Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp
lượt xem 15
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh tra, giám sát các TCTD trên cơ sở rủi ro. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD, rút ra bài học cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ HÒA THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ HÒA THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS.NGUYỄN KIM ANH Hướng dẫn 2: PGS.TS. ĐỖ THỊ KIM HẢO HÀ NỘI – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hòa
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân hàng và đặc biệt là Ban Giám đốc Học viện cùng các đồng nghiệp đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu giúp tác giả hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau đại học cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh. Những kiến thức, phương pháp nghiên cứu được tiếp thu từ các thầy cô là hành trang quan trọng giúp tác giả thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến hai nhà hướng dẫn khoa học cho tác giả là PGS.TS.Nguyễn Kim Anh và PGS.TS.Đỗ Thị Kim Hảo đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm tài liệu, thông tin và thực hiện điều tra khảo sát. Các định hướng đúng đắn cùng sự chỉ bảo tận tâm của thầy và cô đã giúp tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 2019 Tác giả luận án
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................11 6. Những đóng góp mới của Luận án ........................................................................14 7. Kết cấu của luận án ...............................................................................................14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG .......................................................................................................................15 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...........................15 1.1.1. Khái niệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng ........................................15 1.1.2. Khái niệm thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng ............................................................................................17 1.1.3. Sự cần thiết thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ...................................................................................................................................19 1.2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ........................21 1.2.1. Các điều kiện căn bản để triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng ...............................................21 1.2.2. Nội dung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.................................................24 1.2.3. Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro ..........................................30 1.2.4. Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro ................................................33
- iv 1.2.5. Công cụ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro ..................................................34 1.3. KINH NGHIỆM VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA .............................42 1.3.1. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tại Hàn Quốc .............42 1.3.2. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tại Malaysia ...............49 1.3.3. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tại Mỹ ........................55 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ............................................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................67 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...........................................................................................68 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...............................................68 2.1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ...........................................................................................................................68 2.1.2. Khái quát về công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng ......................................................................................69 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...............77 2.2.1. Thực trạng các điều kiện triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro .......77 2.2.2. Thực trạng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng .............................................................................96 2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ..................................................................................111 2.3.1. Thành tựu đạt được .......................................................................................111 2.3.2. Hạn chế..........................................................................................................113 2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................126
- v CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ...............................................................................................127 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ..........127 3.1.1 Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................127 3.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng ............127 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM................129 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng .............129 3.2.2. Tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin về thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng ....................................................................................................................133 3.2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro ..............................................................................................................134 3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng .........................................................................................................................137 3.2.5. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ hỗ trợ thanh tra, giám sát ngân hàng .........141 3.2.6. Khắc phục những hạn chế trong thực tiễn khi triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro...................................................................................142 3.2.7. Đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel ..............................................................................................143 3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN ...............................................................................................143 3.3.1. Đối với các tổ chức tín dụng .........................................................................143 3.3.2. Đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ................................................147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................149 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ ......................................................1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................2
- vi PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: MA TRẬN RỦI RO PHỤ LỤC 3: NỘI DUNG THANH TRA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2018 PHỤ LỤC 4: NGUỒN THÔNG TIN, NỘI DUNG GIÁM SÁT, CÔNG CỤ GIÁM SÁT TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2018 PHỤ LỤC 5: CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009-2018 PHỤ LỤC 6: BẢNG TÓM LƯỢC CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT ĐÃ VÀ DỰ KIẾN BAN HÀNH PHỤ LỤC 7: ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢNG CÁCH DỮ LIỆU THỰC HIỆN THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO (RBS) PHỤ LỤC 8: QUY TRÌNH THANH TRA, GIÁM SÁT RỦI RO
- vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Phân biệt phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ với phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro ...........................................................................24 Bảng 2.1: Thống kê số lượng cán bộ và số lượt đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2018 .......................................................72 Bảng 2.2: Tổng số cuộc thanh tra, kết luận thanh tra, kiến nghị, xử phạt vi phạm hành chính qua công tác thanh tra từ năm 2009 đến năm 2018 ................................74 Bảng 2.3: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2018 ........................................77 Biểu đồ 2.1: Đánh giá về khuôn khổ pháp lý của hoạt động thanh tra, giám sát từ năm 2010 đến nay .....................................................................................................78 Biểu đồ 2.2: Đánh giá về chất lượng văn bản đã ban hành của hoạt động thanh tra, giám sát từ năm 2010 đến nay...................................................................................80 Biểu đồ 2.3: Đánh giá về sự thống nhất trong chỉ đạo về công tác thanh tra, giám sát từ trung ương đến địa phương ...................................................................................81 Biểu đồ 2.4: Đánh giá về cơ chế phân cấp, phân quyền trong nội bộ CQTTGSNH 82 Biểu đồ 2.5: Đánh giá về cơ chế phân cấp, phân quyền giữa CQTTGSNH với NHNN Chi nhánh ......................................................................................................82 Biểu đồ 2.6: Đánh giá về tính kịp thời của cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin trong nội bộ CQTTGSNH ..................................................................................................83 Biểu đồ 2.7: Đánh giá về tính hiệu quả của cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin trong nội bộ CQTTGSNH ..................................................................................................83 Biểu đồ 2.8: Đánh giá về tính hiệu quả của cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa CQTTGSNH với NHNN Chi nhánh .........................................................................84 Biểu đồ 2.9: Đánh giá về tính kịp thời của cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa CQTTGSNH với NHNN Chi nhánh .........................................................................84 Biểu đồ 2.10: Các chương trình đào tạo ngắn hạn trong thời gian gần đây nhất ......86 Biểu đồ 2.11: Ngoại ngữ được sử dụng phổ biến đối với cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng ..................................................................................................................87 Biểu đồ 2.12: Đánh giá về mức độ thành thạo các ngoại ngữ của cán bộ của thanh tra, giám sát ngân hàng..............................................................................................87 Biểu đồ 2.13: Đánh giá về mức độ hiểu biết của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ......88
- viii Biểu đồ 2.14: Các nguồn thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát.................90 Biểu đồ 2.15: Đánh giá về chất lượng thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ...............................................................................................................91 Biểu đồ 2.16: Đánh giá về hạ tầng công nghệ, hệ thống tự động tổng hợp báo cáo, số liệu ........................................................................................................................91 Biểu đồ 2.17: Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác chuyên môn của cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng ....................................................................................92 Biểu đồ 2.18: Sử dụng hệ thống tự động tổng hợp báo cáo, số liệu .........................92 Biểu đồ 2.19: Các tiêu chí đánh giá một hệ thống quản trị rủi ro .............................94 Biểu đồ 2.20: Đánh giá về công tác quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay .....................................................................................................................94 Biểu đồ 2.21: Mức độ áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro ..................97 Biểu đồ 2.22: Các phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đang được sử dụng ......97 Biểu đồ 2.23: Mức độ áp dụng phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro...................99 Biểu đồ 2.24: Các phương pháp giám sát đang được sử dụng ..................................99 Biểu đồ 2.25: Nguyên tắc xác định nội dung thanh tra ...........................................101 Biểu đồ 2.26: Lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của các cuộc thanh tra ...................101 Biểu đồ 2.27: Nội dung các cuộc thanh tra thường hay tham gia ...........................102 Biểu đồ 2.28: Nội dung của hoạt động giám sát vi mô ...........................................103 Biểu đồ 2.29: Nội dung phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng .........................................................................................................................104 Biểu đồ 2.30: Nội dung phân tích, đánh giá khả năng quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng ....................................................................................................................105 Biểu đồ 2.31: Lập hồ sơ rủi ro của từng tổ chức tín dụng ......................................106 Biểu đồ 2.32: Nội dung dự báo tình hình tài chính của tổ chức tín dụng ...............106 Biểu đồ 2.33: Nội dung đề xuất các hành động can thiệp .......................................106 Biểu đồ 2.34: Nội dung hoạt động giám sát vĩ mô .................................................108 Biểu đồ 2.35: Trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng ................................109 Biểu đồ 2.36: Nội dung quy trình thanh tra, giám sát .............................................109 Biểu đồ 2.37: Các công cụ được nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động giám sát .................................................................................................................................110
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Danh mục từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Tiếng Việt BĐH Ban điều hành BKS Ban Kiểm soát CQTTGSNH Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng CTTC Công ty tài chính HĐQT/HĐTV Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên NHCS Ngân hàng Chính sách NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài TGĐ Tổng Giám đốc 2. Danh mục từ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Basel Committee on Banking Ủy ban Basel về giám sát ngân Basel Supervision hàng BHC Bank Holding Companies Công ty nắm vốn BNM Bank Negara Malaysia Ngân hàng Trung ương Malaysia BOK Bank of Korea Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Dự án Tăng cường năng lực thanh Banking Regulations and tra, giám sát ngân hàng (do Bộ BRASS Supervision Support Project Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada tài trợ). BSIs Banking stability indexs Bộ chỉ số giám sát ngân hàng Capital adequacy, Quality of Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Vốn (C), CAMELS Assets, quality of Management, Chất lượng tài sản (A), Khả năng Earnings, Liquidity, Sensitivity sinh lời (E), Khả năng quản trị,
- x Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt to market risks. điều hành (M), Khả năng thanh khoản (L), Độ nhạy với rủi ro thị trường (S) Trung tâm thông tin tín dụng quốc CIC Credit Information Center gia Việt Nam Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động DEA Data Envelopment Analysis của các ngân hàng thương mại DIV Deposit Insurance of Vietnam Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Federal Deposit Insurance FDIC Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ Corporation FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang FPM Financial Projection Model Mô hình Dự báo tài chính FRS Federal Reserve System Hệ thống Cục dự trữ liên bang Mỹ Chương trình Đánh giá ổn định tài Financial Stability Assessment FSAP chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế/Ngân Program hàng Thế giới Financial Supervisory Ủy ban giám sát tài chính Hàn FSC Commission Quốc FSIs Financial Soundness Indicators Bộ chỉ số lành mạnh tài chính Financial Stability Oversight Hội đồng Giám sát ổn định tài FSOC Council chính Mỹ Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính FSS Financial Services Supervision Hàn Quốc International Accounting IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế Standards International Financial Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc IFRS Reporting Standards tế National Credit Union NCUA Cơ quan quỹ tín dụng Quốc gia Administration Office of the Comptroller of OCC Cơ quan giám sát tiền tệ Mỹ the Currency OSFI Office of the Superintendent of Cơ quan Giám sát tài chính Canada
- xi Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Financial Institutions Mô hình thống kê là xác định xác PD Probability of Default xuất vỡ nợ Phương pháp tiếp cận thanh tra, RBS Risk Based Supervision giám sát trên cơ sở rủi ro The U.S. Securities and SEC Ủy ban Chứng khoán Mỹ Exchange Commission System for Estimating SEER Hệ thống ước lượng xếp hạng Examination Ratings Stress Test Stress Test Model Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng Vietnam Asset Management Công ty Quản lý tài sản của các tổ VAMC Company chức tín dụng Việt Nam Vietnamese Accounting VAS Chuẩn mực kế toán Việt nam Standards WB World Bank Ngân hàng Thế giới
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm mục đích chung là đảm bảo một tổ chức tín dụng (TCTD) tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định nhằm đảm bảo các đối tượng này quản lý đầy đủ rủi ro của họ và tuân thủ những chuẩn mực tối thiểu nhất định. Ở mức độ cao hơn, thanh tra, giám sát ngân hàng hướng tới mục tiêu ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính thông qua việc phát hiện và hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến toàn hệ thống trước khi nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ở cả hai cấp độ vĩ mô (toàn hệ thống) và vi mô (từng TCTD). Đây cũng là lý do giải thích vì sao hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm chú trọng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra, giám sát trong đó tập trung vào việc đánh giá mức độ rủi ro mà TCTD gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp. Theo đó, mục tiêu của phương pháp này là nhằm xác định, đo lường các hoạt động có rủi ro cao tới sự an toàn, lành mạnh của các TCTD để từ đó sử dụng các nguồn lực thanh tra, giám sát tương ứng nhằm đánh giá các rủi ro này được các TCTD quản lý như thế nào và kiểm soát rủi ro một cách kịp thời. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel), việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro giúp cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng các nước có quy trình đánh giá chặt chẽ và chính xác mức độ an toàn, lành mạnh của từng TCTD. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng phức tạp, các tập đoàn ngân hàng với những hoạt động kinh doanh đa dạng ngày càng phát triển kéo theo sự xuất hiện và bùng nổ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, đến nay, nhiều cơ quan thanh tra, giám sát trên thế giới đã và đang có xu hướng chuyển sang áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Không nằm ngoài xu hướng nói trên, để hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã luật hóa, đưa ra định hướng và tiến hành triển khai, áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Luật NHNN năm 2010 quy định “kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”. Chiến lược phát triển
- 2 ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 cũng xác định việc chuyển hướng từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một trong những trọng tâm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD, theo đó: “- Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng: Chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, gắn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân TCTD; - Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách”. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình triển khai phương pháp này tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Một số vụ việc xảy ra gần đây gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn hệ thống ngân hàng cũng cho thấy năng lực quản lý, kiểm soát rủi ro của các TCTD của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng còn yếu kém, hoạt động thanh tra giám sát chưa đi sát với thực tế. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới hơn nữa công tác quản lý, thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD của NHNN Việt Nam nói chung và CQTTGSNH nói riêng. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sỹ nhằm hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD của CQTTGSNH. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 2.1.1. Yêu cầu đổi mới về hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng Florentin Blanc (2013) phân tích các lý do vì sao cần phải đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD. Theo đó, tác giả nhận định việc đổi mới, cải
- 3 cách hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, mở đầu là ở Mê xi cô năm 1995, tiếp theo là đến các quốc gia Trung và Đông Âu; Anh và Hà Lan lần lượt tiến hành cải tổ vào năm 2005 và 2006; Ý thực hiện cải tổ hệ thống thanh tra, giám sát năm 2011. Mặc dù vậy, điểm chung của quá trình cải cách ở tất cả các quốc gia là nhằm đưa ra một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và hiệu quả hơn cho hoạt động thanh tra, giám sát, hướng tới việc đảm bảo các hoạt động này ngày càng có chất lượng. Theo đó, việc tập trung vào các rủi ro thị trường và việc thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro được các nước đặc biệt coi trọng. Lucia Quaglia (2008) nhấn mạnh quá trình cải cách hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD (đặc biệt là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này) ở các nước trong khu vực Châu Âu. Quá trình cải cách này diễn ra mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những nội dung cải cách lớn có thể kể đến bao gồm: (i) Việc dịch chuyển từ mô hình giám sát thể chế sang mô hình giám sát hợp nhất và sự hình thành các cơ quan giám sát tài chính hợp nhất; (ii) Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của NHTW các nước đối với việc giám sát an toàn hệ thống ở tầm vĩ mô để duy ổn định tài chính; (iii) Nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ chế phòng chống khủng hoảng và việc thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro bên cạnh các phương pháp thanh tra, giám sát truyền thống. 2.1.2. Xu hướng dịch chuyển từ thanh tra, giám sát truyền thống sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng Xu hướng dịch chuyển từ phương pháp thanh tra truyền thống sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cũng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như (MAC Review, 2008) chỉ ra rằng hoạt động thanh tra truyền thống trước đây tập trung vào việc thanh tra tuân thủ, tìm ra những vi phạm trái pháp luật dựa vào việc kiểm tra dữ liệu chi tiết tỏ ra khá tốn kém và không hiệu quả (lãng phí về mặt thời gian và con người). Hoạt động này được gọi là thanh tra tuân thủ hoặc thanh tra quy định. Do đó, cùng với xu thế phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và phức tạp, các cơ quan thanh tra giám sát quốc gia có xu hướng chuyển sang áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Bessis (2005) cũng nhận định các cơ quan giám sát đang có xu hướng thay đổi hướng tiếp cận theo hướng áp dụng các kỹ thuật thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro để hoàn thành tốt hơn mục tiêu của mình trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng phức tạp, các tập đoàn ngân hàng với những hoạt động kinh doanh đa dạng ngày càng phát triển.
- 4 2.1.3. Hiệu quả của thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với NHTW cũng được đề cập tại khá nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như nghiên cứu của Beck và cộng sự (2003) chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả giám sát trong đó nhấn mạnh việc CQTTGSNH tiếp cận việc thanh tra, giám sát theo hướng nào ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả giám sát của cơ quan đó. CQTTGSNH có thể đặt ra các quy định, tiêu chuẩn yêu cầu các TCTD phải đáp ứng để giảm thiểu rủi ro hoặc tiến hành các cuộc đánh giá từ xa một cách định kỳ về các báo cáo tài chính cũng như các thông tin khác. Ủy ban Basel (2003) cũng cho rằng việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro giúp CQTTGSNH có được một quy trình đánh giá mức độ an toàn, lành mạnh của từng TCTD hướng tới mục tiêu đảm bảo cho từng TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh. Việc đánh giá này dựa trên hồ sơ rủi ro của từng TCTD, điều kiện tài chính; quy trình quản lý rủi ro và mức độ tuân thủ các quy định pháp luật. Santos (2006) nhận định phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro giúp CQTTGSNH phân bổ nguồn lực hiệu quả khi xác định được những lĩnh vực có rủi ro lớn, những TCTD có rủi ro cao để tập trung nguồn lực thanh tra thay vì thanh tra dàn trải theo phương pháp truyền thống. 2.1.4. Yêu cầu và cách tiếp cận đối với việc áp dụng thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro Ủy ban Basel (2006) nhận định việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi NHTW phải định hướng lại tổ chức và đặt việc quản lý hiệu quả rủi ro là trung tâm của mọi hoạt động và đặc biệt là đòi hỏi một hệ thống quản trị thông tin đủ mạnh. Bên cạnh đó, việc xác định các tiêu chuẩn quản trị hợp tác, các chính sách rõ ràng phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng là những yếu tố quan trọng cần được lưu tâm trong quá trình triển khai. Alev Ozkan (2014) chỉ ra vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan quản lý các TCTD Canada, cách tiếp cận rủi ro, các loại rủi ro tiềm ẩn, các bộ phận giám sát rủi ro… Tác giả cũng chỉ ra quan điểm khác nhau của từng quốc gia trong việc tiếp cận vấn đề này (Úc, Canada, Hong Kong, Niu Di-lân, Anh, Mỹ…). Quan điểm của Mỹ được nhiều quốc gia áp dụng trong đó có Việt Nam, đó là tập trung đánh giá trực tiếp quá trình quản lý rủi ro, tập trung vào từng bước của quy trình quản lý rủi ro. Canada lại quan tâm đến vấn đề quản trị ngân hàng, chia ngân hàng thành ba tuyến phòng thủ, tập trung năng lực của các phòng tuyến, để tận dụng được các kết quả kiểm tra, kiểm soát ở các phòng tuyến.
- 5 2.1.5. Về các công cụ định lượng phục vụ thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro Mặc dù không có tài liệu tổng hợp đánh giá chung về các mô hình, công cụ định lượng phục vụ thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro; nhưng những tài liệu riêng lẻ về từng mô hình, công cụ được sử dụng là khá phong phú. Chẳng hạn như các nghiên cứu của Blaschke & cộng sự (2001) về Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng; T.S.Lee & cộng sự (2002) về chấm điểm tín dụng; Nghiên cứu của Financial & Private Sector Development Vice Presidency of the World Bank (2010) về mô hình dự báo tài chính;… Theo đó, hai phương pháp phân tích chủ yếu được các quốc gia sử dụng để thực hiện giám sát từ xa đối với hệ thống TCTD là phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích thống kê (kinh tế lượng). Đối với các mô hình kinh tế lượng, hiện có 02 nhóm chính là nhóm các mô hình thống kê và nhóm các mô hình dựa trên cấu trúc. Theo đó, trọng tâm mô hình thống kê là xác định xác xuất vỡ nợ (PD) nhằm xác định các biến giải thích (chỉ số phản ánh) đủ tin cậy có khả năng dự báo nguy cơ đổ vỡ của một ngân hàng. Ngược lại, mô hình cấu trúc tập trung vào việc xây dựng các phương pháp đo lường rủi ro để lượng hoá rủi ro trong một phép đo đồng nhất, để từ đó có thể đánh giá/lượng hoá rủi ro tổng thể và rủi ro riêng lẻ (như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,…) của một TCTD. Các nghiên cứu này là nguồn kinh nghiệm tham khảo quý giá cho Luận án để đưa ra các bài học và giải pháp cho việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD của Việt Nam. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước 2.2.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD được đề cập trong khá nhiều các công trình nghiên cứu trong nước.Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào một nội dung cụ thể như phương pháp giám sát, công tác quản lý cán bộ, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế cho hoạt động giám sát ngân hàng... Chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện yêu cầu cần phải đổi mới cũng như xác định được định hướng trọng tâm cần thực hiện để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam đối với các TCTD. Các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Tiệu (1995), Nguyễn Đăng Hồng (1995), Lê Như Cơ (1995), Trịnh Bá Tửu (1998), Ngô Bá Lại (2000) và Nguyễn Đình Tự (2001) đều mới đề cập đến nội dung cần thay đổi mô hình cơ cấu tổ chức CQTTGSNH, chưa
- 6 đề cập đến việc thay đổi phương thức, hoạt động thanh tra, giám sát. Mặt khác, các nghiên cứu này đều khá cũ và những định hướng, giải pháp đưa ra, hầu hết đều được NHNN sử dụng và áp dụng cho giai đoạn cải tổ CQTTGSNH trước năm 2008. Một số nghiên cứu khác, không đề cập trực tiếp đến nội dung về mô hình, cơ cấu tổ chức CQTTGSNH mà tập trung vào một lĩnh vực hoặc một mảng hoạt động nhất định của cơ quan này như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tôn (1995) tập trung vào hoạt động giám sát từ xa và xếp loại các TCTD theo CAMEL; Trương Ngọc Anh (1995) đánh giá về hoạt động thanh tra tại chỗ của các định chế tài chính ở Việt Nam và Nguyễn Công Dương (2000) tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và đào tạo cán bộ thanh tra Ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hồng (2010) tuy không trực tiếp đề cập đến việc đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nhưng thông qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (bên cạnh nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống các TCTD). Theo đó, để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, ngoài việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở công nghệ, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động, tiêu chí giám sát cũng như việc hoàn thiện phương pháp giám sát từ xa và phương pháp thanh tra tại chỗ. Để thực hiện được mục tiêu này, theo tác giả cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể: Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng.
- 7 2.2.2. Sự cần thiết, điều kiện dịch chuyển từ thanh tra, giám sát truyền thống sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng Ở Việt Nam, giai đoạn trước khi ban hành Luật NHNN năm 2010, chưa có một nghiên cứu cụ thể đánh giá sự cần thiết của việc chuyển đổi từ phương pháp thanh tra, giám sát truyền thống sang áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với hệ thống các TCTD; hoặc các nghiên cứu đều chưa trực tiếp đề cập đến nội dung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hồng (2010) thông qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (bên cạnh nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống các TCTD). Theo đó, để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, ngoài việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở công nghệ, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động, tiêu chí giám sát cũng như việc hoàn thiện phương pháp giám sát từ xa và phương pháp thanh tra tại chỗ. Để thực hiện được mục tiêu này, theo tác giả cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể: Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) bước đầu đề cập và nêu được vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở pháp lý của phương pháp thanh tra, giám sát của CQTTGSNH, tạo cơ sở cho cơ quan này thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các TCTD Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra, giám sát trong điều kiện hội nhập.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn