Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án "Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam" là phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp để thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế HỒ THỊ HOÀI THƯƠNG Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã ngành: 9310106 Nghiên cứu sinh: Hồ Thị Hoài Thương Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Thùy Vinh Hà Nội - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Hồ Thị Hoài Thương
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS Nguyễn Thị Thùy Vinh, giáo viên hướng dẫn đã hết lòng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi có thể hoàn thành được Luận án. Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế Quốc tế, Bộ môn Kinh tế Vĩ mô cùng các thầy cô đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn yêu thương, tin tưởng và động viên tôi. Tác giả luận án Hồ Thị Hoài Thương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 8 1.1 Các nghiên cứu về tác động lấn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân .... 8 1.2 Các nghiên cứu về tác động bổ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân.. 13 1.3 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 18 1.3.1 Nội dung tiếp cận nghiên cứu ................................................................. 18 1.3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ........................................................... 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ......................... 22 2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư công và đầu tư tư nhân ................................ 22 2.1.1 Đầu tư công ............................................................................................. 22 2.1.2 Đầu tư tư nhân......................................................................................... 27 2.1.3 Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân .......................................... 32 2.2 Đầu tư công, đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm .............................. 38 2.2.1 Những vấn đề cơ bản về vùng kinh tế trọng điểm .................................. 38 2.2.2 Vai trò của đầu tư công, đầu tư tư nhân đối với vùng kinh tế trọng điểm ......................................................................................................43 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 46 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 47 3.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu..................................................... 47 3.1.1 Khung phân tích ...................................................................................... 47
- iv 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 48 3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 52 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 52 3.2.2 Phương pháp ước lượng .......................................................................... 55 3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 58 3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................. 64 3.3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp ......................................................... 65 3.4 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 59 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM........................... 62 4.1 Tổng quan về các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ............................. 62 4.1.1 Lịch sử hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ............ 62 4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam .................................................................................................. 63 4.2 Thực trạng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam .............................................................................................................. 65 4.2.1 Thực trạng đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam . 65 4.2.2 Thực trạng đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam .......................................................................................................................... 69 4.2.3 Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ..................................................................... 71 4.2.4 Thực trạng chính sách thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ................................................ 85 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 79 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM ................................................................................................ 80 5.1 Mô tả thống kê................................................................................................ 80 5.2 Kết quả ước lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ......................................................................... 80
- v 5.2.1 Các kiểm định ......................................................................................... 80 5.2.2 Phân tích kết quả ..................................................................................... 81 TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 ................................................................................ 103 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TƯ NHÂN TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM........................................................................................................ 104 6.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ................................................................... 104 6.1.1 Bối cảnh quốc tế.................................................................................... 104 6.1.2 Bối cảnh trong nước .............................................................................. 107 6.2 Định hướng chính sách về đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam đến năm 2030 ...................................... 112 6.2.1 Định hướng chính sách về đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân đối với tổng thể các vùng KTTĐ ......................................................................... 112 6.2.2 Định hướng chính sách về đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân đối với từng vùng KTTĐ ..................................................................................... 114 6.3 Giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam ....................................................................... 115 6.3.1. Nhóm giải pháp chung cho các vùng kinh tế trọng điểm .................... 116 6.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với từng vùng kinh tế trọng điểm ............. 126 TỔNG KẾT CHƯƠNG 6 ................................................................................ 145 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Mô hình tự phân phối độ trễ ARDL Autoregressive Distributed Lag hồi quy CSHT Cơ sở hạ tầng Ước lượng ảnh hưởng cố DFE Dynamic Fixed Effect định động ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long CGE Computable General Equibrilium Mô hình cân bằng tổng thể FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Foreign Portfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài GMM Generalized Method of Moments Hồi quy khoảnh khắc GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm địa phương IMF International Money Fund Qũy tiền tệ thế giới INF Inflation Lạm phát IR Real interest rate Lãi suất thực tế The Japan International Cooperation Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA Agency Nhật Bản KTTĐ Kinh tế trọng điểm MG Mean Group Ước lượng nhóm trung bình NSNN Ngân sách Nhà nước Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Development Kinh tế Phương pháp bình phương OLS Ordinary Least Square nhỏ nhất PI Private investment Đầu tư tư nhân PIE Private investment of Enterprises Đầu tư khu vực doanh nghiệp PIH Private investment of Households Đầu tư khu vực hộ gia đình Ước lượng nhóm trung bình PMG Pool Mean Group gộp
- vii Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt PU Public investment Đầu tư công Mô hình vectơ tự động hồi PVAR Panel Vector Autoregression quy dạng bảng Mô hình vectơ tự động hồi SVAR Structural Vector Autoregression quy cấu trúc TP Thành phố UN United Nations Liên hợp quốc United Nations Conference on Trade Hội nghị Liên Hợp Quốc về UNCTAD and Development Thương mại và Phát triển Mô hình vectơ tự động hồi VAR Vector Autoregression quy VECM Vector Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 64 Bảng 2.2: Tốc độ tăng đầu tư công bình quân giai đoạn 2010-2021 .............. 66 Bảng 2.3: Tốc độ tăng đầu tư tư nhân bình quân giai đoạn 2010-2021.......... 70 Bảng 2.4: So sánh tốc độ tăng trưởng đầu tư công, đầu tư tư nhân, FDI giai đoạn 2010-2018 so với giai đoạn 2019-2021 tại các vùng KTTĐ ................. 74 Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng .................................... 51 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến ................................................................. 80 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng ............................. 81 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết .................................................... 53 Bảng 3.5: Kiểm định tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 ................................................................... 81 Bảng 3.6: Kiểm định phi nhân quả Granger về tác động của đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021............... 83 Bảng 3.7: Kiểm định tác động dài hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp (PIE) tại 4 vùng KTTĐ ...................................................... 85 Bảng 3.8: Kiểm định phi nhân quả Granger về tác động của đầu tư công cho CSHT tới đầu tư tư nhân khu vực doanh nghiệp tại các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 87 Bảng 3.9: Kiểm định tác động dài hạn của đầu tư công đầu tư tư nhân khu vực hộ gia đình (PIH) tại 4 vùng KTTĐ ................................................................ 88 Bảng 3.10: Kiểm định tác động ngắn hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các Vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 ............................................................ 90 Bảng 3.11: Kiểm định tác động ngắn hạn của đầu tư công tới đầu tư tư nhân của khu vực doanh nghiệp (PIE) và khu vực hộ gia đình (PIH) tại các Vùng KTTĐ .............................................................................................................. 97 Bảng 4.1: Tình hình phát triển các khu công nghiệp theo các vùng KTTĐ đến cuối năm 2020 ............................................................................................... 119 Bảng 4.2: Thông tin chung về kết quả xây dựng cánh đồng lớn tại vùng KTTĐ ĐBSCL năm 2020 so với năm 2016 ............................................................. 143
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án ...................................................... 48 Hình 1.2: Hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân ........................................................ 33 Hình 1.3: Kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân ......................... 38 Hình 2.1: GRDP bình quân của các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021 ......... 63 Hình 2.2: Quy mô đầu tư công tại các vùng KTTĐ bình quân giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 65 Hình 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn vốn tại các vùng KTTĐ ........ 67 Hình 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn vốn tại các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 68 Hình 2.5: Quy mô đầu tư tư nhân bình quân tại các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 69 Hình 2.6: Cơ cấu đầu tư tư nhân theo nguồn vốn tại các vùng KTTĐ giai đoạn 2010-2021........................................................................................................ 71 Hình 2.7: Tỷ trọng đầu tư công, đầu tư tư nhân, FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2021 ............................................................................. 72 Hình 2.8: Hệ số thu hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng FDI tại các vùng KTTĐ ..75 Hình 4.1: Cơ sở xây dựng giải pháp ............................................................. 116 Hình 4.2: Tình hình thu chi bình quân từ NS địa phương trong giai đoạn 2010-2021 tại các địa phương thuộc vùng KTTĐ miền Trung .................... 133
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư công có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công vào kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cũng một trong các nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó gia tăng nguồn lực phát triển đất nước. Tại Việt Nam, quy mô đầu tư công tăng nhanh đã góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng cao của Việt Nam trong một thời gian dài. Đầu tư công thường được đề cập đến với vai trò là “đầu tư mồi” để thu hút , dẫn dắt đầu tư tư nhân, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các vùng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia nhiều hơn vào các hiệp định thương mại, hiệp định thương mại thế hệ mới và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết. Khi đó, muốn đảm bảo tăng trưởng, Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng kinh tế (đường sá, cầu cống, cảng..., hạ tầng cho các khu công nghiệp, thương mại) và cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện...) nhằm cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh. Như vậy có thể thấy, đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với đầu tư tư nhân và sự phát triển kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có bốn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), gồm vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đảng và Nhà nước xác định đây là các vùng động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Đây là cũng là những khu vực trọng điểm về đầu tư công, đầu tư tư nhân và đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Mặc dù đóng vai trò là yếu tố dẫn dắt tạo nền tảng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân nội vùng và cả nước, tuy nhiên trong nhiều năm qua vai trò của đầu tư công tại các vùng KTTĐ được nhận định là còn mờ nhạt (Trần Du Lịch, 2021). Trên thực tế, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng các công trình kinh tế trọng điểm đã có nhiều thành tựu trong tạo đòn bầy kích thích, thu hút hoạt động đầu tư tư nhân, đặc biệt trong các khu kinh tế, khu công nghiệp (Nguyễn Thị Chính, 2020; Nguyễn Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2022). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc thu hút chưa hiệu quả và chưa tạo
- 2 được động lực lôi kéo đầu tư tư nhân. Cụ thể, kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, đường sắt, đô thị chưa đồng bộ do thiếu cơ quan chịu trách nhiệm điều tiết, quy hoạch vùng nên chưa phát huy được lợi thế, hiệu quả và tạo lực hấp dẫn đối với khu vực tư nhân (Trần Duy Đông, 2022). Ngoài ra, đầu tư công tạo áp lực lớn tới ngân sách nhà nước do tại các cùng KTTĐ cần một nguồn lực lớn phụ vụ các dự án đầu tư liên kết vùng, từ đó tạo áp lực lớn trên thị trường vốn vay và ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư tư nhân (Đỗ Thị Thanh Huyền & cộng sự, 2021). Do đó, đầu tư công tạo ra tác động lấn át hay bổ trợ tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các khu vực kinh tế trọng điểm cần sử dụng vốn đầu tư công như thế nào để có thể tăng cường hiệu ứng bổ trợ, giảm hiệu ứng lấn át đối với đầu tư tư nhân, từ đấy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nội dung này đặc biệt quan trọng đối với các vùng KTTĐ nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, thuế tối thiểu toàn cầu đang ngày càng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện tới nền kinh tế Việt Nam cũng như dư địa của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế đang ngày càng hẹp dần1. Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nhưng cơ chế và kết quả của tác động còn nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy đầu tư công có tác động bổ trợ (crowding in) đến đầu tư tư nhân. Cụ thể, đầu tư công đầy đủ vào cơ sở hạ tầng giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, giảm chi phí sản xuất và tăng đầu tư tư nhân (Aschauer,1989a; Saidjada và cộng sự , 2016; Makuyana, 2016 và Ouedraogo & cộng sự, 2019). Ngoài ra, đầu tư của chính phủ vào vốn con người (chẳng hạn như giáo dục và y tế), chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển góp phần hình thành vốn con người, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy đầu tư nhân (Lall, 2007; Daniele, 2009; Flores-Chamba & cộng sự, 2019; Jena & Barua, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy đầu tư công có thể tạo tác động lấn át (crowding out) tới đầu tư tư nhân khi nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển của chính phủ có thể khiến lãi suất trên thị trường vốn vay tăng lên làm giảm khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân (Friedman, 1978; Ganelli, 2003; Kustepeli, 2005; Cavallo & Daude, 2011). Ngoài ra, tăng thuế hoặc vay nợ để tài trợ cho chi tiêu chính phủ cũng khiến khu vực tư nhân khó tiếp cận các nguồn tài chính khan hiếm của nền kinh tế (Pereira & Andraz, 2004; Drezgić, 2011; Rodríguez-Pose & cộng sự, 2012; Solihin & cộng sự, 2021). Tác động 1 Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và cả năm 2022, Tổng cục thống kê
- 3 của đầu tư công tới đầu tư tư nhân còn gây nhiều tranh cãi khi xét trong ngắn hạn và trong dài hạn, cũng như khi xét tác động của các thành phần của đầu tư công tới các thành phần của đầu tư tư nhân (Pereira & cộng sự, 2001; Castillo & cộng sự, 2005; Ngeendepi & cộng sự, 2021; Babu & cộng sự ,2022). Như vậy, về mặt nghiên cứu, tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận và cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện. Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về đầu tư công và hiệu quả của đầu tư công (Nguyễn Hồng Thắng, 2009; Hoàng Thế Anh, 2014; Diệp Gia Luật, 2015; Trần Vũ Phong, 2018; Đào Thị Hồ Hương, 2021; Phạm Thị Thanh Bình, 2023). Tuy nhiên còn khuyết thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của giữa đầu tư công đối với đầu tư tư nhân, đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định hiệu ứng lấn át và hiệu ứng bổ trợ của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong cả ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó những nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới các thành phần cụ thể của đầu tư tư nhân hay nghiên cứu tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng tới đầu tư tư nhân chưa được tập trung khai thác trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Mặt khác, theo hiểu biết của NCS, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện dưới góc độ định tính và định lượng đối với 24 tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở góc độ tổng thể nền kinh tế hoặc góc độ một địa phương cụ thể. Trong khi đó, vùng KTTĐ được Đảng và Nhà nước xác định là đầu tàu kéo theo sự tăng trưởng chung của cả nước. Do đó nghiên cứu các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, từ đó đề xuất giải pháp để sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả nhằm thu hút đầu tư tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các vùng KTTĐ và cả nước là vấn đề cần thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Dựa vào khoảng trống thực tiễn và nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn “Tác động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân: Nghiên cứu trường hợp các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Từ đó, Luận án đề xuất các
- 4 giải pháp để thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cơ bản trên, Luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về lý thuyết và thực nghiệm sau đây: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về đầu tư công, đầu tư tư nhân, các kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm. Thứ hai, phân tích thực trạng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, kiểm định tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu dựa trên các mô hình phân tích định lượng. Thứ ba, đề xuất các giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: Thứ nhất, đầu tư công tác động lấn át hay bổ trợ tới đầu tư tư nhân cũng như các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam và tác động này có thay đổi hay không khi xét trong ngắn hạn và dài hạn? Thứ hai, đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) ảnh hưởng như thế nào tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam? Thứ ba, chính sách đầu tư công tại các vùng kinh tế trọng điểm cần được xây dựng như thế nào để có thể thúc đẩy được đầu tư tư nhân đến năm 2030 ? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ✓ Nội dung: Luận án nghiên cứu về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng đầu tư công tác động tới các thành phần của đầu tư tư nhân trong nước (đầu tư khu vực hộ gia đình và đầu tư khu vực doanh nghiệp) tại các vùng KTTĐ của Việt Nam. Trong bối cảnh dòng vốn FDI đang trở nên cạnh tranh hơn sau đại dịch Covid-19, vai trò của đầu tư tư nhân trong nước lại càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phục hồi kinh tế của các vùng KTTĐ và của Việt Nam. Do đó, cần tập
- 5 trung xây dựng các chính sách thực hiện đầu tư công nhằm dẫn dắt, tạo nền tảng thu hút đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ. ✓ Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2021. Do vùng KTTĐ ĐBSCL được thành lập vào tháng 4/2009 nên số liệu về 4 vùng KTTĐ được tập hợp kể từ năm 2010 để đảm bảo tính thống nhất giữa các vùng KTTĐ. Bên cạnh đó, hiện nay theo báo cáo của Tổng cục thống kê, số liệu liên quan tới đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các địa phương tại Việt Nam nói chung và tại các vùng KTTĐ nói riêng mới được cập nhật tới năm 2021. Vì các lý do nêu trên, số liệu nghiên cứu trong bài sẽ được thu thập bắt đầu từ năm 2010 cho đến năm 2021. ✓ Không gian: Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại 4 vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam với 24 tỉnh/thành phố. Bao gồm: KTTĐ Bắc bộ (TP. Hà Nội, Hưng Yên,TP.Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); vùng KTTĐ miền Trung (Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), vùng KTTĐ phía Nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang) và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long (TP.Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu trong bài là dữ liệu thứ cấp được NCS thu thập từ Niên giám thống kê của các Cục Thống kê, Tổng cục Thống kê, Báo cáo quyết toán chi NSNN của Sở Tài Chính của 24 tỉnh/ thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ. Ngoài ra, dữ liệu liên quan tới lãi suất để chạy trong mô hình được NCS thu thập từ World Bank. Phương pháp phân tích tổng hợp: NCS tổng hợp và phân tích có hệ thống các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Từ đó, NCS chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng hướng nghiên cứu của Luận án. Phương pháp thống kê mô tả: NCS thống kê, mô tả số liệu thông qua các sơ đồ, biểu đồ để thấy rõ thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân và mối quan hệ giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Từ đó, kết hợp cùng kết quả nghiên cứu của mô hình định lượng, NCS đưa ra các đề xuất chính sách.
- 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp: NCS sử dụng phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp (Pool Mean Group- PMG) để đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ của Việt Nam. Phương pháp này cho phép các tham số ngắn hạn khác biệt giữa các nhóm trong khi ràng buộc các tham số dài hạn đồng nhất giữa các đơn bị bảng. Phương pháp phân tích phi nhân quả: Bên cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis & cộng sự (2021) cho dữ liệu bảng để kiểm tra tác động của đầu tư công cho cơ sở hạ tầng (CSHT) tới đầu tư tư nhân từng vùng do số liệu của đầu tư công cho CSHT không đủ quan sát để thực hiện với mô hình PMG. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sử dụng được với số liệu có cỡ mẫu nhỏ và trong mô hình mà các hệ số hồi quy là đồng nhất lẫn không đồng nhất (Juodis & cộng sự, 2021). 5. Những đóng góp của Luận án 5.1. Về lý luận Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và làm rõ các vấn đề lý thuyết về vùng, vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, Luận án đã chỉ rõ kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Từ đó, nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư nhân. Thứ hai, Luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng phù hợp để đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ. Đa số các nghiên cứu tại Việt Nam khi nghiên cứu dưới góc độ các tỉnh/thành thì sử dụng chuỗi dữ liệu bảng với các phương pháp truyền thống như POLS, FEM, REM, GMM. Tuy nhiên, hạn chế của các phương pháp này là không phân tách được tác động ngắn hạn và dài hạn của chuỗi số liệu. Do đó, sẽ không tạo hiệu quả cao khi phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân khi kênh tác động có thể tạo kết quả khác biệt trong ngắn hạn và dài hạn. Luận án sử dụng mô hình PMG có thể phân tác được kênh tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, Luận án, sử dụng phương pháp phân tích phi nhân quả được đề xuất bởi Juodis & cộng sự (2021) để phân tích tác động của đầu tư công CSHT đối với đầu tư tư nhân. Tại các vùng KTTĐ tại Việt Nam, hơn 95% vốn đầu tư công dành cho xây dựng và
- 7 hoàn thiện CSHT. Đây được xác định là động lực thúc dẫn dắt và thu hút đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ. 5.2. Về thực nghiệm Thứ nhất, thông qua phân tích định lượng, Luận án đã chỉ ra tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân thuộc khu vực doanh nghiệp, đầu tư tư nhân thuộc khu vực hộ gia đình tại các vùng KTTĐ. Luận án chỉ ra rằng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân là khác nhau trong dài hạn và ngắn hạn. Đặc biệt, Luận án cũng chỉ ra tại mỗi vùng KTTĐ, đầu tư công sẽ có tác động tới đầu tư tư nhân và các thành phần của đầu tư tư nhân là có sự khác biệt. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ ra được vai trò quan trọng của đầu tư CSHT đối với đầu tư tư nhân tại các vùng KTTĐ. Thứ hai, từ phân tích kết quả định lượng, Luận án đưa ra chính sách sử dụng đầu tư công để thúc đẩy đầu tư tư nhân dưới góc độ tổng thể các vùng KTTĐ. Đồng thời, Luận án cũng đề xuất các giải pháp cho từng vùng KTTĐ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu đầu tư công, đầu tư tư nhân và định hướng chính sách đầu tư công trong giai đoạn 2022-2030. Đây là nội dung mang ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong bối cảnh các vùng KTTĐ luôn được định hướng là động lực tăng trưởng của cả nước và đầu tư công được cho là yếu tố dẫn dắt quan trọng tạo nền tảng để thu hút đầu tư tư nhân thời kỳ hậu Covid-19. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và vùng kinh tế trọng điểm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng đầu tư công, đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam Chương 5: Phân tích định lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam Chương 6: Giải pháp thực hiện đầu tư công nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
- 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các nghiên cứu về tác động lấn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia cụ thể, hoặc một nhóm các quốc gia. Pradhan, Ratha và Sarma (1990) khi kiểm tra về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại Ấn Độ trong giai đoạn 1990-2000 với mô hình cân bằng tổng thể (CGE) đã chỉ ra rằng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân phụ thuộc vào cách thức chính phủ tài trợ cho đầu tư công. Cụ thể, mức độ lấn át cao nhất khi chính phủ vay nợ trên thị trường vốn vay. Trong khi đó, Bilgili (2003) sử dụng dữ liệu của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1988-2003 với phương pháp VECM đã chỉ ra tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Cụ thể, đầu tư công tăng lên 1%, đầu tư tư nhân sẽ giảm đi 0.68%. Tương tự Pradhan, Ratha và Sarma (1990), Bahal và cộng sự (2015) cũng nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại Ấn Độ tuy nhiên trong giai đoạn dài hơn (1950 – 2012) với mô hình hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Nhận thức được những thay đổi lớn về cấu trúc nền kinh tế Ấn Độ đã trải qua trong ba thập kỷ qua, nhóm tác giả đã nghiên cứu xem liệu đầu tư công trong những năm gần đây có trở nên bổ sung ít hay nhiều cho đầu tư tư nhân vào so với giai đoạn trước năm 1980 hay không. Nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân từ năm 1950 đến năm 2012. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nazmi và Ramirez (1997) xem xét tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân tới tăng trưởng kinh tế tại Mexico giai đoạn 1940-1991với phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn 2 SLS (Two Statge Ordinary Least Squares). Kết quả cho thấy đầu tư công và đầu tư tư nhân đều tạo tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tuy nhiên đầu tư công có tác động mạnh hơn tới tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra đầu tư công tạo tác động lấn át tới đầu tư tư nhân. Cụ thể, đầu tư công tăng 1% sẽ làm cho đầu tư tư nhân nhân giảm 0.56%. Tại Việt Nam, Tô Trung Thành (2012) sử dụng số liệu thu thập từ 1986-2010 tại Việt Nam với mô hình VECM nhằm mục đích nghiên cứu liệu đầu tư công tác động tiêu cực hay tích cực đến đầu tư tư nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân được thể hiện rõ nét. Theo đó, sau một thập niên, đầu tư công tăng 1% sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp 0,48%. Hoàng Dương
- 9 Việt Anh (2013) sử dụng mô hình VAR trong nghiên cứu về tác động đầu tư công đến tăng trưởng tại vùng Trung Bộ Việt Nam giai đoạn 1986-2011 đã chỉ ra được vai trò của đầu tư công, đầu tư tư nhân với tăng trưởng cũng như tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân. Theo đó, đầu tư công cũng có thể lấn át đầu tư tư nhân trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm, do đó tác động xấu đến tăng trưởng. Phạm Thị Linh (2016) đã sử dụng đồng thời biện pháp định tính và định lượng với mô hình VAR để đánh giá tác động của đều tư công tới đầu tư tư nhân ở Việt Nam giai đoạn từ qúy 3 năm 2004 đến quý 4 năm 2015. Kết quả cho thấy đầu tư tư nhân bị lấn át bởi đầu tư công tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra đầu tư tư nhân bị chèn lấn ở ba khía cạnh: hoạt động, vốn và cơ hội. Các nghiên cứu của Lê Văn Cường (2010), Huỳnh Văn Mười Một (2017), Văn Hà & cộng sự (2022) cũng cho thấy tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân tại Việt Nam. Bên cạnh các nghiên cứu tác động lấn át của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong phạm vi một quốc gia thì còn có các nghiên cứu phân tích đối với một nhóm các quốc gia. Everhart và Sumlinski (2001) nghiên cứu tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân với dữ liệu bảng không cân bằng tại 63 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970-2000. Kết quả cho thấy đầu tư công tạo tác động lấn át tới đầu tư tư nhân tại hầu hết các quốc gia mà có thể chế kém. Tương tự, Cavallo và Daude (2008) phân tích ảnh hưởng của đầu tư công đến đầu tư tư nhân với phương pháp hồi quy khoảnh khắc GMM (Generalized Method of Moments). Nghiên cứu sử dụng số liệu dạng bảng của 116 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1980 đến 2006 cho thấy hiệu ứng lấn át khá rõ rệt. Tuy nhiên mức độ lấn át của đầu tư công giảm bớt, thậm chí còn có thể tác động khuyến khích đầu tư tư nhân, ở những quốc gia được đánh giá có thể chế tốt hơn và có tính mở cao hơn với dòng thương mại và đầu tư quốc tế. Gilbert Noula (2022) phân tích tác động của thâm hụt cán cân ngân sách trong trường hợp Chính phủ tăng đầu tư công tới đầu tư tư nhân đối với các quốc gia CEMAC trong giai đoạn 1984-2019 với phương pháp ước lượng nhóm trung bình gộp PMG (Pool Mean Group). Theo đó, tăng đầu tư công sẽ tạo tác động lấn át tới đầu tư tư nhân với các quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP lớn. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra ngưỡng đầu tư công có thể tạo ra tác động lấn át tới đầu tư tư nhân. Trong khi đó, Erden và Holcom (2005) phân tích tác động đầu tư công đối với đầu tư tư nhân không chỉ trong phạm vi nhóm nước phát triển mà còn mở rộng sang phạm vi nhóm nước phát triển. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp tối thiểu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn