Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean
lượt xem 10
download
Nội dung của luận án trình này cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng kinh tế Asean; giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng kinh tế Asean trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Giải thích Viết tắt Giải thích BQ Bình quân KTXH Kinh tế Xã hội BTC Bộ Tài chính LATS Luận án Tiến sỹ CHLB Cộng hòa liên bang NCS Nghiên cứu sinh CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa NĐ Nghị đinh CNCT Công nghiệp chế tác NHNN Ngân hàng Nhà nước CNH Công nghiệp hóa NN Nông nghiệp CNHT Công nghiệp hỗ trợ NSNN Ngân sách Nhà nước CP Chính phủ NXB Nhà xuất bản CSĐT Chính sách đầu tư QĐ Quyết định CSHT Cơ sở hạ tầng SXKD Sản xuất kinh doanh DA Dự án TCTD Tổ chức tín dụng DN Doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ TLSX Tư liệu sản xuất ĐTNN Đầu tư nước ngoài TS Tiến sỹ GS Giáo sư TT Thông tư HĐH Hiện đại hóa TTg Thủ tướng KCN Khu công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân KCX Khu chế xuất VNĐ Việt Nam Đồng KD Kinh doanh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Giải thích Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Comprehensive Investment Hiệp định Đầu tư toàn diện ACIA Agreement ASEAN Association of Southeast Asian Khu vực mậu dịch tự do ACFTA Nations and the People's Republic ASEAN – Trung Quốc of China Free trade Area AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nations Nam Á CPTTP Comprehensive and Progressive Hiệp định đối tác toàn diện
- Agreement for TransPacific và tiến bộ xuyên Thái Bình Partnership Dương FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội Mô hình con đường phát IDP Investment development path triển của đầu tư Đầu tư trực tiếp từ nước IFDI Inward Foreign Direct Investment ngoài vào Organisation for Economic Co Tổ chức hợp tác và phát triển OECD operation and Development kinh tế Đầu tư trực tiếp ra nước OFDI Outward Foreign Direct Investment ngoài TNCs Transnational corporation Công ty xuyên quốc gia United Nations Conference on Tổ chức Thương mại và Phát UNCTAD Trade and Development triển của Liên hiệp quốc USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ VAT Valueadded tax Thuế giá trị gia tăng Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công VCCI and Industry nghiệp Việt Nam WB The World Bank Ngân hàng thế giới WEF The World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ
- DANH MỤC HÌNH
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ̣ Hiên nay, Khu v ực Đông Nam Á được đánh giá là một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, và có nhiều thành công trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo đầu tư ASEAN 2019 được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa được công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018, so với mức 147 tỷ USD năm trước đó. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục nhờ sự phát triển công nghiệp năng động, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực. Trong khu vực ASEAN quá trình hội nhập của Việt Nam cũng như các nước thành viên cũng ngày càng sâu rộng hơn, với nhiều cam kết ở trình độ cao hơn. Ngày 22 tháng 11 năm 2015, tại Malaysia các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về "Thành lập Cộng đồng ASEAN" trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Với việc hình thành AEC, đã mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư lẫn nhau giữa các nước ASEAN nói riêng. Hơn nữa, mới đây một trong những hiệp định quan trọng đối với Việt Nam và nền kinh tế ASEAN nói chung đã được kí kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (từ ngày 9 đến 15/11/2020), tại Hà Nội, đó là “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)”, được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới và tạo nên một sức bật mới cho sự phát triển thương mại đối với các nước thành viên nói riêng và các nước trong khu vực nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID19. Hiệp định này được ASEAN khởi xướng vào tháng 11/2012, RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Mục đích của Hiệp định là thiết lập một nền tảng hợp tác kinh tế sâu sắc hơn, tập trung vào các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.
- Khi Hiệp định RCEP được thực thi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Con số này lớn hơn nhiều so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào cuối tháng 122018 (khoảng 500 triệu dân và chiếm 13,5 % GDP toàn cầu). Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP được kỳ vọng tạo ra một khu vực thương mại tự do mới có quy mô lớn nhất thế giới, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác. Do đó, việc gắn kết các hoạt động kinh tế của Việt Nam với các nước ASEAN là điều tối quan trọng, để có những cơ hội vươn ra tầm thế giới. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế và mức độ ưu đãi đầu tư chưa lớn nên những năm trước đây, các DN Việt Nam đầu tư sang các nước ASEAN chưa đáng kể, hiệu quả đầu tư ra nướ c ngoài còn thấp. Đầu tư của DN Việt Nam chỉ tập trung vào 2 nướ c là Lào và Campuchia. Đến nay, tiềm lực của các DN Việt Nam đã mạnh hơn trước, đặc biệt là việc hình thành AEC với mức độ tự do, thông thoáng và ưu đãi đầu tư lớn đã mở ra cơ hội lớn để các DN Việt Nam đầu tư sang khu vực ASEAN, nh ưng ho ạt động đầu tư dườ ng như vẫn chưa tươ ng xứng với cơ hội mà Việt Nam có đượ c, các DN vẫn chưa có đượ c nhiều cơ hội để tiếp cận mảnh đất màu mỡ này, đồng thời vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức về môi trườ ng đầu tư, về năng lực quản lý lẫn tài chính, vẫn còn mang tính tự phát và hiệu quả đầu tư chưa cao. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp để tận dụng tác động tích cực do AEC mang lại nh ằm thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang khu vực ASEAN là quan trọng hơn bao giờ hết, điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia và doanh nghiệp. Để đạt được điều này, cần có hệ thống những giải pháp cả ở tầm vĩ mô và từ phía các doanh nghiệp. Từ thực tế ấy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Asean” làm lĩnh vực nghiên cứu, đây là vấn đề thiết thực, có ý nghĩa khoa học và
- thực tiễn, không trùng lắp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho Chính phủ Việt Nam đánh giá đúng thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN để có những giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước AEC trong giai đoạn tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhân tố và điều kiện đề đầu tư ra nước ngoài, cùng với đó là phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong CĐKT Asean, từ đó luận án sẽ chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong dòng vốn OFDI vào thị trường này hiện nay. Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường các nước AEC trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu những lý luận cơ bản về OFDI cụ thể: khái niệm, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương, đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài xét trên giác độ vĩ mô. Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang AEC giai đoạn 20062019. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, phân tích đưa ra nhận xét, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong đầu tư trực tiếp ra ngước ngoài của Việt Nam sang AEC. Nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của một số quốc gia có điều kiện tương đồng và gần gũi với Việt Nam đã thành công và còn hạn chế trong vấn đề này, từ đó rút ra bài học và khả năng áp dụng tại Việt Nam; Nghiên cứu những nhân tố vĩ mô của Việt Nam ảnh hưởng đến thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sang AEC.
- Nghiên cứu hệ thống các giải pháp để thúc đẩy OFDI của Việt Nam sang AEC đến năm 2030, tầm nhìn 2045. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: lý luận và thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam vào các quốc gia trong AEC trên giác độ quản lý vĩ mô của quốc gia đi đầu tư. 4. Phạm vi nghiên cứu. * Về mặt thời gian Về đánh giá thực trạng OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước AEC trong Luận án: NCS sử dụng số liệu để phân tích của các dự án trong giai đoạn 2006 – 2019. Ngoài ra, một số chỉ tiêu được tác giả sử dụng từ cuộc điều tra của Tổ chức Thống kê ASEAN nên số liệu chính thức công bố mới nhất đến năm 2018 và dữ liệu từ một số tổ chức như OECD, WB, IMF, UNCTAD … thường được các tổ chức này đánh giá theo từng giai đoạn nên cũng không cập nhật đến năm 2019. Về giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong AEC: lộ trình đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước đến năm 2030 của Chính phủ. * Về không gian, phạm vi nghiên cứu là đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào các quốc gia thuộc CĐKT Asean. * Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan đến vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước đi đầu tư, với các nội dung lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài. 5. Quá trình và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu của NCS (mô tả theo sơ đồ ở dưới) và các kết quả nghiên cứu được trình bày theo logic truyền thống. Bước 1: Bắt đầu từ việc nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI bằng phương pháp phân tích
- tổng hợp, kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa và khoảng trống cần nghiên cứu. Bước 2: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về OFDI, nghiên cứu sinh xây dựng khung lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một quốc gia trên góc độ quản lý vĩ mô của quốc gia đầu tư, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của quốc gia đầu tư vào một khu vực kinh tế. Bước 3: NCS tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bước 4: NCS tìm hiểu phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước AEC bằng phương pháp chuyên gia, khảo sát bằng bảng hỏi, phân tích, tổng hợp và một số tiêu chí đánh giá kết quả OFDI của các doanh nghiệp Việt vào các nước AEC để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động OFDI của các DN vào các nước AEC. Bước 5: NCS phân tích bối cảnh, định hướng đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu ở các bước trên, NCS đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước AEC đến năm 2030.
- SƠ ĐỒ KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo việc nhận thức về vấn đề thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước AEC có tính logic giữa nhận trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với quy luật vận động vốn có của nó. Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt vào các nước AEC theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của Tổng Cục thống kê, tạp chí chuyên ngành kinh tế trong và ngoài nước, các nghiên cứu được đăng tải trên các website uy tín như sciencedirect.com, các website chính thức của các tổ chức, diễn đàn quốc tế (UNCTAD, WB, IMF, OECD…), các cơ quan thẩm quyền trong và ngoài nước… về FDI vào các nước ASEAN để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và đầu tư, các chủ doanh nghiệp có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài để có thêm các thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Phương pháp kế thừa khoa học: Luận án sử dụng một số tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước đã công bố về những vấn đề có liên quan, nhất là trong quá trình tiếp cận, khái quát và hệ thống hóa những lý luận về OFDI, là cơ sở lý luận quan trọng giúp NCS triển khai nghiên cứu
- thực trạng OFDI của các doanh nghiệp Việt vào các nước AEC. Trên cơ sở đó, NCS tổng hợp, chọn lọc thông tin định tính, mô hình nghiên cứu định lượng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến OFDI của các doanh nghiệp Việt vào các nước AEC, kết hợp với các kết quả thống kê, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam vào các nước AEC đến năm 2030. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: NCS đã thực hiện phát phiếu khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DN Việt Nam vào các nước AEC. NCS đã thực hiện phát 200 phiếu khảo sát cho các doanh nghiệp có hoạt động OFDI, kết quả khảo sát thu về có 173 phiếu điều tra với các thông tin cần thiết, tin cậy. + Mục đích của phương pháp khảo sát doanh nghiệp bằng bảng hỏi để thu thập các thông tin, đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp và khả thi để thúc đẩy vốn OFDI của các DN vào các nước AEC đến năm 2030. + Trong quá trình thực hiện điều tra, NCS đã cố gắng giảm thiểu những rủi ro sai s ố, b ảng h ỏi đượ c xây dựng gồm hệ thống nh ững câu hỏ i đóng, câu hỏi mở, tích cực liên hệ nhiều lần với các doanh nghiệp để có kế t quả điều tra tin c ậy và cần thiết. Phương pháp định lượng + Mô hình định lượng: NCS sử dụng mô hình IDP (Investment development path – mô hình con đường phát triển của đầu tư) được xây dựng đầu tiên bởi Dunning (1981,1988), và có sự phối hợp cùng với Rajneesh Narula (1993). Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, dùng để đánh giá sự phát triển tại nước xuất khẩu vốn có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động OFDI của nước đó. + Các biến được sử dụng: các biến vĩ mô được sử dụng để đánh giá các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của Việt Nam vào các nước AEC
- (ký hiệu: OFDIA) là: GDPCAP (thu nhập quốc nội bình quân trên đầu người), RDSB (phần trăm chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ), IFDI (dòng FDI vào Việt Nam), ER (tỷ giá hối đoái), IE (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) và EFS ( chỉ số tự do kinh tế) + Phương pháp định lượng: số liệu nằm ở dạng chuỗi thời gian nên các chuỗi sẽ được kiểm định để xác định tính dừng cho các biến, sau đó sẽ sử dụng các mô hình hồi quy đơn biến tìm các biến có tác động tới OFDI của Việt Nam vào AEC, hồi quy đơn biến sẽ xem xét các biên độ với độ trễ tối đa là 2 năm, sau đó đưa các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy đơn vào mô hình hồi quy bội. Sau đó để đo lường mối quan hệ giữa các biến, NCS lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhát (OLS), kết hợp với các kỹ thuật phân tích định lượng như sử dụng SPSS, Eviews… để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường các nước AEC. 6. Những đóng góp mới của luận án * Về lý luận Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI: khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến OFDI, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào một khu vực kinh tế. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung lý luận về OFDI đứng trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô của nước đầu tư, đặc biệt khía cạnh nước đang phát triển như Việt Nam. * Về thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tại các nước AEC, hệ thống chính sách của Chính phủ, tình hình và kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước AEC, luận án đã chỉ ra được những kết quả tích cực trong hoạt động OFDI cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp
- cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng OFDI của các DN Việt Nam vào các nước AEC. Từ thực trạng đó và kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia điển hình trên thế giới có thể áp dụng cho Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp cho Chính phủ Việt Nam và khuyến nghị cho các DN Việt Nam theo lộ trình đến năm 2030. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và tình hình thực tế của Việt Nam, khả năng đầu tư sang các nước AEC trong bối cảnh mới, đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong lộ trình đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Kết quả của Luận án có thể là tai liêu tham kh ̀ ̣ ảo cho các cơ quan chức năng, Hiệp hội doanh nghiệp, Ban ngành, bản thân các doanh nghiệp đang có hoạt động OFDI vào các nước AEC hay những DN đang có ý tưởng đầu tư vào khu vực này. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính quốc tế nói riêng tại các trường đại học và cao đẳng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 4: Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước trong cộng đồng kinh tế Asean trong thời gian tới
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Carmen Stoian [19] với bài viết “Extending Dunning’s Investment Development Path: The role of home country institutional determinants in explaining outward foreign direct investment” đã sử dụng lý thuyết con đường phát triển của đầu tư IDP của Dunning làm cơ sở để tiến hành mở rộng bằng các nhân tố mới. Ngoài ba nhân tố điển hình của mô hình IPD là sự phát triển của nền kinh tế nước đi đầu tư được đo bằng GDP bình quân trên đầu người; Yếu tố phát triển khoa học công nghệ và dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước; thì tác giả đã bổ sung thêm năm biến khác là: (i) Mức độ mở cửa của nền kinh tế: bao gồm hoạt động ngoại thương và tỷ giá hối đoái; (ii) Mở rộng của cải cách tư nhân hóa ở quy mô lớn; (iii) Tái cấu trúc các doanh nghiệp trong nước; (iv) Cải cách thể chế tổng thể; (v) Cải cách sức cạnh tranh tại quốc gia đầu tư. Bằng việc lấy số liệu trong 15 năm đến năm 2011 của 20 quốc gia Trung và Đông Âu, cùng với đó đưa thêm những biến mới vào tác giả đã lý giải được hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại các nước đang phát triển và chuyển đổi, tác giả đã tìm ra được nhiều mối quan hệ giữa OFDI với các biến mới dựa trên mô hình IDP. Trong nghiên cứu này Carmen Stoian đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng GDP bình quân trên đầu người tăng, cải cách thể chế, tái cấu trúc các doanh nghiệp và cải cách, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia đầu tư sẽ tác động tích cực lên dòng vốn OFDI, tuy nhiên việc tăng chi ngân sách cho khoa học và công nghệ lại không có tác động tích cực lên dòng vốn OFDI – đây là một phát hiện khá thú vị của Stoian, nó cũng phù hợp với bối cảnh tại các nước đang phát triển và chuyển đổi, bởi lẽ tại các nước này tỷ lệ chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học là rất hạn chế, phần lớn đầu tư ra bên nước ngoài của các quốc gia này là vào các nước có trình độ sản xuất tương đương hoặc thấp hơn, do đó các công nghệ lỗi thời phù hợp hơn để chuyển giao. Hơn nữa OFDI từ các quốc gia này để phục vụ cho các ngành lĩnh vực chính và OFDI mục tiêu tìm kiếm tài sản, tài
- nguyên hơn là dựa vào khoa học công nghệ như các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển như một lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu về dòng vốn OFDI của Trung Quốc, Liu (2011) trên cở sở đánh giá dòng vốn OFDI của Trung Quốc vào các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và một số nước tại Châu Á, khẳng định hỗ trợ của chính phủ và cấu trúc ngành của quốc gia đi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện OFDI, trong khi đó, yếu tố công nghệ và quảng cáo tỏ ra ít quan trọng hơn. Wong (2011) nghiên cứu về dòng vốn OFDI của các công ty tư nhân Trung Quốc, đánh giá lợi thế và bất lợi của hoạt động OFDI so với đầu tư trong nước. Wong khẳng định mặc dù khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã từng bước được cởi trói, xong hoạt động OFDI của Trung Quốc vẫn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước. Trong nghiên cứu của Lan Gao và cộng sự (2012) khẳng định một lần nữa về vai trò của tăng trưởng kinh tế trong nước (được đo bằng sự gia tăng của GDP bình quân trên đầu người) có vài trò tích cực trong thúc đẩy OFDI của Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu không có mối quan hệ thuận chiều với OFDI. Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa di chuyển nguồn nhân lực của Trung Quốc thông qua sinh viên du học tại các quốc gia và nguồn nhân lực của Trung Quốc từ nước ngoài về trong nước, lại là yếu tố thúc đẩy OFDI của Trung Quốc và nhóm tác giả khẳng định OFDI, về lâu dài, phần lớn được thúc đẩy bởi lợi thế sở hữu được tích lũy trong tài chính và nguồn nhân lực, cũng như các khuyến khích chiến lược để thay thế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc. Trong nghiên cứu mới gần đây Paulo Reis Mourao (2018) cũng đánh giá FDI của Trung Quốc vào các nước ở Châu Phi với dữ liệu từ 48 nước, nghiên cứu này cho rằng tài nguyên rừng, quy mô dân số và thị trường năng động tại các nước Châu Phi có xu hướng thu hút lượng vốn FDI lớn từ Trung Quốc, cùng với đó là sự ổn định trong chính trị, hiệu quả trong điều hành của các chính phủ cũng là động lực để thu hút vốn FDI từ các DN Trung Quốc. Trong bài nghiên cứu về các công ty đa quốc gia có trụ sở tại 26 nền kinh tế chuyển đổi, Wladimir Andreff, Madeleine Andreff [37] chỉ ra rằng, dòng OFDI của các công ty tại những quốc gia này đã bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2000 đến 2007 nhưng sau đó bị “vùi dập” trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
- kinh tế lớn. Bằng dữ liệu từ năm 2000 – 2015 từ 15 quốc gia chuyển đổi, hầu hết các quốc gia đang chuyển dần từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba trong năm giai đoạn của con đường phát triển (IDP) mà Dunning đã chỉ ra và các MNCs chủ yếu áp dụng chiến lược OFDI tìm kiếm thị trường. Bằng nghiên cứu thực nghiệm, bài viết cũng chỉ ra rằng OFDI được quyết định bởi mức độ phát triển kinh tế của đất nước, quy mô thị trường nước đầu tư và tốc độ tăng trưởng cũng như các biến số công. Nghiên cứu dòng vốn OFDI của Malaysia, Soo Khoon Goh, Koi Nyen Wong (2012) khẳng định mối quan hệ dài hạn giữa dòng vốn OFDI của Malaysia với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu: Quy mô thị trường nước nhận đầu tư, tỷ giá thực hiệu lực, độ mở của nền kinh tế,… đặc biệt các tác giả đưa ra khuyến nghị chính phủ Malaysia nên có những chính sách thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ đối với dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp. Cũng nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy dòng vốn OFDI của Malaysia, Rosfadzimi Mat Saad, Abd Halim Mohd Noor, Abu Hassan Shaari Md Norb [73], lại có những nghiên cứu tập trung vào các yếu tố quyết định OFDI của Malaysia bằng lý thuyết Yếu tố đẩy của Dunning. Phân tích hồi quy được thực hiện trên dữ liệu chuỗi thời gian bắt đầu tư 1981 đến năm 2011. Nghiên cứu cho thấy GDP, mức FDI tiếp nhận vào quốc gia đó, năng suất, tỷ giá hối đoái, mức xuất khẩu và bằng sáng chế chính là các nhân tố thúc đẩy dòng OFDI của Malaysia. Amal, M. (2016), Pages 153184, Chapter 5: Evolution and Determinants of OFDI, Foreign Direct Investment in Brazil. Chương sách nghiên cứu về sự phát triển và mô hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Brazil. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra các động lực của OFDI từ góc độ kép. Đầu tiên, tác giả đánh giá vai trò của hiệu quả kinh tế c ủa th ị tr ường thu ộc v ề bên nướ c đầu tư, điển hình là nghiên cứu trườ ng hợp các công ty đa quốc gia mới nổi. Thứ hai, tác giả nghiên cứu các tác động của nước nhận đầu tư đối với dòng vốn OFDI bằng cách ướ c tính vai trò của phát triển kinh tế và khoảng cách địa lý; thông qua đánh giá định tính và thực nghiệm về các yếu tố kinh tế và thể chế đối với các mô hình của OFDI qua nghiên cứu các nước châu Mỹ La Tinh và Brazil. Yanmin Shao, Yan Shang [94] cho rằng các công ty đa quốc gia đã đưa ra quyết định liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tuỳ thuộc vào
- nhân tố năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). Cụ thể, bài viết xem xét với TFP của một công ty riêng biệt ở ngưỡng nào thì có tương tác với các yếu tố của nước nhân đầu tư và tác động gián tiếp của nó đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu hàng năm giai đoạn 2008 – 2013 của các công ty đa quốc gia được niêm yết công khai ở Trung Quốc để nghiên cứu. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, trước tiên, TFP có thể kích thích sự tham gia củ OFDI của một công ty. Thứ hai, ảnh hưởng của TFP của một công ty là nhất quán giữa các công ty với các tổ chức khác. Thứ ba, TFP của công ty giảm tầm quan trọng của thị trường tiềm năng của nước nhận đầu tư về khả năng thâm nhập của các công ty vào những nước này. Còn trong bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế vĩ mô của nước chủ đầu tư và các chính sách của chính phủ nước đó đối với dòng chảy OFDI từ Ấn Độ trong giai đoạn 1984 – 2015, Rishika Nayyar, Jaydeep Mukherjee [72] qua mô hình nghiên cứu thực nghiệm của mình đã cho ra kết quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ mật thiết giữa các luồng vốn OFDI và chính sách kinh tế vĩ mô của nước chủ đầu tư. Các chính sách đó liên quan đến ngoại thương, đầu tư và phát triển ngành tài chính được coi là những yếu tố quyết định quan trọng. Yu Zhou, Jingjing Jiang, Bin Ye, Bọun Hou [95] với bài viết “Green spillovers of outward foreign direct investment on home countries: Eviden from China’s province – level data”, đã xem xét thực nghiệm tác động lan toả ngược của OFDI của Trung Quốc tới phát triển xanh trong nước. Dựa trên bộ dữ liệu bảng liên quan đến 30 tỉnh trong giai đoạn 2006 2015, nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất yếu tố tổng hợp xanh (green TFP) của tỉnh được tính toán và mối quan hệ của nó với OFDI nhưng không đồng đều giữa các tỉnh. Như vậy, có thể thấy được việc nghiên cứu dòng vốn OFDI đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trên toàn thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi, rất phù hợp với các yếu tố thực tại tại Việt Nam. Bằng nhiều nghiên cứu định tính và định lượng, các tác giả đã phần nào làm rõ những yếu tố thúc đẩy cũng như kìm hãm sự phát triển của hoạt động OFDI tại các quốc gia này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về dòng vốn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn