intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

41
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cuối cùng của nghiên cứu trong luận án này là đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN ANH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN ANH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 62.34.82.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Đinh Văn Tiến 2. TS. Lê Hồng Yến HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận án này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Tiến; TS. Lê Hồng Yến đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Vụ Quản lý các khu kinh tế, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh... thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội... đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong công tác thu thập thông tin, số liệu và tài liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án này. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn !
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tác giả Trần Anh Tuấn
  5. MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN 11 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan 11 đến QLNN đối với các khu công nghiệp 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển, vai 11 trò và tác động của KCN, KCX, KKT 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững trong 22 KCN 1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến QLNN đối với 24 các KCN theo từng chức năng và lĩnh vực quản lý 1.2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 35 liên quan đến QLNN đối với các khu công nghiệp 1.2.1. Đánh giá các kết quả nghiên cứu đã tổng hợp 35 1.2.2. Những hạn chế trong các công trình nghiên cứu đã công bố 35 - điểm khác biệt so với luận án của tác giả 1.3. Định hướng nghiên cứu chính của luận án 37 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI 38 VỚI KHU CÔNG NGHIỆP 2.1. Tổng quan về khu công nghiệp và phát triển bền vững 38 KCN 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các KCN 38 2.1.2. Khái niệm khu công nghiệp 39 2.1.3. Phân biệt KCN với KKT, KCX và CCN 40 2.1.4. Đặc điểm của các KCN 43 2.1.5. Vai trò của KCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế 44 2.1.6. Phát triển bền vững các KCN 47 2.2. Lý luận về QLNN đối với khu công nghiệp 53
  6. 2.2.1. Khái niệm QLNN đối với KCN 53 2.2.2. Sự cần thiết QLNN đối với KCN 55 2.2.3. Đặc trưng QLNN đối với KCN 57 2.2.4. Nội dung QLNN đối với KCN 58 2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KCN 66 2.3. Kinh nghiệm về QLNN đối với KCN trong nước và trên 71 thế giới và bài học cho Thủ đô Hà Nội 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về QLNN đối với KCN 71 2.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho QLNN đối với 90 KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Tiểu kết chương 2 97 Chương 3 THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI KHU CÔNG 98 NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Thủ đô Hà 98 Nội 3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các KCN 98 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.1.2. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 100 theo các tiêu chí phát triển bền vững 3.2. Thực trạng QLNN đối với KCN trên địa bàn Thủ đô Hà 112 Nội 3.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy QLNN đối 112 với các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 3.2.2. Thực trạng về phân công, phân cấp QLNN cho Ban Quản 116 lý các KCN & CX Hà Nội 3.2.3. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật có liên quan hoạt 117 động của các KCN và QLNN đối với các KCN 3.2.4. Thực trạng về quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn 122 Thành phố Hà Nội 3.2.5. Thực trạng về ban hành và thực thi hệ thống chính sách 124 thucsd dẩy phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 3.2.6. Thực trạng về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp 130 trong KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.2.7. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các 136 doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
  7. 3.3. Đánh giá thực trạng QLNN đối với KCN trên địa bàn 137 Thành phố Hà Nội 3.3.1. Những kết quả đạt được trong QLNN đối với các KCN trên 137 địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong QLNN đối với các KCN 140 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong QLNN đôi 146 với các KCN Thành phố Hà Nội Tiểu kết chương 3 151 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 152 QLNN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIẸP TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế tác động 152 đến QLNN đối với các KCN ở Thủ đô Hà Nội 4.2. Quan điểm của Nhà nước trong phát triển KCN và định 157 hướng phát triển KCN ở thành phố Hà Nội 4.3. Định hướng hoàn thiện QLNN đối với KCN trên địa 161 bàn Thủ đô Hà Nội 4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm phát triển bền 163 vững các KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 4.4.1. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy và phân công, phân cấp 163 trong QLNN đối các KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 4.4.2. Giải pháp về hoàn thiện văn bản hệ thống pháp luật có liên 164 quan đến KCN 4.4.3. Giải pháp về hoàn thiện công tác kế hoạch hóa phát triển 165 KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 4.4.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển KCN 168 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 4.4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các 171 doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội 4.4.6. Giải pháp sắp xếp lại, nâng cao trình độ và tu dưỡng đạo 177 đức cho đội ngũ CBCC của Ban Quản lý KCN&CX Hà Nội 4.4.7. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát 178 hoạt động của các KCN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 4.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ 179 4.5.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN theo 179
  8. hướng hiện đại, nâng cấp chất lượng dịch vụ công 4.5.2. Hoàn thiện chính sách đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng 180 cao cho KCN 4.5.3 Tập trung phát triển một số mô hình mới của KCN 181 4.6. Một số kiến nghị 181 4.6.1. Đối với Quốc hội 181 4.6.2. Đối với Bộ, ngành Trưng ương 183 4.6.3. Đối với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 183 4.7. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống giải 184 pháp, kiến nghị trong luận án Tiểu kết chương 4 187 KẾT LUẬN 188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA 195 TÁC GIẢ PHỤ LỤC 196
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN Cụm công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất KH-CN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội KKT Khu kinh tế LATS Luận án tiến sĩ PPP Dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư PTBV Phát triển bền vững QLNN Quản lý nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTCP Thủ tướng Chính phủ WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1 Thái Lan ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào các KCN 77 Bảng 3.1 Quy mô và tỷ lệ lấp đầy các KCN Hà Nội đến 2015 101 Bảng 3.2 Tổng hợp dự án đầu tư vào các KCN 103 Bảng 3.3 Top 10 quốc gia đầu tư vào các KCN Hà Nội 103 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 104 trong KCN Hà Nội Bảng 3.5 Cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Nội giai đoạn 2008 – 2015 105 Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu về năng suất lao động của doanh 108 nghiệp trong KCN trên địa bàn Hà Nội Bảng 3.7 Tiền lương bình quân của lao động trong các KCN ở 109 Hà Nội (2015) Bảng 3.8 Thực trạng ủy quyền quản lý cho Ban Quản lý KCN, 116 CX Hà Nội Bảng 3.9 Kết quả công tác quản lý đầu tư của Ban Quản lý các KCN, 130 CX Hà Nội Bảng 3.10 Kết quả quản lý xuất nhập khẩu trong các KCN Hà Nội 131 Bảng 3.11 Kết quả quản lý xây dựng của Ban Quản lý KCN, CX Hà 132 Nội Bảng 3.12 Kết quả công tác quản lý môi trường của Ban Quản lý 136 các KCN và CX Hà Nội Bảng 3.13 Nội dung thanh, kiểm tra của Ban Quản lý các KCN 136 và CX đối với các doanh nghiệp KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội Bảng 3.14 Kết qủa công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp 137 KCN Bảng 4.1 Quy hoạch các KCN Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 159 2030
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình phát triển bền vững KCN 52 Hình 3.1 So sánh tỷ lệ lấp đầy KCN đã vận hành ở một số địa 102 phương Hình 3.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thủ đô Hà Nội 106 Hình 3.3 Số lao động làm việc trong các KCN ở Hà Nội 107 Hình 3.4 Bộ máy QLNN đối với KCN trên địa bàn Hà Nội 113 Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức Ban quản lý các KCN và CX Hà Nội 114 Hình 3.6 Thủ tục đầu tư theo quy trình ”một cửa, tại chỗ” tại 130 Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội Hình 3.7 Số lượng giấy phép lao động cấp cho người nước 133 ngoài của Ban Quản lý KCN Hà Nội Hình 3.8 Phản hồi của doanh nghiệp về công tác QLNN của 139 Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội Hình 3.9 Kết quả khảo sát đối với đội ngũ CBCC của Ban 149 Quản lý các KCN&CX Hà Nội Hình 4.1 Bản đồ quy hoạch phát triển các KCN của thành phố 161 Hà Nội Hình 4.2 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của hệ 185 thống giải pháp, đề xuất trong luận án
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới và các nước trong khu vực, mô hình đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) đã ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình là nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương cũng như tạo động lực cho sự liên kết vùng. KCN là giải pháp hiệu quả về thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài; thúc đẩy hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị; cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý; góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương; tạo điều kiện để xử lý các tác động tới môi trường một cách tập trung... Xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng như vậy của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tất cả các quốc gia trên thế giới, việc quản lý nhà nước (QLNN) với các KCN là thực sự cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm, tình hình về chế độ chính trị, kinh tế xã hội và pháp luật của mỗi nước, nội dung công tác QLNN đối với các KCN cũng không giống nhau. Song nhìn chung QLNN đối với các KCN đều hướng tới một mục đích chung, đó là hình thành các KCN tập trung với tiềm năng khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm kích thích sự phát triển KTXH của các vùng lãnh thổ của quốc gia. Ở Việt Nam, mô hình KCN đã được khởi xướng từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VI (1986) Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó, những quan điểm, chủ trương của Đảng đã được thể chế hoá thành Luật Đầu tư nước ngoài, ban hành chính thức vào năm 1987. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cho đến nay, chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai rộng rãi trong cả nước. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển (tính từ năm 1994), các KCN của Hà Nội cũng đã tạo được diện mạo mới cho ngành công nghiệp Thủ đô. Với sự kiện, ngày 1/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề xuất mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội, triển khai quy hoạch tống thể phát triển Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống các KCN tập trung lên tới 33 khu đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thành lập với tổng diện tích gần 7.500 ha. Trong đó có 8 KCN với tổng diện tích gần 1.200 ha đã đi vào hoạt động. Mặc dù phải chịu
  13. 2 tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế quốc tế nhưng những năm gần đây, doanh thu từ sản xuất công nghiệp của các KCN thành phố vẫn đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 40% GDP của Thành phố; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu của địa phương; giải quyết việc làm cho gần 15 vạn lao động. Các KCN Thủ đô đã góp phần thu hút được nhiều dự án công nghệ cao và quy mô của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Canon, Panasonic, Toto, Yamaha, Daewoo-Hanel; Trường Hải, Mercedes Benz... Các KCN của Hà Nội ra đời góp phần hình thành các khu đô thị, tăng cường tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm, đóng góp vào tăng thu ngân sách... góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy vậy, sau khi sáp nhập Hà Tây vào thành phố Hà Nội, không gian địa lý mở rộng thêm, hàng loạt vấn đề về hiệu quả kinh tế, môi trường, lao động… đang đặt ra trong công tác QLNN đối với KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội như: các chính sách về quản lý các KCN vẫn thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch các KCN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập kéo theo sự phát triển ồ ạt các KCN chưa có chọn lọc, chưa thực sự khuyến khích thu hút các dự án có sức cạnh tranh cao, tổ chức quản lý chưa tốt; nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng tiến độ triển khai chậm trong công tác đền bù GPM... Tính bền vững của các KCN trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế như: Tổng số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài tuy lớn song tỷ trọng các dự án gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động còn cao, tỷ trọng các dự án có công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN chưa cao; điều kiện làm việc và sinh hoạt của công nhân trong KCN chưa bảo đảm; vấn đề môi trường sống xung quanh các KCN còn nhiều bất cập và bức xúc; tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN chưa cao; các công nghệ sử dụng trong các KCN chỉ có thể đánh giá là công nghệ tiên tiến và trung bình chứ chưa phải là công nghệ cao do chủ yếu là công nghệ chắp vá và công nghệ của Trung Quốc, công nghệ mới nhập khẩu từ Mỹ, EU,… số lượng còn khá khiêm tốn… Là một cán bộ công tác trong lĩnh vực này gần 20 năm, những băn khoăn, trăn trở về hiệu quả của công tác QLNN đã thôi thúc tác giả chọn chủ đề “Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội” làm đề tài Luận án Tiến sỹ của mình. Cùng với việc nghiên cứu chuyên
  14. 3 sâu này, tác giả mong muốn đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân để phần nào đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN ở Hà Nội theo hướng phát triển bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích cuối cùng của nghiên cứu trong luận án này là đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án  Tiếp tục hoàn thiện cơ sở khoa học về QLNN đối với KCN; xây dựng khung lý thuyết về phát triển bền vững các KCN và QLNN các KCN theo hướng phát triển bền vững.  Phân tích thực trạng, đánh giá thực trạng QLNN đối với KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các tiêu chí và nội dung của phát triển bền vững;  Đề xuất những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác QLNN đối với các KCN, thúc đẩy các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác QLNN đối với các KCN trực thuộc cấp tỉnh, thành phố. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Đối tượng của QLNN trong luận án cụ thể là:  Các KCN, không bao gồm các hình thức đầu tư tập trung khác như khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC), khu kinh tế (KKT) và cụm công nghiệp (CCN).  Luận án tập trung nghiên cứu các KCN đang hoạt động, không nghiên cứu các KCN chưa thành lập hoặc chưa đi vào hoạt động mặc dù đã có trong quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) phê duyệt.
  15. 4  Luận án không đi sâu nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN theo từng lĩnh vực, ngành nghề; mà giới hạn nghiên cứu trong quá trình hoạt động của các KCN theo các tiêu chí phát triển bền vững: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. + Chủ thể QLNN được nghiên cứu trong luận án: bao gồm 2 nhóm chủ thể cơ bản: (1) Chính phủ ở Trung ương, trọng tâm là Vụ quản lý các KKT thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và (2) chính quyền thành phố, trong đó trung tâm là Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội. + Nội dung QLNN đề cập trong luận án được chia thành 2 nhóm: (1) Quản lý theo chức năng bao gồm: Xây dựng bộ máy QLNN đối với KCN; Phân công, phân cấp trong QLNN đối với KCN; Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (dưới luật); Quy hoạch phát triển các KCN; Ban hành và thực thi chính sách phát triển KCN; Thanh kiểm tra hoạt động của các KCN; (2) Quản lý theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Quản lý đầu tư; Quản lý xây dựng; Quản lý lao động; Quản lý xuất nhập khẩu và Quản lý môi trường. Đồng thời, luận án tập trung vào khía cạnh quản lý hành chính Nhà nước, theo đó, không nghiên cứu hoạt động QLNN trên giác độ lập pháp và tư pháp. Việc nghiên cứu hệ thống pháp luật trong luận án không phải đề cập đến chức năng ban hành luật pháp mà chỉ nhằm bổ sung cho nội dung thực thi pháp luật của chính quyền cấp dưới. - Phạm vi về thời gian: + Trong phần thực trạng, luận án thu thập số liệu và tư liệu trong giai đoạn 2008 đến 2017 vì 2 lý do sau: Thứ nhất, năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng do sát nhập tỉnh Hà Tây. Đây là một dấu mốc quan trọng trong công tác QLNN đối với các KCN bởi vì phạm vi của quản lý được mở rộng hơn cùng với sự thay đổi trong chủ thể và đối tượng của quản lý. Thứ hai, cũng trong năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008 về KCN, KCX – một văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này cho đến hiện tại, với nhiều điểm tiến bộ như phân cấp, phân quyền đã đánh dấu một bước ngoặt trong công tác QLNN đối với các KCN. + Phần đề xuất giải pháp, luận án lựa chọn tầm nhìn đến 2025. - Về không gian:
  16. 5 Luận án nghiên cứu các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội và thuộc sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được triển khai nghiên cứu dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời, khung lý thuyết về QLNN được tiếp cận trong luận án này được xây dựng dựa trên những tư tưởng của môn khoa học QLNN về kinh tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê, mô tả: Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu được cung cấp bởi Tổng cục thống kê, Cụ thống kê Hà Nội, Vụ Quản lý các khu kinh tế; Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội, Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)… Luận án cũng sử dụng một số tài liệu, báo cáo nghiên cứu trước đây nhằm bổ sung thông tin, số liệu. Các số liệu, tài liệu được thu thập và mô tả nhằm phân tích, đánh giá hoạt động cũng như QLNN đối với KCN trên địa bàn Hà Nội. * Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Bổ sung vào những tài liệu được cung cấp bởi các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, còn có các tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet và các cuộc hội thảo. Các tài liệu được tổng hợp, xử lý trong quá trình phân tích, so sánh, bình luận để làm rõ thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn Hà Nội cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến QLNN trong các doanh nghiệp đó. * Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận án tiến hành 02 đợt khảo sát với mục đích riêng biệt bằng hình thức bảng hỏi. Trong đó, Đợt 1 khảo sát ý kiến của 202 doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN trên địa bàn Hà Nội [xem Phục lục 1,2] nhằm thu thập ý kiến đánh giá về hiệu quả quản lý của Ban Quản lý KCN, CX Hà Nội. Đợt 2, luận án đã gửi phiếu khảo sát đến 103 doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và 26 BQL các KCN, KCX, KKT trên cả nước [xem Phụ lục 3,4], mục đích là đánh giá về tính cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất trong luận án.
  17. 6 Sở dĩ luận án gửi phiếu điều tra đến các BQL các KCN, KCX, KKT ở một số tỉnh, thành trên cả nước bởi vì những giải pháp hoàn thiện QLNN theo chức năng (với chủ thể quản lý là Vụ quản lý các KKT thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) không chỉ áp dụng riêng cho các KCN ở Hà Nội mà áp dụng chung cho tất cả các KCN, KKT, KCX trên cả nước. Do đó, thông qua ý kiến của các BQL tại các tỉnh, thành khác, tác giả luận án có những nhận định tương đối khách quan về tính phù hợp của các giải pháp đưa ra. * Phương pháp chuyên gia: Luận án đã sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn một số cán bộ và lãnh đạo của Ban Quản lý KCN&CX Hà Nội (Xem phụ lục 5). Đây là một kênh nghiên cứu có giá trị giúp cho tác giả luận án nhìn nhận rõ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong công tác QLNN đối với các KCN ở Hà Nội. Thông qua các nội dung phỏng vấn và các câu trả lời nhận được, luận án xây dựng những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao hơn và sát thực hơn với bối cảnh, hiện trạng của thành phố, đồng thời đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan phối hợp liên quan… trong việc thực thi các giải pháp đề ra. 4.3. Khung phân tích trong luận án Nội dung chính và cũng là đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN đối với các KCN. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan, nghiên cứu các văn bản pháp lý quy định về KCN, và chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý…, luận án xây dựng khung phân tích để nghiên cứu về QLNN đối với các KCN như hình trên. Cụ thể, luận án tiếp cận lý thuyết về QLNN đối với các KCN trên 2 khía cạnh: theo các chức năng quản lý và quản lý theo các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Các chức năng QLNN đối với các KCN được đề cập trong luận án gồm 6 vấn đề: (1) Tổ chức bộ máy QLNN; (2) Phân công, phân cấp trong quản lý; (3) Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); (4) Xây dựng quy hoạch phát triển KCN; (5) Ban hành và thực thi chính sách; và (6) Thanh, kiểm tra hoạt động KCN. Đối với quản lý theo lĩnh vực hoạt động, luận án tập trung vào 5 lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN bao gồm: đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động và môi trường. Tương ứng với mỗi chiều quản lý, luận án xác định có 2 nhóm chủ thể của QLNN đối với các KCN nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng: đó là cơ quan quản lý ở cấp trung ương (Vụ quản lý các KKT – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và cơ quan quản lý ở
  18. 7 địa phương, trong đó trọng tâm là các hoạt động quản lý của Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội. Chủ thể QLNN đối với các KCN Cơ cấu tổ chức và bộ máy QLNN đ/v KCN Quản lý đầu tư Quản lý theo hoạt động của DN Phân công, phân cấp trong Quản lý theo chức năng QLNN đ/v KCN Quản lý xây dựng Hệ thống VB QPPL điều chỉnh KCN Quản lý lao động Quy hoạch phát triển KCN Quản lý xuất nhập khẩu Chính sách phát triển KCN Quản lý môi trường Thanh, kiểm tra hoạt động KCN Đối tượng QLNN đối với các KCN 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Giả thiết khoa học Thực trạng hoạt động của các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đề ra là tính hiệu quả, tính bền vững và là hạt nhân tạo ra liên kết vùng cho các tỉnh đồng bằng bắc bộ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn Tp. Hà Nội còn nhiều bất cập, thiếu các giải pháp hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Hà Nội. Chính vì vậy, tác giả luận án đưa ra giả thiết là nếu nghiên cứu đề xuất được một hệ thống các giải pháp QLNN khả thi, có tính thực tiễn cao, phù hợp với đặc thù của Thành phố sẽ có thể giúp nâng cao tính hiệu quả, tính bền vững của các KCN ở Hà Nội và trở thành hạt nhân tạo liên kết vùng cho các tỉnh đồng bằng bắc bộ trong thời gian tới.
  19. 8 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, QLNN đối với KCN gồm những nội dung gì? Tại sao cần phải có QLNN đối với các KCN trực thuộc tỉnh cấp tỉnh của các địa phương? Thứ hai, QLNN đối với KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả gì trong thời gian qua, hạn chế và nguyên nhân? Thứ ba, Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đối với KCN trực thuộc tỉnh cấp tỉnh của các địa phương? Thứ tư, Hệ thống các giải pháp vĩ mô (trong đó có giải pháp đặc thù) nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với KCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời gian tới? Thứ năm, Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các KCN, CX ở Hà Nội trong thời gian tới cần có những điều kiện và khuyến nghị gì để thực hiện thành công? 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Kết quả về mặt lý luận: - Luận án hệ thống hóa và tiếp tục hoàn thiện những vấn đề về lý luận của QLNN đối với KCN, tiếp cận kết hợp 2 chiều quản lý: quản lý theo chức năng và quản lý theo lĩnh vực. - Luận án làm rõ cơ sở lý luận về phát triển bền vững đối với các KCN; và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội; bền vững về môi trường. 6.2. Kết quả về mặt thực tiễn: - Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với các KCN ở thành phố Hà Nội, Luận án xây dựng được một hệ thống giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với KCN theo hướng phát triển bền vững tại thành phố Hà Nội nói riêng; - Luận án là tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như cho các nhà quản lý KCN trong các Ban quản lý KCN. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chương trình đào tạo của các trường, Học viện về QLNN đối với ngành và lĩnh vực nói chung và QLNN đối với KCN cấp tỉnh thuộc các địa phương ở Việt Nam nói riêng.
  20. 9 7. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã phân tích để thấy được sự khác nhau căn bản giữa các hình thức đầu tư tập trung: KCN, KCX, KKT và CCN. Từ những so sánh đó, luận án chỉ ra mô hình KCN phù hợp nhất với bối cảnh phát triển KT- XH và điều kiện tự nhiên hiện nay của Tp. Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án đã cho rằng cần phải nâng cấp các CCN hiện nay của thành phố lên thành các KCN với quy mô lớn hơn, có sự quản lý tập trung, đồng thời thu hút vốn để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải của khu. - Luận án đã xây dựng một hệ thống gồm 11 tiêu chí về phát triển bền vững cho KCN trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Đồng thời, vận dụng hệ thống tiêu chí này vào đánh giá hiện trạng phát triển của các KCN trên địa bàn Tp. Hà Nội. Từ đó, luận án chỉ ra rằng mặc dù các KCN ở Hà Nội có sự phát triển tương đối ổn định trong những năm qua, song mức độ bền vững còn chưa tương xứng, đặc biệt về các vấn đề xã hội và môi trường. - Luận án đã xây dựng một khung phân tích tương đối toàn diện về QLNN đối với các KCN nhằm mục đích phát triển bền vững KCN kết hợp giữa 2 chiều quản lý: quản lý theo chức năng (bộ máy QLNN, hệ thống pháp luật, công tác quy hoạch và chính sách, thanh kiểm tra) và quản lý theo lĩnh vực (đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động và môi trường). Bám sát khung lý thuyết đó, luận án đã đánh giá và phân tích thực trạng của công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội. - Trong hệ thống các giải pháp đưa ra, luận án đã có đóng góp mới khi đề xuất giải pháp xóa bỏ hình thức ủy quyền của các bộ, ngành cho Ban Quản lý KCN; thay vào đó chuyển sang cơ chế phân quyền, phân cấp cho Ban Quản lý KCN thực hiện các chức năng QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trong KCN, nhằm thực hiện tốt cơ chế “một cửa – một dấu”, hạn chế tình trạng chồng chéo trong QLNN đối với lĩnh vực này như hiện nay. Ngoài ra, luận án đã mạnh dạn đề xuất kiến nghị với Quốc hội về việc ban hành Luật Quản lý KCN thay thế Nghị định hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN và thống nhất chức năng quản lý cho các Ban Quản lý KCN trong cả nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1