Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 17
download
Luận án tiến hành đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại tỉnh Thái Nguyên; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙNG TRẦN MỸ HẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙNG TRẦN MỸ HẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020 Tác giả luận án Phùng Trần Mỹ Hạnh i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và giảng viên Trường ĐH Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và các thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế học đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đơn vị: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên, cán bộ quản lý và người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết để hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu./. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020 Nghiên cứu sinh Phùng Trần Mỹ Hạnh ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ...............................................................................................................vii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix Danh mục hình .................................................................................................................. x Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4 1.4. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ..................... 6 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 6 2.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................. 17 2.1.3. Nội dung nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .............. 19 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................ 25 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 32 iii
- 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số tổ chức và một số quốc gia trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................................................... 32 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương ở Việt Nam .......................................................................... 35 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ....... 36 2.3. Một số công trình nghiên cúu liên quan đến đề tài ............................................ 37 2.3.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 37 2.3.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 39 2.3.3. Những giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của đề tài ......................................................................................... 40 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 44 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 45 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 45 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 47 3.1.3. Đặc điểm về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên .................... 51 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 55 3.2.1. Khung phân tích ................................................................................................. 55 3.2.2. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................... 56 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 57 3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................... 60 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 64 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 68 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 69 4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .......................... 69 4.1.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .......................... 69 4.1.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ............. 88 iv
- 4.1.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh CMCN 4.0 ........................... 97 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ...... 103 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 103 4.2.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. ..................................................................................... 118 4.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .................. 126 4.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................. 126 4.3.2. Hạn chế ............................................................................................................ 127 4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................... 129 4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................... 130 4.4.1. Quan điểm của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ....................... 130 4.4.2. Dự báo cầu lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ................... 131 4.4.3. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 131 4.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0................................ 133 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 148 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 149 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 158 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BKHĐT Bộ kế hoạch đầu tư BLĐTBXH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội CHLB Cộng hòa Liên bang CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDĐT Giáo dục đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Thông tư TTg Thủ tướng WEF World Economic Forum WTO World Trade Organization vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ..................................................................................................... 9 2.2. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0............................................................................................................. 42 3.1. Quy mô và tốc độ phát triển dân số tỉnh Thái Nguyên ........................................ 47 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 50 3.3. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động của tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 54 3.4. Phân bổ số lượng mẫu điều tra cho mỗi nhóm lao động ..................................... 58 3.5. Giá trị và mức ý nghĩa của thang đo Likert 5 điểm ............................................. 59 4.1. Số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........................ 69 4.2. Người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế ................................................................................................ 72 4.3. Người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế ........................................................................................................ 74 4.4. Số lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực .................................................................................. 77 4.5. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo giới tính ................. 79 4.6. Đánh giá thái độ người lao động làm việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................ 81 4.7. Đánh giá kỹ năng nguồn nhân lực làm việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 82 4.8. Trình độ chuyên môn của lao động được khảo sát trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................... 84 4.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên so với một số khu vực trên cả nước năm 2017 .............................. 85 4.10. Đánh giá về lao động quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.................................................................................. 86 vii
- 4.11. Xếp hạng chất lượng lao động Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................................................................ 87 4.12. Số lượng và tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................... 93 4.13. Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 95 4.14. Đánh giá về kết quả phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ...................... 98 4.15. Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 99 4.16. Năng suất lao động Việt Nam so sánh với một số quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (tính theo PPP 2011) ............................................................. 100 4.17. Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 104 4.18. Đánh giá về các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 105 4.19. Đánh giá về hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên ........... 106 4.20. Số tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh Thái Nguyên ................................. 109 4.21. Đánh giá sự thay đổi của khoa học và công nghệ .............................................. 112 4.22. Đánh giá hoạt động thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực .............................. 113 4.23. Đánh giá hoạt động bố trí và sử dụng nguồn nhân lực ...................................... 114 4.24. Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................ 115 4.25. Đánh giá chế độ tiền lương và đãi ngộ nguồn nhân lực .................................... 116 4.26. Đánh giá môi trường làm việc của doanh nghiệp .............................................. 117 4.27. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình của nhóm lao động quản lý .......... 122 4.28. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của nhóm lao động quản lý ......................... 122 4.29. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình của nhóm lao động làm việc trực tiếp .............................................................................................................. 123 4.30. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của nhóm lao động làm việc trực tiếp ......... 124 4.31. Kết quả phân tích SWOT về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ....... 132 viii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên ......................... 48 3.2. Tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành của tỉnh Thái Nguyên ....................... 49 3.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................ 52 3.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................... 52 3.5. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................ 53 4.1. Tốc độ tăng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên ....................... 70 4.2. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo nhóm tuổi ................................. 80 4.3. Trình độ chuyên môn người lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................ 84 4.4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên .......................... 92 4.5. Thu nhập bình quân lao động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam và một số quốc gia .............................................................. 102 4.6. Số tiền chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 109 4.7. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ............................ 110 4.8. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với khoa học công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.................................... 111 ix
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Cấu thành của cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................... 13 2.2. Người lao động trong tương lai ............................................................................. 31 3.1. Khung phân tích..................................................................................................... 55 x
- DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................... 107 4.2. Ý kiến đánh giá của người lao động về cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................... 108 4.3. Ý kiến đánh giá về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ................................... 118 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tác giả luận án: Phùng Trần Mỹ Hạnh Tên luận án: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo ngành kinh tế, tiếp cận theo thành phần kinh tế, tiếp cận theo hình thức tổ chức, tiếp cận phân tích chính sách, tiếp cận có sự tham gia. - Phương pháp thu thập và phân tích thông tin: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các cơ quan, đơn vị liên quan, các nghiên cứu liên quan. Thông tin sơ cấp được tiến hành khảo sát 240 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 480 mẫu (lao động quản lý và lao động làm việc trực tiếp). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia, phân tích nhân tố khám phá EFA và thang đo Likert để phân tích các yếu tố định tính ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích ma trận SWOT để tổng hợp và phân tích thông tin. Kết quả chính và kết luận Luận án làm rõ lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Khái niệm, đặc điểm, vai trò về nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã được nghiên cứu hệ thống hóa. Luận án đã đánh giá phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Thái Nguyên dù đang trong thời kỳ xii
- “dư lợi dân số” với nguồn nhân lực dồi dào và trẻ nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực được qua đào tạo trình độ Đại học (7,9%) và Trên Đại học (0,3%) ở mức rất thấp so với các khu vực trên cả nước. Ngoài ra chất lượng lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, thứ hạng người lao động so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á còn ở mức rất thấp, thiếu hụt nhiều kỹ năng và chưa đáp ứng các yêu cầu của người lao động trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chất lượng người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ chuyên môn cao chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc; thiếu các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học; chưa thích ứng nhanh đổi mới tư duy sáng tạo trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó tác phong đội ngũ lao động chưa cao và chủ yếu quan tâm đến lợi ích, mục tiêu ngắn hạn, chưa chú trọng đến nâng cao trình độ và kỹ năng trong dài hạn ngay cả khi có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo từ các chính sách của Nhà nước. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả chỉ ra có 6 yếu tố chính ảnh hưởng, bao gồm: 1) Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV của Nhà nước và tỉnh, 2) Hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh, 3) Sự phát triển của khoa học công nghệ, 4) Chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa, 5) Môi trường làm việc của doanh nghiệp và 6) Bản thân người lao động. Luận án chỉ ra rằng yếu tố Chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, đánh giá hiệu quả, những vấn đề tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; làm căn cứ xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, kết hợp với quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và kết quả phân tích mô hình SWOT về phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV của tỉnh Thái Nguyên trong cuộc cách mạng số, luận án đề xuất 6 giải pháp bao gồm: 1) Hoàn thiện chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2) Nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề của tỉnh, 3) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh, 4) Hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 5) Cải thiện môi trường làm việc của doanh nghiệp và 6) Nâng cao năng lực và kỹ năng cho bản thân người lao động. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Phung Tran My Hanh Thesis title: Human resources development for small and medium-sized enterprises in Thai Nguyen province in the Industrial revolution 4.0 Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives Assessing the situation of human resource development for small and medium-sized enterprises in Thai Nguyen province in the Industrial revolution 4.0, thereby proposing the main solution to enhance human resources development in the coming time. Materials and Methods - Approach method: economic activity sector approach, economic type sector approach, organizational approach, policy analysis approach, participatory approach. - Data collection and data analysis method: Secondary data is collected from related agencies and unit, related studies. Primary datais conducted to investigate 240 small and medium-sized enterprises with 480 survey sheets (including managers and employees). The study uses expert group discussion methods, Exploratory factor analysis and Likert scale to analyze qualitative factors affecting human resource development for SMEs in Thai Nguyen province in Industry 4.0; using multivariate regression models to analyze the influence of each factor. In addition, the thesis uses descriptive statistics, comparative statistics, SWOT matrix analysis to synthesize and analyze the information. Main findings and conclusions The thesis clarifies the theory and practice of developing human resources for small and medium enterprises in the Industrial Revolution 4.0. Concept, characteristics, role of human resources, small and medium-sized enterprises, human resource development, human resource development for small and medium-sized enterprises in the Industrial Revolution 4.0. Influencing factors to develop human resources for SMEs in the Industrial Revolution 4.0 has been systematized. The dissertation assessed human resource development for small and medium- sized enterprises in Thai Nguyen province in the Industrial Revolution 4.0 in terms of quantity and quality of human resources. The results showed that although Thai Nguyen province is in a period of "population surplus" with abundant and young human resources, the quality of human resources is still low, not really meeting the requirements of the Industrial Revolution 4.0. The quality of human resources, xiv
- especially those trained at university level (7.9%) and postgraduate (0.3%), is very low compared to other regions across the country. In addition, the quality of Vietnamese labor in general and Thai Nguyen province in particular, the labor rank compared to other countries in Southeast Asia is still very low, lacking many skills and not meeting the requirements labor demand in the Industrial Revolution 4.0. High professional qualifications in SMEs does not meet requirements such as lacking foreign language and informatics skills; not adapting quickly to innovate creative thinking in Industry 4.0. Besides, the working style is not high and mainly concerned with short-term benefits and goals, not focused on improving qualifications and skills in the long run even with the support of training costs from State policies. The research uses exploratory factor analysis model and Multivariate regression model to analyze factors affecting human resource development for small and medium enterprises; the results show that there are 6 main factors. These include: 1) State and local policies, 2) Education and vocational training system, 3) Science and technology development, 4) Human resource development policies in SMEs, 5) Working conditions in SMEs and 6) Individual labor. This thesis indicates that human resource development policies in SMEs have the greatest impact on human resource development for SMEs in Thai Nguyen province in the Industrial Revolution 4.0. In addition, the thesis also points out the achieved results, evaluated the effectiveness, the problems that exist and the causes of the limitations, as a basis for human resource development solutions for SMEs to 2025, with a vision to 2030. On the basis of analyzing the practical conditions of Thai Nguyen province in Industrial Revolution 4.0, combining with the perspective of developing human resources for SMEs and the results of SWOT model analysis, the thesis proposed 5 solutions including: 1) Completing policies, strategies and plans for SMEs human resource development, 2) Enhancing training quality of the provincial vocational training institutions, 3) Promoting applying science and technology in production and business processes, 4) Completing human resource development policies for SMEs, 5) Improving the working environment enterprises and 6) Enhancing the individual labor’s quality in term of capacity and skills. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên các lĩnh vực chính về kỹ thuật số, công nghệ sinh học, robot,… là nền tảng cho nền kinh tế chuyển đổi từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực chi phí thấp sang nền kinh tế tri thức; tạo ra bước đột phá về khoa học công nghệ và trang thiết bị máy móc trong sản xuất; từ đó sẽ tạo ra những thay đổi vô cùng lớn về cung - cầu lao động. Sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 đang đòi hỏi những thay đổi về nguồn nhân lực do vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng khi các DNNVV chiếm đến 99,43% tổng số doanh nghiệp Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2019). Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, với những bước đột phá về khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và là chủ thể chính trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư mang tính chiến lược, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững. Mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung, nhất là DNNVV dù có sự trợ giúp của máy móc hay trí tuệ nhân tạo nhưng vẫn dựa trên sự điều hành của nguồn nhân lực. Các công việc như phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, chiến lược, kế hoạch kinh doanh cùng với sự chuyển giao công nghệ, vận hành máy móc thiết bị... đều dưới sự điều hành và thực hiện của nhân lực. Vì vậy dù khoa học kỹ thuật tiến bộ nhanh chóng, các máy móc, thiết bị hiện đại ra đời nhưng nguồn nhân lực vẫn là chủ thể chính để điều khiển và vận hành, nếu không có nhân lực thì các quốc gia và tổ chức cũng như các DNNVV không thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Nguồn nhân lực Việt Nam đang trong thời kỳ “dư lợi dân số” hay “dân số vàng” - chính là cơ hội lớn cho mỗi DNNVV nếu biết tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào này, đồng thời cũng tạo ra áp lực mạnh mẽ trong việc đảm bảo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao để biến những thách thức thành cơ hội, nguồn nhân lực trong bối cảnh mới cần có những kiến thức và kỹ năng mới để có thể tìm ra cơ hội việc làm. 1
- Những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực để sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, đánh giá và đưa ra quyết định, linh hoạt trong công việc. Theo Manpowergroup Solutions (2018) chỉ ra chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 62 trên thế giới và thứ 14 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương; chỉ 5% lao động thành thạo tiếng Anh và chỉ 10,4% là lao động có tay nghề cao. Trong báo cáo do World Economic Forum (2018) công bố, trong tổng số 100 quốc gia, Việt Nam rơi vào nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chất lượng nguồn nhân lực xếp thứ 70 và các chỉ số liên quan đến đổi mới và chất lượng nguồn nhân lực ở mức rất thấp. Trong khi đó, trên thế giới, chất lượng nguồn nhân lực trong trong sản xuất công nghiệp cũng như trong nông nghiệp được áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; do đó lao động chân tay không còn được đánh giá cao, việc áp dụng những tiến bộ khoa học đã tạo ra những sản phẩm công nghiệp có năng suất lớn và chất lượng tốt. Trong nội dung chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ (2017a) đã chỉ ra rằng: “Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống... Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển”. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc với 97,07% DNNVV đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân lực của tỉnh cũng như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên có số lượng các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề nhiều thứ 3 cả nước nên việc đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0. Tuy nhiên, Thái Nguyên với 61,26% dân số trong độ tuổi lao động - là thời kỳ “dân số vàng” nhưng chất lượng nguồn nhân lực cho DNNVV chính là thách thức lớn, do nguồn nhân lực được qua đào tạo trình độ Đại học (7,9%) và trên Đại học (0,3%) ở mức rất thấp so với các khu vực trên cả nước. Ngoài ra, nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên chưa có thái độ làm việc chuyên nghiệp; thiếu hụt các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm chưa đáp ứng các yêu cầu của người lao động trong cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó tác phong đội ngũ lao động chưa cao và chủ yếu quan tâm đến lợi ích, mục tiêu ngắn hạn, chưa chú trọng đến nâng cao trình độ và kỹ năng trong dài hạn, ngay cả khi có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo từ các chính sách của Nhà nước. Từ đó dẫn đến năng suất lao động, thu nhập bình quân, hiệu suất sử 2
- dụng lao động và sức sinh lời của lao động tại DNNVV thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Trong thời gian qua, phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV trong các bối cảnh khác nhau được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu hiện tại về các mô hình quản lý nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vào các thành phần đo lường giúp nâng cao hiệu quả của quản lý nguồn nhân lực như Craciun (2015); Skledar & cs. (2015); Katarzyna (2016); Keltouma & Rahima (2016); Waqas & cs. (2016); Ilyas & cs. (2016); Prihardini (2018); Pravdiuk & cs. (2019). Trong nghiên cứu Paul (2016) chỉ ra rằng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo thành cả rủi ro và cơ hội cho các nền kinh tế châu Âu và đào tạo lại hiện là một yếu tố trung tâm trong việc giới thiệu sản xuất được kết nối. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty và khu vực đều được chuẩn bị tốt như nhau để đối phó với những thách thức của các quy trình sản xuất được kết nối; trong khi Christian (2017) đưa ra tình trạng thực hiện Công nghiệp 4.0, trình bày những trở ngại và thách thức điển hình cho Mittelstand và chứng tỏ tầm quan trọng của việc liên quan đến nhân viên để cải thiện sự thành công của các quy trình đổi mới trong công ty; bên cạnh đó đưa ra các khuyến nghị chính trị để cải thiện khuôn khổ tổng thể. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian gần đây có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các loại hình doanh nghiệp có thể kể đến (Lê Thị Mỹ Linh, 2009; Nguyễn Thị Hồng Cẩm, 2013; Nguyễn Thanh Vũ, 2015; Đinh Văn Toàn, 2015). Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của DNNVV trong các bối cảnh về thời gian, không gian khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV trong cuộc CMCN 4.0. Ngoài ra, do đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của các tỉnh tại Việt Nam khác nhau nên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV cũng khác nhau. Các nghiên cứu được các tác giả phân tích khá đa dạng nhưng theo hiểu biết của tác giả hiện nay nghiên cứu trong bối cảnh CMCN 4.0 tại tỉnh Thái Nguyên và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Bản thân người lao động” đến phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV chưa được phân tích và đưa vào mô hình là nhân tố gây ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. Dù trong bối cảnh CMCN 4.0 hay các bối cảnh khác khi có sự ra đời của robot, trí tuệ nhân tạo và máy móc hiện đại thì nguồn nhân lực vẫn là nhân tố quyết định và không thể thay thế của mỗi quốc gia cũng như tại DNNVV. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 184 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn