng yêu cầu chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 94 3.2.3. Giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển lâm nghiệp ......... 95 3.2.3.1. Đảm bảo bình đẳng và công bằng trong tiếp cận và hưởng lợi từ rừng . 95 3.2.3.2. Thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển lâm nghiệp .................................................................................. 97 3.2.3.3. Cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân ............................. 98 3.3. Đánh giá tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh98 3.3.1. Tính bền vững về kinh tế trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ..... 98 3.3.2. Tính bền vững về xã hội trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh .... 100 3.3.3. Tính bền vững về môi trường trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................................... 102
- vi 3.3.4. Đánh giá tổng hợp tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................................... 104 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Hà Tĩnh ..........................................................................107 3.4.1. Đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra ....................................................... 107 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ........................................................... 108 3.4.3. Phân tích hồi quy .................................................................................. 111 3.4.4. Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh............................................................ 113 3.5. Đánh giá chung về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................................................118 3.6. Định hướng và giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững .....................................................................................120 3.6.1. Định hướng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................................... 120 3.6.2. Giải pháp phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà tĩnh ... 128 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................142 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................................................................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................145 PHỤ LỤC .....................................................................................................151
- vii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVTNR Bảo vệ tài nguyên rừng BV Bền vững DVMTR Dịch vụ môi trường rừng FSC Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng GDP Tổng sản phẩm quốc nội GĐ Gia đình GĐGR Giao đất giao rừng GRDP Tổng sản phẩm của vùng GTSX Giá trị sản xuất GTSXLN Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp KT-XH-MT Kinh tế - Xã hội - Môi trường LĐ Lao động LN Lâm Nghiệp LNBV Lâm Nghiệp bền vững LSNG Lâm sản ngoài gỗ MTR Môi trường rừng NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước PT Phát triển PTBV Phát triển bền vững PTLN Phát triển lâm nghiệp PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững PTLNBV Phát triển lâm nghiệp bền vững RĐD, RPH Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ TNR Tài nguyên rừng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên XK Xuất khẩu
- viii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh 45 2.2 Tình hình dân số và lao động tỉnh Hà Tĩnh 47 2.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế tỉnh Hà tĩnh 48 2.4 Tổng hợp phương pháp thu thập thông tin, số liệu 53 2.5 Cơ cấu mẫu khảo sát bằng bảng hỏi 55 2.6 Tổng hợp phương pháp phân tích thông tin, số liệu 56 2.7 Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí 59 2.8 Chỉ số ngẫu nhiên RI 60 2.9 Xây dựng giải pháp bằng SWOT 63 3.1 Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (2019) 68 3.2 Tình hình trữ lượng rừng tỉnh Hà Tĩnh (2019) 71 Nguồn vốn ngân sách và vốn khác của ngành lâm nghiệp giai 3.3 76 đoạn 2017-2019 Sản lượng và giá trị một số sản phẩm chủ yếu khai thác từ rừng 3.4 79 tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2019 Thu quỹ dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014- 3.5 83 2019 3.6 Các loại hình chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh 84 3.7 Giá trị sản xuất khâu chế biến lâm sản tỉnh Hà Tĩnh 85 Tình hình diễn biến sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai 3.8 87 đoạn 2013-2019 Kết quả hoạt động phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 3.9 88 2019 3.10 Tình hình thay đổi trữ lượng rừng gỗ tỉnh Hà Tĩnh 2013-2019 89 3.11 Diễn biến các khoản thu trên 1 ha đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 90
- ix Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông lâm thuỷ sản tỉnh Hà 3.12 91 Tĩnh 3.13 Diễn biến cơ cấu các loại rừng và tỷ lệ che phủ tỉnh Hà Tĩnh 92 3.14 Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Hà Tĩnh 94 3.15 Diễn biến diện tích rừng phòng hộ tỉnh Hà Tĩnh 95 Cơ cấu diện tích rừng được giao cho các loại chủ rừng tỉnh Hà 3.16 96 Tĩnh (2019) Giá trị chuẩn hóa trong đánh giá tính bền vững về kinh tế trong 3.17 99 phát triển lâm nghiệp Hà Tĩnh Giá trị chuẩn hóa trong đánh giá tính bền vững về xã hội trong 3.18 101 của phát lâm nghiệp Hà Tĩnh Giá trị chuẩn hóa trong đánh giá tính bền vững về môi trường 3.19 103 của phát lâm nghiệp Hà Tĩnh Chỉ số đánh giá phát triển lâm nghiệp bền vững của các thành 3.20 104 phần và bền vững tổng hợp 3.21 Các thông tin cơ bản của mẫu điều tra 107 3.22 Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo 108 3.23 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 109 3.24 Ma trận nhân tố xoay 110 3.25 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 111 3.26 Kết quả mô hình hồi quy 112 3.27 Tình hình lao động tỉnh Hà Tĩnh 115 Phân tích SWOT về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền 3.28 121 vững tỉnh Hà Tĩnh
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị Trang 1.1 Mô hình phát triển bền vững của Jacobs & Sadler (1990) 12 1.2 Mô hình phát triển bền vững của WCED (1987) 12 1.3 Mô hình phát triển bền vững của UNESCO (2008) 12 1.4 Mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững 15 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 44 2.2 Khung phân tích nghiên cứu của luận án 51 Mô hình giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm 2.3 61 nghiệp theo hướng bền vững 2.4 Các khía cạnh của phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững 62 3.1 Cơ cấu phân loại rừng và đất LN tỉnh Hà Tĩnh (2019) 69 3.2 Tổ chức quản lý Nhà nước ngành Lâm Nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 72 3.3 Đồ thị chỉ số đánh giá phát triển lâm nghiệp về kinh tế 99 Biểu đồ tính cân đối của chỉ số trong phát triển lâm nghiệp về 3.4 100 kinh tế năm 2019 3.5 Đồ thị chỉ số đánh giá phát triển lâm nghiệp về xã hội 101 Biểu đồ tính cân đối của chỉ số trong phát triển lâm nghiệp về xã 3.6 102 hội 2019 3.7 Đồ thị chỉ số đánh giá phát triển lâm nghiệp về môi trường 103 Biểu đồ tính cân đối của chỉ số trong phát triển lâm nghiệp về 3.8 104 môi trường 2019 3.9 Đồ thị chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển lâm nghiệp bền vững 105
- xi TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Võ Thị Phương Nhung Tên Luận án: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm Nghiệp Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển, đánh giá tính bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững. Phương pháp nghiên cứu Các thông tin, dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ hệ thống cơ sở dữ liệu đã được công bố của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Các thông tin sơ cấp được thu thập trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó có thực hiện điều tra qua bảng hỏi đối với 271 cá nhân có liên quan đến phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thông tin, số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS, Excel và được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp, phương pháp phân tích SWOT. Phương pháp chuyên gia được áp dụng cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xác định các định hướng và giải pháp về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Kết quả chính và kết luận Luận án đã hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ở cấp tỉnh, đã đề xuất khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu chỉ và chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp ở cấp tỉnh. Luận án cung cấp các thông tin và đưa ra các nhận định về thực trạng phát triển, tính bền vững trong trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2013- 2019. Kết quả phân tích cho thấy, Hà Tĩnh là một trong số các tỉnh có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng; ngành lâm nghiệp đã có những bước phát triển rõ nét theo hướng bền vững trên các khía cạnh kinh tế- xã hội và môi trường sinh thái. Về phát tiển kinh tế, tăng trưởng nguồn thu từ lâm nghiệp tương đối tốt, tuy nhiên chưa đa dạng nguồn thu, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao và ngành lâm nghiệp đã đóng góp
- xii vào phát triển kinh tế toàn tỉnh. Về môi trường sinh thái, ngành lâm nghiệp đã đảm bảo duy trì được chức năng phòng hộ của rừng, đóng góp phần nhỏ vào ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên tính đa dạng sinh học của rừng chưa được đảm bảo duy trì, bảo vệ một cách vững chắc. Về xã hội, ngành lâm nghiệp đã bước đầu thực hiện phân phối lợi ích từ tài nguyên rừng, đảm bảo tính công bằng trong hưởng lợi, tiếp cận tài nguyên, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, miền núi. Tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp có thể lượng hóa được thông qua sử dụng hệ thống chỉ tiêu và quy trình tính toán, tổng hợp, phân tích. Với 20 chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh phát triển lâm nghiệp trên ba lĩnh vực, quy trình gồm: tính toán giá trị thực, chuẩn hóa và tổng hợp giúp xác định chỉ số phát triển thàn phần đại diện trên ba khía cạnh và chỉ số tổng hợp phản ánh tính bền vững chung. Kết quả phân tích tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: thực trạng phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đang ở mức kém bền vững, có sự mất cân đối giữa các tiêu chí thành phần và cân đối giữa ba trụ cột, tuy nhiên quá trình này đang có xu hướng phát triển theo hướng cân đối hơn và gia tăng tính bền vững. Nghiên cứu cho thấy có sáu nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh, bao gồm: trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp; sự tham gia của cộng đồng; trình độ của nhân lực ngành lâm nghiệp; tài nguyên rừng; mức độ phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và khoa học công nghệ trong lâm nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển và các định hướng phát triển lâm nghiệp của quốc gia, địa phương kết hợp phân tích SWOT, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, cùng những bài học kinh nghiệm trong nước, nước ngoài, luận án đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững. Hệ thống giải pháp bao gồm: 1) hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi liên kết trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; 2) đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 3) nâng cao nhận thức của cộng đồng và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng; 4) đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp; 5) bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái; 6) hoàn thiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp; 7) phát triển nguồn nhân lực trong lâm nghiệp; 8) tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
- xiii THESIS ABSTRACT PhD student: Vo Thi Phuong Nhung Thesis title: Developing Forestry toward sustainability in Ha Tinh province Majority: Agricultural Economics Code: 9620115 Tranning institution: Vietnam National University of Forestry (VNUF) Research Objectives Based on analyzing the development situation, assessing the sustainability of forestry development and factors affecting forestry development toward sustainability in Ha Tinh province, the thesis proposes solutions to develop the province's forestry towards sustainability. Research Methods The secondary data was aggregated from the database announced by competent agencies and organizations. Primary data collected by practical survey with relevant organizations and individuals. In which, questionnaires were collected from 271 individuals who were involved in the forestry sector in Ha Tinh province. Information and data were processed on SPSS and Excel software and also analyzed by descriptive and comparative statistical methods. Exploratory Factor Analysis (EFA) was used to identify factors affecting sustainability in forestry development, SWOT method and expert method were used for finding orientations and solutions. Main results and conclusions The thesis systematized and clarified the basic theories about forestry development and sustainability in forestry development. The thesis also developed an analytical framework for sustainable forestry development at the provincial level. A system of indicators and processes for calculating, synthesizing, and evaluating sustainability in forestry development at the provincial level were proposed. The study provided the information, assessments on the current status of development and sustainability in forestry development in Ha Tinh province in the period of 2013-2019. It showed that: Ha Tinh was one of the provinces with rich and diverse forest resources; The forestry sector made important developments in terms of both width and depth; also made many significant contributions to the local development in terms of socio-economic and environment. The results of economic forestry development showed that the revenue from forestry grew relatively well, however, the income sources were not diversified. Forestry land-use efficiency increased gradually, and forestry contributed to the economic development of the
- xiv province. Regarding the ecological environment, the forestry sector ensured to maintain the protective function of the forest, contributed to the response to climate change. However, the biodiversity of the forest had not been firmly maintained and protected. With regards social aspect, the forestry sector implemented initially the distribution of benefits from forest resources, ensured fairness in benefits and resource access. Forestry also contributed to increasing the income of people in rural and mountainous areas. Sustainability in forestry development could be quantified by using a set of indicators and a process of calculation and synthesis. With 20 indicators reflecting three key aspects of FDTS, the calculation process including calculating the value, normalizing, and aggregating in order to define the aggregated indexes. The analysis results of sustainability in Ha Tinh's FD in 7 years (2013-2019) showed that: FD was only at a less sustainable level, there was an imbalance between the components and the three pillars. However, it tended to develop in a more balanced direction and increase sustainability. Basing on potential factors affecting on FDTS in Ha Tinh province, the study found out that there were 6 factors that influenced significantly at a 90% confidence interval including 1) Forestry production organization; 2) Community Participation; 3) Human resources; 4) Forest resources; 5) Forestry infrastructure; 6) Science and technology in forestry. Based on studying the current state of foestry development towards sustainability in Ha Tinh province and combining orientations with SWOT analysis and leasons from other countries, provinces, the thesis proposed a set of solutions to promote the development of forestry towards sustainability. These solutions including: 1) Improving the organization of production and business in the direction of linkage chains; 2) Promoting the planting of large timber plantations associated with the certificate of sustainable forest management; 3) Raising community awareness and promote community participation in forestry development; 4) Promoting the application of science and technology in forestry; 5) Protecting forest resources associated with ecotourism development; 6) Completing state management of forestry; 7) Developing human resources in forestry; 8) Increasing the investment in forestry infrastructure.
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù bao gồm các hoạt động có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, thể hiện trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Sự phát triển và tính bền vững trong quá trình phát triển của ngành lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng việc đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế trong một thời gian dài thường đi liền với việc khai thác cạn kiệt và thâm dụng các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, con người buộc phải xem xét lại các quan điểm về phát triển. Quan điểm cần đảm bảo tính bền vững trong phát triển đã được khẳng định ở quy mô toàn cầu và đang được quán triệt vào chiến lược phát triển tại tất cả các quốc gia ở các mức độ khác nhau. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo các quyền và nhu cầu của các thế hệ mai sau, quá trình phát triển được coi là bền vững chỉ khi nó đạt được sự cân bằng trên 3 khía cạnh cơ bản: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường [69]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và quá trình toàn cầu hóa, vấn để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế xã hội càng trở nên cấp bách trên quy mô toàn cầu, ở cấp độ quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được coi là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu [74, 78]. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù gắn liền với các hoạt động có tác động trực tiếp tới tài nguyên rừng, và do vậy, để phát triển bền vững kinh tế xã hội, tất yếu và trước tiên phải đảm bảo phát triển bền vững lâm nghiệp, gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Việt Nam là một trong năm nước được cho là chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu [68], do đó ngành lâm nghiệp có vai trò càng trở nên quan trọng hơn. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, trong quá trình theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Trong giai đoạn 1943-1995, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 43% xuống còn chỉ 27,2%
- 2 [49]. Sau hơn 30 năm, tỷ lệ che phủ rừng đã tăng trở lại, đạt mức 42% (2019) [39], tuy nhiên chất lượng rừng ngày càng đi xuống do diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, đa dạng sinh học giảm sút. Vấn đề phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững ngày càng cấp bách và đã được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Phát triển lâm nghiệp bền vững đã và đang trở thành phương châm và quan điểm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững đã được chính thức thể chế hóa trong. Đối với ngành lâm nghiệp, mục tiêu phát triển theo hướng bền vững cũng đã được chính thức đưa vào các văn bản pháp quy và được triển khai thực hiện trong thực tiễn [34-36]. Hà Tĩnh, một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, là tỉnh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu [15], vì thế ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh không những đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực môi trường sinh thái và xã hội. Tỉnh Hà Tĩnh được coi là tỉnh giàu về tài nguyên rừng so với các tỉnh khác trên toàn quốc với diện tích rừng và đất lâm nghiệp 333.040,37 ha, độ che phủ của rừng đạt 52,35% [8]. Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện vai trò khá lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội hội của tỉnh, riêng năm 2019, ngành lâm nghiệp đã đóng góp hơn 1 nghìn tỷ đồng vào giá trị sản xuất toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản đạt 61 triệu USD [37]. Thành quả phát triển của ngành lâm nghiệp của tỉnh đã được ghi nhận trên nhiều mặt. Hơn 90% diện tích lâm nghiệp được giao cho các chủ rừng quản lý đã tạo điều kiện cho chủ rừng chủ động trong quản lý, sử dụng [57]. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2013-2019 [8]. Bước đầu thực hiện thu và chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng từ 2014-2019 là hơn 26 tỷ đồng, chi trả cho hơn 30 nghìn ha với mức bình quân 223 ngàn đồng/ha/năm (2019) [6]. Bên cạnh đó, số vụ vị phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm rõ rệt, từ 473 vụ vào năm 2013 xuống còn 252 vụ vào năm 2019 [6]. Ngoài ra, thành quả phát triển của ngành lâm nghiệp còn được ghi nhận: tài nguyên rừng được bảo vệ, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm ngàn người lao động, đặc biệt là các vùng trung du, miền núi, từng bước góp phần ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, bên cạnh những thành công, ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh còn thể hiện khá nhiều điểm tồn tại và bất cập, cho thấy tình trạng thiếu tính bền vững trong phát triển. Trữ lượng rừng trong xu thế giảm
- 3 sút và đối mặt với nhiều nguy cơ khi diện tích rừng giai đoạn 2013-2019 tăng trưởng rất khiêm tốn, trong khi sản lượng khai thác ngày càng gia tăng [6]. Chế biến lâm sản còn hạn chế, sản phẩm từ rừng chủ yếu mới chỉ được tiêu thụ ở dạng nguyên liệu thô, chủ yếu sử dụng cho chế biến gỗ dăm, chỉ 10,05% tổng sản lượng gỗ khai thác (2019) được sử dụng cho chế biến tinh sâu [8]. Không những vậy, khai thác rừng trồng cho chế biến gỗ băm dăm hầu hết là rừng non, lúc này các lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái của rừng non chưa được phát huy. Hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học bị tác động khi có tới 80% diện tích rừng trồng là rừng thuần loài [57]. Bên cạnh đó, đóng góp về mặt kinh tế của lâm nghiệp Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng của mình; đời sống của người dân làm rừng vẫn ở mức thấp. Những thành công và tồn tại kể trên cho thấy sự thiếu cân đối, hài hòa trong phát triển lâm nghiệp trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Những con số, nhận định rời rạc phần nào phản ánh được tình hình phát triển lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên chưa nhìn nhận được chính xác, đầy đủ và khái quát về thực trạng phát triển lâm nghiệp cũng như đánh giá được sự phát triển đã theo hướng bền vững hay chưa. Do đó, việc nhìn nhận được thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững như thế nào, nguyên nhân từ đâu và định hướng giải pháp giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững là thật sự cần thiết và cấp bách. Mặc dù các nghiên cứu trong nước hiện nay đã đề cập tới phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững đồng thời đánh giá thực trạng phát triển, tuy nhiên cơ sở lý thuyết về phát triển lâm nghiệp và tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, việc đánh giá chỉ dừng lại ở phân tích các chỉ tiêu rời rạc, chưa có quy trình tính toán, đánh giá cụ thể, chưa có cơ sở để nhận định mức độ bền vững chung trong phát triển lâm nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững được đánh giá định tính, chưa có cơ sở định lượng đáng tin cậy. Đặc biệt, đối với địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được những con số định lượng, đánh giá được mức độ bền vững trong phát triển lâm nghiệp, cũng như nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh. Nhận thức được vấn đề này, tôi lựa chọn thực hiện luận án tiến sĩ với tên đề tài: “Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững và đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường tính bền vững trong phát triển của ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.
- 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá tính bền vững và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp thúc đấy triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.2.1. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. - Phân tích thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh - Đánh giá tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh - Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Hà Tĩnh - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án trả lời cho các câu hỏi: (i) Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững cần dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào? (ii) Thực trạng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào? (iii) Tính bền vững trong phát triển lâm nghiệp của Hà Tĩnh hiện nay ở mức độ nào? (iii) Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Hà Tĩnh? (iv) Cần có những giải pháp nào để lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn