intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

20
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án "Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam" là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam trong thời gian tới, đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÙI KHÁNH TOÀN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÙI KHÁNH TOÀN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN NGỌC TUYẾN 2. TS. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là sự nghiên cứu độc lập của bản thân tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Khánh Toàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành bài luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đặc biệt là thầy cô giáo hướng dẫn đã luôn theo dõi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài viết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Học viện Tài chính đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong suốt quá trình thực hiện mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận án cũng như trao đổi, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô song luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của Quý thầy cô và bạn đọc để luận án được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Khánh Toàn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .......................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .............................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ ....................................................................................................11 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI ....................................................11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước ...............................................11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ................................................20 1.1.3. Nhận xét chung .......................................................................................27 1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM........................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………… ……. 33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ ................................................................................................................34 2.1. QUẢN LÝ THUẾ VÀ RỦI RO VỀ THUẾ......................................................34 2.1.1. Khái niệm quản lý thuế ..........................................................................34 2.1.2. Rủi ro về thuế .........................................................................................37 2.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ ............................................50 2.2.1. Khái niệm, nguyên tắc của quản lý rủi ro trong quản lý thuế ...............50 2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro trong quản lý thuế ............................................56 2.2.3. Quy trình quản lý rủi ro trong quản lý thuế............................................63 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong quản lý thuế ...............68
  6. iv 2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QLRR TRONG QLT VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM………………………………………………………………….. 73 2.3.1. Cần xây dựng chương trình QLRR tuân thủ tổng thể (TCP) khi thực hiện QLRR trong QLT .....................................................................................73 2.3.2. Cần xây dựng khung cơ sở pháp lý đồng bộ theo định hướng xây dựng TCP và hoàn thiện các quy định pháp lý về QLRR trong QLT .......................77 2.3.3. Cần xây dựng bộ phận chuyên trách về QLRR trong QLT được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. ......................................................78 2.3.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong QLT, xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về NNT làm cơ sở cho việc phân loại NNT theo mức độ tuân thủ .79 2.3.5. CQT thực hiện các biện pháp đa dạng thúc đẩy tuân thủ của NNT ......80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................84 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 ...........................................................85 3.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020...................................................................................................85 3.1.1. Tình hình quản lý NNT ..........................................................................85 3.1.2 Tình hình thu ngân sách ..........................................................................86 3.1.3. Tình hình thực hiện quản lý thuế………………………………………89 3.2. THỰC TRẠNG QLRR TRONG QLT TẠI VIỆT NAM……………….. 91 3.2.1. Thực trạng xây dựng hành lang pháp lý……………………………….91 3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy QLRR…………………………………….96 3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các bước công việc QLRR trong QLT ....99 3.2.3.1 Thực trạng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro...............................................99 3.2.3.2 Thực trạng đánh giá mức độ tuân thủ của NNT..................................100 3.2.3.3 Thực trạng xây dựng tiêu chí đánh giá RR và thực hiện QLRR trong các chức năng LT……………………………………………………........................ 112 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020 ..............................................135
  7. v 3.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................135 3.3.2. Hạn chế .................................................................................................142 3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ..............................................................147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................152 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM ……………………………………………153 4.1. DỰ BÁO BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MỤC TIÊU, YÊU CẦU QLRR TRONG QLT TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ...................................153 4.1.1. Dự báo tình hình kinh tế- xã hội...........................................................153 4.1.2. Mục tiêu, yêu cầu đối với QLRR trong QLT .......................................157 4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUÊ......................................................................................................................159 4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về QLRR trong QLT ...................................159 4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ......................................164 4.2.3. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT.............................................................169 4.2.4. Xây dựng chương trình QLRR tổng thể...............................................171 4.2.5. Hoàn thiện nội dung nghiệp vụ QLRR trong quản lý thuế ..................176 4.2.6 Ứng dụng CNTT theo chuẩn quốc tế…………………………….... 178 4.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .....................................186 4.3.1. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và cơ quan thuế ..186 4.3.2. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc ........................187 4.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ thuế .........................................187 4.3.4. Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT ..........................................187 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................189 KẾT LUẬN ............................................................................................................190 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt EC European Commission Uỷ Ban Châu Âu EU European Union Cộng đồng chung Châu Âu FTA Free Trade Agreements Hiệp định Thương mại tự do OECD Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and kinh tế Development CPTPP Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương UN United Nations Liên Hợp quốc WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Từ gốc CNTT Công nghệ thông tin CQT Cơ quan thuế CSDL Cơ sơ dữ liệu GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước QLRR Quản lý rủi ro QLT Quản lý thuế TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thống kê NNT giai đoạn 2014-2020.............................................. 85 Bảng 3.2. Tổng hợp tình hình thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2020 ..... 86 Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2020 ..... 88 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thu nhập và khai thác thông tin, ứng dụng CNTT phục vụ QLRR................................................................... 108 Bảng 3.5. Thống kê kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2014 - 2020 ............... 119 Bảng 3.6. Thống kê kết quả kiểm tra thuế giai đoạn 2014-2020 ................. 119 Bảng 3.7. Tổng hợp DN rủi ro cao về thuế giai đoạn 2014- 2020……….128 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát đánh giá về hệ thống tiêu chí, chỉ số phân tích mức độ rủi ro NNT……………………………………………………… 131 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về tác dụng QLRR đối với công tác quản lý thuế. ....................................................................................................................... 141 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về chất lượng công tác QLRR trong quản lý thuế ................................................................................................................ 141 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện QLRR trong quản lý thuế……………………………....................... .........................................185
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Ma trận QLRR.................................................................................. 67 Hình 2.2: Mô hình tuân thủ của NNT……………………………………….73 Hình 2.3: Các bước xây dựng TCP………………………………………….74 Hình 3.1. Mô hình CSDL và các giao thức trao đổi thông tin ...................... 101 Hình 3.2. Mô hình hệ thống ứng dụng ngành thuế…………………………106 Hình 3.3. Phân tích, tính điểm rủi ro……………………………………….117 Hình 3.4.Tổng quan quy trình nghiệp vụ ...................................................... 117 Hình 4.1. Hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro theo kiến trúc tổng thể ......... 179 Hình 4.2.Học máy ......................................................................................... 181 Hình 4.3. Học máy có giám sát…………………………………………….182 Hình 4.4.Quy trình CRISP-DM .................................................................... 183 Hình 4.5. Quy trình chuẩn công nghiệp khai phá dữ liệu (CRISP-DM) ...... 183 Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về đảm bảo hành lang pháp lý ........................ 95 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát đánh giá về các bộ tiêu chí phân tích mức độ rủi ro Người nộp thuế ......................................................................................... 108 Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát về thời gian xây dựng nâng cấp CNTT ........ 109 Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát đánh giá các bộ tiêu chí phân tích mức độ rủi ro NNT ............................................................................................................... 131 Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về chất lượng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ....................................................................................................................... 141 Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện QLRR trong QLT ....................................................................................................................... 185
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế, sự lớn mạnh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh, quy mô số thu thuế trong tổng thu NSNN tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổng Cục thuế, kết quả thu NSNN do cơ quan thuế quản lý hàng năm (không bao gồm thu từ thoái vốn) trong 5 năm gần nhất giai đoạn 2016-2020 đạt 5.658.112 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 đạt 25,2% GDP (mục tiêu 23,5% GDP), trong đó huy động từ thuế, phí xấp xỉ 21% GDP. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng và sự phát triển của kinh tế thị trường đã kéo theo sự gia tăng về số lượng, cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, nếu như năm 2010, ngành thuế thực hiện quản lý 429.868 doanh nghiệp với số thu khoảng 423.570 tỷ đồng thì đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp cần quản lý lên đến 810.000 và khoảng trên 23 triệu hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, với số thu thuế khoảng 1.295.645 tỷ đồng; số lượng NNT và nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Thuế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới. Với số lượng công chức ngành thuế hiện nay khoảng 44.000 người, thì trung bình mỗi công chức thuế phải quản lý khoảng 540 NNT. Tình trạng NNT kê khai gian lận thuế, nợ thuế diễn ra khá phổ biến. Theo Báo cáo của Kiểm toán nhà nước, năm 2019 qua thực hiện đối chiếu thuế 3.171 doanh nghiệp ngoài nhà nước tại 49 địa phương đã xác định nộp NSNN tăng thêm 1.635 tỷ đồng tại 2.921 doanh nghiệp (chiếm 92,1% doanh nghiệp đối chiếu). Với nguồn nhân lực có hạn, trong khi số lượng NNT rất lớn, hoạt động đa dạng đòi hỏi CQT phải đổi mới công tác QLT, tập trung nguồn lực quản lý các đối tượng NNT rủi ro cao về thuế. Bên cạnh đó, áp lực ngày càng tăng từ Chính phủ và cộng đồng doanh
  13. 2 nghiệp trong việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ thuế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch cũng đòi hỏi cơ quan thuế Việt Nam phải đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách, hiện đại hóa QLT, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện phương pháp quản lý thuế tiên tiến nhằm khuyến khích thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của NNT, cơ quan thuế chỉ tập trung nguồn lực nhằm đưa ra các biện pháp quản lý đối với các trường hợp không tuân thủ. Trong bối cảnh trên, thực hiện Quản lý rủi ro trong QLT được coi là giải pháp quan trọng nhất và là xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLT. Thời gian qua, cơ quan thuế Việt Nam đã thực hiện cải cách, hiện đại hoá một cách toàn diện và đạt được những bước tiến quan trọng cả về thể chế chính sách, phương pháp quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, việc triển khai phương pháp QLRR là một bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại vào QLT. Phương pháp QLRR được ngành Thuế Việt Nam bước đầu thực hiện từ năm 2010 đối với chức năng thanh tra, kiểm tra thuế và được xác định là hướng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế. Hiện nay, phương pháp QLRR được mở rộng sang các chức năng khác của QLT và được chính thức luật hoá tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và tiếp tục được hoàn thiện bổ sung quy định cụ thể hơn tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Qua hơn 10 năm nghiên cứu và thực hiện QLRR trong QLT, ngành Thuế đã đạt được những kết quả quan trọng: Đã kiến nghị xây dựng và hoàn thiện được hành lang pháp lý khá toàn diện để thực hiện QLRR trong QLT; Xây dựng và hình thành kho cơ sở dữ liệu thông tin về NNT; Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đã được định hướng xây dựng dựa trên nguyên tắc QLRR và ứng dụng CNTT; Bộ tiêu chí QLRR trong một số chức năng QLT
  14. 3 đã được xây dựng và triển khai thực hiện; QLRR đã từng bước thâm nhập sâu, rộng làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong toàn ngành thuế; Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức tại CQT các cấp được nâng cao nhận thức về nguyên tắc, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện QLRR, năng lực phân tích kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với cơ chế QLT hiện đại… Tuy nhiên, QLRR trong QLT ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Hành lang pháp lý về QLRR chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể; Khung mô hình QLRR tổng thể chung trong QLT toàn ngành chưa hoàn thiện và đồng bộ; Việc thu thập, khai thác thông tin NNT phục vụ cho phân tích, đánh giá rủi ro còn chưa tập trung, thống nhất; sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ QLT chưa thật sự rõ ràng; cơ sở dữ liệu thông tin, sự phối hợp trao đổi thông tin với các ban ngành còn hạn chế; Hệ thống quy trình nghiệp vụ QLT chưa thực sự liên thông, tích hợp đáp ứng yêu cầu QLRR ở tất cả các chức năng QLT, khả năng tự động hóa trong hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng CNTT còn thấp; Cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như việc trao quyền và trách nhiệm thực hiện QLRR chưa phù hợp; Năng lực của một bộ phận cán bộ thuế chưa theo kịp yêu cầu của phương pháp QLRR dẫn đến sự chồng chéo, kém hiệu quả trong công tác QLT… QLRR trong QLT đã trở thành xu hướng tất yếu trong điều kiện hiện nay cũng như thời gian tới. Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề lý luận về QLRR trong QLT từ đặc điểm, nội dung, cách thức, trình tự thực hiện, các nhân tố ảnh hưởng… để có thể thực hiện hiệu quả nhất trong thực tiễn quản lý. Cùng với đó, cần phân tích, đánh giá thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian qua, xác định những thành công cần tiếp tục phát huy, cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả QLT trong điều kiện mới. Các vấn đề cần nghiên cứu
  15. 4 nêu trên cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu và đạt được một số kết quả nhất định, có tính ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về QLRR trong QLT tại Việt Nam đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ: “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới, đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Luận án bao gồm: Một là, Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển các cơ sở lý luận về QLRR trong QLT, làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong QLT, xây dựng tiêu chí và tập hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ rủi ro trong QLT. Hai là, Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm QLRR trong QLT của một số nước để rút ra các bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Ba là, Phân tích thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020, đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó. Bốn là, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn tới đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu
  16. 5 Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: - Nội dung chủ yếu và quy trình thực hiện QLRR trong QLT là gì? Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến QLRR trong QLT? - Kinh nghiệm về QLRR trong QLT của các quốc gia trên thế giới và bài học rút ra nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới là gì? - Những kết quả đạt được, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của QLRR trong QLT tại Việt Nam thời gian qua là gì? - Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đó là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLRR trong QLT tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về tiếp cận đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên cứu QLRR trong QLT thuộc lĩnh vực CQT quản lý, không bao gồm lĩnh vực QLT của cơ quan hải quan. Ngoài ra, luận án chỉ nghiên cứu về QLRR trong các nghiệp vụ QLT của cơ quan thuế (bao gồm QLRR các rủi ro trong hoạt động quản lý của cơ quan thuế và rủi ro trong hoạt động tuân thủ pháp luật thuế của NNT). Luận án không nghiên cứu về: (i) rủi ro trong việc hoạch định, xây dựng chính thuế và (ii) QLRR trong việc hoạch định, xây dựng chính sách thuế. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng QLRR trong QLT của CQT tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm QLRR trong QLT của các nước thuộc OECD và EU (như Úc, Bulgaria, Ba Lan, Lithuania, Anh, Hà Lan...), của một số nước ASEAN, châu Phi là Singapor, Malaixia, Thái Lan và Nam Phi… - Về thời gian: Thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam được Luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2020. Kinh nghiệm QLRR trong QLT của
  17. 6 một số quốc gia trên thế giới, luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn thực hiện cụ thể của từng quốc gia. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong giai đoạn tới, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội. Đối tượng nghiên cứu QLRR trong QLT tại Việt Nam được đặt trong bối cảnh luôn vận động và phát triển, có các mối liên hệ chặt chẽ biện chứng, từ đó cho cái nhìn khách quan về các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến QLRR trong QLT tại Việt Nam những năm qua. Việc đưa ra được cái nhìn thống nhất dựa trên luận cứ khoa học góp phần hiện thực hóa các giải pháp tổ chức thực hiện QLRR trong QLT phù hợp điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn của Việt Nam. - Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng khi đặt đối tượng nghiên cứu QLRR trong QLT tại Việt Nam đặt trong bối cảnh cụ thể của giai đoạn 2014-2020 theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quan điểm, định hướng đối với hoạt động QLT nói chung, QLRR trong QLT nói riêng. Việc kiểm chứng, phân tích, đánh giá được thực hiện bám sát theo bối cảnh, chủ trương, chính sách, quan điểm, định hướng cụ thể đó, đồng thời vận dụng quan điểm phát triển để đưa ra các định hướng, giải pháp cho hoạt động này trong tương lai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Nghiên cứu sinh đã thu thập tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo, đề án của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; các Đề án, công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Tổng cục Thuế ; Luận án Tiến sỹ, các bài báo khoa học, các bài
  18. 7 báo thời sự trong nước và nước ngoài... có liên quan đến vấn đề QLRR trong QLT. Các tài liệu này đã được nghiên cứu sinh xử lý thông tin để: + Hệ thống hóa được những kết quả đã được nghiên cứu trước đây, phát hiện được những vấn đề đã được đồng thuận, những điểm còn có ý kiến khác nhau, khoảng trống cần nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu, tìm ra điểm mới của vấn đề. + Tìm kiếm các căn cứ khoa học và số liệu minh chứng làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn; + Đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng. 5.2.2 Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam với các quy định của OECD và một số quốc gia khác về mô hình tổ chức, mô hình quản lý và phương pháp/kinh nghiệm QLRR trong QLT và các vấn đề khác liên quan, từ đó xem xét thực trạng của Việt Nam và nêu đề xuất riêng. 5.2.3 Phương pháp phân tích, thống kê: trên cơ sở các thông tin, tình hình, số liệu thu thập được từ các Báo cáo tổng kết công tác thuế của ngành thuế các năm; các số liệu tổng hợp được từ thực tiễn công tác tại Ban QLRR Tổng cục Thuế; số liệu từ thực tiễn QLT tại các Cục thuế… nghiên cứu sinh thực hiện việc thống kê, phân tích, đánh giá để có những cách nhìn toàn diện, cụ thể về thực trạng QLT nói chung, QLRR trong QLT nói riêng theo các nội dung QLT. Trên cơ sở đó, đối chiếu với những vấn đề lý luận liên quan, nghiên cứu sinh đánh giá, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân cụ thể để làm căn cứ đề xuất các giải pháp theo mục tiêu của luận án. 5.2.4 Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận án sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng QLRR trong quản lý thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả QLRR trong QLT tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
  19. 8 Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan. Kết cấu bảng câu hỏi được chia thành 3 nội dung: (i) Thu thập thông tin chung về đối tượng được khảo sát; (ii) Thu thập các thông tin về thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam; (iii) Thu thập các thông tin cơ bản về quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam. Khảo sát thực tế: NCS thực hiện khảo sát đối tượng thông qua bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế trên https://docs.google.com/forms và gửi đến 500 đối tượng. Thu thập dữ liệu: Kết quả số lượng bảng hỏi thu thập được 411 bảng hỏi được trả lời được nhập vào bảng tính Excel. Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các trường hợp trả lời không phù hợp (ví dụ: trả lời cùng một mức độ cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả lời giữa các mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn bất thường, ..). Kết quả đã loại bỏ 11 bảng hỏi, còn lại 400 (=411-11) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy, với quy mô mẫu phân tích là 400 đủ tính tin cậy. Mô tả mẫu nghiên cứu: Mẫu thu thập được tiến hành phân loại theo nhóm bằng các kỹ thuật thống kê mô tả như đề cập phần dưới đây
  20. 9 Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra Tiêu thức Số lượng Tỷ lê Dưới 5 năm 82 20,5% Số năm công tác Từ 5 đến 10 năm 80 20% Trên 10 năm 238 59,5% Vị trí công tác Lãnh đạo quản lý 102 24,5% Chuyên viên 298 74,5% Bộ phận chức năng Tuyên truyền hỗ trợ NNT 30 7,5% đang công tác Kê khai và Kế toán thuế 51 12,75% Thanh tra kiểm tra 170 42,5% Quản lý nợ thuế 29 7,25% Bộ phận khác 120 30% Tổng số 400 100% Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của NCS Bảng số 1 cho thấy, trong tổng số 400 phiếu hợp lệ, tỷ lệ người được hỏi công tác trên 10 năm trong ngành Thuế là 238 (chiếm 59,5%); từ 5 đến 10 năm là 80 người (chiếm 20%); chỉ có 82 người dưới 5 năm kinh nghiệm. Trong tổng số người trả lời có 24,5% giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng trờ lên, còn lại là chuyên viên thuế. Trong đó số người làm tại 4 chức năng quản lý chính là 208 người (chiếm 70%); bộ phận khác là 120 người (chiếm 30%). Các câu trả lời được tập hợp theo từng nhóm và được sử dụng để minh họa thêm cho các phân tích đánh giá nhận xét của Luận án. 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và đóng góp mới của Luận án - Ý nghĩa khoa học: Luận án nghiên cứu bổ sung, phát triển khung lý thuyết về QLRR trong QLT như: (i) Khái niệm, Các hình thức rủi ro trong QLT; (ii) Nội dung QLRR trong QLT; (iii) Quy trình QLRR trong QLT; (iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong QLT. Những đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cố thêm kết luận của các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2