intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá những tác động về hành vi của những người tham gia vay vốn TDVM tại khu vực ĐBSCL có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM. Từ đó, thông qua việc thu thập, phân tích số liệu từ các thí nghiệm thực địa để phân tích những tác động của các nhân tố hành vi bao gồm sở thích rủi ro, vốn xã hội cũng như các nhân tố xã hội, nhân khẩu học khác - trong đó có xem xét đến sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị - đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM và các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VŨ ĐỨC CẦN SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VŨ ĐỨC CẦN SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trƣơng Quang Thông 2. TS. Nguyễn Đức Quang Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận án này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ của các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tất cả các số liệu được sử dụng trong luận án này là do tôi thực hiện, thống kê, khảo sát... hoàn toàn xác thực và được thực nghiệm tại hiện trường. Các kết quả nghiên cứu được đưa ra trong luận án này chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vũ Đức Cần
  5. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu của bản thân tác giả. Ngoài ra, tác giả cũng được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ từ nhiều người trong suốt quá trình thực hiện. Trước hết, tôi xin được gửi lời ghi nhận và chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Trƣơng Quang Thông – người Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình cho tôi suốt thời gian 3 năm qua để có được kết quả ngày hôm nay. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Quang – Đại học Middlesex, London, Anh Quốc giúp cho tôi về kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức từ thực tế giảng dạy của Thầy. Tôi cũng trân trọng và cám ơn tất cả quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Ngân hàng đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu tại Trường. Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhóm công tác TCVM của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, các bạn bè, anh em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong việc tổ chức thu thập số liệu, thực hiện các thí nghiệm tại hiện trường và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận án này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, động viên cho tôi thực hiện thành công luận án này. Vũ Đức Cần
  6. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... 0 LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... x DANG MỤC HÌNH ................................................................................................. xii TÓM TẮT ............................................................................................................... xiii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM........................... 3 1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ................................ 6 1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 9 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 10 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 12 1.6. Những đóng góp của luận án .......................................................................... 12 1.6.1. Về mặt học thuật ..................................................................................... 12 1.6.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 13 1.7. Kết cấu của luận án........................................................................................ 14 CHƢƠNG 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ .................................................................................................. 16 2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ................................ 16 2.1.1. Lý thuyết triển vọng (Prospest theory) ..................................................... 17 2.1.2. Sở thích rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM....................................... 21 2.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ..................................... 24
  7. iv 2.2.1. Vai trò của vốn xã hội ..............................................................................24 2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM .................................................26 2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam ........................................................28 2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM ................................................31 2.3.1. Khái niệm TCVM ....................................................................................31 2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM .........................................32 2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM ................................................33 2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM .............................................35 2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM dùng trong nghiên cứu này ....................40 2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu .............................40 2.3.3.2. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam ..................................................40 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................42 2.5. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................43 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................44 3.1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.................................................................44 3.1.1. Phương pháp định tính .............................................................................44 3.1.2. Phương pháp định lượng ..........................................................................44 3.1.3. Cơ sở chọn địa bàn và chọn mẫu thí nghiệm ............................................45 3.2. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm kinh tế ......................................................47 3.2.1. Các phương pháp gợi mở-khơi gợi sở thích rủi ro ....................................47 3.2.2. Các phương pháp đo lường vốn xã hội .....................................................55 3.2.3. Đánh giá lựa chọn phương pháp ...............................................................58 3.2.4. Cách tổ chức và phân bổ người tham gia thí nghiệm ................................59 3.2.5. Các căn cứ để xác định các mức tiền thưởng trong Game .........................60 3.3. Cách thức và các bước thực hiện thí nghiệm ...................................................61 3.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................64 3.4.1. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Risk game ................................64 3.4.2. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về đóng góp cho cộng đồng ..........65 3.4.3. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Trust game ...............................66
  8. v 3.4.4. Mô hình hồi quy phân tích tổng hợp cả ba thí nghiệm (Robustness check) ............................................................................................................... 66 3.5. Các giả thuyết trong mô hình phân tích .......................................................... 67 3.5.1. Giả thuyết về hành vi trong Risk game .................................................... 67 3.5.2. Giả thuyết về hành vi trong đóng góp cho cộng đồng .............................. 68 3.5.3. Giả thuyết về hành vi trong Trust game ................................................... 68 3.6. Phương pháp hồi quy ...................................................................................... 69 3.6.1. Mô hình Binary Logistic.......................................................................... 69 3.6.2. Các kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình .............. 71 3.6.3. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số ............................................................. 72 3.7. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 72 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO TDVM – CÁC KHẢO SÁT VÀ THÍ NGHIỆM KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................................................... 73 4.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ..................................................................... 73 4.1.1. Thống kê mô tả chung về các đặc điểm của người trả lời ......................... 73 4.1.1.1. Thống kê về tỷ lệ nợ xấu .................................................................. 73 4.1.1.2. Thống kê về trình độ học vấn ........................................................... 74 4.1.1.3. Thống kê về nơi sinh sống ................................................................ 75 4.1.1.4. Thống kê về việc thế chấp tài sản ..................................................... 76 4.1.1.5. Thống kê về nơi vay vốn .................................................................. 76 4.1.1.6. Thống kê về đặc điểm nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát ........................................................................................ 77 4.1.1.7. Thống kê về các chỉ tiêu định lượng ................................................. 78 4.1.2. Thống kê chung về các đặc điểm lựa chọn trong các thí nghiệm .............. 80 4.1.2.1. Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro ............ 80 4.1.2.2. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm về vốn xã hội ...................... 81 4.1.2.3. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm về sự tin tưởng .................... 81 4.1.3. Các thống kê chi tiết về đặc điểm trong các thí nghiệm ........................... 82
  9. vi 4.1.3.1. Thống kê mô tả kết hợp đặc điểm và lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm sở thích rủi ro......................................................................82 4.1.3.2. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng ........................................................................................84 4.1.3.3. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm sự tin tưởng .............................................................................................................85 4.2. Kiểm định sự khác biệt về một số chỉ tiêu theo đặc điểm đối tượng.................85 4.2.1. Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo một số đặc điểm người vay ..........85 4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm về sở thích rủi ro ..................................................................................................................87 4.2.2.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm trung lập với nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro .................................................................................87 4.2.2.2. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm người tìm kiếm rủi ro với nhóm e ngại rủi ro ...................................................................................................89 4.2.3. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng ...................................................................................................92 4.2.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm người vay và lựa chọn đóng góp trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng ..............................................92 4.2.3.2. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm lựa chọn đóng góp và tình hình nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng ..................................94 4.2.4. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm sự tin tưởng .................................................................................................................95 4.2.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định đưa tiền cho đối tác theo vai trò của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.....................................95 4.2.4.2. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa tiền cho đối tác theo vai trò của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.....................................97 4.2.4.3. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác theo đặc điểm nợ của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng ............................98 4.3. Kết quả hồi quy về tác động của các nhân tố đến nợ xấu .................................99
  10. vii 4.3.1. Kết quả hồi quy tác động của mức độ ưa thích rủi ro đến nợ xấu ............ 99 4.3.2. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng đến nợ xấu ............................................................................... 102 4.3.3. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm sự tin tưởng .............................................................................................................. 104 4.3.4. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm sở thích rủi ro và thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng .................................... 106 4.3.5. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng ........................................................ 108 4.3.6. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng và thí nghiệm sự tin tưởng ....................................... 111 4.3.7. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong đồng thời cả ba thí nghiệm ...................................................................................................... 113 4.4. Kiểm định tính vững: Sử dụng mô hình Probit hồi quy tác động của các thí nghiệm đến biến nợ xấu của người tham gia ........................................................ 115 4.5. Tóm tắt chương 4 ......................................................................................... 116 CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................................................................... 118 5.1. Tóm tắt và thảo luận kết quả ......................................................................... 118 5.2. Các hàm ý chính sách ................................................................................... 120 5.2.1. Đối với các tổ chức TCVM và các TCTD có hoạt động TCVM............. 120 5.2.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .......................................... 122 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 125 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... i PHỤ LỤC ................................................................................................................ xiv 
  11. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á. Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. BQ Bình quân. BART Đo lường sự ưa thích rủi ro với việc bơm bóng bay-Balloon Analogue Risk Task. CBTD Cán bộ tín dụng. CEP Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm- Capital Aid Fund For Employment of the Poor. DVTC Dịch vụ tài chính. ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long. FSS Tỷ số tự bền vững về tài chính- Financial Self Sustainability. GSS Điều tra xã hội - General Social Survey. HTX Hợp tác xã. IFC Cty Tài chính Quốc tế. MTV Một thành viên. NGO Tổ chức phi Chính phủ (Non-Government Organization). NH Ngân hàng. NHNN Ngân hàng Nhà nước. NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội. NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã. NHTƯ Ngân hàng Trung ương. NHTM Ngân hàng Thương mại. NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần. NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước. OSS Tỷ số tự bền vững về hoạt động- Operational Self-Sustainability.
  12. ix QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân. ROA Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân - Return on Average Assets. ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu bình quân. TCHV Tài chính hành vi. TCTC Tổ chức tài chính. TCTD Tổ chức tín dụng. TCVM Tài chính vi mô. TD Tín dụng. TDVM Tín dụng vi mô. TNHH Trách nhiệm hữu hạn. UBND Ủy ban Nhân dân. UNCDF Quỹ Đầu tư và Phát triển Liên hiệp quốc - United Nations Capital Development Fund USD Đô la - đơn vị tiền tệ Mỹ. VARHS Dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam. VHLSS Thống kê khảo sát mức sống dân cư Việt Nam - Vietnam Household Living Standard Survey. WB Ngân hàng Thế giới-World Bank. 
  13. x DANH MỤC CÁC BẢNG Tiêu đề Trang Bảng 3.1: Một số số liệu về ĐBSCL.... .......................................................................46 Bảng 3.2: Bình quân thu nhập và chi tiêu 1 ngày/người ở Việt Nam...........................60 Bảng 3.3: Các lựa chọn của trò chơi……………..………………………………….62 Bảng 4.1: Thống kê về các chỉ tiêu định lượng trong mẫu khảo sát. ......................... ..79 Bảng 4.2: Thống kê về các đặc điểm của người tham gia trong lựa chọn của thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. ............................................................................... ..83 Bảng 4.3: Thống kê về các đặc điểm của người tham gia trong lựa chọn của thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng. ............................................................................. ..84 Bảng 4.4: Thống kê về các đặc điểm trong lựa chọn của thí nghiệm sự tin tưởng. .... ..85 Bảng 4.5: Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo đặc điểm của người vay. .............. ..86 Bảng 4.6: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm những người trung lập với nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro......................................... ..88 Bảng 4.7: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro .................................................................................................... ..90 Bảng 4.8: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm của người vay trong lựa chọn đóng góp ở thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng. .............................................................. ..93 Bảng 4.9: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu của người tham gia trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng. ............................................................................. ..94 Bảng 4.10: Kiểm định sự khác biệt về lựa chọn đưa tiền cho đối tác theo vai trò người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng ........................................................... ..96 Bảng 4.11: Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác theo vai trò người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng ........................................................... ..97 Bảng 4.12: Kiểm định sự khác biệt về việc đưa tiền cho đối tác theo đặc điểm nợ xấu ở thí nghiệm sự tin tưởng ................................................................................... ..98
  14. xi Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. ................................................................................................. ..101 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng. ............................................................................................... ..103 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm sự tin tưởng……………………………………………………………………………...104 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng. ............................................... ..107 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng. .............................................. ..109 Bảng 4.18: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng và thí nghiệm sự tin tưởng. ............................................ ..111 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong cả ba thí nghiệm ..113 Bảng 4.20: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong các thí nghiệm bằng mô hình Probit. ............................................................................................. ..115 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong các thí nghiệm với các biến nhân khẩu học bằng mô hình Probit ................................................... ..116 
  15. xii DANH MỤC HÌNH Tiêu đề Trang Hình 2.1: Hàm giá trị giả thiết.... ................................................................................19 Hình 2.2: Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................43 Hình 3.1: Các lựa chọn trò chơi của Eckel và Grossman ............................................51 Hình 3.2: Các lựa chọn trò chơi của Holt và Laury .....................................................53 Hình 3.3: Phân loại e ngại rủi ro dựa trên lựa chọn. ....................................................54 Hình 4.1: Thống kê đặc điểm khoản nợ người vay .....................................................74 Hình 4.2: Thống kê về trình độ học vấn của người trả lời ...........................................74 Hình 4.3: Thống kê về nơi sinh sống của người trả lời ...............................................75 Hình 4.4: Thống kê việc sử dụng tài sản thế chấp cho các khoản vay TCVM .............76 Hình 4.5: Thống kê về nơi vay vốn ............................................................................77 Hình 4.6: Thống kê về nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình .............................78 Hình 4.7: Thống kê về các lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro .............................................................................................................80 Hình 4.8: Thống kê về các lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng ............................................................................................................81 Hình 4.9: Thống kê về các lựa chọn trong thí nghiệm sự tin tưởng .............................82 
  16. xiii TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập, phân tích những tác động của các nhân tố xã hội, nhân khẩu học của người vay vốn TDVM để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến rủi ro cho vay TDVM của các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM tại khu vực ĐBSCL. Đồng thời cũng xem xét đến sở thích rủi ro, vốn xã hội và các yếu tố khác của người vay vốn TDVM để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến rủi ro cho vay TDVM của các tổ chức TCVM. Trong nghiên cứu này, thông qua các thí nghiệm kinh tế với các chủ thể tham gia là những người vay vốn TDVM tại 6 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL nhằm xem xét tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội tới rủi ro cho vay TDVM. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sở thích rủi ro và vốn xã hội đều có tác động đến rủi ro cho vay TDVM. Cụ thể, những người tìm kiếm rủi ro càng cao càng ít có khả năng bị nợ xấu, trong khi những người càng e ngại rủi ro sẽ có khả năng bị nợ xấu lớn hơn. Đối với vốn xã hội thì tính tương trợ trong cộng đồng và lòng tin có tác động tích cực đến rủi ro cho vay TDVM. Đây cũng là những cơ sở quan trọng cho tác giả có những hàm ý về chính sách phù hợp có liên quan trực tiếp đến việc cho vay TDVM của các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM. Từ khóa: Tài chính vi mô, sở thích rủi ro, vốn xã hội, tìm kiếm rủi ro, e ngại rủi ro. ABSTRACT The aim of this study is to empirically analyze social and demographic factors and measure their effects on microcredit risk as undergone by microfinance borrowers in the Mekong Delta of Vietnam. Furthermore, the study looks at risk preference, social capital of microfinance borrowers and estimate their impact on microcredit risk. Different interviews and on-ste experiments have been directly conducted with 176 customers. Research hypotheses have been tested by means of
  17. xiv descriptive statistics with datas collected. Findings show that both risk preferences and social capital affect microcredit risks. Specifically, risk seeking people tend to be less risky while risk aversion people have been likely riskier. Regarding social capital, reciprocity and trust between community have positive impact on microcredit risks. Implicative questions such as whether they are important enough to be considered in the credit analysis and lending decision, would be useful in assessing the creditworthiness of the borrowers and may have important implications for the microfinance institutions and policymakers. Keywords: Microfinance, Risk Preference, Social Capital, Risk–Seeking, Risk- Aversion. 
  18. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề. Trên thế giới, kinh tế học hành vi đã và đang phát triển với tốc độ nhanh và đã chứng minh được sự tác động tích cực của nó đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong một nền kinh tế bao gồm cả lĩnh vực kinh tế cũng như lĩnh vực xã hội. Nhiều nhà khoa học đã mô phỏng các thí nghiệm về hành vi của con người để vận dụng các kết quả nghiên cứu đó vào việc ra quyết định, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Quyết định về một vấn đề nào đó của một cá nhân có thể ảnh hưởng không những đến bản thân cá nhân họ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả một tổ chức hoặc thậm chí cả một xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, TCVM đã hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới và thông qua các nghiên cứu của các nhà kinh tế đã cho thấy và chứng minh được vai trò, tác động của nó đối với phát triển kinh tế nói chung và cho công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng. TCVM tại Việt Nam mới chỉ phát triển gần đây, hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức còn rất hạn chế so với nhu cầu rất lớn của nền kinh tế. Thống kê của NHNN Việt Nam đến cuối năm 2018 có 16 công ty tài chính với 6 công ty là công ty con của các ngân hàng lớn gồm: Fccom của ngân hàng Hàng hải, Fe Credit của VP Bank, HD Saison của HD Bank, SHB Finance của SHB, MCredit của MB Bank và Tài chính Bưu điện của SEA Bank. Hiện nay, sự ra đời của các công ty tài chính đang bùng nổ tại Việt Nam nhằm khai thác mảng cho vay tiêu dùng hiện còn tiềm năng rất lớn và đang còn chưa đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường tại Việt Nam. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam1, tính đến cuối năm 2018 tổng dư nợ toàn nền kinh tế khoảng 7,2 triệu tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng phi chính thức chiếm khoảng hơn 20%. Tuy nhiên, do nguồn cung vốn tín dụng chính thức không đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là những món vay nhỏ, lẻ hoặc người vay không có tài sản đảm bảo để thế chấp cho các tổ chức cho vay chính thức, dẫn đến tình trạng bùng 1 https://www.sbv.gov.vn/
  19. 2 phát "tín dụng đen" tại khắp nơi dưới hình thức các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương. Do vậy, nghiên cứu vấn đề rủi ro trong hoạt động TDVM, tác động của rủi ro trong TDVM đối với hoạt động TCVM là vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Qua đó, giúp cho Chính phủ, NHNN, các TCTD cũng như các tổ chức TCVM có những thể chế, chính sách, quy định hoặc sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hạn chế phần nào vấn nạn "tín dụng đen", tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức phù hợp với điều kiện thực tế của họ. Đói nghèo luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Có giảm thiểu được nghèo đói, ổn định cuộc sống cho người dân thì mới có thể phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững. TCVM đã được phát triển từ lâu trên thế giới, và cho đến nay, nó đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc giảm thiểu đói nghèo và giúp cải thiện đời sống trong cộng đồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù ra đời sau, nhưng các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện đời sống cho những người dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn và không có điều kiện để vay vốn cho mục đích sản xuất, tiêu dùng... từ các nguồn vốn vay chính thức. Trong Luật các TCTD năm 2010, tổ chức TCVM được thừa nhận tại Việt Nam như là một loại hình TCTD chính thức. Đến nay, các phương thức và mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, vẫn còn rất nhiều vấn đề vướng mắc nảy sinh mà các cơ quan Nhà nước có liên quan cần xem xét, đánh giá và điều chỉnh để có thể giúp cho hoạt động của các tổ chức TCVM đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nước cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến mục tiêu hỗ trợ về chính sách, thể chế hoặc hỗ trợ huy động thêm nhiều nguồn vốn từ xã hội để gia tăng quy mô vốn của các tổ chức TCVM, nhằm giúp họ có điều kiện cung cấp nguồn vốn vay cải thiện cuộc sống của người nghèo ngày càng tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1