intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam – Phân tích qua điện và xăng dầu

Chia sẻ: Kequaidan6 Kequaidan6 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:235

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam - Phân tích qua điện và xăng dầu; chỉ ra những ưu, nhược điểm của quản lý nhà nước về giá đối với điện và xăng dầu trước những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam đến năm 2030, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hệ thống giá trong điều kiện mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam – Phân tích qua điện và xăng dầu

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên  cứu của riêng tôi. Các số  liệu, kết quả  nêu  trong  luận   án   là   trung   thực.   Những   tư   liệu   được   sử   dụng   trong  luận   án   đều   có   nguồn  gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả Luận án Nguyễn Anh Tuấn
  2. ii MỤC LỤC TRANG Lời cam đoan i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU vi LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG   1:   LÝ   LUẬN   QUẢN   LÝ   NHÀ   NƯỚC   VỀ   GIÁ   ĐỐI   VỚI  15 HÀNG HÓA THIẾT YẾU VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG HÓA THIẾT YẾU  15 1.1.1. Khái niệm hàng hóa thiết yếu 15 1.1.2. Giá cả hàng hóa thiết yếu và mối quan hệ với chỉ số giá tiêu dùng 18 1.1.3. Đặc điểm của hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng tới quản lý giá 20 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THIẾT YẾU  29 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa  29 thiết yếu 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu 30 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu 32 1.2.4. Các hình thức quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu 35 1.2.5. Đánh giá quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết yếu 36 1.2.6. Các nhân tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về giá đối với hàng  39 hóa thiết yếu 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM   41 TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THIẾT  YẾU 1.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa thiết  41 yếu trên thế giới 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong quản lý nhà nước  53 về giá đối với hàng hóa thiết yếu KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 56 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI VỚI   57 HÀNG HÓA THIẾT YẾU LÀ ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
  3. iii 2.1.   KHÁI   QUÁT  VỀ   HÀNG   HÓA   THIẾT   YẾU   LÀ   ĐIỆN   VÀ   XĂNG  57 DẦU TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Khái quát hàng hóa thiết yếu là điện tại Việt Nam  57 2.1.2. Khái quát hàng hóa thiết yếu là xăng dầu tại Việt Nam 60 2.1.3. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn từ 2013 đến 2018 và  63 tác động của giá điện, xăng dầu đến chỉ số giá tiêu dùng 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ  GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG  65 HÓA THIẾT YẾU LÀ ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng bộ  máy quản lý nhà nước về  giá đối với hàng hóa  65 thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giá đối với điện tại Việt Nam 67 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về  giá đối với xăng dầu tại Việt   100 Nam  2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ  GIÁ ĐỐI  117 VỚI   HÀNG   HÓA   THIẾT   YẾU   LÀ   ĐIỆN   VÀ   XĂNG   DẦU   TẠI   VIỆT  NAM 2.3.1. Những thành tựu trong quản lý nhà nước về  giá đối với điện và  117 xăng dầu tại Việt Nam và nguyên nhân 2.3.2. Những hạn chế  trong quản lý nhà nước về  giá đối với điện và  129 xăng dầu tại Việt Nam và nguyên nhân KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 142 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI  143 VỚI HÀNG HÓA THIẾT YẾU LÀ ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI  143 VỚI   HÀNG   HÓA   THIẾT   YẾU   LÀ   ĐIỆN   VÀ   XĂNG   DẦU   TẠI   VIỆT  NAM ́ ̉ 3.1.1. Bôi canh kinh t ế­ xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giá  143 đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam 3.1.2. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về  giá đối với hàng  145 hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN  QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ  GIÁ ĐỐI  149 VỚI   HÀNG   HÓA   THIẾT   YẾU   LÀ   ĐIỆN   VÀ   XĂNG   DẦU   TẠI   VIỆT  NAM 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về  giá đối với điện tại  149
  4. iv Việt Nam 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giá đối với xăng dầu tại   164 Việt Nam 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ĐỂ  HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ   187 NƯỚC VỀ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THIẾT YẾU LÀ ĐIỆN VÀ XĂNG   DẦU TẠI VIỆT NAM KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 195 KẾT LUẬN 196 DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 198 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 199 PHỤ LỤC 205 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
  5. v Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ BĐS Bất động sản EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GCN Giấy chứng nhận GDP Tổng sản phẩm trong nước GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng Nhân dân LPG Khí dầu mỏ hóa lỏng M2 Mét vuông MC Chi phí cận biên MR Doanh thu cận biên NCS Nghiên cứu sinh NH Ngân hàng NSNN Ngân sách nhà nước NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước QSD Quyền sử dụng QSH Quyền sở hữu TCTĐL Tổng công ty Điện lực TP Thành phố TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TTĐN Tổn thất điện năng UBND Ủy ban Nhân dân USD Đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng VNĐ Đồng Việt Nam DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU STT TÊN ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Trang 1 Đồ thị 1.1: Cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa thiết yếu 23 2 Đồ  thị  1.2: Biểu diễn đường Chi phí cận biên và doanh thu cận  26 biên
  6. vi 3 Đồ thị 1.3: Phân biệt giá cấp 1 27 4 Hình 1.1: Quá trình đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về  giá   38 đối với hàng hóa thiết yếu 5 Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn điện Brazil 43 6 Bảng 1.2: Giá xăng dầu tại Thái Lan 46 7 Bảng 1.3: Chỉ  tiêu kinh tế  vĩ mô và giá năng lượng tại In­đô­nê­ 48 xi­a 8 Bảng 1.4: Giá xăng dầu tại Singapore 49 9 Bảng 1.5: Giá xăng dầu tại Nhật Bản 50 10 Hình 1.2: Tỷ trọng các yếu tố hình thành giá xăng tại Mỹ 52 11 Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng của năm tính toán so với năm trước 64 tại Việt Nam giai đoạn 2013 ­ 2018 12 Bảng 2.2: Danh mục các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục  76 tiêu  13 Bảng 2.3: Tổng hợp khung giá phát điện từ năm 2013­2018 77 14 Bảng 2.4: Tổng hợp giá các nguồn điện từ năm 2013­ 2018 81 15 Bảng 2.5: Thống kê giá truyền tải từ năm 2013­2018 84 16 Bảng 2.6: Thống kê chi phí khâu phân phối bản lẻ điện từ 2013­   85 2018 17 Bảng 2.7: Khung giá bán lẻ điện bình quân từ năm 2013­ 2020 92 18 Bảng 2.8:  Giá bán lẻ  điện bình quân được phê duyệt từ  2013­  93 2019 19 Bảng 2.9: Tổng hợp khung giá bán buôn điện từ năm 2015­ 2018 96 21 Bảng 2.10: Số  lượng doanh nghiệp điện (đơn vị) được kiểm tra  99 từ 2015 – 2018 22 Bảng 2.11: Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 110 23 Bảng 2.12: Số  lượng doanh nghiệp  xăng dầu  được kiểm tra từ  116 2015 – 2019 24 Bảng 2.13: Giá bán điện bình quân từ 2010­ 2019 118 25 Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của chủ thể và đối tượng quản lý về  119 việc thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước về giá đối với  điện 26 Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá của chủ thể và đối tượng quản lý về  121 việc thực hiện công khai, minh bạch và lộ trình thị trường điện 27 Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của chủ thể và đối tượng quản lý về  124 việc thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước về giá đối với 
  7. vii xăng dầu 28 Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá của chủ thể và đối tượng quản lý về  125 việc thực hiện công khai, minh bạch và quỹ BOG 29 Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá về  việc xây dựng  chính sách, pháp  127 luật liên quan đến quản lý nhà nước về giá đối với điện và xăng   dầu 30 Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá về  khâu phân công, phân cấp; kiểm  137 tra, đôn đốc liên quan đến quản lý nhà nước về giá đối với điện   và xăng dầu
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý giá nói chung và QLNN về  giá nói riêng là một trong những khâu  chính trong hoạt động quản lý kinh tế  vĩ mô của nhà nước. Quản lý giá vừa là   công cụ, vừa là một trong những đòn bẩy có tính quyết định, đảm bảo sự thành  công của các tác động quản lý khác và của hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô nói  chung của nhà nước. Quản lý giá là hoạt động không thể thiếu được nhằm khắc  phục khuyết tật của thị trường và góp phần khai thác tốt các nguồn lực quốc gia   bằng giá cả; có vai trò lớn trong việc ổn định chính trị ­ xã hội, ổn định đời sống  nhân dân, tăng cường công bằng xã hội, nhất là như Việt Nam chúng ta.  Trong thời gian qua, hệ  thống pháp luật về  giá của nước ta đã dần hoàn  thiện, thể  chế  hóa được đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về  quản lý, điều hành giá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.  Hầu hết giá các hàng hóa, dịch vụ  đã và đang trở thành tín hiệu khách quan, góp   phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất,  hạ  giá  thành,...   Ngoài  mục   tiêu  bình  ổn  giá,   để   góp phần  khắc   phục  những   khuyết tật của thị trường, giảm thiểu tổn thất xã hội, nhà nước vẫn kiểm soát   giá một số  hàng hóa, dịch vụ  thiết yếu  ở  mức độ  nhất định. Các biện pháp về  giá luôn đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá thành sản phẩm;   đồng thời chú ý công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch các yếu tố hình thành   giá. Song song với các quy định về quản lý giá, việc xây dựng và hoàn thiện các  quy định về quản lý cạnh tranh đã tạo lập hành lang pháp lý và duy  trì môi trường  kinh doanh bình đẳng; mặt khác, góp phần hạn chế, ngăn chặn các hành vi lạm   dụng sức mạnh thống lĩnh thị trường để gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, cơ  chế  chính sách quản lý của nhà  nước về giá, đặc biệt là giá hàng hóa, dịch vụ  thiết yếu còn bộc lộ một số  tồn  tại, hạn chế  nhất định: Một số  hàng hóa thiết yếu thuộc danh mục nhà nước   định giá, bình ổn giá còn có khi chưa được tính đúng, tính đủ và chưa được điều  chỉnh kịp thời khi yếu tố  chi phí đầu vào thay đổi; kìm giá một số  chi phí đầu   vào bằng biện pháp hành chính và kéo dài, một mặt gây méo mó hệ  thống giá,  mặt khác dẫn đến việc điều chỉnh tăng giá liên tục và ở mức cao trong thời gian  ngắn; quy định về áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý chưa phù hợp và  
  9. 2 gây khó khăn cho quá trình áp dụng trong thực tiễn; điều tiết giá các mặt hàng  này còn chưa gắn trực tiếp với hình thái thị trường của hàng hóa, dịch vụ đó dẫn  đến hiệu quả  QLNN về  giá còn có phần hạn chế… Vì vậy, việc nghiên cứu   hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện kinh   tế ­ xã hội mới, đáp ứng yêu cầu trọng tâm của công cuộc cải cách cơ chế giá và  xu hướng hội nhập thế giới là điều cần thiết, cho nên, Nghiên cứu sinh đã lựa   chọn đề tài nghiên cứu luận án của mình là “Quản lý giá đối với hàng hóa thiết   yếu tại Việt Nam – Phân tích qua điện và xăng dầu”. 2.  Những kết quả  đã nghiên cứu  ở  trong và ngoài nước có liên quan  đến luận án và những định hướng nghiên cứu tiếp của luận án. Khi đề cập đến quản lý về giá nói chung và QLNN về giá nói riêng đối với  hàng hóa thiết yếu, các nghiên cứu tập trung vào các mảng nội dung lớn như:   những phân tích về  hàng hóa thiết yếu, QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết  yếu… Trên cơ sở này, NCS cũng tổng luận theo các nội dung chính nêu trên, tuy  nhiên để có những đánh giá sát thực về tình hình nghiên cứu, cũng như phù hợp   với phạm vi nghiên cứu, NCS tóm lược theo hai nhóm nghiên cứu: nghiên cứu   của các tác giả nước ngoài và nghiên cứu của các tác giả trong nước. 2.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước: Trong thời gian vừa qua các nghiên cứu của nhóm tác giả trong nước về các   nội dung liên quan đến đề  tài luận án tập trung vào hai mảng nội dung như  QLNN về kinh tế và QLNN về giá, các công trình tiêu biểu như sau: ­ Các nghiên cứu về QLNN về kinh tế: Trong các nghiên cứu về QLNN về kinh tế, có những nghiên cứu chung về  nội dung quản lý, có những nghiên cứu lại tập chung vào các nội dung QLNN   theo từng mảng chức năng. Luận án của Đặng Ngọc Lợi với đề  tài “Chức năng  QLNN về kinh tế trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta”, năm  1995 đã mô tả sự thay đổi cơ bản vai trò, chức năng QLNN về kinh tế trong quá   trình chuyển sang kinh tế thị trường. Một số phương pháp và giải pháp tiếp tục  hoàn thiện chức năng QLNN về kinh tế, xây dựng đội ngũ cán bộ  quản lý kinh  tế [25]. Tiếp đến luận án tiến sỹ của Đào Viết Hiền với đề  tài “Nâng cao hiệu   lực QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,  2005 cũng đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực quản lí nhà nước về 
  10. 3 kinh tế  thời kì đổi mới, những vấn đề  đang đặt ra và nguyên nhân của những   hạn chế; quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về kinh tế  ở Việt Nam hiện nay [17].  Bên cạnh những luận án nghiên cứu về  QLNN về  kinh tế, còn có những  cuốn giáo trình hệ thống hóa tương đối toàn diện về các khía cạnh của QLNN,   như: giáo trình “QLNN về kinh tế” của GS.,TS. Đỗ Hoàng Toàn và PGS.,TS. Mai   Văn Bưu, năm 2009 đã hệ  thống rõ những vấn đề  chung về  quản lí nhà nước;  chức năng, vai trò, nguyên tắc và phương pháp của quản lí nhà nước về kinh tế;   các công cụ quản lí vĩ mô về kinh tế của nhà nước; thông tin, quyết định và cơ  cấu bộ  máy nhà nước về  kinh tế; cán bộ  công chức quản lí nhà nước về  kinh   tế... [45]; Cuốn tài liệu “QLNN trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội   chủ  nghĩa  ở  Việt Nam” của GS.TSKH Lương Xuân Quỳ  đã nghiên cứu những   vấn đề lý luận về QLNN đối với kinh tế, bao gồm các nội dung về lý thuyết và  kinh nghiệm quốc tế  về  vai trò của QLNN về  kinh tế  trong nền kinh tế  thị  trường, cũng như  nội dung QLNN về  kinh tế trong mô hình kinh tế  thị  trường   định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, công trình đã phân tích  và đánh giá thực trạng QLNN về kinh tế  ở Việt Nam trong thời gian 1986 ­ 2005   và định hướng sau 2006 [36]. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị (khối kiến thức  thứ ba) “Các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý” do nhóm biên soạn  Ngô Quang Minh, Trần Thị Minh Châu, Đặng Ngọc Lợi cũng đã trình bày những   nội dung cơ  bản về  quản lý kinh tế  trong chương trình giảng dạy, học tập lý   luận chính trị cao cấp: vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; mục tiêu quản lý kinh tế vĩ   mô; chính sách kinh tế ­ công cụ quản lý của nhà nước; bộ máy QLNN về kinh  tế... [28]. Luận án của Đào Anh Tuấn (2013) với đề  tài “QLNN về  thương mại  điện tử”, ngoài các nội dung chuyên sâu về QLNN về thương mại điện tử, luận   án đặc biệt đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động   QLNN về thương mại điện tử trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương  pháp luận về  đánh giá chính sách của Ngân hàng thế  giới; các chỉ  số  trong bộ  tiêu chí này được sử  dụng để  đánh giá một cách toàn diện các nội dung QLNN  về  thương mại điện tử  theo các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền   vững [46]. Luận án của Mai Công Quyền (2015) với đề  tài “Quản lý của nhà  nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước”, luận án 
  11. 4 trên cơ sở các lý thuyết cốt lõi về quản trị vốn trong doanh nghiệp và lý thuyết   về  quản trị  công ty như: Lý thuyết lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade off)  của   Kraus   và   Litzenberger   (1973),   Lý   thuyết   thứ   tự   tăng   vốn   (pecking   order  theory) của Myers và Majluf (1984), Lý thuyết dòng tiền tự  do (free cash flow   theory) của Jensen  (1986), Lý  thuyết  đại  diện (acency  theory)  của Jensen  và  Meckling (1976), tác giả Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu  đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà  nước bao gồm tính hiệu lực (Effetiveness); tính hiệu quả (Efficiency) và tính bền   vững (Stability) [37]. Các nghiên cứu chung về  QLNN về  kinh tế, cũng như  QLNN đối với các  lĩnh vực cụ thể ở trên phần nào đã khái quát chung được về các nội dung cơ bản   của QLNN, như: chủ  thể  quản lý, đối tượng quản lý, các nguyên tắc QLNN,  cũng như  các chức năng của QLNN và một số  các tiêu chí đánh giá QLNN.   Nhưng những nghiên cứu này mới dừng  ở  mức khái quát, chưa chuyên sâu về  công tác quản lý giá, nhất là QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu, cũng như  chưa đưa ra được bộ tiêu chí và mô hình đánh giá QLNN. ­ Các nghiên cứu trực tiếp liên quan đến QLNN về giá hàng hóa thiết yếu: Từ  khi Việt Nam chuyển đối nền kinh tế, từ kế hoạch hóa tập trung sang   nền kinh tế  thị  trường có sự  quản lý của nhà nước đã có nhiều tác giả  nghiên  cứu về công tác quản lý giá trong nền kinh tế thị trường như: Nhóm tác giả Lưu   Húc Minh, Mậu Đại Văn, Đỗ  Ngọc Toàn dịch cuốn sách “Quản lý giá cả  trong  kinh tế thị trường” năm 1994 là tài liệu tham khảo và nghiên cứu về quản lý của  nước ngoài, nhất là một số nước và lãnh thổ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao;   trình bày có hệ thống quá trình tham gia của Nhà nước vào quản lý giá cả và rút   ra những kinh nghiệm thực tiễn đã đem lại hiệu quả  kinh tế cao của các nước   như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Italia… [27]. Tác giả  Trần Hậu Thự  với cuốn  sách “Vai trò quản lý của nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường  ở nước   ta” năm 1994 đã đưa ra những luận cứ  khoa học khẳng định vai trò của Nhà   nước đối với việc quán lý giả cả thị trường: Những vấn đề lý luận chung về giá  và chính sách quản lý giá; quan điểm và phương hướng đổi mới chính và cơ chế  quản lý giá; chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đối với giá các loại hàng  hoá [41]. Đề  tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu thương mại,   1999 “Luận cứ khoa học của tổ chức thị trường và lưu thông một số  mặt hàng  
  12. 5 thiết yếu theo yêu cầu bảo hộ  sản xuất trong nước và bảo vệ  người tiêu dùng  trong nước một số năm trước mắt” đã nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của tổ  chức thị trường và lưu thông hàng hoá theo yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước   và bảo vệ người tiêu dùng; trên cơ  sở đó, đề  tài đã đánh giá thực trạng tổ chức   thị trường và lưu thông một số mặt hàng thiết yếu của nước ta; đề xuất một số  khuyến nghị  về  tổ  chức thị trường và lưu thông hàng hoá theo yêu cầu bảo hộ  sản xuất trong nước và bảo vệ  người tiêu dùng. Tác giả  Nguyễn Minh Phong  với bài viết “Quản lý giá trong suy giảm kinh tế toàn cầu” đã phân tích khái quát  về  công tác quản lý giá trong giai đoạn 2009 và những kiến nghị  cho công tác  quản lý giá trong điều kiện suy giảm kinh tế  toàn cầu [31]. Tác giả  Nguyễn   Tiến Thỏa năm 2010 với cuốn sách “Con đường cải cách giá  ở  Việt Nam” đã   phác họa ra bức tranh về công tác quản lý giá trong giai đoạn từ khi đổi mới đến   năm 2010 [38]. Đề tài nghiên cứu độc lập Cấp Nhà nước, mã số 58G/2011/HĐ­ ĐTĐL năm 2013 “Hoàn thiện chính sách và cơ chế điều tiết cung cầu bình ổn thị  trường một số hàng hoá thiết yếu” đã tổng quan những vấn đề  lý luận về điều   tiết cung – cầu, bình ổn thị trường trong nền kinh tế thị trường, những công cụ  điều tiết cung cầu hàng hoá thiết yếu (tập trung vào chính sách và cơ  chế  điều  tiết cung cầu 3 hàng hoá thiết yếu là gạo, đường ăn, phân bón urê); phân tích và  đánh giá thực tiễn cung cầu các mặt hàng thiết yếu; đánh giá các chính sách và   cơ chế điều tiết cung cầu các mặt hàng này trong giai đoạn 2001­ 2011; trên cơ  sở đó, định hướng và đề xuất nội dung chính sách và cơ  chế điều tiết cung cầu  một số  hàng hoá thiết yếu thời kỳ  đến 2015; đề  xuất điều kiện và giải pháp  thực hiện chính sách và cơ chế điều tiết cung cầu hàng hoá trong những trường   hợp cần thiết thời kỳ đến 2015 [5]. Tác giả  Phạm Minh Thụy, năm 2013 đã có  bài viết trên trong Hội thảo về “Một số vấn đề  nguyên tắc trong QLNN về giá  hàng hóa dịch vụ do các doanh nghiệp có vị trí độc quyền sản xuất – kinh doanh   ở Việt Nam”, trong đó đã phân tích về công tác quản lý giá và đề  xuất các giải  pháp quản lý giá hàng hóa của các doanh nghiệp có vị trí độc quyền  ở Việt Nam   [43]. Bản thân NCS cũng đã làm chủ  nhiệm đề  tài cấp Bộ  năm 2014 với đề  tài   “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ  thống cơ  sở  dữ  liệu phục vụ công tác  QLNN trong lĩnh vực quản lý giá và thẩm định giá”, trong đó nhấn mạnh việc áp   dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực QLNN về giá [48]. Bên cạnh các nghiên   cứu chung về quản lý giá trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, cũng 
  13. 6 đã có những nghiên cứu về quản lý giá đối với các loại hàng hóa cụ thể, trong đó   tiêu biểu là các nghiên cứu sau đây: NXB Chính trị  Quốc gia năm 2002 đã xuất   bản cuốn sách “Một số  quy định của Nhà nước về  quản lý giá”, trong đó giới   thiệu những qui định pháp luật về quản lý giá trong một số lĩnh vực: giao thông  vận tải, đất đai, nhà ở, điện, nước sản xuất và tiêu dùng, bưu chính viễn thông,   đầu tư  ­ xây dựng; quản lý tài chính trong chi phí và giá thành sản phẩm của   doanh nghiệp nhà nước [29]. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu một số giải  pháp nâng cao chất lượng quản lý giá xây dựng trong  điều kiện kinh tế  thị  trường  ở Việt Nam” của Trần Thị Hồng Mai năm 2001 đã trình bày các lý luận   chung về quản lý giá xây dựng; tình hình quản lý giá xây dựng ở Việt Nam, một   số  nước trong khu vực và trên thế  giới; những giải pháp nâng cao chất lượng   quản lý giá xây dựng ở Việt Nam [26];  bản thân NCS cũng đã có nghiên cứu liên  quan đến nội dung này thông qua đề tài cấp Bộ năm 2012 với tiêu đề “Xây dựng  lộ  trình giá trị  trường đối với dịch vụ  khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2013­  2018”, trong đó đề xuất các lộ  trình kèm cách thức quản lý trong mỗi giai đoạn   cụ  thể  đối với dịch vụ  khám chữa bệnh [ 47].  Nhóm tác giả  thực hiện đề  tài  nghiên cứu cấp Bộ năm 2012 với chủ đề “Nghiên cứu đổi mới quản lý giá cước   viễn thông nhằm phát triển bền vững thị trường viễn thông” đã đưa ra những cách   thức quản lý giá cước viễn thông, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc  ứng   dụng công nghệ thông tin trong quản lý… [18]. Về  quản lý giá một số  mặt hàng tiêu biểu có các nghiên cứu sau: (1). Đối   với quản lý giá điện có các nghiên cứu: Đề  tài nghiên cứu cấp Bộ của Nguyễn  Thị Vịnh Long năm 2002 với tiêu đề “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hoàn  thiện hệ thống giá bán điện ở Việt Nam theo hướng sử dụng điện hợp lý, hiệu   quả trong xu thế hội nhập” [23]. Các bài viết trong Hội thảo khoa học “Quản lý,  điều hành giá điện theo cơ chế thị trường  ở Việt Nam” năm 2012, như: bài viết  “Các yếu tố   ảnh hưởng đến giá điện  ở  Việt Nam trong hội nhập và sự  lựa  chọn” của PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng; bài viết của Phạm Minh Thụy với   tiêu đề “Tổng quan về cơ chế quản lý, điều hành giá điện ở Việt Nam” cũng đã  có những đánh giá tổng quát về cơ chế điều hành của Nhà nước đối với giá điện  và phân tích một số  nội dung liên quan đến khâu phát điện, truyền tải và phân  phối điện… Cục Quản lý giá cũng đã chủ  trì thực hiện đề  tài nghiên cứu khoa   học cấp bộ  về  “Hoàn thiện cơ  chế  QLNN về  giá đối với điện  ở  Việt Nam”,  
  14. 7 trong đó cũng đã đưa ra những phân tích và đánh giá về  cơ  chế  QLNN về  giá  điện hiện nay, cũng như đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế này….;  (2). Đối với quản lý giá xăng dầu có các nghiên cứu: Bài viết “Cơ  chế quản lý   giá xăng dầu của Trung Quốc”, năm 2008, số  217 trên tạp chí Kinh tế Châu á ­  Thái Bình Dương; tác giả  Nguyễn Thanh Hương, năm 2013, nghiên cứu chuyên   đề với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế quản lý giá xăng dầu ở nước ta” [19] và một   số  báo cáo của Cục Quản lý giá cũng đã khẳng định tiếp tục đổi mới cơ  chế  quản lý và điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm để  giá xăng dầu vận hành  theo cơ chế thị trường; nhà nước không bù lỗ kinh doanh mặt hàng xăng dầu, tạo  điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ về giá, cạnh tranh trong sản  xuất kinh doanh  và cạnh tranh về giá; tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động  sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời đảm bảo vai trò QLNN về giá hướng   vào việc khắc phục tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về  giá,   bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã   hội; bình  ổn giá, ngăn ngừa tác động tự  phát của giá thế  giới vào hệ  thống giá  trong nước, đẩy giá trong nước tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý;   đồng thời đã khắc phục được những nhược điểm của cơ chế quản lý kinh doanh  xăng dầu trước kia, đặc biệt trong khâu quản lý giá bán lẻ xăng dầu trong nước.  Tiếp theo, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng   Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; theo đó, giá bán xăng dầu được quy định cụ thể như  sau: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của  Nhà nước”. Bản thân NCS với tư cách là Chủ nhiệm đề tài cũng đã chủ trì thực  hiện đề  tài nghiên cứu khoa học cấp bộ  về  “Hoàn thiện cơ  chế  QLNN về  giá  đối với xăng dầu  ở  Việt Nam” năm 2019, trong đó cũng đã đưa ra những phân   tích và đánh giá về cơ chế QLNN về giá đối với xăng dầu hiện nay, cũng như đề  xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ  chế này;  đặc biệt, phân tích trong điều  kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng với một số thay đổi về  cơ  chế, chính sách hiện hành, sự  tăng lên nhanh chóng đối với nguồn cung  ứng   xăng dầu trong nước trong thời gian sắp tới, sự xuất hiện của yếu tố n ước ngoài  trong kinh doanh xăng dầu,... đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đánh giá lại toàn  diện cơ chế điều tiết giá đối với mặt hàng xăng dầu [50]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu trực tiếp về  quản lý giá đối với hàng hóa  thiết yếu như: TS. Vũ Đình Ánh, trong Tọa đàm khoa học Hoàn thiện cơ  chế 
  15. 8 QLNN về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do các doanh nghiệp có vị  trí   độc quyền, thống lĩnh thị  trường sản xuất­ kinh doanh, năm 2013 có bài viết   “Bàn về  QLNN về  giá đối với hàng hóa, dịch vụ  thiết yếu” [2]. PGS.,TS. Ngô  Trí Long bài viết trong Hội thảo về quản lý giá với tiêu đề “Chính sách điều tiết  giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị”. Bản thân NCS   cũng đã có nghiên cứu về nội dung này thông qua đề tài cấp Bộ năm 2014 và bài   viết đăng trên Tạp chí kinh tế­ tài chính Việt Nam số 2 tháng 10/2015 với chủ đề  “Hoàn thiện cơ  chế  QLNN về  giá đối với hàng hóa, dịch vụ  thiết yếu do các  doanh nghiệp có vị  trí độc quyền, thống lĩnh thị  trường sản xuất­ kinh doanh”   [49]. Như  vậy, các nghiên cứu trên đã đi vào phần tích nội dung về  quản lý giá  đối với một số mặt hàng thiết yếu, như: khẳng định tính tất yếu khách quan cần  có sự  quản lý của nhà nước về  giá đối với hàng hóa thiết yếu, phân tích các   chính sách và các công cụ chính sách, các quy định của pháp luật trong QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu,... 2.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, nội dung QLNN về giá thực sự được  trình bày có hệ  thống và trở  thành học thuyết được các nhà kinh tế  học chấp  nhận đó là trường hợp của nhà kinh tế  học người Anh, Jonh Maynard Keynes  (1883 ­ 1946), ông nổi tiếng với lý thuyết “Nhà nước điều tiết nền kinh tế  thị  trường”/“lý thuyết bàn tay hữu hình”; trong đó nội dung quản lý giá đã được  J.M.Keynes đề cập đến trong lý thuyết của mình và đã được Prederic S. Lee mô   tả  lại chi tiết trong cuốn sách “Post Keynesian price theory” do trường đại học   Cambridge phát hành năm 1998, trong cuốn sách đã mô tả rõ các nghiên cứu một   số  thuyết giá cả  trong học thuyết kinh tế của Keynes, như: thuyết quản lý giá   cả, thuyết giá cả  thông thường, thuyết về  đánh mã. Tuy nhiên, đây mới chỉ  là   những lý thuyết chung về  quản lý giá cả  [59]. Năm 1999, NXB McGraw­Hill   companies đã phát hành cuốn sách “Cost management: A strategic emphasis” của   tác giả  Blocher, cuốn sách giới thiệu chung về  vấn đề  quản lý giá cả; những  khái niệm về quản lí giá cả hiện thời; những phân tích chung về kế hoạch và hệ  thống giá cả  cùng các phương pháp tổ  chức quản lý giá cả  này [55]. Luận án  tiến sỹ kinh tế “QLNN về giá cả hàng hóa trong nền kinh tế thị trường  ở Cộng 
  16. 9 hòa dân chủ  nhân dân Lào”, Liane Thykeo, năm 2001 đã có những phân tích về  cac chức năng và công cụ của QLNN về giá cả tại Lào [58]. Công bố của nhóm   nghiên   cứu   Ngân   hàng   thế   giới   năm   2006   “Small   states:   making   the   most   of   development assistance”, trong đó đi vào phân tích những đặc thù riêng của các   tiểu quốc; đánh giá hoạt động ngân hàng trong mỗi quốc gia; tận dụng sự giúp  đỡ của ngân hàng thế giới giúp các quốc gia quản lý giá cả cùng một số bài học   kinh nghiệm. Luận án của Nguyen Tuan Anh, University of New South Wales,   Sydney năm 2011 với chủ đề “Medicine prices and pricing policies” đã tổng quan   phân tích về thị trường dược phẩm Việt Nam và các qui chế, chính sách quản lý   giá thuốc; nghiên cứu định lượng về  giá thuốc và định tính để  tìm hiểu tại sao  giá thuốc  ở  nước ta lại cao [54]. Luận  án của Nguyen Thien Hao với  đề  tài  “Urbanization   of   water:   Entitlements   and   local   institutions   in   the   provision   of  potable water in peri­urban Hanoi, Vietnam” tại  Đại học University of Hawaii  năm 2012 đã nghiên cứu quản lý nước sạch vùng ven đô Hà Nội ­ Trường hợp ở  xã Cổ Nhuế, Hà Nội; những đối phó của người dân xã Cổ Nhuế đối với thay đổi  về nguồn nước địa phương, dân số và điều kiện kinh tế xã hội; tổ chức và quản   lý cung cấp nguồn nước sạch cho người dân Cổ Nhuế trong bối cảnh đô thị hoá  nhanh chóng...[56]. Các nghiên cứu trên đã hệ  thống tổng quan về  các lý thuyết quản lý giá,  nhất là quản lý giá trong nền kinh tế  thị trường, các nghiên cứu đã khẳng định   vai trò của nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói chung và điều tiết giá   nói riêng. Một số nghiên cứu đã tìm hiểu chuyên sâu về công tác quản lý giá đối  với một số mặt hàng thiết yếu, như giá điện, giá thuốc, giá nước sạch, giá xăng  dầu... Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới dừng ở những lý thuyết chung về quản   lý giá, chưa đi trực diện vào công tác quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu,   cũng như chưa có nhiều nghiên cứu gắn trực tiếp với bối cảnh của Việt Nam. 2.3. Các khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở những tổng quan về các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ở  trên, NCS thấy rằng các nghiên cứu này chưa làm rõ được các đặc điểm của  hàng hóa thiết yếu, mà chính vì các đặc điểm đó đòi hỏi phải quản lý, cũng như  đòi hỏi các chính sách quản lý phải phù hợp; đồng thời các nghiên cứu này cũng   chưa phân tích được rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giá đối với 
  17. 10 hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam, cũng chưa đưa ra được bộ tiêu chí để đánh giá  QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu, đặc biệt các nghiên cứu trên chưa   nghiên cứu và phân tích hoạt động QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu theo  tiến trình quản lý nên các nội dung QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu không   được phân tích chuyên sâu và logic… Do vậy, những vấn đề chưa được nghiên cứu  nêu trên, NCS sẽ đi vào phân tích và làm rõ trong các nội dung của bản luận án này,  cụ thể các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: ­ Hiểu như thế nào về hàng hóa thiết yếu trong nền kinh tế thị trường? các   đặc trưng của hàng hóa thiết yếu cần lưu ý trong công tác quản lý giá là gì? ­ QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu trong bối cảnh hiện nay được hiểu  như thế nào? ­ Nội dung của QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là gì? ­ Các tiêu chí đánh giá QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu? ­ Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu? ­ Các nước trên thế giới thực hiện việc quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu  như thế nào? ­ Sự thay đổi giá điện và xăng dầu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá tiêu  dùng tại Việt Nam? ­ Thực trạng công tác QLNN về giá đối với điện và xăng dầu hiện nay ở Việt   Nam như thế nào? ­ QLNN về giá đối với điện và xăng dầu hiện nay ở Việt Nam có những thành   công và hạn chế gì? Nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó? ­ Có những giải pháp hoàn thiện và tăng cường QLNN về giá đối với điện và  xăng dầu hiện nay ở Việt Nam? 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ  thống hóa cơ  sở  lý luận, phân tích   kinh nghiệm quốc tế liên quan đến QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu; đánh   giá thực trạng QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại   Việt Nam; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách vĩ mô, cũng như các giải   pháp cụ thể của QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu tại  Việt Nam. 
  18. 11 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu   sau: ­ Tổng hợp, hệ thống hoá và làm rõ cơ  sở  lý luận về  hàng hóa thiết yếu và  QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu; xem xét có chọn lọc kinh nghiệm thực   tiễn QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu của một số nước trên thế  giới vào  Việt Nam;  ­ Đánh giá thực trạng QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu tại Việt   Nam ­ Phân tích qua điện và xăng dầu; chỉ ra những ưu, nhược điểm của QLNN  về giá đối với điện và xăng dầu trước những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước   trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập sâu rộng như hiện nay;  ­ Đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa   thiết yếu là điện và xăng dầu tại Việt Nam đến năm 2030, qua đó góp phần thực   hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hệ thống giá trong điều kiện mới.   4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu QLNN về giá đối với   hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam thông qua hai mặt hàng: điện và xăng dầu.  ­ Phạm vi nghiên cứu:  + Về nội dung: do quản lý giá có nhiều nội dung khác nhau, nên luận án tập  trung nghiên  cứu  QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu  tại Việt Nam. Mặt  khác, hàng hóa thiết yếu cũng có nhiều loại khác nhau nên luận án giới hạn   nghiên cứu là hai nhóm hàng hóa thiết yếu và có mức độ ảnh hưởng lớn đến đời  sống: điện và xăng dầu; trong mỗi loại hàng hóa đó lại tập trung phân tích về  chiến lược giá, hệ  thống luật pháp, cũng như  tổ  chức thực hiện và giám sát  QLNN về giá đối với các hàng hóa đó. + Về  không gian: luận án nghiên cứu QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết  yếu trên phạm vi cả  nước, trong đó tập trung vào hai nhóm hàng hóa là điện và   xăng dầu. + Về thời gian: phần thực trạng, luận án nghiên cứu QLNN về giá đối với  hàng hóa thiết yếu tại Việt Nam ­ Phân tích qua điện và xăng dầu từ năm 2013  đến năm 2018. Các giải pháp luận án đưa ra cho giai đoạn đến năm 2030. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
  19. 12 ­ Về mặt lý luận: luận án đưa ra khái niệm về hàng hóa thiết yếu, phân tích  rõ đặc điểm mang tính đặc trưng của hàng hóa thiết yếu, trong đó gắn cụ  thể  với mặt hàng điện và xăng dầu; làm rõ sự ảnh hưởng của giá hàng hóa thiết yếu  tới chỉ  số  giá tiêu dùng; cũng như  đưa ra khái niệm QLNN về  giá đối với hàng   hóa thiết yếu, từ đó xác định rõ chủ thể, đối tượng quản lý, các nguyên tắc quản   lý và đặc biệt là khái quát 3 nội dung cơ bản của QLNN về giá đối với hàng hóa  thiết yếu, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về giá đối với hàng hóa  thiết yếu. Luận án đã xây dựng hệ thống gồm 6 tiêu chí đánh giá, đồng thời xác  định mô hình đánh giá QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó,   luận án cũng tổng hợp và hệ thống các kinh nghiệm trong QLNN về giá đối với   hàng hóa thiết yếu là điện và xăng dầu trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh  nghiệm cho Việt Nam trong công tác QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là  điện và xăng dầu. ­ Về mặt thực tiễn: luận án làm rõ các nội dung chung về hai mặt hàng đặc  biệt quan trọng, thiết yếu tại Việt Nam là điện và xăng dầu; phân tích mức độ  tác động của giá điện và xăng dầu đối với chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam hiện   nay. Đặc biệt, luận án đã tập trung phân tích thực trạng QLNN về  giá đối với   điện và xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian qua theo các nhóm nội dung  QLNN, phù hợp với đặc trưng của từng mặt hàng, từ đó để thấy được bức tranh   toàn cảnh về  QLNN về  giá đối với điện và xăng dầu hiện nay tại Việt Nam.   Luận   án  cũng  đánh giá  toàn  diện về  những mặt   được và  tồn tại,  cũng như  nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại đó, đây chính là cơ sở quan trọng để  đề  xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về  giá đối với điện và xăng dầu tại  Việt Nam trong thời gian tới. Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng cụ thể  trong QLNN về  giá đối với điện và xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới   phù hợp với định hướng chung của đất nước và phù hợp với xu thế  phát triển   của thế  giới; trên cơ  sở  đó đã phân tích và luận giải các giải pháp cụ  thể  theo  từng nội dung của QLNN về giá đối với hai nhóm hàng hóa thiết yếu là điện và   xăng dầu nhằm hướng đến việc hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết   yếu nói chung, đối với điện và xăng dầu nói riêng. Việc đề  xuất các giải pháp  được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với những đặc trưng cơ  bản của hai   hàng hóa này, cũng như phù hợp với xu hướng quản lý thị trường nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu
  20. 13 ­ Cách tiếp cận nghiên cứu:  xuất phát từ  những khoảng trống trong các  nghiên cứu lý luận quản lý về  giá nói chung và QLNN về  giá nói riêng đối với  hàng hóa thiết yếu; cũng như từ những vấn đề  thực tiễn chưa giải quyết được  trong các nội dung QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu  tại Việt Nam giai  đoạn vừa qua, luận án đã nêu ra các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết. Xuất   phát từ các câu hỏi nghiên cứu đó, kết hợp với việc xem xét các mô hình, các lý  thuyết về  QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu, các kết quả  từ  phân tích  thực trạng... cũng như  định hướng chiến lược trong quản lý giá nói chung và  quản lý giá đối với hàng hóa thiết yếu nói riêng tới năm 2030, luận án đã tập   trung đề  xuất các giải pháp để  hoàn thiện QLNN về giá đối với hàng hóa thiết  yếu tại Việt Nam.  ­ Phương pháp luận: Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ  yếu trong khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật  lịch sử, luận án còn sử  dụng các phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp  thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp...  ­ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:  Trên cơ  sở  những nghiên cứu lý thuyết, tác giả  xây dựng khung lý thuyết   cho những phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về giá đối với hàng hóa thiết  yếu: sử  dụng cách tiếp cận theo quá trình quản lý để  đi vào phân tích các bộ  phận của QLNN về  giá đối với hàng hóa thiết yếu;   sử  dụng hệ  thống chỉ  tiêu  đánh giá QLNN để đánh giá công tác QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu tại  Việt Nam hiện nay; sử  dụng mô hình SWOT để  đánh giá cơ  hội và thách thức,  điểm mạnh và điểm yếu của QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu  trong bối  cảnh hiện nay. Trong các nghiên cứu của luận án, có sử dụng số liệu sơ cấp và   thứ cấp, cụ thể: + Về số liệu sơ cấp, nhằm đưa ra đánh giá chính xác và có kết luận mang  tính thực tiễn công tác QLNN về giá đối với hàng hóa thiết yếu là điện và xăng   dầu tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện điều tra và phỏng vấn: (1). Đối với hàng hóa thiết yếu là điện: o Tác giả  luận án đã phát ra: 110 phiếu đối với nhóm chủ  thể  quản lý   (gồm cả  các cơ  quan QLNN, đơn vị  nghiên cứu, đào tạo) và thu về  101 phiếu,  sau khi mã hóa và làm sạch, tổng số phiếu hợp lệ có được là 95 phiếu (mẫu d1);  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2