Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường lao động của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
lượt xem 18
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự vận động và phát triển của thị trường lao động, từ đó đưa ra những đánh giá về sự phát triển của TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC và đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường lao động của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC CƯỜNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC CƯỜNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc 2. PGS.TS Nguyễn Duy Dũng HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết............................................................................. 9 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lao động, thị trường lao động ................... 12 1.1.3. Các nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN và AEC ......................... 16 1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước ............................................. 17 1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá chung về thị trường lao động ........................... 18 1.2.2. Các nghiên cứu về thị trường lao động đặc thù ........................................ 20 1.3. Kết luận rút ra từ những nghiên cứu về phát triển thị trường lao động và hướng nghiên cứu của luận án ........................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ........................................... 25 2.1. Định nghĩa về thị trường lao động ............................................................... 25 2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động .................................................... 30 2.2.1. Cầu lao động.............................................................................................. 30 2.2.2. Cung lao động ........................................................................................... 31 2.2.3. Giá cả hàng hoá sức lao động ................................................................... 32 2.2.4. Cạnh tranh trên thị trường lao động .......................................................... 35 2.2.5. Hệ thống thể chế, tổ chức và công cụ điều tiết thị trường lao động ......... 36 2.3. Các yếu tố tác động đến thị trường lao động ............................................... 38 2.3.1. Dân số ........................................................................................................ 38 2.3.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................. 39 2.3.3. Giáo dục - đào tạo ..................................................................................... 42 2.3.4. Thể chế và chính sách của Nhà nước ........................................................ 44 2.3.5. Hệ thống thông tin của thị trường lao động .............................................. 44 2.4. Phát triển thị trường lao động ...................................................................... 46 2.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 46 2.4.2. Nội dung và tiêu chí phát triển thị trường lao động .................................. 47 2.5. Tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường lao động .............................. 51 2.5.1. Tác động đến quy mô thị trường lao động ................................................ 52
- 2.5.2. Tác động đến chất lượng thị trường lao động ........................................... 53 2.5.3. Tác động đến cơ cấu thị trường lao động.................................................. 54 2.3.4. Tác động đến giá cả lao động.................................................................... 55 2.6. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ............................................................................................................... 64 3.1. Cộng đồng Kinh tế ASEAN ......................................................................... 64 3.2. Thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ................................................................................................................. 68 3.2.1. Quy mô thị trường ..................................................................................... 68 3.2.2. Chất lượng thị trường ................................................................................ 71 3.2.3. Cơ cấu thị trường....................................................................................... 83 3.2.4. Giá cả lao động (tiền lương) ..................................................................... 86 3.2.5. Thể chế ...................................................................................................... 89 3.2.6. Cạnh tranh trên thị trường lao động .......................................................... 95 3.3. Tác động của AEC đến thị trường lao động Việt Nam ................................ 98 3.4. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN ............................................................... 111 3.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 111 3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 112 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ........... 118 4.1. Bối cảnh phát triển thị trường lao động Việt Nam trong điều kiện mới .... 118 4.2. Quan điểm, định hướng phát triển và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................. 130 4.2.1. Quan điểm phát triển của thị trường lao động ........................................ 130 4.2.2. Định hướng phát triển của thị trường lao động Việt Nam ...................... 134 4.2.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................................................................. 135 KẾT LUẬN .................................................................................................... ..150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 156
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HHSLĐ Hàng hoá sức lao động KH&CN Khoa học và Công nghệ NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSLĐ Năng suất lao động SLĐ Sức lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TTLĐ Thị trường lao động XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên .......... 69 Bảng 3.2: Kết quả tuyển sinh từ 2016 - 2018 ..................................................... 73 Bảng 3.3: Xếp hạng theo chỉ số thông thạo tiếng Anh EF EPI của ASEAN ...... 75 Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, 2016-2019 .................................. 83 Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tếError! Bookmark not defined. Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm, 2016-2019 .............................. 85 Bảng 3.7: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương từ công việc chính ............................................................................................................ 86 Bảng 3.8: Thu nhập bình quân tháng của người lao động ................................ 81 Bảng 3.9: Tiền lương bình quân của lao động theo trình độ học vấn ................. 88 Bảng 3.10: Chênh lệch tiền lương/tháng theo trình độ học vấn, ........................ 88 giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................... 88
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ của LLLĐ Việt Nam..66 Hình 3.2 Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ .................................. 72 Hình 3.3: Chất lượng nguồn nhân lực của các nước ASEAN cho tương lai của sản xuất ...................................................................................................................... 74 Hình 3.4: Nhu cầu của cung - cầu lao động theo trình độ CMKT (%) ............... 81 Hình 3.5: Kênh tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ..................................... 81 Hình 3.6: Kênh tìm việc của lao động trẻ ........................................................... 82 Hình 3.7: Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế, 2009 - 2019 (%) ....................... 84 Hình 3.8: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2000 – 2019 ..................................................... 98 Hình 3.9: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam….94 Hình 3.10: Lao động Việt Nam đi ASEAN và ngoài ASEAN ......................... 104
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam thực hiện đổi mới, cải cách bắt đầu từ năm 1986, chính thức chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có thể chuyển đổi mô hình kinh tế thành công, thì xây dựng và phát triển các thị trường là yêu cầu, là nhiệm vụ tất yếu, bởi phát triển thị trường là chìa khoá để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi phải hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình: thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hoá - dịch vụ,… Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau. Sự phát triển và đồng bộ các thị trường sẽ tạo nên hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân, qua đó giúp cho Việt Nam có một nền kinh tế thị trường phát triển, hiện đại. Trong các loại thị trường đó thì thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, được coi như một đầu tầu để kéo theo sự chuyển động của các thị trường khác. Chính vì vậy, phát triển thị trường lao động luôn là mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu hướng tới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các nền kinh tế đương đại. Quá trình đó đã và đang mang lại rất nhiều cơ hội cũng như đặt ra rất nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia tham gia nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường lao động thông qua sự đa dạng chủ sử dụng lao động, nâng cao điều kiện lao động, thu nhập và an sinh cho người lao động, cũng như sự dịch chuyển lớn về lao động không chỉ giữa các khu vực kinh tế, giữa các địa phương, giữa các ngành nghề, giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự dịch chuyển lao động qua biên giới, từ trong nước ra nước ngoài và từ nước ngoài vào trong nước. Điều đó sẽ đem lại nhiều biến chuyển tích cực của thị trường lao động. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội đó là những thách thức không nhỏ cho sự phát triển của nền 1
- kinh tế nói chung và của thị trường lao động nói riêng. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt, thị trường trong nước sẽ gắn liền với thị trường quốc tế, do đó sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài, từ đó đặt ra nhiều thách thức về an ninh, kinh tế, chính trị và xã hội. Việt Nam tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12 năm 2015 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. AEC tạo nền tảng cơ bản để hình thành một thị trường cạnh tranh, phát triển bình đẳng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. AEC mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về vốn, ngành công nghiệp, dịch vụ và dịch chuyển lao động giữa các quốc gia thành viên nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn trên cơ sở thúc đẩy liên kết về mọi mặt. Thông qua các Hiệp định được ký kết trong AEC sẽ là cơ sở quan trọng tạo điều kiện để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động từ các ngành có giá trị gia tăng thấp sang ngành có gía trị gia tăng cao; bổ sung nguồn lao động có chất lượng từ các nước thành viên vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó là không ít khó khăn, thách thức đối với thị trường lao động - một trong những khu vực nhạy cảm nhất, một kênh chính chịu tác động rõ nét nhất của quá trình hội nhập quốc tế, bởi các quy định trong AEC buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng cung lao động, cầu lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, rỡ bỏ các rào cản về thể chế, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo điều kiện để lao động Việt Nam có thể “chiến thắng” trong cuộc cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có kỹ năng. Trong khi đó, thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường còn sơ khai, trình độ thấp và phát triển thiếu đồng bộ. Trong bối cảnh hội nhập, mặc dù thị trường lao động Việt Nam đã có sự phát triển khả quan, nhưng cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục để nền kinh tế Việt Nam hội nhập thành công, đủ sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác, tiêu biểu như: còn có bất cập về cơ cấu nguồn cung và chất lượng lao động, thiếu nhân lực chất lượng cao; quy mô lao động cấp thấp tham gia thị trường có xu hướng tăng lên; mâu thuẫn giữa dịch chuyển lao động trong nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới 2
- tác động của hội nhập quốc tế. Năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động các nước còn thấp. Thị trường lao động chưa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch lao động, phân bố lại lao động; người lao động chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các cơ hội làm việc phù hợp với nhu cầu và năng lực; người sử dụng lao động cũng chưa được tự do lựa chọn, tuyển dụng lao động theo nhu cầu do sự không phù hợp giữa trình độ, kỹ năng của người lao động được đào tạo trong các cơ sở đào tạo với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, cơ sở hạ tầng của thị trường lao động Việt Nam còn yếu và thiếu, đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình tham gia AEC. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải có một thị trường lao động phát triển, linh hoạt để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập thành công. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam đặt trong bối cảnh AEC là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chính sách phù hợp giúp thị trường lao động Việt Nam phát triển, hội nhập hiệu quả, đủ khả năng tận dụng những cơ hội mà AEC mang lại, đồng thời hạn chế hoặc chủ động thích ứng với các tác động tiêu cực. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển thị trường lao động của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự vận động và phát triển của thị trường lao động, từ đó đưa ra những đánh giá về sự phát triển của TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC và đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Trên cơ sở mục tiêu chung, luận án đặt ra những mục tiêu cụ thể sau: Một là, hình thành khung lý thuyết phân tích về phát triển TTLĐ trong hội nhập quốc tế nói chung và trong tham gia AEC nói riêng; 3
- Hai là, làm rõ thực trạng phát triển TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC và các tác động của việc tham gia AEC tới sự phát triển TTLĐ Việt Nam. Ba là, chỉ ra các cơ hội và thời cơ cho phát triển TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC tới năm 2025, từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển TTLĐ trong bối cảnh mới nhằm tham gia AEC chủ động, hiệu quả, bảo đảm lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong AEC. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ như sau: Trước hết, lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề, xác định khoảng trống nghiên cứu và hệ thống hoá các lý thuyết về thị trường lao động, hình thành cơ sở lý luận và khung phân tích cho đề tài. Đồng thời, qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường lao động của các quốc gia khác, luận án sẽ chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở khung lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, NCS phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động của Việt Nam và tác động của AEC tới sự phát triển thị trường lao động Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế gây trở ngại quá trình phát triển của thị trường. Những nghiên cứu, phân tích được thực hiện ở các nhiệm vụ trên là cơ sở để NCS đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm 2025. Các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam được đưa ra xét đến các dự báo liên quan đến xu hướng phát triển thị trường lao động và hướng đến việc khắc phục các nguyên nhân gây ra những hạn chế đối với sự phát triển thị trường lao động tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển thị trường lao động trong hội nhập quốc tế, mà bối cảnh cụ thể là tham gia AEC. 4
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong Luận án được tập hợp chủ yếu trong khoảng thời gian 2010 - 2019. - Không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong thị trường lao động Việt Nam đặt trong mối quan hệ với thị trường chung ASEAN. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận và khung phân tích 4.1.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trên cơ sở rà soát các lý thuyết kinh điển và các trường phái nhận thức về lao động, thị trường lao động, phát triển thị trường lao động, vai trò của các chủ thể trên thị trường lao động; xây dựng lý thuyết về tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường lao động (tác động đến quy mô, chất lượng của thị trường lao động, giá cả của sức lao động), phân tích thực trạng phát triển của TTLĐ Việt Nam trong mối quan hệ tương tác giữa TTLĐ Việt Nam với các nội dung thoả thuận trong AEC (tự do thương mại, tự do di chuyển lao động và vốn). Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về thị trường lao động, phát triển thị trường lao động, di chuyển lao động trong khối ASEAN. 4.1.2. Khung phân tích Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu (Chương 1), đồng thời dựa trên những lý thuyết nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường lao động và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như toàn bộ cơ sở khoa học (được phân tích ở Chương 2), NCS đề ra khung nghiên cứu phát triển thị trường lao động như sau: 5
- BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TTLĐ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Cơ cấu TIÊU CHÍ Tăng số lượng Nâng cao chất lượng hợp lý ĐÁNH GIÁ 1. Quy mô NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TTLĐ thị trường 2. Chất lượng thị trường NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TTLĐ 3. Cơ cấu thị Cung lao Cầu lao trường Giá cả lao động Cạnh tranh Thể chế động động 4. Giá cả lao động TÁC ĐỘNG CỦA AEC ĐẾN TTLĐ Tự do di chuyển Vốn đầu tư trực tiếp 5. Thể chế Tự do hoá thương mại lao động nước ngoài FDI 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, bao gồm: - Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu Tác giả đã thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường lao động Việt Nam và các vấn đề liên quan đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN và dữ liệu thứ cấp thông qua Google Scholar cũng như các công bố của Tổng cục Thống kê, của Viện khoa học lao động và xã hội, của các học giả trong và ngoài nước, sách, báo, các công trình nghiên cứu, luận án và tạp chí có liên quan. Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý từng bước, áp dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu để rút ra kết luận. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Các phương pháp này được sử dụng trong luận án nhằm đi sâu vào phân tích lý luận về phát triển thị trường lao động, cũng như phân tích thực trạng phát triển 6
- thị trường lao động Việt Nam đặt trong thị trường nội khối ASEAN, từ đó có những đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá: Phương pháp này giúp tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm 2025. - Phương pháp thống kê - so sánh: phương pháp này dùng để so sánh thực trạng phát triển của các yếu tố cấu thành thị trường lao động ở Việt Nam cũng như tác động của AEC đến sự phát triển của TTLĐ Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: phương pháp này dùng để thu thập các ý kiến, nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia AEC. 5. Đóng góp mới của luận án (i) Làm rõ cơ sở lý luận về thị trường lao động, phát triển thị trường lao động, từ khái niệm, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí phản ánh sự phát triển của thị trường lao động. (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019. (iii) Trên cơ sở phân tích, đánh giá đặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, luận án đã chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam đến 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, đây là luận án nghiên cứu phát triển thị trường lao động dưới góc độ kinh tế chính trị. Bằng cách sử dụng những phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, NCS đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển thị trường lao động Việt Nam, từ khái niệm, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí phản ánh sự phát triển của thị trường lao động. Về mặt thực tiễn Luận án đã chỉ ra sự cần thiết phải tăng chất lượng cung lao động cũng như quy mô của các doanh nghiệp giảm dần sự can thiệp của Nhà nước đối với các cơ 7
- sở đào tạo để các cơ sở đào tạo hoạt động dựa trên cơ chế thị trường, đào tạo nguồn nhân lực dựa theo nhu cầu của thị trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời, luận án cũng đưa ra những khuyến nghị để phát triển thị trường lao động đến năm 2025. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm bốn chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC Chương 4: Quan điểm, giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh mới 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết Đã có nhiều lý thuyết của các nhà kinh tế học đề cập đến các vấn đề liên quan đến thị trường lao động từ các trường phái cổ điển cho đến các trường phái hiện đại. Các lý thuyết về thị trường lao động nhìn chung hướng tới việc làm rõ các yếu tố cấu thành của thị trường lao động. Kinh tế học cổ điển do William Petty khai sinh, sau đó được Adam Smith, David Ricardo và các nhà khoa học khác phát triển đã có những cơ sở đầu tiên về lao động khi phân tích những nguyên lý kinh tế thị trường dựa trên phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các nguồn lực. Trường phái này đã đặt phạm trù lao động vào trung tâm của nghiên cứu kinh tế. Đây là quá trình nhận diện khoa học về lao động, về thị trường lao động. Trong tác phẩm “An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations” Adam Smith đã chứng minh nguồn gốc của mọi sự giàu có là lao động và lao động tạo ra giá trị, xác định không chỉ lương, mà cả lợi nhuận và lợi tức: “Lao động xác định giá trị không chỉ là một phần giá cả được tính vào lương, mà cả những phần được tính vào lợi nhuận và lợi tức” [1]. Trong tác phẩm “Các nguyên lý kinh tế học” (1980), Alfred Marshall cho rằng, để đảm bảo việc làm thì vấn đề điều tiết cung - cầu lao động có ý nghĩa rất quan trọng: “Khi cung và cầu ở trong tình trạng cân bằng bền vững, thì trong trường hợp, nếu khối lượng sản xuất nào đó được dịch chuyển khỏi trạng thái cân bằng của nó, các sức mạnh nhanh chóng bắt đầu hoạt động thúc đẩy nó quay trở lại vị trí trước đây, cũng chính xác như khi hòn đá treo sợi dây di chuyển khỏi trạng thái cân bằng, nó sẽ lao nhanh trở lại vị trí cân bằng của mình” [71]. Kế thừa những thành tựu và khắc phục những hạn chế của các nhà kinh tế học trước mình, K.Marx đã nghiên cứu sâu sắc về lao động trong tác phẩm “Tư bản” [30], thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động, giải quyết triệt để những bế tắc mà các nhà kinh tế trước đó chưa lý giải được. Xuất phát từ phân tích sự vận động của tư bản, C.Mác đã tìm ra bản chất của sức lao 9
- động với tư cách là một hàng hoá đặc biệt có giá trị sử dụng khác với giá trị sử dụng của các loại hàng hoá thông thường, đó là không bị mất đi khi tiêu dùng mà có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị bản thân nó - đó là cơ sở của giá trị thặng dư. Trong quá trình nghiên cứu tích luỹ tư bản C.Mác cho rằng, nhân tố quan trọng nhất của việc nghiên cứu tác động của sự tăng lên của tư bản đối với số phận của giai cấp công nhân là cấu tạo của tư bản. Cấu tạo của tư bản được xem xét trên phương diện hiện vật và trên phương diện giá trị. C.Mác phân biệt kết cấu giá trị của tư bản và kết cấu kỹ thuật của tư bản. Giữa hai cái đó có một quan hệ qua lại chặt chẽ. Để nói lên mối quan hệ qua lại đó. C.Mác gọi kết cấu giá trị của tư bản là kết cấu hữu cơ của tư bản trong chừng mực mà kết cấu giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những thay đổi của kết cấu kỹ thuật này. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, kỹ thuật được cải thiện do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công nghệ đã làm cho cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Kết quả đó được thực hiện bằng một loạt những biến đổi trong cách thức sản xuất, khiến cho một số lượng nhất định sức lao động cũng có thể sử dụng được một khối lượng tư liệu sản xuất lớn hơn. Khi đó, tích luỹ tăng không chỉ có sự tăng thêm cùng một lúc về lượng các yếu tố vật chất của tư bản, mà còn có những biến đổi về chất: khối lượng tư liệu sản xuất tăng mạnh hơn so với tổng số sức lao động, cần thiết để sử dụng khối lượng tư liệu sản xuất ấy. Như vậy, sự lớn lên của tư bản làm cho lao động có năng suất lao động, thì nó lại làm cho số cầu về lao động giảm đi theo tỷ lên với lượng của tư bản. Như vậy, theo C.Mác cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích luỹ chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Ông gọi đó là “quy luật nhân khẩu thừa tương đối”. Trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936), J.M.Keynes đã đề cập tới vấn đề việc làm và xác định mức độ việc làm được qui định bởi những yếu tố tổng mức cầu đối với các hàng hoá, dịch vụ trong điều kiện cụ thể về các nguồn lực và trình độ công nghệ. Do đó, để giảm thất nghiệp thì 10
- chính phủ có thể tăng chi tiêu để tăng tổng cầu hoặc thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân [26]. Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu. Mô hình Harris Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris-Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Ví dụ như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, v.v. [85]. Lý thuyết về thể chế cho rằng, thể chế chính thức chi phối trong hoạt động của nhà nước với cơ cấu tổ chức phức tạp, quan hệ thứ bậc và phối hợp rõ ràng và các rằng buộc nhằm cân bằng và kiểm soát quyền lực công. Còn đối với bộ phận thị trường, thông thường thể chế chính thức chi phối khu vực đô thị hiện đại, còn thể chế phi chính thức hiện diện nhiều hơn ở khu vực nông thôn, truyền thống. Các thể chế kinh tế bao gồm hệ thống các quy tắc được đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi con người trong việc sản xuất, trao đổi và phân phối của cải xã hội trong giới hạn các nguồn lực, nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng, ổn định và công bằng. Xét về lý thuyết, thị trường chính là cơ chế tự nhiên phân bổ các nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả nhất, dựa trên phương thức cạnh tranh, tín hiệu giá cả và động lực là lợi ích kinh tế. Nói cách khác, chính “bàn tay vô hình” là thứ 11
- dẫn dắt và phối hợp các hành động cá nhân đơn lẻ theo cách thức hữu hiệu nhất, xét theo nghĩa phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, thị trường không bao giờ đạt đến độ hoàn hảo, và luôn hàm chứa những khuyết tật. Chính vì vậy, các thể chế kinh tế phải hướng đến khắc phục những khuyết tật này. Để hạn chế những khuyết tật thị trường, trước hết phải kể đến vai trò của nhà nước. Thông qua việc hình thành và phát triển các thể chế chính thức, nhà nước thường xử lý vấn đề nêu trên theo hai cách: i) Xây dựng các khuôn khổ và cơ chế nhằm tác động gián tiếp kìm hãm hay khuyến khích các động cơ và lợi ích; và ii) Can thiệp trực tiếp như một chủ thể tham gia thị trường. Theo trường phái thể chế thì cả thể chế chính thức và phi chính thức đều có những tác động nhất định đến việc hình thành và phát triển các loại thị trường, một mình vai trò của nhà nước là chưa đủ. Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu chủ yếu đưa ra một số lý thuyết chung về các khía cạnh của thị trường lao động, giải thích nguyên nhân thất nghiệp, di chuyển lao động và vai trò của thể chế đối với sự hình thành và phát triển của các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động, từ đó chỉ ra rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến tăng năng suất lao động và tạo điều kiện cho chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, quá trình chuyển dịch này không dễ dàng, dẫn đến sự hình thành các phân mảng thị trường lao động, sự “dư thừa” lao động không có chuyên môn kỹ thuật và sự thiếu hụt lao động có chuyên môn kỹ thuật ở cấp độ quốc gia và cấp vùng/khu vực. Đây là cơ sở lý thuyết để Luận án áp dụng giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, các lý thuyết đó không tập trung vào giải thích bản chất, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường lao động trong điều kiệu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lao động, thị trường lao động Hai tác giả Ronald G.Ehrenberg và Robert S.Smith đã cung cấp một cách nhìn tổng quát về thị trường lao động qua cuốn sách “Modern labor economics: Theory and public policy”. Không những đề cập đến những lý thuyết cốt lõi của thị trường lao động một cách rất căn bản, dễ hiểu, tác giả còn cung cấp phương 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn