intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có những mục tiêu chính như sau: Kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đối xứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; Kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN MẠNH HÀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG, QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 62340102 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. VŨ ĐÌNH HIỂN 2. TS. LƯƠNG THÁI BẢO Hà Nội - 2016
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật . Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hà
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Vũ Đình Hiển và TS. Lương Thái Bảo người hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người! Tác giả Nguyễn Mạnh Hà
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3 1.6. Kết quả đạt được của luận án .................................................................. 3 1.7. Bố cục luận án ........................................................................................... 3 1.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến .............................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................... 5 2.1. Tổng quan về quản trị công ty ................................................................. 5 2.1.1. Các định nghĩa về quản trị công ty .............................................................. 5 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị công ty ........................................................... 6 2.1.3. Một số mô hình quản trị công ty trên thế giới.............................................. 7 2.1.4. Sự khác biệt giữa quản trị công ty ngân hàng và công ty khác ...................... 16 2.1.5. Các lý thuyết về quản trị công ty và thang đo quản trị công ty .................. 20 2.2. Tổng quan về thông tin bất đối xứng ..................................................... 28 2.2.1. Khái niệm về thông tin bất đối xứng ......................................................... 28 2.2.2. Các hình thức thông tin bất đối xứng .................................................... 30 2.2.3. Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng ................................................. 31 2.2.4. Các nghiên cứu về thông tin bất đối xứng ............................................ 34
  5. iv 2.2.5. Cấu trúc biến thông tin bất đối xứng ..................................................... 37 2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phương pháp đo lường................................................................................................... 42 2.4. Tổng quan về mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ....................................... 46 2.4.1. Mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng .......................................................................................................... 46 2.4.2. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng ..................... 49 2.4.3. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng .............. 52 2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết.......................................................... 60 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 63 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 63 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 63 3.1.2. Mẫu nghiên cứu của luận án .................................................................. 64 3.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 65 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 65 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 65 TÓM TẮT CHƯƠNG III .................................................................................. 71 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 72 4.1. Tổng quan Thực trạng quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................................................... 72 4.2. Thống kê mô tả các ngân hàng được thu thập dữ liệu nghiên cứu ....... 77 4.2.1. Thống kê mô tả về đặc điểm của các ngân hàng TMCP luận án nghiên cứu ............................................................................................... 77 4.2.2. Thống kê mô tả biến độc lập là các yếu tố thuộc quản trị công ty và kiểm định dạng phân phối của các thang đo biến độc lập ................... 80 4.2.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc.............................................................. 84
  6. v 4.3. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty với các biến thuộc thông tin bất đối xứng và giữa các biến thuộc thông tin bất đối xứng với biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ......................... 86 4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty và biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là biến R&D ................... 86 4.3.2. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty và biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là biến Leverage ............. 89 4.3.3. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến thuộc quản trị công ty và biến kiểm soát với biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ........... 91 4.3.4. Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến đại diện cho thông tin bất đối xứng và biến kiểm soát với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ......................................................................................................... 94 4.4. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy xác định mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ................................................................................... 95 4.4.1. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình thứ nhất sự tác động của các yếu tố quản trị công ty tới biến đại diện của thông tin bất đối xứng là R&D........................................................................................... 96 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình thứ hai xác định sự tác động của các yếu tố quản trị công ty tới biến đại diện của thông tin bất đối xứng là Leverage ........................................................................ 99 4.4.3. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình thứ ba xác định mức độ tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty và các biến kiểm soát tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................................. 102 4.4.4. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình thứ tư xác định mức độ tác động của các biến đại diện thông tin bất đối xứng và các biến kiểm soát tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng ......................................... 107
  7. vi 4.4.4. Tổng hợp kết quả phân tích hồi qui của 4 mô hình ............................ 110 TÓM TẮT CHƯƠNG IV ................................................................................ 114 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 115 5.1. Khuyến nghị đối với hoạt động quản trị tại ngân hàng ...................... 115 5.2. Khuyến nghị đối với Hội đồng quản trị ............................................... 116 5.3. Khuyến nghị đối với sở hữu ................................................................. 118 5.4. Khuyến nghị đối với thông tin bất đối xứng ........................................ 118 5.5. Khuyến nghị về chính sách ................................................................... 121 5.6. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................... 123 5.8. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................... 125 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 128 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 135
  8. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CG Quản trị công ty CGI Chỉ số quản trị công ty Gov-score Điểm quản trị công ty HĐQT Hội đồng quản trị QTCT Quản trị công ty R&D Nghiên cứu và phát triển TGĐ Tổng giám đốc TMCP Thương mại cổ phần
  9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh đặc điểm về mô hình quản trị công ty các nước ............. 14 Bảng 2.2: Lý thuyết người đại diện ............................................................ 22 Bảng 2.3: Các thước đo quản trị công ty ..................................................... 28 Bảng 4.1: Quy mô tài sản của mẫu .............................................................. 78 Bảng 4.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng .................................................... 79 Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến độc lập .................................................. 83 Bảng 4.4: Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc ............................... 85 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc R&D đại diện cho thông tin bất đối xứng với các biến độc lập thuộc quản trị công ty ................................................................. 87 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Leverage với các biến độc lập thuộc quản trị công ty.................. 90 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động của ngân hàng với các biến thuộc quản trị công ty............ 92 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động của ngân hàng với các biến đại diện cho thông tin bất đối xứng và các biến kiểm soát ........................................ 94 Bảng 4.9: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 1...... 97 Bảng 4.10: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 1 ...................................... 99 Bảng 4.11: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 2 .. 100 Bảng 4.12: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 2 .................................... 102 Bảng 4.13: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 3 .................................... 103 Bảng 4.14: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 3 sau khi loại biến ......... 104 Bảng 4.15:Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 3 ... 105 Bảng 4.16: Kết quả chạy hồi quy và đánh giá độ phù hợp của mô hình 4 .. 108 Bảng 4.17: Hệ số phóng đại phương sai mô hình 4b .................................. 110
  10. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................... 4 Hình 2.1: Mô hình quản trị công ty Mỹ, Anh .............................................. 10 Hình 2.2: Mô hình quản trị công ty kiểu Đức ............................................. 12 Hình 2.3: Mô hình công ty kiểu Nhật Bản .................................................. 13 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 62 Hình 4.1: Mô hình hồi quy ...................................................................... 112
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng. Các kết quả về các mối quan hệ này cũng hết sức khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc lập ngày càng lớn của ban giám đốc có mối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của công ty khi sự độc lập của ban giám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công ty. Nhưng gần đây, Bhagat và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự độc lập của ban giám đốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban giám đốc cũng có mối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động (Bhagat, Carey và Elson, 1999). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sự đồng thuận cao hơn. Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hàng lớn bị ảnh hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng (Raheja, 2005 và Adams và Ferreira, 2007). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cơ chế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và không có một cơ chế QTCT nào có thể phù hợp với mọi loại hình công ty (Coles, Daniel và Naveen, 2008). Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ của thông tin bất đối xứng đối với cơ chế QTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có những cơ chế quản trị phù hợp với từng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng. Tuy vậy, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố này trong cùng một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng.
  12. 2 Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đối xứng, quản trị công ty , hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Luận án có những mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đối xứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thứ hai, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thứ ba, kiểm định mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thứ tư, Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, phân tích thực trạng quản trị công ty tại các NHTMCP, để xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quạn trị, hạn chế thông tin bất đối xứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, trong nghiên cứu này của mình, câu hỏi nghiên cứu của tác giả như sau: - Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến thông tin bất đối xứng trong ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Những yếu tố nào của thông tin bất đối xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
  13. 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của NHTM Phạm vi nghiên cứu: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng, hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ chí Minh từ năm 2006 đến năm 2014. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. - Mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014. - Các biến được chia thành 04 nhóm: o Nhóm thứ nhất, các biến đo lường quản trị công ty gồm 08 biến. o Nhóm thứ hai, các biến đo lường thông tin bất đối xứng gồm 02 biến. o Nhóm thứ ba, biến đo lường hiệu quả quản trị công ty gồm 01 biến. o Nhóm thứ tư, các biến kiểm soát gồm 03 biến. - Phương pháp phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS, Excel… 1.6. Kết quả đạt được của luận án - Xây dựng được một hình nghiên cứu. - Kiểm định được mối quan hệ giữa ba nhân tố: quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. - Đưa ra các kiến nghị đối với việc tăng cường hoạt động quản trị công ty và giảm thiểu thông tin bất đối xứng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.7. Bố cục luận án Bố cục của luận án dự kiến gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
  14. 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kiến nghị. 1.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến H1: có mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. H2: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng. H3: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Quản trị công ty Thông tin bất đối xứng Hiệu quả hoạt động ngân hàng Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
  15. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về quản trị công ty 2.1.1. Các định nghĩa về quản trị công ty Các nhà nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thường phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Financial Times (1997) coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của công ty với xã hội…”. Các nhà nghiên cứu định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa hẹp có thể kể đến những nghiên cứu của Macey, (2008); Mathiesen (2002); Shleifer và Vishny (1997); Maw (1994). Theo Mathiesen (2002) thì “quản trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính”. Còn theo Shleifer và Vishny (1997) thì “quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chính cho công ty đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu tư của mình”. Theo tác giả khác như Macey, (2008) thì “mục đích của QTCT để giảm những hoạt động rủi ro, trái luật của nhà quản lý và trái với kỳ vọng của nhà đầu tư”. Các nhà nghiên cứu định nghĩa QTCT theo nghĩa rộng được đề cập trong nhiều nghiên cứu, có thể kể đến các định nghĩa của Mulbert (2010); Wells (2010); Stuart Gillian (2006); Hillary Sale (2004), Luigi Zingales (1998). Ví dụ, tác giả Mulbert (2010) coi “QTCT là quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp nhằm đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông”. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này, QTCT được định nghĩa là một tập hợp các mối quan hệ giữa quản lý của một công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên liên
  16. 6 quan khác. Một cơ chế QTCT được coi là phù hợp khi đảm bảo được hoạt động của HĐQT và các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đông của mình (OECD, 2004). Stuart Gillian (2006) cho rằng “QTCT gắn liền với việc giải quyết Thuyết đại diện, đó là giải quyết mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý”. Bên cạnh đó, Stuart Gillian (2006) cho rằng “có sự tách biệt giữa đối tượng bên trong hoặc bên ngoài cung cấp vốn với các đối tượng quản lý (Internal) và sự cần thiết phải có cơ chế để đảm bảo HĐQT không thực hiện các hoạt động kinh doanh rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Một định nghĩa khác của Wells (2010) khẳng định “QTCT là cơ chế để nhằm giảm thiểu các vấn đề do việc chia tách quyền sở hữu và kiểm soát”. Nói cách khác, QTCT thực hiện chức năng kiểm tra các vấn đề liên quan đến pháp lý, kinh tế, cơ chế xã hội nhằm thúc đẩy các nhà quản lý thực thi công việc đảm bảo lợi ích của cổ đông và phát triển công ty. Từ hai cách tiếp cận trên, ta nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau về QTCT theo nghĩa hẹp và rộng nhưng giữa hai cách tiếp cận này vẫn có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cơ cấu của bộ máy quản lý công ty xác định sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty. Cấu trúc QTCT hoàn chỉnh và hiệu quả gồm các cấu phần: chủ sở hữu, HĐQT, các Ủy ban giúp việc cho HĐQT, Ban điều hành cấp cao, cấp trung và các nhân viên tác nghiệp trực tiếp. Thứ hai, cấu trúc QTCT được coi như một yếu tố vô hình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông, của người gửi tiền đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp các thông tin, báo cáo; tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; văn hóa tổ chức và những chuẩn mực đạo đức. Thứ ba, QTCT có thể coi là một trong những công cụ của quản lý nhằm giúp người chủ công ty có thể kiểm soát được các hoạt động của giám đốc điều hành, ban kiểm soát, hội đồng quản trị và một số đối tượng khác trong công ty. 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị công ty Quản trị công ty được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết định đúng đắn để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến công ty. Việc nhìn rõ trách nhiệm,
  17. 7 nghĩa vụ, quyền lợi của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định đúng đắn vì lợi ích chung. Nếu công ty có hoạt động yếu kém, thì đó là lỗi của HĐQT không thực hiện đúng vai trò của mình và hạn chế tình huống không ai chịu trách nhiệm về những sai lầm trong hoạt động điều hành công ty. Trách nhiệm là những gì giúp mọi người trong công ty đưa ra quyết định ở vị trí của mình. Điều này có thể dẫn đến sa thải những vị trí không phù hợp hoặc không làm đúng vai trò của mình hoặc có thể đánh giá đúng những người làm việc tốt để điều động, bổ nhiệm những vị trí cấp cao. Một khía cạnh quan trọng của QTCT là giảm rủi ro cho công ty. Việc thực thi QTCT bên cạnh việc xác định vai trò của mỗi thành viên sẽ gắn trách nhiệm của họ với từng hoạt động. Mỗi hoạt động sai lầm hoặc cố tình vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước các qui định chung công ty cũng như các qui định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với hoạt động kinh doanh, QTCT sẽ giúp công ty được chấp nhận rộng rãi hơn. Điều này có được là do nguyên tắc minh bạch trong hoạt động, từ các vấn đề tài chính, đầu tư đến định hướng chung trong hoạt động hay tầm nhìn của công ty cơ bản sẽ được công khai. 2.1.3. Một số mô hình quản trị công ty trên thế giới Căn cứ vào đặc điểm hệ thống tài chính và sự phân tách giữa sở hữu và quản trị, các nhà nghiên cứu chia QTCT thành 3 mô hình sau: (1) Mô hình QTCT của các nước Anh, Mỹ (Anglo-Saxon); (2) Mô hình QTCT của Đức; (3) Mô hình QTCT của Nhật Bản. Lý thuyết về quản trị công ty quốc tế cho thấy những nhận thức cơ bản về quản trị công ty, tuy nhiên thông tin chưa rõ ràng và chưa hoàn thiện. Nhận thức của các nhà quản lý, lãnh đạo về mối quan hệ giữa hệ thống quản trị và giá trị kinh tế của các công ty đóng vai trò ngày càng tăng đối với các quốc gia trong việc tìm kiếm các cách thức xây dựng, phát triển thị trường và quyết định việc sẽ xây dựng hệ thống kinh tế và hệ thống quản trị công ty như thế nào. Cấu trúc quản trị trên thế giới đang phát triển khi chính phủ, các bên tư nhân và thị trường cố gắng tăng cường sức mạnh của các công ty và nền kinh tế. Các nghiên cứu về cấu trúc chủ sở hữu, lương và sự thay đổi kiểm soát được nghiên cứu nhiều. Điều này có thể phản
  18. 8 ánh vai trò thống trị của cấu trúc sở hữu trong các nền kinh tế đó, sự thống trị này xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến mức độ phát triển của thị trường, hệ thống luật... Mặc dù có nhiều minh chứng về cơ chế quản trị công ty riêng lẻ nhưng rất ít bằng chứng và các nhân tố chứng tỏ có mối liên hệ giữa chúng để có thể định hình được một cấu trúc quản trị tối ưu cho một công ty cụ thể. Có nhiều tranh cãi về việc áp dụng hệ thống quản trị nào là tốt nhất. Có sự so sánh giữa Mỹ, Đức, Nhật và Anh về quản trị công ty và tranh cãi về hệ thống quản trị công ty giữa nền kinh tế dựa vào ngân hàng tại Đức, Nhật Bản và nền kinh tế dựa vào thị trường như Mỹ và Anh. Quản trị công ty tại Mỹ phục thuộc rất lớn vào thị trường trong khi quản trị công ty tại Nhật lại dựa nhiều vào mối quan hệ và tương tác xã hội. Quản trị công ty theo mô hình Anh, Mỹ Các công ty theo mô hình quản trị kiểu Anh, Mỹ có những đặc điểm khá khác biệt với các công ty có mô hình quản lý theo kiểu Đức, Nhật. Điều này thể hiện rất rõ ở: phân bổ vốn; cấu trúc quản trị; vấn đề công bố thông tin; vấn đề sở hữu và kiểm soát; vấn đề pháp lý, qui định QTCT. Sở hữu tài sản ở Mỹ và Anh giống nhau do mức độ cổ phần hóa rất cao, trong khi tại Đức, sở hữu tài sản lại tập trung hơn so với Mỹ. Sự khác biệt đưa các nhà nghiên cứu đến sự khác biệt giữa nền kinh tế lấy thị trường là trung tâm (Mỹ và Anh) so với nền kinh tế lấy ngân hàng làm trung tâm (Đức và Nhật). Tại Anh, Mỹ, Hội đồng quản trị công ty đại diện cho lợi ích của cổ đông, có cơ chế hoạt động rõ ràng. Về bản chất, sở hữu và kiểm soát hiếm khi tách biệt hoàn toàn với nhau tại bất kỳ công ty nào, vì vậy, đối các cổ đông, hoạt động kiểm soát luôn tồn tại ở mức độ nào đó liên quan đến sở hữu tài sản của họ, do đó cấu trúc chủ sở hữu là nhân tố quan trọng của quản trị công ty. Bắt đầu từ sau 1980s nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều công ty tại Mỹ ban giám đốc và các cổ đông sở hữu phần nhiều tài sản và mức sở hữu này rất đáng kể (không còn hiện tượng sở hữu phân tán). Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty niêm yết có tới 20% tài sản được nắm giữ bởi các cổ đông lớn. Tuy nhiên, mức sở hữu này so với các nền kinh tế khác còn ở mức thấp.
  19. 9 Lý do giả định được đưa ra là sự gắn kết càng lớn giữa sở hữu và kiểm soát có thể dẫn đến việc giảm mâu thuẫn về lợi ích trong công ty và khiến công ty được quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sở hữu, kiểm soát và giá trị công ty thường phức tạp hơn vậy. Các nhà quản lý sở hữu công ty có thể đáp ứng tốt hơn mối quan hệ lợi ích của nhà quản lý và cổ đông. Tuy nhiên nếu lợi ích đó không được đảm bảo đầy đủ, việc sở hữu tài sản lớn hơn sẽ khiến các nhà quản lý nhiều cơ hội để theo đuổi các mục tiêu cá nhân của họ mà không sợ phản đối, nó có thể là xây dựng quyền lực cá nhân. Chính vì vậy tác động của sở hữu quản lý đối với giá trị của công ty phụ thuộc vào việc đánh đổi giữa “cùng lợi ích” hay “xây dựng quyền lực cá nhân”. Tại Anh, Mỹ, vấn đề điển hình là việc sở hữu phân tán khiến các cổ đông riêng lẻ nắm rất ít quyền và không có động lực mở rộng nguồn lực để kiểm soát các nhà quản lý hoặc cố gắng tác động đến việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý. Hơn thế nữa việc chia nhỏ này cũng khiến các cổ đông khó hợp tác để thực hiện các quyết định quan trọng. Tuy nhiên, đối với các cổ đông sở hữu lượng cổ phiếu đáng kể thường có động lực lớn hơn để sử dụng nhằm mở rộng quyền kiểm soát và tác động đến nhà quản lý. Tác động của sở hữu đối với các cổ đông lớn đối với đo lường giá trị công ty phụ thuộc vào việc đánh đổi giữa chia sẻ lợi nhận giữa lợi ích của các cổ đông lớn kiểm soát và việc sử nguồn lực bởi các cổ đông lớn. Ngoài ra, đặc tính của Hội đồng quản trị cũng được xem xét một cách đầy đủ, nhất là mối quan hệ giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập và quy mô hội đồng quản trị. Thông thường, các thành viên hội đồng quản trị đốc lập không liên quan gì đến kết quả hoạt động tốt của công ty, nhưng gắn liền với các quyết định quan trọng như các vấn đề sáp nhập, lương điều hành. Về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: khi cơ chế kiểm soát bên trong thất bại trên diện rộng khiến cổ phiếu bị mất giá do quản lý kém, sẽ kích thích nhà đầu tư bên ngoài thu gom cổ phiếu trên thị trường để nắm quyền kiểm soát. Chính vì vậy, các nhà quản lý luôn có động lực để giữ giá trị công ty, tránh bị thâu tóm. Tuy nhiên, cơ chế này cũng có mặt hạn chế đó là việc thâu tóm sẽ tác động tiêu cực
  20. 10 đến quyền lợi của các cổ đông, thay vì trả cổ tức bằng tiền thì các nhà quản lý lại sử dụng nguồn lực đó đi thâu tóm. Vấn qui tắc thực hành quản trị công ty: mô hình mô hình tại Anh, Mỹ được qui định bằng các bộ tiêu chuẩn thực hành (practice codes), báo cáo kiểm toán và bộ tiêu chuẩn QTCT (corporate governance codes). Các quy chế đã được đưa ra để khuyến cáo các công ty thực hiện như một cơ chế hướng dẫn các chuẩn mực và là thước đo trong việc triển khai hoạt động QTCT. Luật bảo vệ cổ đông dường như cần thiết trong điều kiện tài sản đầu tư phân tán. Việc không có sự liên kết giữa cấu trúc chủ sở hữu và giá trị công ty có thể đơn giản có nghĩa là hệ thống bảo vệ chặt chẽ tại Mỹ cho phép các công ty của Mỹ lựa chọn cơ chế quản trị tiềm năng để đạt được một cấu trúc tối ưu. Hình 2.1: Mô hình quản trị công ty Mỹ, Anh Quản trị công ty theo mô hình Đức Các mô hình các nước châu Âu được đặc trưng bởi mức độ tập trung vốn cao. Cổ đông có lợi ích chung với công ty và cùng tham gia vào quản lý và kiểm soát công ty. Những nhà quản lý chịu trách nhiệm cho một nhóm rộng hơn của các bên liên quan, bên cạnh các cổ đông, chẳng hạn như các công đoàn, các đối tác kinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2