Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
lượt xem 27
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, mạng lưới bán lẻ truyền thống đã tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các loại hình cơ bản như chợ, cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các loại hình bán lẻ truyền thống tồn tại là phổ biến. Chợ truyền thống là loại hình bán lẻ có lịch sử phát triển lâu đời nhất, phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, nhất là ở khu vực nông thôn của tỉnh. Bên cạnh mạng lưới chợ, loại hình bán lẻ truyền thống khác cũng khá phát triển là các cửa hàng, cửa hiệu nhỏ. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, thị trường bán lẻ đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Với sự xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thay vào đó là cơ chế thị trường, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất. Cùng với đó là sự đa dạng về loại hình phân phối bán lẻ, bên cạnh những loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ truyền thống, các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,… đã được hình thành và phát triển làm thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân và đưa lại diện mạo mới cho ngành thương mại của đất nước. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các loại hình bán lẻ hiện đại đã xuất hiện và không ngừng phát triển. Sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,… trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự cạnh tranh sôi động trên thị trường bán lẻ. Điều này đã tạo điều kiện cho
- 2 người tiêu dùng trong tỉnh được hưởng nhiều tiện ích, có thêm nhiều lựa chọn khi thực hiện mua sắm. Không những mua được sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, giá cả ưu đãi, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá,... Bên cạnh đó, người dân trong tỉnh cũng bắt đầu được làm quen với phương thức mua sắm hiện đại, chất lượng dịch vụ cao từ khâu tiếp thị, tư vấn bán hàng đến chính sách sau bán hàng đều được quan tâm và chuyên nghiệp; không gian, môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm,... Mặt khác, các các đơn vị sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng có cơ hội thực hiện quảng bá, tiêu thụ những sản phẩm thế mạnh, đặc sản của địa phương qua các loại hình bán lẻ hiện đại này. Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới là một đòi hỏi thực tế khách quan. Với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là mức tăng của tiêu dùng và quá trình đô thị hoá của tỉnh Phú Thọ, cùng với triển vọng đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của các thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh đặt ra yêu cầu cần phát triển đầy đủ, ổn định và hài hoà mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại tại địa bàn tỉnh Phú Thọ phải có những điều kiện tiên quyết cho các loại hình bán lẻ hiện đại hình thành và lớn mạnh. Với lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- 3 Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của một tỉnh; Đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 2013; Xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện để mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Đánh giá các điều kiện phát triển các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 đến 2013 và đề xuất các giải pháp cho thời k ỳ đế n năm 2020. Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nội... Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các điều kiện để phát triển mạng lưới các cơ sở bản lẻ hàng hóa hiện đại (tập trung chủ yếu vào phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- 4 4.1. Cách tiếp cận Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng cách tiếp cận thực tiễn, hệ thống, biện chứng và tổng hợp. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với nhiều nội dung liên quan như: lý luận về bán lẻ hiện đại, lý luận về phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn một tỉnh, thực trạng những yếu tố và điều kiện để mạng lưới các cơ sở bán trên địa bàn Phú Thọ phát triển,... Do vậy cần phải sử dụng cách tiếp cận thực tiễn, hệ thống, biện chứng và tổng hợp để: hệ thống những lý luận về phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại, rút ra những đánh giá về các điều kiện để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn Phú Thọ, làm rõ xu hướng phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới này. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: hệ thống hóa và khái quát hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh đối chiếu, khảo sát và dự báo. Đồng thời nghiên cứu sinh còn sử dụng hình thức nghiên cứu tại bàn kết hợp với kế thừa số liệu, tài liệu của của một số tổ chức, cá nhân, cụ thể: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa để kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án trên cơ sở đó khái quát hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp để xây dựng những luận cứ có tính độc lập và khoa học cho luận án.
- 5 Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu và quy nạp để đánh giá những điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phát hiện những vấn đề còn hạn chế của các điều kiện này, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế để mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của tỉnh Phú Thọ phát triển trong thời gian tới. Phương pháp khảo sát, điều tra được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này được kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích và tổng hơp để đánh giá thực trạng phát triển các cơ sở bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. Phương pháp dự báo được sử dụng để nêu lên các xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại, xu hướng phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ trong tương lai và xu hướng vận động của các điều kiện để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới. 5. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại đối với một tỉnh, trong đó tập trung cơ sở lý luận về điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại như: phân tích khái niệm về điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại, khái niệm về phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại, xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại đối với một tỉnh cụ thể. Tổng kết thực tiễn các điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại của tỉnh Phú Thọ, qua đó rút ra những nhận định về thuận
- 6 lợi và khó khăn đối với phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống quan điểm, định hướng phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời kỳ đến năm 2020. Đề xuất một số giải pháp để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục b ảng, bi ểu đồ và phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn thị trường một tỉnh; Chương 2: Đánh giá thực trạng điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- 7 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại đang là một xu thế chung của thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển cao. Chính vì vậy, chủ đề phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố kết quả trên các ấn phẩm. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bán lẻ nói chung và loại hình tổ chức bán lẻ hàng hóa hiện đại nói riêng đều tập trung vào việc luận giải cơ sở khoa học của việc phát các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại; đưa ra các điều kiện để xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ; xây dựng các mô hình phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại và quản trị bán lẻ hiện đại. Dưới đây là tổng quan kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu ngoài nước: C.Lonsdale, J.Sanderson and G.Watson, 2002, Supply Chain, Markets and Power: Mapping buyer and supperlier power regimer” (Năng lực thị trường và chuỗi cung ứng: Tương quan quyền lực giữa người mua và người bán). Nghiên cứu này đã tập trung phân tích sự phát triển quan hệ và tương quan quyền lực giữa người bán và người mua trong chuỗi cung ứng nói chung của thị trường, thiết lập cơ sở cho việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm của hệ thống phân phối hiện đại. Dr Gerd Wolfram, 2003, “Metro group: Future store initiative” (Tập đoàn Metro: Sáng kiến cho tương lai của siêu thị”. Nghiên cứu này đã giới thiệu, phân
- 8 tích kinh nghiệm, chiến lược xây dựng và sự phát triển trong tương lai của tập đoàn Metro trên thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào phát triển mạng lưới phân phối, đáp ứng sự hài lòng của khác hàng về sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ… Coriolis Research, 2004, “Tesco: Case Study in Suppermarket Excellence” (Tesco: Nghiên cứu tình huống siêu thị danh tiếng); Anitha Y Institute of Information Technology Bangalove Electronic City, 2004, “7 ELEVEN An Enterprise Case Study” (Nghiên cứu trường hợp của các chuỗi cửa hàng tiện lợi 7 ELEVEN ); Oliver, 2004, “WalMart SVP of Human resources” (Nguồn nhân lực cho các chuỗi cửa hàng của WalMart SV); Ingrid Bonn, Graduate School of Management, Griffith University, 2005, “Aldi in Australia”. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung nghiên cứu tình huống phát triển chuỗi siêu thị Tesco và chuỗi cửa hàng tiện lợi 7Eleven, cũng như phát triển nguồn nhân lực của Wal Mart ở thị trường Hoa Kỳ. Các công trình nghiên cứu trên cũng đã đề cập tới những lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng nói chung, phương thức phát triển hệ thống phân phối hiện đại, kinh nghiệm xây dựng thương hiệu,… David SimchiLevi, Philip Kaminsky & Edith SimchiLevi, 2004, “Managing the Supply Chain” (Quản trị chuỗi cung ứng). Nghiên cứu này đã phân tích phương thức quản trị chuỗi cung ứng của hệ thống phân phối dạng chuỗi siêu thị. Theo nghiên cứu này, quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Quản trị chuỗi cung ứng diễn ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, kiểm kê công việc đang thực hiện và các thành phẩm từ điểm gốc đến điểm tiêu thụ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra nội dung và những lợi ích
- 9 của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, quy trình quản trị chuỗi cung ứng gồm: Lên kế hoạch và kiểm soát; Cấu trúc công việc; Cơ cấu tổ chức; Cơ cấu thiết bị dòng sản phẩm; Cơ cấu thiết bị dòng thông tin; Các phương pháp quản trị; Cấu trúc lãnh đạo và quyền hạn; Cấu trúc rủi ro và thưởng; Văn hóa và thái độ… Ling Li, Old Dominion University, USA: “Supperly Chain Managerment: Concepts, techniques and Practices Exchangcing Value Throught Collaboration” (Quản trị chuỗi cung ứng: Trao đổi kinh nghiệm thông qua sự hợp tác). Nghiên cứu này đã đề cập đến những kinh nghiệm trong quản trị chuỗi cung ứng nhằm thành công trong cạnh tranh của một chuỗi cung ứng với các chuỗi cung ứng khác. AT Kearney: “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2009”. Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên thế giới dựa trên cơ sở đánh giá các nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển bán lẻ của từng quốc gia (GRDI) như nguy cơ kinh tế, chính trị, độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, mức bão hòa của thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăng trưởng bán lẻ. Theo báo cáo này Việt Nam là một trong 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Fels, Allan: “Quản trị bán lẻ Bài học từ các quốc gia đang phát triển”, Asia Pacific Business Review, số 1 năm 2009. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm về quản trị bán lẻ và rút ra bài học quản lý bán lẻ ở các nước đang phát triển. Những kinh nghiệm được đề cập đến là tổ chức mạng lưới cửa hàng, đào tạo nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh…
- 10 Tsinnopoulos, C. Durham University Bussiness School, Mena, C. Cranfield University, 2010, “Competing Supply Chain Stratergier: Tesco, Aldi and Liddl” (Cạnh tranh của các hãng phân phối hàng đầu về chuỗi cung ứng: Tesco, Aldi and Liddl). Đã đề cập từng khía cạnh riêng của vấn đề phát triển hệ thống phân phối hiện đại và áp dụng cho thị trường các nước công nghiệp phát triển. Nhìn chung các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến vấn đề bán lẻ hiện đại, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại ở tỉnh Phú Thọ. 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đến nay, vấn đề phát triển thị trường bán lẻ ở nước ta nói chung và vấn đề phát triển thị trường bán lẻ hiện đại nói riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Cụ thể: PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu, “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” , đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2002. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hệ thống phân phối hàng hóa; Đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân cản trở việc phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam; Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc phát triển hệ thống phân phối, trong đó tập trung làm rõ cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển các mối liên kết dọc và liên kết ngang trong các hệ thống phân phối. PGS.TS. Lê Xuân Bá, “Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” , đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2004. Đề tài này đã tập trung làm rõ bản chất, nội dung của thể chế kinh
- 11 tế thị trường của Việt nam, trong đó đề cập đến các vấn đề pháp luật, cách thức tổ chức thị trường, các lực lượng thị trường, cơ chế giám sát, thể chế cạnh tranh,… TS. Nguyễn Thị Nhiễu, “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2005. Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về siêu thị, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về tổ chức quản lý kinh doanh siêu thị; Xây dựng các tiêu chí phân biệt siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại khác; Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị và thực trạng quản lý nhà nước về siêu thị của nước ta hiện nay. Đề tài cũng đã đề xuất được những vấn đề đổi mới quản lý nhà nước đối với siêu thị và quản trị kinh doanh siêu thị nhằm phát triển hệ thống siêu thị của nước ta trong thời gian tới. ThS. Lê Minh Châu, “Giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2005. Đề tài đã làm rõ vấn đề lý luận về cửa hàng tiện lợi, các hình thức thành lập cũng như đặc điểm của hệ thống cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi; Đánh giá được thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở nước ta những năm vừa qua và từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở nước ta đến 2010. TS. Lê Danh Vĩnh: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách đã phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta. Qua đó, tác giả đã đề
- 12 xuất các kiến nghị tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách thương mại trong thời gian tiếp theo. TS. Nguyễn Thị Nhiễu “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước trên thế giới trên các phương diện chế định pháp lý, mô hình hoạt động và tổ chức quản lý, trên cơ sở đó đã đề xuất được một số giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý, vận dụng và phát triển các mô hình và phương thức tổ chức quản lý bán buôn, bán lẻ hiện đại với tư cách là các phân ngành của ngành dịch vụ phân phối, trong đó tập trung nghiên cứu các điều kiện, xu hướng phát triển và chính sách quản lý các dịch vụ này ở một số nước, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Lê Văn Hóa “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2008. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại và hệ thống phân phối qua đó đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển thương mại quốc gia thông qua việc xâm nhập vào hệ thống phân phối của tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Phạm Hữu Thìn, “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2008. Luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản mang tính khoa học về loại hình tổ chức bán lẻ và tính đa dạng của nó, luận giải và đưa ra khái niệm cũng như tiêu chí để xác định và nhận dạng loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại, luận giải và rút ra những đặc điểm chính của các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại tiêu biểu trên thế giới. Luận án đã tổng hợp và đưa ra khái niệm phát
- 13 triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại đồng thời đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể để đánh giá sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ này. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan), Luận án đã rút ra 9 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại. Luận án xác định những nhóm yếu tố tác động, những lý do về sự cần thiết phải phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam cũng như các điều kiện, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ này ở Việt Nam. Luận án đã phân tích và rút ra những xu hướng phát triển của ngành bán lẻ cũng như các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại trên thế giới cùng những xu hướng đang diễn ra trong sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ này ở Việt Nam. Từ việc phân tích thực trạng triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam, Luận án đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết trong sự phát triển và quản lý nhà nước đối với các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam. Cuối cùng, luận án đề xuất những quan điểm, mục tiêu, tiêu chí, định hướng và những giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam. TS. Từ Thanh Thủy, “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2009. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, buôn lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh cho lĩnh vực dịch vụ này theo một số tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân. Bộ Công Thương, “Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020”, đề án trình Chính phủ, năm 2007. Đề án đã xây dựng
- 14 các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển (các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, các mô tình tổ chức lưu thông hàng hóa) và giải pháp phát triển thương mại trong nước. Phạm Hồng Tú, “Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 2020”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2011. Luận án đã hệ thống hóa và góp phần bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn dựa vào cơ sở lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; Luận án cũng đã phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, các chính sách phát triển thị trường của Nhà nước trong những năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu. Từ đó luận án đã đề xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung khổ chính sách và phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 2020. Đề xuất một số nhóm giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với phát triển và hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn. TS. Trần Hùng, “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hiện đại của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 2010”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2006. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hiện đại, vai trò của các hệ thống phân phối hiện đại trong việc nâng cao khả năng cạnh trang của các doanh nghiệp thương mại nói riêng và ngành thương mại Hà Nội nói chung, sự cần thiết phải phát triển hệ thống phân phối hiện đại ở Hà Nội; Nghiên cứu khảo sát thực trạng hình thành và phát triển hệ thống phân phối hiện đại ở Hà Nội; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối hiện đại ở một số nước và một số hệ thống
- 15 phân phối của các tập đoàn lớn trên thế giới. Đề tài cũng đã đưa ra các quan điểm định hướng và đề xuất được một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối hiện đại ở Hà Nội trong thời gian đến năm 2010 và những năm tiếp theo. PGS.TS. Lê Quân, “Hoàn thiện hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới ở Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về bán lẻ tiện ích trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa; Đúc rút được kinh nghiệm quốc tế về phát triển bán lẻ tiện ích; Nghiên cứu được thực trạng hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới của Hà Nội. Đề tài cũng đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện hệ thống bán lẻ tiện ích tại các khu đô thị mới của Hà Nội. TS. Hoàng Văn Hải, “Giải pháp phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi ở các khu đô thị mới Thành phố Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2008. Đề tài đã hệ thống hóa và hoàn thiện các cơ sở lý luận về chuỗi cửa hàng thuận tiện ở đô thị mới. Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cửa hàng thuận tiện tại các khu đô thị mới của Hà Nội, điển hình ở ba khu vực đô thị mới: Định Công, Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình,… Qua đó đã xác lập được các vấn đề đặt ra đối với chuỗi cửa hàng thuận tiện ở các khu đô thị mới Hà Nội. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cửa hàng thuận tiện tại các khu đô thị mới Hà Nội làm cơ sở cho các chính sách về quản lý nhà nước và quản trị điều hành các doanh nghiệp phân phối. PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài, “Xu thế lựa chọn loại hình cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng theo cách tiếp cận marketing ở các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2008. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được một khung lý thuyết về hành vi lựa chọn điểm bán và các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn cửa hàng để mua
- 16 sắm của người tiêu dùng; Nghiên cứu được thực trạng hành vi và xu thế lựa chọn cửa hàng mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn nội thành Hà Nội, đặc điểm của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing của doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi chọn cửa hàng bán lẻ theo các mô hình lựa chọn và các nhân tố ảnh hưởng với lựa chọn cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội ở khu vực nội thành và đề xuất được các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội nhằm khai thác hiệu quả những đặc điểm và xu thế lựa chọn điểm bán và dịch vụ phân phối bán lẻ của người tiêu dùng. Nguyễn Thanh Hải, “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2011. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về bán lẻ hiện đại, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại; Phân tích quan điểm đánh giá hiệu quả, xác định tiêu chuẩn và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong bối cảnh hiện nay; Luận án cũng đã khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đã đi sâu phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại, đưa ra được các nhận định chung về những vấn đề cơ bản cần được giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này; Luận án cũng đã phân tích những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại, đưa ra quan điểm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
- 17 thương mại bán lẻ hiện đại và đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Phạm Huy Giang, “Phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2011. Luận án đã xây dựng được mô hình tổng quát về hệ thống phân phối hàng hóa bán lẻ và xây dựng được các nội dung cơ bản của các bộ phận cấu thành mô hình hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ của một khu vực hay một địa bàn nhất định trên ba góc độ: Tổ chức, quản trị và nguồn lực của hệ thống phân phối; Luận án cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn nội thành Thành phố Hà Nội theo mô hình đã phát triển và theo các nội dung đã xây dựng ở phần cơ sở lý luận, đã đánh giá được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế sự phát triển các hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề xuất được các giải pháp có tính hệ thống nhằm phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi siêu thị bán lẻ theo các nội dung của mô hình đề tài đề cập đến nhằm nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống chuỗi và đáp ứng với các yêu cầu phát triển của lĩnh vực thương mại của thành phố, đồng thời thỏa mãn được toàn diện nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của thành phố Hà Nội cũng như của nước ta. 2. Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu của luận án Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án. Nghiên cứu sinh có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu để giải quyết một số nội dung nghiên cứu của đề tài như: Các khái niệm về bán lẻ; bán lẻ hiện đại; một số vấn đề
- 18 lý luận và thực tiễn về phát triển kênh phân phối nói chung, bán lẻ và bán lẻ hiện đại nói riêng;… Tuy nhiên, từ góc độ phát triển thị trường bán lẻ và bán lẻ hiện đại thì chưa có công trình nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại gắn với các điều kiện kinh tế xã hội của một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi còn nhiều hạn chế như Phú Thọ (Việt Nam). Nghiên cứu này tập trung làm rõ con đường phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại dựa trên cơ sở các điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Thọ.
- 19 PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ HÀNG HÓA HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRƯỜNG MỘT TỈNH 1.1. Khái niệm và các loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm bán lẻ Theo từ điển American, Heritage định nghĩa: bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại. Theo NAICS, năm 2002, lĩnh vực bán lẻ (mã ngành 4445) bao gồm những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá (thường không có hoạt động chế biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng. Quá trình bán lẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hoá. Các nhà bán lẻ tổ chức việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bán lẻ là hình thức bán từng cái, từng ít một trực tiếp cho người tiêu dùng. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các dịch vụ liên quan. Trong cuốn sách Quản trị Marketing, Philip Kotler đã định nghĩa: bán lẻ là bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch
- 20 vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh.[37] Theo phân loại sản phẩm chính tạm thời của Liên Hợp quốc (CPC Central Products Classification), bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. Những khái niệm trên đây đã xác định bán lẻ là: bán với khối lượng nhỏ; bán trực tiếp cho người tiêu dùng; bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ có liên quan; người tiêu dùng mua để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình, không dùng để kinh doanh (bán lại); không bao gồm tiêu dùng cho sản xuất (phân biệt giữa hàng tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất); bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với người tiêu dùng; bán lẻ tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các dịch vụ khác.[32] Danh mục mã CPC xác định rằng “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hóa kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan khác như: bảo quản, lưu kho hàng hóa; sắp xếp và phân loại đối với hàng hóa khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hóa khối lượng nhỏ; dịch v ụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh c ủa ng ười bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”.[58] Các mô hình tổ chức bán lẻ rất đa dạng và những mô hình mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Tuy nhiên có các mô hình bán lẻ chủ yếu sau: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và các tổ chức bán lẻ khác. * Bán lẻ qua các cơ sở bán lẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn