intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu cơ sở phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Vâ §øc viÖt VAI TRß HO¹T §éNG CHO VAY CñA NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN §èI VíI PH¸T TRIÓN DOANH NGHIÖP NHá Vµ VõA - NGHI£N CøU TR£N §ÞA BµN TØNH NGHÖ AN CHUY£N NGµNH: KINH TÕ CHÝNH TRÞ M· sè: 9310102 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. mai ngäc c-êng Hµ Néi - 2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh GS.TS. Mai Ngọc Cường Võ Đức Việt
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIÊT TĂT.....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....5 1.1. Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................5 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V .................................................5 1.1.2. Một số nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển của DNN&V .................................12 1.1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V ...............................................................23 1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................24 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................24 1.2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................24 1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, xác định quy mô mẫu phiếu và thiết kế nội dung phiếu điều tra, phỏng vấn .................................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................28 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..........................................29 2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V ....................................................................29 2.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần .................................29 2.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ..............38 2.1.3. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ..................................44 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ..........................................................................................49 2.2.1.Nội dung vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ....................49
  4. iii 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ......54 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An .......................................................................................................59 2.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của một số ngân hàng trên thế giới ............................59 2.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn của một số NHTMCP ở Việt Nam .............................61 2.3.3. Bài học thành công và chưa thành công rút ra cho tỉnh Nghệ An ..................64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................66 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN........................................................................................67 3.1. Khái quát về tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An .........................................................................67 3.1.1. Tình hình phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.....67 3.1.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHTMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An........70 3.1.3. Khái quát tình hình phát triển các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD và vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP qua điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An 74 3.2. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An...............................79 3.2.1. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển về quy mô, tốc độ phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................................................79 3.2.2. Thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc thay đổi cơ cấu của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An .....................83 3.2.3. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP và tác động của nó đến việc thay đổi chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ..................................87 3.2.4. Đánh giá chung về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An .........................................................................91 3.3. Nguyên nhân hạn chế về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay ......98
  5. iv 3.3.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP và việc thay đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD .............................................................................98 3.3.2. Cụ thể những hạn chế của các nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD .................102 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................120 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ..............122 4.1. Quan điểm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới ...........................................................122 4.1.1. Bối cảnh nâng cao vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới ......................................................................122 4.1.2. Quan điểm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ....................................................129 4.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu nhằm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD .............................131 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. ..................134 4.2.1. Hoàn thiện môi trường thể chế cho vay ........................................................134 4.2.2. Nâng cao năng lực cho vay của NHTMCP ...................................................136 4.2.3. Nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng vốn vay của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ..................................................................................................................145 4.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................146 4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .............................................................146 4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An .............................................................147 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................149 KẾT LUẬN ................................................................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................153
  6. v DANH MỤC CHỮ VIÊT TĂT Viết tắt Diễn giải BQNH Bình quân ngân hàng CN&XD Công nghiệp và xây dựng DN Doanh nghiệp DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐVT Đơn vị tính N&V Nhỏ và vừa NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NXB Nhà xuất bản
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng điều tra khảo sát và phỏng vấn ...................................................26 Bảng 1.2: Xác định giá trị khoảng thang đo ...............................................................27 Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân định DNN&V của một số nước trên thế giới .................39 Bảng 2.2: Phân lọai DNN&V theo khu vực kinh tế ở Việt Nam ...............................41 Bảng 3.1: Tình hình doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tỉnh Nghệ An .....................................................................................................69 Bảng 3.2: Thống kê số liệu huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................70 Bảng 3.3: Tình hình khách hàng vay vốn của Ngân hàng ..........................................71 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tính bình quân của Ngân hàng giai đoạn 2012-2015 ..........................................................................................72 Bảng 3.5: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng bình quân ngân hàng giai đoạn 2012- 2015 ............................................................................................................73 Bảng 3.6: Thống kê kết quả khảo sát DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ............................................................................................................74 Bảng 3.7: Về sản phẩm chính của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng .....75 Bảng 3.8: Về tình hình đất đai, vốn và tài sản của doanh nghiệp N&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay ...............................................................................75 Bảng 3.9: Tình hình lao động của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2015 ....................................................................................................76 Bảng 3.10: Trình độ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.....................................................................77 Bảng 3.11: Tình hình biến đổi dư nợ cho vay của NHTMCP và quy mô và tốc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD giai đoạn 2012-2015 .............80 Bảng 3.12: Đánh giá tầm quan trọng và thực tế đạt được về tác động vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với quy mô và tốc độ tăng trưởng DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................................81 Bảng 3.13: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay của NHTMCP và thay đổi cơ cấu của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD giai đoạn 2012-2015 ............................84 Bảng 3.14: Đánh giá tầm quan trọng và thực tế đạt được về tác động hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc thay đổi cơ cấu DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...........................................................85
  8. vii Bảng 3.15: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay của NHTMCP và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD giai đoạn 2012-2015 ...................................................................................................88 Bảng 3.16: Đánh giá tầm quan trọng và thực tế đạt được về tác động hoạt động cho vay của NHTMCP đối với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......89 Bảng 3.17: Dư nợ cho vay bình quân với khách hàng DNN&V trong lĩnh vực CN&XD giai đoạn 2012-2015 ...................................................................91 Bảng 3.18: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị gia tăng của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2013-2015..................92 Bảng 3.19: Ý kiến đánh giá về tác động hoạt động cho vay đối với sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bản tỉnh Nghệ An hiện nay.....93 Bảng 3.20: Tỷ lệ dư nợ, dư nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng là các DNN&V trong CN&XD BQNH ..........................................................................................95 Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu về hoạt động cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong CN&XD và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An ..............96 Bảng 3.22: Kết quả khảo sát thực tế đạt được về môi trường thể chế và trình độ phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ..............103 Bảng 3.23: Ý kiến đánh giá về năng lực hoạt động cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................105 Bảng 3.24: Những khó khăn của Ngân hàng khi cho vay đối với các DNN&V trong CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay ..........................................111 Bảng 3.25: Tình hình vay vốn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tại các ngân hàng thương mại cổ phần ............................................113 Bảng 3.26: Nguyên nhân doanh nghiệp không vay được vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................113 Bảng 3.27: Những khó khăn của DN trong vay vốn tại NHTMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay .....................................................................................115 Bảng 3.28: Những khó khăn hạn chế về năng lực sử dụng vốn của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD .....................................................................................117 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu dự báo tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển của DNN&V trong CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................132
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Nghệ An .........................................................67
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động, linh hoạt và thích ứng với các thay đổi của thị trường. DNN&V tạo việc làm cho gần một nửa số lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo. DNN&V cũng tạo ra các mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn để tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng. DNN&V đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu chung của cả nước, cũng như của từng tỉnh trong đó có tỉnh Nghệ An. Tính đến hết năm 2016, mặc dù đang phải đối diện với những điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên các DNN&V ở tỉnh Nghệ An vẫn được duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển. Theo thống kê đến thời điểm 31/12/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 8.406 doanh nghiệp trong đó số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh là 8.345 doanh nghiệp (Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3.195 doanh nghiệp với 1.325 doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo và 1.870 doanh nghiệp xây dựng), với tổng số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp là 4,5 tỷ đồng, số lao động trên 150.000 người. Bên cạnh những kết quả đạt được của các DNN&V về tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển, các doanh nghiệp cũng có đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Nghệ An, các DNN&V nói chung và các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng cũng phải đối mặt với tương đối nhiều những khó khăn như khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khó khăn về thị trường, khó khăn về khoa học kỹ thuật, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng... Thêm vào đó nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có yêu cầu phát triển các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng... Để đạt được những yêu cầu phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhu cầu về vốn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng, các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung là tương đối lớn. Theo kết quả khảo sát của BSPS về dự báo nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của khối DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An so với thực trạng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với
  11. 2 DNN&V (mới chỉ đáp ứng chưa đầy 1/3 số lượng DN hiện có) cho thấy vai trò cho vay đối với khu vực này là rất quan trọng và cấp thiết. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước, các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước,... các ngân hàng này có đóng góp tương đối lớn trong việc hỗ trợ dòng vốn vay cho các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, với nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp là lớn, quy mô vốn vay của các ngân hàng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu được thực hiện khai thác những khía cạnh, những mảng vấn đề khác nhau của hoạt động cho vay, của sự phát triển DNN&V, một số nghiên cứu điển hình như: Kazuo Ogawa và cộng sự (2011), Võ Đức Toàn (2012), Nguyễn Thị Mùi (2006)… Trước thực trạng đó, tác giả lựa chọn: “Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Luận giải cơ sở lý luận về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V + Phân tích kinh nghiệm vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD của một số nước và một số địa phương nước ta và rút ra các bài học cho Nghệ An + Đánh giá thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc
  12. 3 phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu hạn chế và nguyên nhân hạn chế. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 3.2. Về phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V được xem xét ở các khía cạnh phát triển về quy mô và tốc độ; thay đổi cơ cấu; chất lượng và hiệu quả SXKD của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Các nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP: thể chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực nội sinh của ngân hàng và năng lực nội sinh của khu vực DNN&V Phạm vi lựa chọn nghiên cứu là: Các chi nhánh NHTMCP không có vốn nhà nước và các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có: các chi nhánh của 1 NHTM Nhà nước và 3 NHTMCP có vốn của Nhà nước chi phối; 22 chi nhánh NHTMCP không có vốn của Nhà nước). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ trọng các doanh nghiệp này chiếm gần 40% trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An- Đây là một trong những nhóm các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có đóng góp tương đối lớn với phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn các NHTMCP không có vốn nhà nước và các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD đáp ứng đảm bảo được tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu. + Phạm vi thời gian: Thông tin tài liệu phân tích thực trạng từ 2010-2016, khuyến nghị cho đến năm 2025 + Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bởi lẽ Nghệ An là tỉnh có vị trí địa ý nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, đây là địa phương có
  13. 4 hội đủ các yếu tố để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp từ hệ thống giao thông, là cửa ngõ thông thương của hai miền Bắc Nam. Thêm vào đó, với chủ trương chung của cả tỉnh Nghệ An trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp và phát triển du lịch đã và đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn có điều kiện phát triển. Đồng thời, quy mô tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hệ thống chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu và đảm bảo khả năng suy rộng cho các địa phương khác trên cả nước. 4. Kết cấu luận án Cùng với phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng phụ lục, luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 3: Thực trạng về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới
  14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến việc phát triển của các DNN&V, một trong những yếu tố được nhắc đến khi nghiên cứu đến sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này chính là tác động của nguồn tín dụng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. Các nghiên cứu được thực hiện khai thác những khía cạnh, những mảng vấn đề khác nhau của tín dụng, của sự phát triển DNN&V… Cụ thể: 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V Có sự thống nhất tương đối lớn trong các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại khi sử dụng cụm từ: “cho vay” như nghiên cứu của Võ Đức Toàn (2012), Nguyễn Thị Mùi (2006)… Cho vay được hiểu một cách chung nhất là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Thực tế cho thấy, một tỷ trọng tương đối lớn trong các đối tượng khách hàng hướng đến nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng chiếm là các DNN&V; một số ngân hàng có bộ phận riêng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các khoản vay tín dụng của các ngân hàng cho loại hình DNN&V này có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong nghiên cứu của Sophie Brana và cộng sự (1999) với việc sử dụng dữ liệu từ điều tra 420 DNN&V đang hoạt động tại Nga cùng những dữ liệu thứ cấp trong cuộc điều tra thường niên của thời báo Kinh tế Nga (REB) cho thấy, nguồn vốn vay của các ngân hàng tác động tích cực đến hoạt động của các DNN&V của Nga, kể cả về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp. Không dừng ở đó, nghiên cứu này còn phân tích mức độ tác động của nguồn vốn vay đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời cũng đã dự báo nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp trong các điều kiện cụ thể. Nghiên cứu của Commander và cộng sự (1993) đã sử dụng dữ liệu được khảo sát từ 41 doanh nghiệp đang hoạt động tại Moscow để phân tích những ứng phó mà doanh nghiệp sẽ thực hiện khi đối mặt với những thay đổi về môi trường kinh tế. Các chỉ số được sử dụng chủ yếu như sự thay đổi trong sản lượng hay việc làm là thang đo
  15. 6 cho đầu ra của sự phát triển của các doanh nghiệp, có mối liên hệ tương quan với các chỉ số tài chính như tình hình lợi nhuận, các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của các nhóm tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của doanh nghiệp với khoản cho vay của các ngân hàng, đã chỉ ra sự phát triển của các doanh nghiệp hay bản thân chiến lược phát triển của các ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào cách thức sử dụng của các khoản tín dụng này đối với cả hai nhóm đối tượng. Đồng thời, trong nghiên cứu nhóm tác giả cũng xây dựng mô hình dự đoán nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp cho sự phát triển của doanh nghiệp này khi đối mặt với các khó khăn hay cú sốc của thị trường, hay đối mặt với những kế hoạch, dự án hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Kazuo Ogawa và cộng sự (2011), nhóm nghiên cứu đã xác định vai trò của các khoản vốn vay và các khoản tín dụng thương mại với sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các DNN&V. Nghiên cứu này cũng cho thấy, dường như các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng ngày càng quan tâm hơn đến khoản tín dụng thương mại do những lợi ích thực tế mà nó mang lại. Từ những năm 1960, Meltzer đã lần đầu tiên nhấn mạnh về vai trò tái phân phối của tín dụng thương mại với các DNN&V. Tác giả đưa ra giả thuyết rằng khi các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thì có thể tăng tín dụng thương mại một cách dễ dàng hơn so với những doanh nghiệp bị hạn chế trong thị trường cho vay ngân hàng. Nói chung, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng là các doanh nghiệp lớn, và bị hạn chế trong thị trường cho vay ngân hàng là các doanh nghiệp nhỏ. Jaffe (1971), Ramey (1992) và Nilsen (2002) đưa ra bằng chứng tương tự hỗ trợ quan điểm tái phân phối từ chuỗi dữ liệu thời gian, với những thuận lợi, khó khăn của các DNN&V nói riêng và các doanh nghiệp nói chung khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Nghiên cứu của Petersen và Rajan (1997) đã lý giải tại sao các công ty phi tài chính lại cung cấp tín dụng? Dữ liệu thực hiện nghiên cứu được dựa trên khảo sát quốc gia về tài chính của các doanh nghiệp nhỏ (NSSBF), mà các doanh nghiệp nhỏ này lại vấp phải sự hạn chế về khả năng tiếp cận vốn vay từ thị trường vốn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy rằng, các công ty nhỏ được khảo sát có xu hướng sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn khi nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính khó tiếp cận (không có sẵn cho các doanh nghiệp nhỏ này). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng tín dụng thương mại thường xuyên có thể làm giảm chi phí giao dịch đặc biệt là với các khoản tín dụng thương mại ngắn hạn.
  16. 7 Nilsen (2002) mở rộng nghiên cứu Petersen và Rajan (1997) cho các công ty niêm yết và thấy rằng các công ty lớn thậm chí còn tăng nhu cầu đối với tín dụng thương mại trong thời kỳ chính sách thắt chặt tiền tệ nếu họ không có trái phiếu có giá. Trong bối cảnh thị trường thương phiếu, Calomiris và cộng sự (1995) chỉ ra ba kết luận, thứ nhất, thương phiếu tăng lên khi suy thoái bắt đầu do các công ty cần tài trợ cho việc gia tăng hàng tồn kho ngoài dự kiến. Thứ hai, các công ty có thể phát hành thương phiếu đóng vai trò trung gian cho các công ty khác (Các công ty bị hạn chế tín dụng). Cuối cùng, có thể là việc phát hành thương phiếu tăng lên trong thời kỳ suy thoái do nhu cầu tăng đối với tài sản an toàn, tài sản lưu động. Một nghiên cứu khác của Love và cộng sự (2007) tập trung vào các vai trò tái phân phối của tín dụng thương mại dựa trên dữ liệu vi mô quốc tế. Họ đã chỉ ra rằng việc tái phân phối bị dừng lại trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính khi tất cả nguồn tài chính sẵn có cho các công ty lớn đều hết. Sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đồng peso 1994 mất giá tại Mexico và cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, họ thấy rằng các tài khoản phải thu giảm mạnh trong suốt thời kỳ hậu khủng hoảng. Họ kết luận rằng các công ty tiếp cận với các khoản vay ngân hàng buộc họ phải giảm cung cấp tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ. Mc Millan và Woodruff (1999) sử dụng dữ liệu được khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam có chứa chi tiết thông tin về các mối quan hệ giữa cá nhân các doanh nghiệp và khách hàng của họ. Với những dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, các khoản tín dụng nhận được từ các nhà cung cấp làm tăng đáng kể khả năng cấp tín dụng cho khách hàng (Cụ thể là các DNN&V) từ các tổ chức tín dụng. Tại Nhật Bản, những nghiên cứu về lĩnh vực này cũng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, Ono (2001) và Ogawa (2003) đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian để xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải trả với các nhân tố ảnh hưởng tới nó cụ thể là mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng cho vay với các khoản vay của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng tác động tích cực tới các tài khoản phải trả, đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng tín dụng thương mại và các khoản vay ngân hàng là có thể thay thế. Ogawa (2003) sử dụng mô hình hồi quy để giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của các DNN&V, một trong những nhân tố được tác giả đề cập đến và có ảnh hưởng khá lớn với khoản tín dụng thương mại này là thái độ cho vay của các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, kết quả nghiên cứu cho thấy khi chiều hướng cho vay trở nên chặt chẽ hơn, khoản phải trả của các doanh nghiệp tăng đáng kể. Mặt khác, Taketa
  17. 8 và Udell (2006) đưa ra một số bằng chứng cho thấy tín dụng thương mại và tổ chức tài chính cho vay là yếu tố bổ sung lẫn nhau trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu Takehiro và Ohkusa (1995) là nghiên cứu đầu tiên dựa trên các dữ liệu vi mô được thu thập từ các các công ty Nhật Bản. Sử dụng các dữ liệu của các công ty niêm yết hơn 26 năm (1967-1992), họ phát hiện thấy rằng khoản vay từ các tổ chức tài chính ngày càng tăng trong khi có sự thay đổi trong các khoản tín dụng thương mại. Bằng chứng này cho thấy tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại là những hạng mục bổ sung chứ không phải là sản phẩm thay thế cho sự phát triển của các DNN&V. Uchida và cộng sự (2006) trong nghiên cứu của mình đã xác định mối quan hệ giữa các khoản vay của các DNN&V phục vụ cho mục đích phát triển các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại tín dụng bằng cách sử dụng một biến để đại diện cho sức mạnh của các mối quan hệ người mua-người bán trong mối liên hệ giữa các khoản vay của ngân hàng với sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng các khoản tín dụng ngân hàng có tác động tích cực tới sự phát triển của các DNN&V. Các nghiên cứu khác dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp cũng ủng hộ các quan điểm về việc tái phân phối: Tsuruta (2008) nhận thấy rằng khi lãi suất vay ngân hàng tăng lên, khách hàng vay tăng tín dụng thương mại. Tsuruta (2007) cũng tìm thấy bằng chứng về các vấn đề tín dụng thương mại trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và 1998 sử dụng các số liệu tương tự. Sử dụng các dữ liệu của các công ty kinh doanh lớn có cấp cả các khoản vay và tín dụng thương mại, Uesugi và Yamashiro (2004) phát hiện ra rằng các công ty kinh doanh lớn tăng các khoản phải thu khi các ngân hàng không sẵn sàng cho vay. Mặt khác, Uesugi (2005), sử dụng dữ liệu khảo sát của các DNN&V trong giai đoạn 2001-2003, kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng thương mại và các khoản vay ngân hàng là những bổ sung cho nhau. Fukuda và cộng sự (2006) chỉ ra rằng sự thay thế giữa giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại được khi ngành ngân hàng đang hoạt động lành mạnh, nhưng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chínhnhững năm cuối thập niên 1990 và đầu những nă m 2000, các khoản vay ngân hàng và tín dụng thương mại đều xuất hiện cùng thời gian, kết quả nghiên cứu này là ủng hộ quan điểm của Love và cộng sự (2007). Một ngoại lệ là nghiên cứu của Boissay và Gropp (2007), dựa vào dữ liệu được thu thập từ các công ty của Pháp, nghiên cứu chỉ ra rằng: Các doanh nghiệp nhỏ có tính
  18. 9 thanh khoản thấp thường là các công ty ít tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài qua những cú sốc thanh khoản với các nhà cung cấp của họ bằng cách mặc định trên tín dụng thương mại. Thật vậy, nghiên cứu của họ tìm thấy bằng chứng gián tiếp ủng hộ quan điểm tái phân phối của tín dụng thương mại bằng cách tập trung vào các chuỗi mặc định tín dụng thương mại. Tuy nhiên, họ không kiểm tra xem liệu các công ty lớn có mở rộng tín dụng thương mại nhiều hơn cho các công ty không thanh khoản với một ít nguồn tài trợ bên ngoài. Điều này trái với quan điểm của Kazuo Ogawa và cộng sự (2003), khi các dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các doanh nghiệp đã xem xét mối quan hệ giữa sự phụ thuộc của các DNN&V với các ngân hàng và các giao dịch của các DNN&V này với các nhà cung cấp lớn. Theo như các điểm tái phân phối, khi các DNN&V có mối quan hệ với các ngân hàng, họ không thể huy động vốn dễ dàng từ các ngân hàng ở một mức giá thấp hơn, khi đó họ sẽ nghiêng nhiều hơn phụ thuộc vào các nhà cung cấp lớn của họ với các khoản tín dụng thương mại. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển các DNN&V dựa trên các khoản vốn vay, không chỉ là vốn vay từ các ngân hàng mà còn có nguồn bổ sung từ các tổ chức tín dụng khác. Không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới, mảng vấn đề vốn vay với sư phát triển của các DNN&V cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu trong nước: trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN&V, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển các DNN&V đã đề cập đến vai trò của khoản vay từ các ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận tín dụng của các DNN&V này từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề cập đến vai trò của DNN&V với sự phát triển của nền kinh tế, tác động của các doanh nghiệp này với xã hội: Nói đến DNN&V là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo, đặc biệt, DNN&V có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, DNN&V còn giúp xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNN&V được xem là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Với dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là những dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các DNN&V trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, với 389 doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng đó là phương pháp thống kê mô tả, kết hợp hồi quy với biến phụ thuộc là sự phát triển của các doanh nghiệp, thang
  19. 10 đo được nhóm nghiên cứu sử dụng là tỷ nhuận/doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp được nhóm nghiên cứu sử dụng là mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu, khả năng tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tín dụng… Trong đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với phát triển của các DNN&V. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các DNN&V trong đó có việc tăng cường hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Cũng bằng việc sử dụng dữ liệu thu thập từ phỏng vấn các doanh nghiệp, với 349 doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn, nhóm tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2013) đã xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển của các DNN&V, dữ liệu được thu thập là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự đánh giá thực trạng DNN&V tỉnh Sóc Trăng dựa vào cách tiếp cận “5 nguồn lực cạnh tranh” của Porter (1985) để phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các DNN&V, công cụ phân tích SWOT được lựa chọn để sử dụng cho phân tích trong nghiên cứu. Nghiên cứu đi sâu phân tích (1) Đóng góp của DNN&V trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh của DNN&V, (3) Sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của địa phương, (4) Vấn đề môi trường có liên quan DNN&V, (5) Những chính sách có liên quan đến phát triển DNN&V, và (6) Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng nghiên cứu còn đề cập đến các giải pháp phát triển DNN&V nhằm tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và phát triển cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các nguồn vốn vay từ các ngân hàng có vai trò quan trọng với sự phát triển của các DNN&V, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này khá khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng này do không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng như: tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản thế chấp… Thêm vào đó, những yếu tố khác cũng được tác giả lựa chọn phân tích có ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V như lao động, hoạt động xúc tín thương mại, hệ thống thông tin… Để giảm đi những khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp được tác giả đưa ra đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cụ thể là việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện cho vay của các tổ chức cho vay như xây dựng cơ chế đặc thù cho các DNN&V là rất cần thiết để giúp cho các DNN&V tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng của các ngân hàng.
  20. 11 Khía cạnh các nhân tố tác động đến sự phát triển của các DNN&V cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, trong nghiên cứu của Võ Thành Danh và cộng sự (2013), tác giả đã sử dụng mô hình kim cương làm cách tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài khu vực kinh tế DNN&V, kết quả phân tích cho thấy môi trường kinh doanh tương đối tốt. Tuy nhiên, các yếu tố về hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường vẫn còn hạn chế mặc dù sự sẵn sàng hội nhập là khá tốt. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V. Kết quả cho thấy các yếu tố: tổng tài sản, tổng số lao động, trình độ lao động, nguồn cung cấp đầu vào, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường,tiếp cận chính sách tín dụng và mức độ rủi ro là những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận của DNN&V. Ngoài ra, các yếu tố: hiệu quả kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn cấu trúc vốn của các DNN&V. Với 177 doanh nghiệp được lựa chọn để phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu, số lượng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về số mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy mà nghiên cứu sử dụng. Ari Kokko và cộng sự (2004) đã tiến hành một nghiên cứu về sự phát triển và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của các DNN&V ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng các dữ liệu vi mô từ ba cuộc điều tra về DNN&V ở Việt Nam qua các năm 1990, 1996, và 2002, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rất ít DNN&V hội nhập quốc tế thành công mặc dù sự phát triển của khu vực kinh tế này đang là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Chỉ có 3% các DNN&V điều tra trong năm 2002/2003 có tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Để duy trì được mức độ tăng trưởng cao như những năm vừa qua trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay các DNN&V cần phải làm được nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng của mình. Điều này không chỉ là đầu tư thêm máy móc thiết bị mà còn cần phải chú trọng đầu tư vào vốn con người và các kỹ năng quản trị. Nghiên cứu được tiến hành bởi Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2009) bàn về khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế DNN&V ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để các DNN&V tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thương mại quốc tế, một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế mở của Việt Nam, quá trình đổi mới cần được tiến hành. Về phía nhà nước cần đổi mới hệ thống thuế, các thể chế khuyến khích tài chính cho hoạt động R&D, đổi mới trong thể chế chính sách quản lý trong khu vực kinh tế này và tạo một mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu trong nước, tăng cường kỹ năng lao động cho khu vực kinh tế này. Các tác giả đề xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2