intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

33
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng về sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ 2017 đến 2021; Đề xuất các hướng và giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng trong tương lai, đặc biệt là đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU THẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2023
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU THẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 931 01 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ 14 1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao 14 1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 20 1.3. Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 23 1.4. Đánh giá chung kết quả tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khoảng trống nghiên cứu của luận án 28 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ 33 2.1. Khái niệm, vai trò và những yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 33 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 48 2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở một số nƣớc châu Á, một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học rút ra cho thành phố Hải Phòng 70 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 79 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng 79 3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2017-2021 83 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng 128
  5. Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 139 4.1. Dự báo bối cảnh mới trong nƣớc và quốc tế có ảnh hƣởng tới phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố Hải Phòng 139 4.2. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 144 4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng 153 KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 178
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CLC : Chất lƣợng cao CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CMKT : Chuyên môn kỹ thuật DDI : Doanh nghiệp trong nƣớc DN : Doanh nghiệp GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn KCN, KKT Khu công nghiệp, Khu kinh tế : KT - XH Kinh tế - xã hội : KPI Đánh giá hiệu suất lao động : FDI Doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài : LĐ Lao động NCS : Nghiên cứu sinh NNL : Nguồn nhân lực NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lƣợng cao NSLĐ : Năng suất lao động PT NNL : Phát triển nguồn nhân lực PT NNLCLC : Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TCTK Tổng cục thống kê : UBND Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. Thang đo Likert 5 mức độ 10 Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 61 Bảng 3.1. Các khu công nghiệp trong KKT Hải Phòng 80 Bảng 3.2. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thành phố Hải Phòng theo quốc tịch, giai đoạn 2017-2021 81 Bảng 3.3. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thành phố Hải Phòng theo ngành nghề, giai đoạn 2017-2021 82 Bảng 3.4. Đội ngũ lao động chất lƣợng cao phân theo KCN ở thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017-2021 84 Bảng 3.5. Số lƣợng nhà quản lý trong KKT Hải Phòng giai đoạn 2017-2021 86 Bảng 3.6. Số lƣợng chuyên gia trong Khu kinh tế Hải Phòng năm 2022 89 Bảng 3.7. Số lƣợng công nhân có trình độ CMKT từ bậc 03 trở lên của thành phố Hải Phòng, năm 2022 92 Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trong các KKT của thành phố Hài Phòng, giai đoạn 2017-2021 95 Bảng 3.9. Lựa chọn mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng 114 Bảng 3.10: Thang đo và biến quan sát của biến độc lập 115 Bảng 3.11: Thang đo và biến quan sát biến phụ thuộc 116 Bảng 3.12: Thống kê nguồn nhân lực tham gia khảo sát theo giới tính 116 Bảng 3.13: Thống kê nguồn nhân lực tham gia khảo sát theo độ tuổi 116 Bảng 3.14: Thống kê nguồn nhân lực tham gia khảo sát theo trình độ chuyên môn 117 Bảng 3.15: Kiểm định độ tin cậy các thang đo về chính sách PT NNL 117 Bảng 3.16: Kiểm định độ tin cậy các thang đo quy hoạch, bố trí lao động (QH) 118 Bảng 3.17: Kiểm định độ tin cậy các thang đo về tuyển dụng lao động 118 Bảng 3.18: Kiểm định độ tin cậy các thang đo về đào tạo, bồi dƣỡng 119 Bảng 3.19: Kiểm định độ tin cậy các thang đo của khuyến khích vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động 120
  8. Bảng 3.20: Kiểm định độ tin cậy các thang đo về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của TP Hải Phòng 120 Bảng 3.21: Tổng hợp các thang đo và biến quan sát 121 Bảng 3.22: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 121 Bảng 3.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Total Variance Explained 122 Bảng 3.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Rotated Component Matrixa 123 Bảng 3.25. Kiểm định các hệ số hồi quy 125 Bảng 3.26. Mức độ giải thích của mô hình 125 Bảng 3.27. Kết quả kiểm định ANOVAa 126 Bảng 3.28. Mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc 127 Bảng 3.29. Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế theo các tiêu chí cơ bản 131 Bảng 4.1. Mục tiêu của các chỉ tiêu kinh tế của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 146 Bảng 4.2. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố Hải Phòng đến năm 2030 147
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 3.1. Đội ngũ lao động chất lƣợng cao trong Khu kinh tế Hải Phòng, giai đoạn 2017-2021 85 Biểu đồ 3.2. Đội ngũ nhà quản lý trong Khu Kinh tế Hải Phòng giai đoạn 2020-2021 87 Biểu đồ 3.3. Số lƣợng chuyên gia có trình độ CMKT bậc cao của thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017-2021 90 Biểu đồ 3.4. Đội ngũ chuyên gia so với tổng số lao động tại Khu Kinh tế Hải Phòng, giai đoạn 2017-2021 90 Biểu đồ 3.5. Đội ngũ công nhân có trình độ CMKT bậc trung trở lên của thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017-2021 93 Biểu đồ 3.6. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động trong các KKT của thành phố Hài Phòng, giai đoạn 2017-2021 96 Biểu đồ 3.7. Tƣ duy và khả năng sáng tạo của đội ngũ lao động chất lƣợng cao tại KKT Hải Phòng, năm 2022 98 Biểu đồ 3.8. Mức độ đáp ứng sức khỏe thể chất và tinh thần của đội ngũ lao động chất lƣợng cao tại Khu Kinh tế Hải Phòng, năm 2022 102 Biểu đồ 3.9. Mức độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động chất lƣợng cao tại KKT Hải Phòng, năm 2022 103 Biểu đồ 3.10. Mức độ sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ lao động chất lƣợng cao trong KKT Hải Phòng, năm 2022 105 Biểu đồ 3.11. Khả năng thích ứng với môi trƣờng làm việc của đội ngũ lao động chất lƣợng cao tại KKT Hải Phòng, năm 2022 106 Biểu đồ 3.12. Đội ngũ lao động chất lƣợng cao theo nhóm ngành tại KKT Hải Phòng, năm 2022 108 Biểu đồ 3.13. Cơ cấu đội ngũ lao động chất lƣợng cao theo ngành tại KKT Hải Phòng, năm 2022 110 Biểu đồ 3.14. Cơ cấu độ tuổi đội ngũ lao động chất lƣợng cao KKT Hải Phòng, năm 2022 112 Hình 3.15: Mô hình nghiên cứu 114 Biểu đồ 4.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2022 142
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là động lực hàng đầu cho sự phát triển của mỗi tổ chức và quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế đang chuyển từ mô hình công nghiệp sang mô hình tri thức. Yếu tố con ngƣời ngày càng có tầm ảnh hƣởng lớn hơn so với mọi nguồn lực khác. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế bằng cách nâng cao năng suất lao động, dẫn đến tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Thu nhập cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tổng thể. Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn góp phần tạo nên sự thay đổi ngành nghề cho số đông dân cƣ của một nền kinh tế, khi tập trung thu hút họ vào các ngành sản xuất hàng hóa, công nghiệp dịch vụ phục vụ xuất khẩu, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của thế giới, từ đó góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho địa phƣơng và quốc gia Hải Phòng, một thành phố thuộc quản lý trực tiếp từ Chính phủ, địa lý nằm tại vùng kinh tế quan trọng Bắc Bộ, kết nối vùng Đồng Bằng sông Hồng và là một phần của tam giác kinh tế quan trọng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ thành phố Hải Phòng cũng xác định nguồn nhân lực chất lƣợng cao cần đƣợc quan tâm phát triển đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kinh tế hội nhập. Thành phố Hải Phòng xác định rất rõ vị trí, tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, coi đó là "chìa khóa" tăng trƣởng nhanh, hiệu quả, và có chất lƣợng bền vững của địa phƣơng. Tuy vậy, những thành tựu đạt đƣợc vẫn chƣa thể hiện đầy đủ tiềm năng và ƣu điểm của Hải Phòng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng một cách tƣơng xứng yêu cầu của việc hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả. Số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm việc trong môi trƣờng quốc tế, các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, gắn với xuất khẩu chƣa lớn, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế trong khu công nghiệp gắn với các ngành: công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, cảng biển, logistics, công nghệ thông tin. Chất lƣợng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao vẫn còn hạn chế, cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, khả năng làm việc nhóm,
  11. 2 cũng nhƣ ý thức thái độ làm việc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập; cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao chƣa đƣợc phân bổ hợp lý giữa các ngành, các khu vực, và thành phần kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ sự mất cân đối trong quy mô nguồn nhân lực của thành phố, phản ánh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong tƣơng lai ngày một rõ rệt. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình phát triển và sự chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế sâu và rộng, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và tinh thần đổi mới, sáng tạo, cùng với Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về sự xây dựng và phát triển của Hải Phòng đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết của Thành ủy cũng đã xác định mục tiêu đáng quý: "Bằng việc sử dụng mọi nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển để đến năm 2025, Hải Phòng hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đạt đạt tiêu chuẩn của thành phố loại I, trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics, đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao biển cả nƣớc... tạo nền tảng vững chắc để trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững và có tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. Mục tiêu đó đã, đang đặt ra những yêu cầu và thách thức mới đối với phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bảo đảm về số lƣợng, chất lƣợng và đa dạng hóa về cơ cấu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030. Với những lí do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng" làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, để đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, và với tầm nhìn xa hơn đến năm 2030 * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận từ những tài liệu và nghiên
  12. 3 cứu đã thực hiện cả trong và ngoài nƣớc. Điều này bao gồm việc xem xét khía cạnh tổng quan về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, và các khía cạnh cụ thể liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Dựa trên những điểm mạnh và yếu của các nghiên cứu trƣớc đó, luận án sẽ chỉ ra những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu này, cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. - Làm rõ cơ sở lý luận cùng với những kinh nghiệm thực tế liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. - Đánh giá thực trạng về sự phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ 2017 đến 2021. - Đề xuất các hƣớng và giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng trong tƣơng lai, đặc biệt là đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng, sự phát triển của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, hƣớng đến việc đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế tại thành phố Hải Phòng * Phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại thành phố Hải Phòng, luận án giới hạn phạm vi tập trung vào Khu Kinh Tế Hải Phòng. Điều này giúp luận án tập trung vào đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật có trình độ. Luận án đƣa ra các cơ sở quan trọng cho việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này nhƣ sau: Thứ nhất, Khu Kinh tế Hải Phòng (KKT HP) có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của Hải Phòng. KKT Hải Phòng tập trung phát triển các ngành công nghiệp quan trọng nhƣ chế biến, sản xuất, điện tử, cơ khí, thủy sản, và logistics. Đặc thù của những ngành này đòi
  13. 4 hỏi sự hiện đại về trình độ chuyên môn, kỹ năng chất lƣợng và khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến từ nguồn lao động. Vì vậy, KKT HP đóng một vai trò quyết định trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu vực. Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ giúp khu vực này gia tăng sức cạnh tranh và trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tƣ, đồng thời mang lại lợi ích bền vững cho cả địa phƣơng và toàn quốc. Thứ hai, với sự đa dạng về ngành nghề và quy mô kinh tế lớn, Khu Kinh Tế Hải Phòng cần có một đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật có trình độ chính là nhóm nguồn nhân lực quan trọng trong việc nắm bắt và áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lƣợng và năng suất sản xuất cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và hội nhập quốc tế. Thứ ba, trên thực tế, nguồn nhân lực chất lƣợng cao không chỉ có trong Khu Kinh Tế Hải Phòng, mà cũng có thể nằm ngoài khu vực này, có thể tham gia hoặc không tham gia vào Khu Kinh Tế trong tƣơng lai. Để đánh giá toàn diện về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Hải Phòng, cần xem xét nhiều nội dung khá rộng, đối tƣợng đa dạng, trong các lĩnh vực khác nhau, các yếu tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế khác nhau, các giải pháp cho từng nhóm đối tƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ khác nhau. Vì vậy, sự tập trung của luận án vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong Khu Kinh Tế Hải Phòng giúp cung cấp cách nhìn chi tiết hơn về một khu vực cụ thể trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng. Điều này sẽ đem lại những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cụ thể và thực tế. - Phạm vi về nội dung: (1) Luận án tập trung phân tích các cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm, vai trò và nội dung của việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đồng thời, xây dựng một nhóm tiêu chí để đánh giá và chỉ ra các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
  14. 5 (2) Luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại Khu Kinh tế Hải Phòng, tập trung vào những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt, đƣợc công nhận từ bậc 3 lành nghề trở lên, hoặc có trình độ học vấn tốt nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên làm việc toàn thời gian và các chuyên gia đang làm việc tại Khu kinh tế Hải Phòng, đánh giá trên các mặt nội dung chủ yếu là: sự phát triển về số lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong KKT Hải Phòng, sự phát triển về mặt chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong KKT Hải Phòng, cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong KKT Hải Phòng; chỉ ra các kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân và những hạn chế từ thực trạng. Dựa trên những phân tích trên, luận án đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Hải Phòng đến năm 2025 và trong tầm nhìn đến năm 2030. - Phạm vi về không gian: Luận án tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Hải Phòng. - Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021, dự báo đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên một số lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển, luận án nhấn mạnh rằng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Cơ sở lý luận của luận án tập trung vào việc nghiên cứu số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chất lƣợng của nguồn nhân lực này và cơ cấu của nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Từ đó, luận án đƣa ra các kết luận và kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh cụ thể. * Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án kết hợp một loạt các
  15. 6 phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng. Dƣới đây là một số phƣơng pháp phổ biến có thể đƣợc áp dụng, và chú trọng vào việc kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính (nhƣ hệ thống hóa, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh...) và phƣơng pháp định lƣợng (nhƣ điều tra khảo sát về tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng). Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng linh hoạt và cụ thể phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của từng chƣơng trong luận án. - Thứ nhất, phương pháp định tính: + Phƣơng pháp hệ thống hóa: Là phƣơng phƣơng pháp tiến hành sắp xếp những tri thức khoa học thành một hệ thống, thống nhất các vấn đề, các mặt cụ thể của NNL CLC, phát triển NNL CLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trên cơ sở, đó hình thành nên hệ thống, thấy rõ sự phân tích, đánh giá phát triển NNL CLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng. Luận án thực hiện việc thu thập dữ liệu bằng cách tổng hợp và lựa chọn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu của hội thảo khoa học, cùng với dữ liệu thống kê đƣợc cung cấp bởi các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Những nguồn thông tin này đề cập đến các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Phƣơng pháp hệ thống hóa chủ yếu đƣợc áp dụng trong Chƣơng 1 - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao (NNLCLC) đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và Chƣơng 2 - Cơ sở lý luận của đề tài luận án. Từ đó, bảo đảm tính hệ thống, tổng thể, toàn diện vấn đề nghiên cứu về phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đồng thời xác định rõ nội dung, những khoảng trống lý luận và thực tiễn tập trung nghiên cứu của luận án. + Phƣơng pháp thống kê: Luận án sử dụng dữ liệu thống kê thu thập từ các nguồn chính, bao gồm Tổng cục thống kê, Cục thống kê của thành phố Hải Phòng, Sở Lao Động Thƣơng Binh - Xã Hội, và Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng. Đồng thời, dữ liệu tham khảo từ các tài liệu đã đƣợc công bố rộng rãi trong sách, báo, tạp chí khoa học, luận án, và các đề tài nghiên cứu khoa học của các cấp. Các chính
  16. 7 sách, pháp luật và hƣớng dẫn của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng là nguồn thông tin quan trọng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quốc gia trong giai đoạn đến năm 2030 đã đƣợc xác định trong Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cũng nhƣ trong tài liệu định hƣớng chiến lƣợc phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hải Phòng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chính trong việc xây dựng tổng quan nghiên cứu ở chƣơng 1, và trong phần cơ sở lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hƣởng, cùng với các tiêu chí đánh giá về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở chƣơng 2. + Phƣơng pháp so sánh: Bằng cách so sánh các số liệu trong khoảng 5 năm liên tiếp (2017 - 2021), luận án chỉ ra những sự thay đổi về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại thành phố`Hải Phòng, căn cứ vào đó đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn vừa qua tại Hải Phòng, lấy đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cho vấn đề nghiên cứu của luận án. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, phân tích thực trạng về quy mô NNLCLC trong Khu Kinh tế Hải Phòng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ NNLCLC qua các năm. + Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu phân tích cụ thể tài liệu, số liệu, lý thuyết khác nhau, tập hợp thành hệ thống thống nhất. Từ đó hiểu rõ bản chất của đối tƣợng nghiên cứu - phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng. Sự phân tích từng mặt, từng khía cạnh của phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng, tác giả tiến hành liên kết các mặt, các bộ phận đó với nhau, hình thành hệ thống lý thuyết đầy đủ, có giá trị về đề tài phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung, của thành phố Hải Phòng nói riêng. + Phƣơng pháp dự báo: Trong nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phƣơng pháp dự báo đƣợc sử dụng để đánh giá
  17. 8 nhu cầu và cung ứng nguồn nhân lực trong tƣơng lai, dự báo xu hƣớng phát triển của nền kinh tế để đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh mới. Một trong những phƣơng pháp dự báo phổ biến đƣợc lựa chọn sử dụng trong luận án này là phân tích xu hƣớng. Dựa trên giả định rằng các xu hƣớng về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nghiên cứu này sẽ đƣợc tiếp tục phát triển trong tƣơng lai, phƣơng pháp này sử dụng các kết quả nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao hiện có, kết hợp với các số liệu khác về tốc độ tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng để dự đoán nhu cầu nhân lực trong tƣơng lai. Việc dự báo chính xác có thể giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý, và chính quyền địa phƣơng đƣa ra các quyết định thông minh và kế hoạch chiến lƣợc hiệu quả. Phƣơng pháp này luận án tập trung sử dụng trong chƣơng 4, để đƣa ra giải pháp hiệu quả và trọng tâm, cần dự báo đƣợc quy mô và chất lƣợng NNLCLC trong tƣơng lai tại các Khu Kinh tế, là căn cứ để đề ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. - Thứ hai, phương pháp định lượng: Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc luận án sử dụng trong Điều tra xã hội học; khảo sát thực trạng phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng. Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp về phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021. + Mục tiêu: đánh giá thực trạng tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế tại thành phố Hải Phòng. Việc thu thập thông tin và tiến hành khảo sát sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng bao gồm: số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, thể chất, tâm hồn, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhằm đảm bảo rằng nguồn nhân lực đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng. + Phƣơng thức khảo sát: khảo sát qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. + Phạm vi khảo sát: Khảo sát thực hiện tại các KCN, KKT Hải Phòng + Đối tƣợng khảo sát: ngƣời lao động, nhà quản lý và các chuyên gia trong các công ty, doanh nghiệp đƣợc trình bày cụ thể tại phụ lục nhƣ sau:
  18. 9 (1) Ngƣời lao động, nhà quản lý và các chuyên gia tại công ty có tổng số lao động chiếm tỷ lệ lớn trong các KCN, tập trung chủ yếu tại KCN An Dƣơng, KCN Tràng Duệ, KCN Nomura, KCN Đình Vũ, KCN VSIP, KCN Đồ Sơn: 31 công ty (2) Ngƣời lao động, nhà quản lý và các chuyên gia tại các công ty có số lƣợng nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm tỷ lệ lớn trong các KCN (3) Ngƣời lao động, nhà quản lý và các chuyên gia tại các công ty có số lƣợng lao động ngoại tỉnh (nguồn lao động nhập cƣ) lớn (4) Ngƣời lao động, nhà quản lý và các chuyên gia tại các công ty có loại hình doanh nghiệp FDI chiếm đa số, có 07 công ty thuộc loại hình DDI (đầu tƣ trong nƣớc), và 24 công ty FDI (đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) + Số phiếu phát ra và thu về: Đối với bảng hỏi: Phát ra 350 phiếu; thu về 350 phiếu có chất lƣợng. Đối với phỏng vấn sâu: Phát ra 100 phiếu; thu về 90 phiếu có chất lƣợng. + Khảo sát bằng bảng hỏi: Với mục tiêu khảo sát các đối tƣợng liên quan đến PTNNL chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại TP Hải Phòng, luận án sử dụng 02 bảng câu hỏi cho 02 nhóm đối tƣợng khảo sát: (1) Phiếu khảo sát dành cho nhà quản lý, chuyên gia tại KKT Hải Phòng, (2) Phiếu khảo sát dành cho ngƣời lao động làm việc trong KKT Hải Phòng. + Về mẫu nghiên cứu, để đảm bảo tiêu chí lựa chọn đúng đối tƣợng khảo sát của luận án, do kích thƣớc tổng thể biết trƣớc, kích thƣớc mẫu nghiên cứu đƣợc xác định bằng phƣơng pháp cho trƣớc tổng thể. Kích thƣớc mẫu đƣợc xác định dựa vào: Số lƣợng tổng thể và sai số. n= N/(1+N* e^2) n: Số lƣợng mẫu nghiên cứu N: Số lƣợng tổng thể e: Sai số (lấy độ chính xác là 95% nên sai số e =5%) n= 590/(1+590* 〖0,05^2) = 238 Nhƣ vây, nghiên cứu cần có lƣợng mẫu là 238 phiếu và luận án đã khảo sát 350 phiếu, thu về 350 phiếu hợp lệ. Nhƣ vậy, nghiên cứu của luận án cần có lƣợng mẫu tối thiểu là 98 và luận án đã khảo sát 350 phiếu, thu về 350 phiếu hợp lệ nhƣ trình bày ở trên là phù hợp với mục tiêu, đối tƣợng và nội dung nghiên cứu, với dữ liệu thứ cấp trong năm 2021
  19. 10 + Khảo sát bằng phỏng vấn sâu:`Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng với các đối tƣợng khác nhau (nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, ban ngành có liên quan). Cụ thể, luận án đã tiến hành trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi của 50 chuyên gia và nhà quản lý - những ngƣời có thâm niên công tác nhiều năm tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến quản lý nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng với mục tiêu làm sáng tỏ hơn các nội dung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, giới hạn một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực`để thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp. Số phiếu phỏng vấn sâu phát ra là 100 phiếu, thu về 90 phiếu có chất lƣợng. Trong quá trình thu thập ý kiến, đề tài luận án đã nhận đƣợc sự ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất của các quý lãnh đạo, quý chuyên gia cung cấp thông tin, tƣ liệu. +`Xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát: Tháng đo likert đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về các mức độ câu trả lời của đáp viên. %PA1= N_PA1/N Trong đó: %PA1: tỷ lệ % lựa chọn phƣơng án 1; N_PA1: Tổng số ngƣời chọn phƣơng án 1; N: Tổng số ngƣời trả lời câu hỏi. Áp dụng tính điểm theo thang đo Likert. Kết quả trung bình tổng hợp sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 mức độ, với mức độ khoảng cách đƣợc tính dựa trên công thức (Mức cao nhất - Mức thấp nhất) / n = (5-1) / 5 = 0,8. Điều này mang ý nghĩa quan trọng khi xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến 5 mức độ tƣơng ứng, và thông tin này đƣợc áp dụng trong luận án. Bảng 1. Thang đo Likert 5 mức độ Điểm trung bình Mức Đánh giá chung 1,00 - 1,80 1 Rất kém 1,81 - 2,60 2 Kém 2,61 - 3,40 3 Chấp nhận đƣợc 3,41 - 4,20 4 Tƣơng đối tốt 4,21 - 5,00 5 Rất tốt
  20. 11 Khi tiến hành phân tích và đánh giá chi tiết từng khía cạnh trong nghiên cứu, việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 (rất kém) đến 5 (rất tốt) sẽ giúp xác định ý nghĩa cụ thể của đánh giá cho mỗi khía cạnh. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận án * Về mặt lý luận Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khái niệm và định nghĩa về nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngày càng phức tạp hơn, xem xét các mặt đa chiều của nguồn nhân lực ƣu tú trong môi trƣờng hội nhập quốc tế. Các yếu tố quan trọng nhƣ kỹ năng, kiến thức, khả năng hội nhập quốc tế đƣợc đề cập đến để xác định một cá nhân là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đóng góp mới trong nội dung này giúp định hình một cá nhân hoặc nhóm ngƣời có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc phức tạp, có tƣ duy sáng tạo, tƣơng tác xã hội tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của xã hội và toàn cầu. Thứ hai, đóng góp mới về vai trò quan trọng của hội nhập quốc tế, luận án nhấn mạnh vai trò của hội nhập quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nghiên cứu này đƣa ra những lợi ích và thách thức của việc hội nhập quốc tế đối với nguồn nhân lực, từ việc cung cấp cơ hội phát triển cho các cá nhân, tăng cƣờng sự đa dạng văn hóa trong môi trƣờng làm việc đến đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu. Thứ ba, đóng góp về mặt nội dung, trong việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực và kỹ năng của cá nhân để đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Đóng góp này chú trọng vào vai trò ngày càng quan trọng của kỹ năng mềm trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm nhƣ giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo và sáng tạo trở thành yếu tố quan trọng giúp nguồn nhân lực thành công và hiệu quả trong môi trƣờng đa dạng và cạnh tranh. Thứ tư, góp phần đổi mới trong việc đo lƣờng và đánh giá hiệu quả phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế là một khía cạnh quan trọng. Bằng việc xác định và thiết lập các tiêu chuẩn và thang đo mới, chúng ta có thể nắm bắt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2