intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:213

233
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình được trình bày gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu với ba chương (chín tiết). Nội dung nhằm giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về PTNN theo hướng bền vững ở một vùng lãnh thổ; kinh nghiệm PTNN theo hướng bền vững ở các nước; thực trạng và những giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng

  1. Bé Quèc phßng Häc viÖn chÝnh trÞ PHÍ VĂN HẠNH Ph¸t triÓn n«ng nghiÖp theo híng bÒn v÷ng ë vïng ®ång b»ng s«ng hång luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2016
  2. Bé Quèc phßng Häc viÖn chÝnh trÞ PHÍ VĂN HẠNH Ph¸t triÓn n«ng nghiÖp theo híng bÒn v÷ng ë vïng ®ång b»ng s«ng hång Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè : 62 31 01 02 luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS, TS Bïi Ngäc Quþnh Hµ Néi - 2016               
  3.                 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu   của  riêng   tôi.  Các   số   liệu,   kết  quả   nêu  trong   luận án là trung thực. Các tài liệu được trích   dẫn  đúng quy  định và  được ghi  đầy  đủ  trong   danh mục tài liệu tham khảo.  TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phí Văn Hạnh
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC  BẢNG DANH MỤC CÁC  HÌNH MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  10 Chương  PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG   1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  31 1.1. Lý lu ận chung v ề nông nghi ệp và phát tri ển nông nghi ệp 31 1.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững: khái niệm, tiêu  chí và các nhân tố ảnh hưởng  37 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp theo hướng bền   vững và bài học cho vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam 55 Chương  THỰC   TRẠNG   PHÁT   TRIỂN   NÔNG   NGHIỆP   THEO  2 HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG  73 2.1. Khái quát vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội và cơ chế,   chính sách tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng   bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng 73 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền   vững ở vùng đồng bằng sông Hồng 82 2.3. Nguyên nhân của hạn chế  và những vấn  đề  đặt ra trong   phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở  vùng đồng  11 bằng sông Hồng 0 Chương  QUAN   ĐIỂM   VÀ   GIẢI   PHÁP   CHỦ   YẾU   ĐẨY   MẠNH  3 PHÁT   TRIỂN   NÔNG   NGHIỆP   THEO   HƯỚNG   BỀN  12 VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG  1 3.1. Dự  báo bối cảnh quốc tế  và trong nước tác động đến phát   triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở  vùng đồng bằng  12 sông Hồng  1
  5. 3.2. 12 Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở  vùng đồng bằng sông Hồng  6 3.3. 13 Giải pháp chủ  yếu phát triển nông nghiệp theo hướng bền   vững ở vùng đồng bằng sông Hồng  5 KẾT LUẬN  16 6 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàCÔNG BỐ  LIÊN  16 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 9 PHỤ LỤC 17 9
  6.  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BTB và DHMT Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 3 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 4 ĐNB Đông Nam Bộ 5 FAO Tổ chức lương thực thế giới 6 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8 HDI Chỉ số phát triển con người  9 PTBV Phát triển bền vững 10 PTNN Phát triển nông nghiệp 11 TD và MNPB Trung du và miền núi phía Bắc 12 TN Tây Nguyên 14 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. So sánh diện tích các loại đất chính của vùng  ĐBSH và ĐBSCL 74 2 Hình 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế vùng ĐBSH năm  2001 so   với năm 2014 76 3 Hình 2.3. So sánh diện tích đất trồng lúa trung bình 1/hộ  (có trồng lúa) vùng ĐBSH với các vùng trong cả nước 79 4 Hình 2.4. So sánh diện tích và sản lượng vùng ĐBSH qua  các năm từ 2005 đến 2013) 87 5 Hình 2.5. Tỷ lệ phần trăm đầu lợn ĐBSH so với các vùng  trên cả nước 88 6 Hình 2.6. Tỷ lệ  hộ  có nhà kiên cố  vùng ĐBSH so với các  vùng trên cả nước 91 7 Hình 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBSH so với các vùng trên cả  nước  92 8 Hình 2.8.  Chi tiêu cho y tế  giáo dục  ở  vùng ĐBSH bình  quân 1 người trong năm 93    9 Hình 2.9. Cơ  cấu nội bộ  ngành nông nghiệp vùng ĐBSH  qua các năm 96    10 Hình 2.10. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu  người vùng ĐBSH 97    11 Hình 2.11. Mức biến động diện tích đất trồng lúa vùng  ĐBSH 2010 và 2014 98   12 Hình 2.12. Cơ  cấu sử  dụng đất canh tác vùng ĐBSH năm  2011 99   13 Hình 2.13. Tỷ  lệ  lao động thất nghiệp trong độ  tuổi lao  động vùng ĐBSH so với cả nước 102  14 Hình 2.14. Thu hút đầu tư  FDI trong nông nghiệp vùng  ĐBSH 109
  8. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Phát   triển  bền  vững  là  xu  thế  chung   toàn   nhân  loại   đang   nỗ  lực   hướng tới, là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và Nhân  dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, phát triển bền vững  và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là chủ đề được đem ra trao   đổi bàn luận  ở  nhiều cuộc hội thảo, là vấn đề  được nhiều nhà khoa học  trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Công trình  “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở  vùng   đồng bằng sông Hồng” được tác giả quan tâm nghiên cứu, ấp ủ trong suốt  quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy, đây là vấn đề có ý nghĩa  về cả lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.  Công  trình  tập  trung  nghiên cứu   ở  vùng  ĐBSH, một trong những   trung tâm chính trị, kinh tế, là vựa lúa lớn thứ  hai của cả  nước, có vai trò  quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia. Trên cơ sở đó,  tác giả  luận giải rõ hơn những vấn đề  cơ  bản về  PTNN theo hướng bền  vững, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững  ở  Việt Nam. Công trình  được  trình bày gồm phần mở   đầu, tổng quan vấn  đề  nghiên cứu với ba chương (chín tiết). Nội dung nhằm giải quyết các vấn  đề  lý luận cơ  bản về  PTNN theo hướng bền vững  ở  một vùng lãnh thổ;  kinh nghiệm PTNN theo hướng bền vững  ở các nước; thực trạng và những  giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH. Những vấn đề được  luận giải trong công trình, một mặt là sự kế thừa có chọn lọc một số quan  điểm của các học giả, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mặt  khác chính là sự  nỗ  lực của tác giả  dưới sự  định hướng của PGS, TS Bùi   Ngọc Quỵnh và sự tư vấn của nhiều nhà khoa học trong nước. 
  9. Qua kết quả  nghiên cứu, tác giả  mong muốn đóng góp một phần  công sức nhỏ  bé của mình vào giải quyết một trong những vấn đề  cấp   thiết hiện nay ở vùng ĐBSH, nơi mà tác giả đã có nhiều năm sinh sống và   tìm hiểu.  2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển bền vững đã trở  thành đòi hỏi tất yếu khách quan với tất  cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Ở  Việt Nam, một trong năm quan điểm phát triển được Đại hội XI  xác định trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội giai đoạn 2010 ­ 2020   là “phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững, phát triển bền vững là   yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” [26]. Điều đó cho thấy, PTBV trở  thành yêu cầu, đồng thời là mục tiêu phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh  vực  ở  nước  ta hiện nay, vùng  ĐBSH cũng không nằm ngoài xu hướng  chung đó. Trong những năm qua, đặc biệt từ  sau khi có Nghị  quyết Đại hội  Đảng lần thứ XI, các địa phương vùng ĐBSH đã có nhiều chủ trương, biện  pháp phát triển nhanh các ngành kinh tế, trong đó có PTNN theo hướng bền   vững. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang dần tăng cao liên tục trong  nhiều năm. Phát triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác có hiệu quả  tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải quyết  các vấn đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ  cấu kinh tế, nâng cao đời   sống nhân dân... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nông nghiệp vùng ĐBSH phát triển chưa  thực sự  vững chắc, chưa có chiến lược lâu dài. Các tiêu chí PTNN theo   hướng bền vững còn chưa đạt được như: chất lượng tăng trưởng còn thấp;   khai thác tài nguyên phục vụ  cho PTNN  ở nhiều địa phương chưa có hiệu 
  10. quả, thậm  chí  làm   ảnh hưởng   đến môi trường;  phát triển nông nghiệp   không thực sự gắn với giải quyết các vấn đề  xã hội. Từ thực trạng PTNN   ở  vùng ĐBSH cho thấy, còn nhiều vấn đề  bất cập cần phải giải quyết;   làm thế  nào để  PTNN theo hướng bền vững  ở vùng ĐBSH là câu hỏi lớn  cần phải trả lời. Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ  vấn đề:  “Phát triển nông nghiệp   theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng” có tính cấp thiết trên  cả phương diện lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ  sở  nghiên cứu luận giải những vấn đề  về  lý luận và thực   trạng; từ đó, luận án xây dựng cơ sở khoa học cho các quan điểm và giải pháp  phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở vùng đồng bằng sông Hồng  Việt Nam.   Nhiệm vụ nghiên cứu: ­ Khái quát lý luận chung về  nông nghiệp, PTNN và phát triển bền  vững. Phân tích làm rõ lý luận PTNN theo hướng bền vững; x ây dựng khái  niệm trung tâm của đề  tài và  các tiêu chí đánh giá  PTNN theo hướng bền  vững.   Nghiên cứu kinh nghiệm PTBV và PTNN theo hướng bền vững của  một số  nước trên thế  giới, từ  đó rút ra một số  bài học đối với vùng đồng  bằng sông Hồng, Việt Nam.  Khảo sát, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững  ở vùng  ĐBSH, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chỉ  ra nguyên nhân và những   vấn đề đặt ra trong PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.  Đề xuất các quan điểm và giải pháp PTNN theo hướng bền vững  ở  vùng ĐBSH, Việt Nam.
  11. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự  phát triển của nông nghiệp  theo hướng bền vững.   Phạm vi nghiên cứu:  Về  nội dung:  Luận án tiếp cận nghiên cứu sự  phát triển của nông  nghiệp theo hướng bền vững dưới góc nhìn của kinh tế chính trị. Về   không   gian:  Luận   án   nghiên   cứu   phát   triển   nông   nghiệp   theo   hướng bền vững trên một địa bàn cụ  thể  là vùng đồng bằng sông Hồng  Việt Nam với 11 tỉnh, thành phố.  Về  thời gian:  Luận án nghiên cứu vấn đề  PTNN theo hướng bền   vững  ở  vùng ĐBSH giai đoạn từ  năm 2004 khi Chính phủ  Việt Nam ban   hành Quyết định số 53/2004/QĐ­TTg về Định hướng chiến lược phát triển   bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21) bảo đảm PTBV đất nước   trong thế kỷ 21, các số liệu đưa ra tập trung vào giai đoạn từ 2008 ­ 2014,   sau khi Ban Chấp hành Trung  ương khóa 7 có Nghị  quyết 26 ­ NQ/TW về  “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Đề xuất các giải pháp nhằm PTNN  theo hướng bền vững  ở vùng ĐBSH Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn  2030.  5. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu  Cơ  sở  lý luận : Lu ận án nghiên cứu d ựa trên cơ  sở  lý luậ n củ a   ch ủ  nghĩa Mác ­ Lênin, t ư  t ưở ng H ồ  Chí Minh; các lý thuyế t kinh tế  hiệ n đạ i về  PTNN và PTBV để  phân tích, luận gi ải PTNN theo h ướ ng   bề n v ững  ở vùng ĐBSH.   Cơ  sở  thực tiễn:  Luận án dựa trên cơ  sở  thực tiễn PTNN theo  hướng bền vững của một số  nước trên thế  giới và ĐBSH để  nghiên cứu,  khảo sát, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH. 
  12.  Phương pháp nghiên cứu Luận án sử  dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện  chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh  và   phương   pháp   chuyên   gia...  Kết   hợp   giữa   phương   pháp   định   tính   và  phương pháp định lượng để  làm cơ  sở  so sánh đối chứng chỉ  ra bản chất   vấn đề  mang tính thuyết phục cao.  Vận dụng các phương pháp này giúp  nghiên cứu sinh có cách tiếp cận, nghiên cứu và phân tích các vấn đề  trong   mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển bảo đảm  được cơ sở khoa học, khách quan của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp đặc thù là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, làm  cơ sở trong việc triển khai nghiên cứu theo chuyên ngành Kinh tế chính trị.   Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh gạt bỏ  được những yếu tố  ngẫu   nhiên xảy ra trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề  chung  nhất, tập trung đi sâu vào các mối liên hệ  bản chất, bền vững để  nghiên   cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án  Làm rõ, bổ  sung một số  vấn đề  về  lý luận và quan niệm mới, các  nhân tố và tiêu chí đánh giá PTNN theo hướng bền vững.   Khái quát bài học PTNN theo hướng bền vững cho vùng ĐBSH Việt  Nam từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.   Đánh giá đúng thực trạng và đề  xuất các quan điểm, giải pháp chủ  yếu nhằm PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án   Kết quả  nghiên cứu của luận án bổ  sung những lý luận và kinh  nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  ở vùng  ĐBSH. Luận án có thể  làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập   một số  nội dung các môn học khối ngành kinh tế, môi trường và một số 
  13. môn học khác liên quan. Đồng thời là những gợi ý khoa học để giúp các nhà   quản lý xây dựng chủ  trương chính sách và thực hiện hiệu quả  các giải   pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH Việt nam. 8. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề  nghiên cứu, ba  chương, 9 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học liên quan đến luận án  của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Phát triển bền vững là mục tiêu lớn, là xu thế  tất yếu của tất cả các  quốc gia trên thế  giới.  Ở  nước  ta, PTBV  đã trở  thành quan  điểm, chủ  trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu PTBV   và PTNN theo hướng bền vững đã được nhiều tổ chức, các nhân, nhà khoa  học, nghiên cứu sinh quan tâm và là chủ đề  được đưa ra trao đổi, bàn luận   trong nhiều hội thảo, hội nghị  trong nước và quốc tế   ở  các góc độ  khác  nhau. 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài         1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến phát triển bền   vững 
  14.   Triết lý “phát triển bền vững”  được con người biết  đến từ  rất  sớm. Học thuyết Mác ­ Lênin  đã  luôn đặt con người trong mối quan hệ  tổng thể  với xã hội và là một bộ  phận không thể  tách rời của giới tự  nhiên. Cách đây hơn 150 năm Ph.Ăngghen đã cảnh báo: “Không nên quá tự  hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi  lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự  nhiên trả  thù lại chúng  ta”  khi chúng bị  tổn thương  [21]. Những năm giữa thế  kỷ  XX   các nước  trên thế giới đẩy mạnh công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị  trường làm cho môi trường, xã hội thực sự  bị  đe dọa nghiêm trọng. Vào  đầu thập niên những năm 1970,  các nghiên cứu về PTBV mới được đặt ra  như một tất yếu và thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy  vậy,  đến Hội nghị  của Liên hợp quốc về  Môi tr ường con người (năm  1972 tại Stockholm), tầm quan trọng c ủa v ấn  đề  PTBV chính thức được  thừa nhận. Dưới góc độ  nghiên cứu khoa học, giai  đoạn này, các công  trình nghiên cứu về PTBV và phát triển theo hướng bền vững mới thực sự  phát triển cả  theo chiều rộng và chiều sâu, một số  nghiên cứu điển hình   như:    John   Blewitt   trong   cuốn  “Tìm   hiểu   về   phát   triển   bền   vững”  (Understanding Sustainable Development) [104]. Cuốn sách tìm hiểu nghiên  cứu và hệ  thống các khái niệm mới về  PTBV, cách tiếp cận nghiên cứu   PTBV từ  những năm 1980 cho đến ngày nay. Trong đó, cuốn sách đã đề  cập tới những điểm nhấn của các sự  kiện quốc tế  mang tính bước ngoặt  như: Báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992 tại  Rio de Janiero, năm 1997 (Rio + 5), Hội nghị  Thượng đỉnh Thiên niên kỷ  năm 2000 tại New York, và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2002  về PTBV  tại Johannesburg. Tác giả  rút ra nhận định: PTBV là một “khái niệm mới  nổi” về  cơ  bản các khái niệm đều thống nhất  ở  những nội dung cơ  bản, 
  15. cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên, do đặc thù của từng địa phương các khái   niệm được mở rộng hoặc thu hẹp sát với yêu cầu thực tiễn vùng miền.  Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd đồng tác giả trong cuốn   “Giới   thiệu   về   phát   triển   bền   vững”   (An   Introduction   to   Sustainable  Development) [108]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu lý luận về PTBV, các  vấn đề môi trường toàn cầu, chỉ số đo lường và tính bền vững. Cuốn sách  giành hai chương  để  phân tích hạn chế  trong sản xuất và trao đổi sản   phẩm, khắc phục thiên tai để PTBV. Đặc biệt ở chương một cuốn sách tập  trung phân tích về tiêu chí và chỉ số đánh giá tính bền vững, vấn đề quản lý   môi trường, mối quan hệ  giữa PTBV và xóa đói, giảm nghèo. Tác động,  ảnh hưởng của phát triển cơ sở hạ tầng tới các vấn đề  phát triển kinh tế,   tăng năng suất lao động. Cuốn sách được coi là sách giáo khoa cơ bản, nền  tảng vững chắc về lý luận PTBV, góp phần truyền đạt kiến thức về PTBV  cho sinh viên ở nhiều nơi trên thế giới.  Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Định tính các chỉ  số  phát   triển   bền   vững”   (Sustainability   Indicators:   Measuring   the   Immeasurable)  [110]. Đây là tài liệu nghiên cứu  chuyên sâu  về  sử  dụng các chỉ  số  về  PTBV. Phần mở đầu cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng   quan về  các vấn đề  PTBV. Tác giả  đã giới thiệu hệ  thống các quan điểm  và một loạt các công cụ, kỹ thuật bằng cách tiếp cận định tính để làm đơn   giản hóa những vấn đề phức tạp. Đóng góp lớn nhất trong cuốn sách là đã  đưa ra lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các chỉ số PTBV làm cơ sở để  xem xét đánh giá hiệu quả thực tế của vấn đề. Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững”   (The Principles of Sustainability) [109]. Cuốn sách đi từ nghiên cứu lịch sử ra  đời, các quan điểm hiện nay về  PTBV. Tác giả  khẳng định sự  cần thiết  PTBV để khắc phục môi trường ngày càng ô nhiễm và quá trình biến đổi khí 
  16. hậu diễn ra nhanh chóng. Nội dung cơ bản của cuốn sách trả lời cho các câu  hỏi: Chúng ta có thể hướng tới phát triển một xã hội bền vững hay không?  PTBV có nghĩa gì với nhân loại ? Chúng ta làm thế nào để thiết lập một hệ  thống bền vững ?  Cuốn sách “Thế giới bền vững định nghĩa và chỉ  tiêu phát triển bền   vững”  (Asustainable   World   Defing   and   Measuring   sustainable  Development),  của tác giả  Thaddeus C. Trzyna (chủ  biên)  [112]. Mặc dù  cuốn sách được viết khá sớm (từ  những năm 1995) nhưng lại được đánh  giá là tư  liệu quý nghiên cứu về  PTBV. Cách tiếp cận nghiên cứu trong   cuốn sách cũng là một nét mới đối với việc đánh giá tiến bộ  đạt được và   quá trình PTBV. Tác giả  tự  đặt ra những câu hỏi dưới dạng các bài hội  thảo để  trả  lời các vấn đề: Bền vững và PTBV là gì ? Sự  phát triển đích  thực có phải là PTBV hay không ? Ta cần có kiến thức gì để  PTBV ? hay   những chỉ tiêu nào có thể đo lường PTBV?... Với góc nhìn của khoa học xã   hội nhân văn tác giả  coi “PTBV đó là vấn đề  thuộc về  nguyên tắc đạo  đức”. Đây là vấn đề  quan trọng nhưng hiện nay ít thấy công trình nghiên  cứu nào đề  cập đến vấn đề  này. Trong cuốn sách gọi vấn đề  trên là “đạo  lý toàn cầu” mới. Hay quan điểm của tác giả  cho rằng: để  chuyển hóa  những giá trị  đạo đức trên thành giá trị  cho nhân loại trước hết thông qua  các trường học, các tôn giáo và các phương tiện truyền thông là giải pháp  có ý nghĩa lâu dài cho quá trình phát triển theo hướng bền vững. Dalal   ­   Clayton   và   Stephen   Bass   là   đồng   tác   giả   trong   cuốn   sách  “chiến   lược   phát   triển   bền   vững”  (Sustainable   development   strategies)  [100].  Cuốn sách này được coi là “sổ  tay” cho các tổ  chức quốc tế, các   nước và cá nhân nghiên cứu về  vấn đề  PTBV  ở  các quốc gia và các vùng  lãnh thổ  khác nhau. Trọng tâm cuốn sách bàn về  các nhiệm vụ  chủ  yếu 
  17. trong chiến lược PTBV. Trong khi tập trung nghiên cứu chiến lược PTBV,  cách tiếp cận và phương pháp bảo đảm cho quá trình PTBV tác giả đi đến  phân tích về  chiến lược bảo vệ  môi trường, phát triển kinh tế. Trong đó,   xóa đói, giảm nghèo bền vững được coi như  bước đi cơ  bản đầu tiên của  các quốc gia đang phát triển. Tác giả cho rằng các nước cần có chiến lược  PTBV. Để  chiến lược có hiệu quả  theo tác giả, cần có một cam kết thực   sự  giữa các nước, chính quyền các cấp. Xây dựng cơ  chế, chính sách, quy   trình và cung cấp khoa học kỹ thuật cho các ngành nghề. Tổ chức học hỏi  kinh nghiệm PTBV ở các điểm sáng, các vùng lãnh thổ, quốc gia. 1.2.  Các công trình liên quan đến các khía cạnh phát triển nông   nghiệp theo hướng bền vững Mohamed Behnassi, Shabbir A. Shahid, trong cuốn “Phát triển nông   nghiệp bền vững” (Sustainable agriculture Development) [107]. Cuốn sách  này là kết quả  của Hội thảo quốc tế  được tổ  chức tại Thành phố  Agadir   (Mo­ rocco) trong tháng 11 năm 2009 có tựa đề  “Phát triển nông nghiệp,  nông thôn bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mất  ổn định an  ninh lương thực”, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Mohamed Behnassi.  Cuốn sách bàn về  mối quan tâm của quốc tế  đối với biến đổi khí  hậu, khủng hoảng năng lượng và nạn đói đang thách thức toàn cầu. Đặc  biệt, đối với những nước đang phát triển, còn phụ  thuộc nhiều vào nông  nghiệp nhưng đất đai lại bị khô hạn như ở châu Phi. Cuốn sách được trình   bày với bốn phần thành 20 chương. Trong đó tập trung vào các nội dung  chủ yếu: sử dụng bền vững tài nguyên đất như một tiềm năng PTNN theo   hướng bền vững. Bàn về  quản lý bền vững tài nguyên nước tại các trang   trại, cánh đồng lúa, giảm thất thoát nước, mở  rộng giáo dục và áp dụng  khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp  theo  hướng bền vững là vấn đề đạo đức và xã hội để khắc phục vấn đề về môi 
  18. trường. Tác giả  cũng cho thấy  mối quan hệ  giữa  canh tác bền vững với  quản lý bền vững  tài nguyên nước,  đất  và quá trình  sáng tạo  trong sản  xuất, chăn nuôi.  Dinesh Kumar, MVK Sivamohan, Nitin Bassi đồng tác giả trong cuốn  “Quản lý nước, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong các   nền   kinh   tế   đang   phát   triển”  (Water   Management,   Food   Security   and  Sustainable Agriculture in Developing Economies) [101]. Cuốn sách này đề  cập đến chiến lược an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong  nền kinh tế đang phát triển. Cuốn sách tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Ấn   Độ, nước có nền nông nghiệp tương đối phát triển, có tài nguyên thiên   nhiên đất, nước phong phú, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện  nay cũng đang chịu áp lực rất lớn do quá trình phát triển kém bền vững.  Ngoài ra, cuốn sách nghiên cứu về mặt pháp lý của một số dự án đã làm ô  nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và buộc chủ  dự án phải bồi thường cho những người dân bị thiệt hại. Cuốn sách đã chỉ  ra những nguyên nhân dẫn tới thành công và một số  tồn tại trong công tác   thủy lợi, làm cơ  sở  nâng cao năng suất nông nghiệp một cách bền vững.  Cuối cùng, cuốn sách cho rằng đây là vấn đề  cần thiết để  các nước đang  phát triển, đặc biệt là châu Phi và cận Sahara có thể  học hỏi kinh nghiệm  của Ấn Độ.  Các tác giả Bellon, Stephane, Penvern, Servane (biên soạn) cuốn sách  “Canh tác hữu cơ, mô hình cho nông nghiệp bền vững”  (Organic Farming,  Prototype for Sustainable Agricultures) [99]. Cuốn sách nghiên cứu  các vấn  đề liên quan đến canh tác hữu cơ và PTNN bền vững. Nội dung cuốn sách  trình bày dưới dạng 25 bài báo được chia thành ba phần chính. Ngoài phần   lý thuyết, cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan về  nền nông  nghiệp hữu cơ. Ngoài những  ưu thế  của nền nông nghiệp hữu cơ  thì vấn 
  19. đề  mặt trái của nó cũng được đặt ra. Làm thế  nào để  khắc phục các loại  sâu bệnh, gia tăng sản lượng nông sản hạn chế tác động của nông sản tới  sức khỏe con người trong đó có thực phẩm biến đổi gen. Cuốn sách giúp  các nhà nghiên cứu có sự hiểu biết về quan điểm và những thách thức trong   tương lai khi nghiên cứu về nông nghiệp sạch hiện nay.  Malik Abdul, Grohmann, Elisabeth là tác giả  cuốn sách “Chiến lược   bảo vệ  môi trường cho  phát triển bền vững”  (Environmental Protection  Strategies   for   Sustainable   Development)  [106].   Cuốn   sách   đưa   ra   những  cảnh báo cho hành tinh chúng ta đang xuống cấp về môi trường ở mức báo   động, do quá trình phát triển thiếu bền vững của con người. Bằng phương   pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, phạm vi nghiên cứu rộng bao gồm  cả lý luận về PTBV và nghiên cứu tiềm năng của vi sinh vật có lợi cho quá  trình phát triển cây trồng và giải quyết vấn đề ô nhiễm đất, môi trường, xử  lý chất thải bằng công nghệ  sinh học. Cuốn sách cung cấp phương pháp  giải quyết những vấn đề trên thực tế, để thực hiện chiến lược PTNN bền  vững. Tập   thể   tác   giả   Bouman,   Jansen,   Schipper,   H.   Hengsdijk,   A.  Nieuwenhuyse viết cuốn sách  “Phương pháp tiếp cận  hệ  thống  để  phát   triển   nông   nghiệp  bền  vững”  (System   Approaches   for   Sustainable  Agricultural Development)  [98]. Mục tiêu cuốn sách hướng tới nhiều đối  tượng khác nhau, từ  sinh viên, nghiên cứu viên tới nhà lãnh đạo, nhà khoa  học ở các nước phát triển và đang phát triển. Cuốn sách góp phần vào phát   triển lý luận hệ  thống nông nghiệp bền vững và hiệu quả   ở  vùng nhiệt  đới, cận nhiệt đới, phù hợp với những thay đổi về  dân số, môi trường,  công nghệ  và cơ  cấu kinh tế. Điểm mới trong cuốn sách là trình bày các   yếu tố  tích hợp, các ngành liên quan đến các hệ  thống phương pháp tiếp  
  20. cận PTNN theo hướng bền vững,  đặc biệt là từ  các yếu khoa học, kỹ  thuật, kinh tế và xã hội. Có thể nói cuốn sách là bức tranh khái quát về bài   học và kinh nghiệm thực tiễn cho các khu vực có yếu tố  địa lý khác nhau  mong muốn đạt được mục tiêu PTNN theo bền vững. Tác giả    Koyu  Furusawa viết cuốn sách  “Hướng tới một nền văn   minh và xã hội bền vững: Quan điểm  văn minh sinh thái  từ  xã hội Nhật   Bản” (Towards A Sustainable Civilization and Society: A Socio­cultural  Ecological Perspective from Japan)  [105]. Tác giả  cho rằng cùng với sự  phát triển của nền kinh tế  hiện đại, nhiều vấn đề  đe dọa tới cuộc sống  của con người đang được đặt ra như: môi trường bị tàn phá, suy giảm khả  năng đa dạng sinh học, tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng khoảng cách giàu  nghèo. Dựa trên kinh nghiệm PTBV của nền nông nghiệp hữu cơ   ở  Nhật  Bản, lối sống thân thiện với môi trường và nông nghiệp sinh thái, an toàn  vệ  sinh thực phẩm. Tác giả  phân tích và đề  xuất sử  dụng bền vững các  nguồn tài nguyên, quản lý môi trường, nguồn lực con người hướng tới   PTNN bền vững góp phần vào PTBV của nhân loại nói chung. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vùng đồng   bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là vùng đất con người cư ngụ từ lâu đời, hiện   nay là trung tâm văn hóa, kinh tế  và chính trị  của cả  nước. Cùng với đó   nhiều công trình nghiên cứu về  vùng ĐBSH trên các lĩnh vực, các góc độ  khác nhau được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có thể kể  tới một   số công trình tiêu biểu gần đây như: Nguyễn Trọng Xuân (chủ  nhiệm) Đề  tài “Luận cứ  khoa học góp   phần thực hiện điều chỉnh định hướng chiến lược phát triển vùng đồng   bằng sông Hồng theo nguyên lý bền vững” [81]. Đề tài dựa trên cơ sở khảo 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2