Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam" với mục tiêu là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2023
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH 2. TS. NINH THỊ THU THỦY Đà Nẵng, năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quang Bình và TS. Ninh Thị Thu Thủy. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu và trung thực. Các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Tấn Văn
- TÓM TẮT Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trình bày về những lý thuyết phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 6 5. Ý nghĩa khoa học của luận án ............................................................. 7 6. Nội dung........................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................. 11 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................................... 11 1.1.1. Vấn đề chung về FDI .................................................................. 11 1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế ...................................................... 18 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ......................................................................................... 37 1.2.1. Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế .............................. 37 1.2.2. Lý thuyết cất cánh....................................................................... 39 1.2.3. Lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế ................................................ 41 1.2.4. Lý thuyết phát triển theo trình độ công nghiệp hóa ..................... 42 1.2.5. Lý thuyết phát triển theo chiều sâu, chất lượng cao .................... 43 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................................... 44 1.3.1. Các nghiên cứu tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư ........................................................................................................... 44
- 1.3.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp – TFP ........................................................................................................... 50 1.3.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến giảm nghèo ..................... 56 1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................ 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 63 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 65 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 65 2.1.1. Khung lý thuyết .......................................................................... 65 2.1.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................. 66 2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ................................................ 67 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................. 68 2.3.1. Phương pháp phân tích định tính ................................................ 68 2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng ............................................. 71 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................... 74 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................... 74 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 77 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM ............................ 78 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM .......... 78 3.1.1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam ....... 78 3.1.2. Phân bổ và sử dụng nguồn lực và năng suất của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 86 3.1.3. Công bằng xã hội và giảm nghèo ................................................ 94 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................................ 99 3.2.1. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam............................................... 99
- 3.2.2. Phân bố FDI ở tỉnh Quảng Nam................................................ 102 3.2.3. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ...................... 105 3.2.4. Đóng góp của FDI .................................................................... 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 108 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM .............................................................. 111 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG................................................................................. 111 4.1.1. Mô hình và phương pháp ước lượng ......................................... 111 4.1.2. Số liệu và các biến .................................................................... 112 4.1.3. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 114 4.1.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 115 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP ............................................................................................................ 116 4.2.1. Tình hình năng suất tổng hợp của tỉnh Quảng Nam .................. 116 4.2.2. Mô hình và phương pháp ước lượng ......................................... 118 4.2.3. Số liệu và các biến .................................................................... 119 4.2.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 121 4.2.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 123 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO ..................................... 125 4.3.1. Tình hình bất bình đẳng và nghèo ở tỉnh Quảng Nam ............... 125 4.3.2. Mô hình và phương pháp ước lượng ......................................... 126 4.3.3. Số liệu và các biến .................................................................... 127 4.3.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 129 4.3.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................... 134
- CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................ 137 5.1. HÀM Ý VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ....................... 137 5.1.1. Điều chỉnh cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế ........................ 137 5.1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp và tạo động lực phát triển ... 138 5.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách.................................................... 139 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG ......................................................................... 140 5.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP .......................................... 142 5.4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO .......................................................................................... 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................... 146 KẾT LUẬN ............................................................................................... 147 1. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ nhất về hình thành được khung lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động................................................... 147 2. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ hai và những phát hiện chính đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................... 148 3. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ ba và các phát hiện chính về tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam................................. 149 4. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ tư về rút ra các hàm ý chính sách ................................................................................................................... 150 5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 154 Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nỗ lực rất lớn của bản thân. Tuy nhiên, chủ đề của luận án nghiên cứu quá rộng, nên không thể tránh khỏi những hạn chế: ........................................................................................... 154
- TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156 Phụ lục 1 .................................................................................................... 165 Phụ lục 2 .................................................................................................... 168 Phụ lục 3 .................................................................................................... 179 Phụ lục 4 .................................................................................................... 189
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp WB Ngân hàng Thế giới ( World Bank) APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia- Pacific Economic Cooperation) ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) EUROZONE Khu vực đồng Euro INCOTERMS Các điều khoản thương mại quốc tế (International Commercial Terms) TNCs Tập đoàn đa quốc gia (Transnational Corporation) OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary least square) R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development) HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) I Đầu tư (Investment) ICOR Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng (Incremental capital- output ratio) I/O Bảng I/O (Input/Output) K Vốn sản xuất (Capital stock)
- DHMT Duyên hải miền Trung KKT Khu kinh tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNP Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product) GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) TFP Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity TTKT Tăng trưởng kinh tế NSLĐ Năng suất lao động NNL Nguồn nhân lực TSCĐ Tài sản cố định LĐ Lao động NLTS Nông lâm thủy sản CN-XD Công nghiệp - Xây dựng DV Dịch vụ R&D Nghiên cứu và Phát triển CDCC Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NTM Nông thôn mới NCS Nghiên cứu sinh
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam theo từng giai đoạn 79 3.2 Cơ cấu ngành GRDP không bao gồm cả thuế trừ trợ cấp 82 sản phẩm 3.3 Cơ cấu ngành GRDP bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản 83 phẩm 3.4 Cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Quảng Nam 89 3.5 Trang bị TSCĐ/ LĐ và hệ số C/V của các doanh nghiệp 90 tỉnh Quảng Nam 3.6 Chỉ tiêu TFP của tỉnh Quảng Nam 91 3.7 NSLĐ theo ngành của tỉnh Quảng Nam 93 3.8 Tác động phân bổ lao động theo ngành đến NSLĐ 93 3.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 98 3.10 Số lượng dự án và vốn FDI bị thu hồi giấy phép 100 3.11 Các quốc gia FDI chủ yếu được cấp giấy phép của tỉnh 101 Vương quốc Anh 3.12 Phân bổ FDI theo địa bàn của tỉnh Quảng Nam(tính đến 103 31/12/2020) 3.13 Phân bổ FDI theo ngành của tỉnh Quảng Nam (tính đến 104 31/12/2020) 3.14 Kinh doanh của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam 106 3.15 Đóng góp của khu vực FDI vào kinh tế tỉnh Quảng Nam 107 4.1 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 112 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 113
- Số hiệu Tên bảng Trang bảng 4.3 Kết quả ước lượng 114 4.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia 116 4.5 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 119 4.6 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 121 4.7 Kết quả ước lượng 122 4.8 Kết quả đánh giá của chuyên gia 124 4.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 126 4.10 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 128 4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 129 4.12 Kết quả ước lượng 129 4.13 Kết quả đánh giá của chuyên gia 132
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1. Khung phân tích của nghiên cứu 65 2.2. Quy trình nghiên cứu 66 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam 78 3.2. Vị thế và NLCT kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT 80 3.3. Tăng trưởng các ngành của tỉnh Quảng Nam 81 3.4. Vị thế theo cầu trúc kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT 84 3.5. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của tỉnh Quảng Nam 85 3.6. NLCT công nghệ tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT năm 2019 91 3.7. Thu nhập BQ đầu người 1 tháng của Quảng Nam và vùng DHMT 95 3.8. Bất bình đẳng thu nhập của Quảng Nam và vùng DHMT 96 3.9. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Các nước đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế nói chung đều nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế đã trở thành chủ đề đáng quan tâm trong kinh tế học. Trong các lý thuyết kinh tế đều đã khẳng định vai trò và chỉ ra cách thức ảnh hưởng của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế. Đây là nền tảng lý luận để nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau theo phạm vi nền kinh tế và theo kênh khác nhau. Các nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có cách tiếp cận góc độ (i) nền kinh tế vùng hay quốc gia như Agama (2010) với các nước Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; Pegkas (2015) xem xét 18 nước khu vực EUROZONE; Alina Mihaela Ciobanu (2021) xem xét với Romania; Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017) với nền kinh tế Malaysia; Naveed Iqbal Chaudhry, Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013) xem xét ở Trung Quốc; Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên cứu ở Tunisia. Tại Việt Nam có Hoa và Hemmer (2002); Tran Trong Hung (2005); Nguyen Phi Lan (2006); Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010); Chien và Linh (2013); Nguyễn Minh Tiến (2015); Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020); (ii) nền kinh tế cấp tỉnh như Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tỉnh Giang Tây của Trung Quốc; nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016), tại tỉnh Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Văn (2021) ở các tỉnh Vùng Duyên hải miền Trung và Quảng Nam.
- 2 Tác động của FDI đến cải thiện công nghệ sản xuất chủ yếu trên góc độ nền kinh tế quốc gia hay vùng. Đơn cử như như nghiên cứu của Zhang (2001) xem xét ở Trung Quốc; Sadik và Bolbol (2001) nghiên cứu ở Ai Cập, Jordan, Morocco, Oman, A rập Xê Út và Tunisia; Yang Li &Shin-Yi Chen (2010) hay William Sheng Liu, Frank Wogbe Agbola & Janet Ama Dzator (2016) xem xét ở Trung Quốc; Ibrahim Arisoy (2012) ở Thổ Nhĩ Kỳ; Sotiris K. Papaioannou, Sophia P. Dimelis (2019) xem xét ở các nước OECD. Nghiên cứu tác động ở Việt Nam có B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H Yamada (2015); Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020). Tác động của FDI đến giảm nghèo tập trung nền kinh tế các quốc gia và khu vực là chủ yếu. Có thể kể ra như Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002) nghiên cứu ở các nước ASEAN; Ahmad Walid Afzali (2010) ở 85 nước đang phát triển; Roemer và Gugerty (1997) ở nhiều nước khác nhau; Nathapornpan Piyaareekul Uttama (2015) ở ASEAN; MT Magombeyi, NM Odhiambo (2018) nghiên cứu ở Nam Phi; Mehmed Ganić (2019) ở các nền kinh tế khu vực Tây Balkan và khu vực Trung Âu. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020); nghiên cứu của Trần Trọng Hùng (2002); Nguyễn Thị Phương Hoa (2002). Các lý thuyết về phát triển kinh tế đều khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cải thiện đời sống nhân dân. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dù có nhiều kết luận khác nhau về tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến phát triển, cũng có nhóm nghiên cứu kết luận ngược lại hay tác động không rõ ràng. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế dường như là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động...của nhiều nước
- 3 khác nhau. Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các nước, kể cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Lợi ích lớn nhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước, phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế; chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Song song với các lợi ích trên, các dòng vốn luân chuyển còn giúp quá trình phân phối nguồn lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện kinh tế mở, sự thiếu hụt nguồn đầu tư của các nước đang phát triển sẽ được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kể từ khi hội nhập, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau. Nhưng tùy theo lĩnh vực cũng như theo địa phương, sự tác động của FDI cũng không giống nhau. Quảng Nam là tỉnh nằm ở vị trí của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,…. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2020 là gần 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010-2020 là 0,5%, trong đó, khoảng 74,7% dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng lao động chiếm hơn 61,2% dân số, tăng bình quân 1,23% năm. GRDP của tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, từ mức gần 27 ngàn tỷ đồng năm 2010 và hơn 61 ngàn tỷ đồng năm 2019, chiếm 1,17% GDP của Việt Nam (giá so sánh 2010). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế về cơ bản luôn cao và liên tục, đặc biệt từ 2006 đến 2010 và 2013-2016. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 10% trong thời kỳ 2010-2019, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước khoảng 6,8%. Thu nhập trung bình đầu người năm 2019 là 2.873 USD và 2020 là 2.721 USD (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 GRDP tăng trưởng âm). CDCC ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo hướng hiện đại và thể hiện rõ ở trình độ công
- 4 nghiệp hóa. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của Quảng Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố chiều rộng, lợi thế tĩnh, nhân tố chiều sâu – TFP hiện chỉ chiếm gần 30% tăng trưởng GRDP. Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á; tập trung ở các huyện vùng Đông của tỉnh và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch). Việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong cả nước và những trở ngại về điều kiện cơ sở vật chất đã khiến cho số lượng dự án FDI mà Quảng Nam thu hút vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tỉnh. Khu vực FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh hiện đạt 10% GRDP; khoảng hơn 25% tổng vốn đầu tư; nộp ngân sách khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng/năm; sử dụng khoảng 16 ngàn lao động;... Nhưng mức độ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo như thế nào vẫn chưa được giải đáp. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời. FDI vẫn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam để hoàn thành mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành nền kinh tế có trình độ khá ở Việt Nam. Để FDI trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo thế nào là cần thiết, qua đó rút ra các định hướng chính sách phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. Đây chính là khoảng trống về chính sách đặt ra cho nghiên cứu của luận án. Nhìn chung, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến phát triển kinh tế chủ yếu được nghiên cứu ở cấp quốc gia hay khu
- 5 vực liên quốc gia. Trong khi đó, các nghiên cứu ở quy mô nền kinh tế cấp tỉnh/địa phương cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy, một kết quả nghiên cứu về chủ đề “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong kinh tế phát triển; đồng thời, đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp để FDI trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu của Luận án là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu cụ thể - Hình thành được khung lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế; - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; - Phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo; - Đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu:
- 6 + Về nội dung: Nội hàm về phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo; Do đó luận án sẽ: Thứ nhất, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trên ba nội dung này và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Thứ hai, phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo; + Về không gian: tỉnh Quảng Nam; + Về thời gian: 2010-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, luận án xác định khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu làm cơ sở cho triển khai luận án. Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng, trong đó: - Phương pháp phân tích định tính gồm phương pháp diễn dịch trong suy luận, phương pháp quy nạp trong suy luận, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê,… - Phương pháp phân tích định lượng gồm xây dựng các mô hình ước lượng tác động của FDI đến gia tăng sản lượng, mô hình ước lượng tác động của FDI đến TFP, mô hình ước lượng tác động FDI đến giảm nghèo. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn