Luận án Tiến sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 17
download
Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm được lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay; định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Hảo HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và nghiêm túc, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng năm 20201 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Phương Thảo
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Đình Hảo, người thầy đã tận tâm và luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo tại Học viện Khoa học xã hội, Hội đồng đánh giá các cấp đã giảng dạy, góp ý, chỉ bảo và hỗ trợ những kiến thức cũng như tài liệu quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành các đồng nghiệp trong Khoa Luật, cảm ơn gia đình tôi đã luôn tạo điều kiện, đồng hành và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Phương Thảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .................................................................................. 23 Chương 2. LÝ LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ........................................................................ 29 2.1. Lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ........................ 29 2.2. Lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ........ 49 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................ 72 3.1. Thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ..................................................................................................................... 72 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 102 3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam .............................................. 112 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM ................ 119 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam .............................................................................................. 119 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam...................................................................................................... 128 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ...................................................................... 145 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 152
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ NGUYÊN NGHĨA CHLB Cộng hòa liên bang CHND Cộng hòa nhân dân SHTT Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn FDI Foreign Direct Investment WIPO World Intellectual Property Organization
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hình thành và hoạt động không thể không có vốn. Vốn được hình thành ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Theo truyền thống, tài sản dùng để góp vốn thường là các tài sản hữu hình như tiền, nhà xưởng, máy móc… Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao thì bản thân con người càng ý thức được giá trị to lớn của các tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng. Mặc dù là một loại tài sản vô hình, nhưng tài sản trí tuệ có khả năng tạo ra những giá trị vật chất to lớn, mang lại sức mạnh và thế cạnh tranh vững chắc cho chủ sở hữu. Những tài sản vô hình hiện nay ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang đặc biệt hết sức chú trọng đến việc tạo ra các tài sản trí tuệ, cũng như đưa khai thác thương mại quyền SHTT thông qua việc góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này. Việc đưa quyền SHTT vào góp vốn đã diễn ra rất lâu và trở thành một điều phổ biến ở các quốc gia phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT dù đã được ghi nhận trong pháp luật doanh nghiệp từ những năm 1990, nhưng trong suốt một thời gian dài, số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng loại tài sản này trên thực tế rất khiêm tốn, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy, hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực. Trên thực tế, việc sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty đang ngày càng diễn ra sôi động. Song có một điều không thể phủ nhận đó là, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam cũng đang gặp không ít bất cập như: khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp của hoạt động góp vốn; khó khăn trong định giá quyền SHTT... Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức, các 1
- doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã hết sức lúng túng khi góp vốn cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Trong một thời gian dài, các nhà quản lý, các cơ quan nhà nước cũng đã phải loay hoay để tìm cách giải quyết cho việc góp vốn bằng các nhãn hiệu “Sông Đà” hay nhãn hiệu “Vinashin”. Việc giải quyết đã có lúc rơi vào bế tắc khi thiếu vắng cơ sở pháp lý về góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này. Trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay, nhu cầu góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT luôn tiềm ẩn các rủi ro pháp lý đối với cả bên góp vốn và bên nhận góp vốn. Vì vậy, với những đặc tính riêng biệt của quyền SHTT so với những loại tài sản góp vốn khác thì những quy định về góp vốn mang tính chất điều chỉnh chung đối với mọi loại tài sản không thực sự phù hợp. Do đó, với một hành lang pháp lý không đầy dủ, rõ ràng và không mang tính chuyên biệt thì các chủ thể sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này cũng như sẽ đối diện với không ít các rủi ro. Ở Việt Nam, góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm ở cả khía cạnh kinh tế và pháp lý, tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn. Vẫn còn không ít vấn đề lý luận và thực tiễn về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cần được làm rõ hơn, giải quyết sâu hơn, đầy đủ hơn để làm cơ sở cho hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng loại tài sản này cũng như giúp các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế từ hoạt động này. Từ các phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, mục đích nghiên cứu 2
- của Luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu, qua đó xác định những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Thứ hai, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận và lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Thứ tư, xây dựng các định hướng; đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam; pháp luật của một số quốc gia về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với một số quốc gia trên thế giới. 3
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu đề tài trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay (từ khi Luật SHTT năm 2005 được ban hành). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có phát triển và bảo hộ hợp pháp về tài sản trí tuệ. Ngoài ra, để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và có độ tin cậy dưới đây: (i) Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích: được sử dụng nhằm khái quát hóa rút ra những nhận xét, kết luận về các nội dung trong luận án, cụ thể, phương pháp này được sử dụng để làm rõ các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; làm rõ về thực trạng, từ đó khái quát các vấn đề để đưa ra các đánh giá, giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo việc thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; (ii) Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng nhằm đối chiếu quy định pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, với pháp luật các quốc gia để tìm ra những điểm hợp lý trong các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật để hoàn hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT; (iii) Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án; (iv) Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội nhân văn như lịch sử, kinh tế, luật học nhằm làm rõ bản chất kinh tế, pháp lý của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 4
- 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, Luận án góp phần hình thành, làm rõ cơ sở lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Luận án xây dựng khái niệm cũng như chỉ ra được bản chất của việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT; làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT bao gồm khái niệm, nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ hai, Luận án đánh giá có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. Luận án đã phân tích một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trên các phương diện: hình thức, chủ thể, đối tượng, hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn và thực hiện góp vốn. Đặc biệt, Luận án đã phân tích và đánh giá những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 có tác động đến vấn đề góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Bên cạnh đó, Luận án đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Thứ ba, luận án đưa ra các định hướng tổng thể và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT ở Việt Nam. Luận án cập nhật, đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền 5
- SHTT cũng như hoàn thiện lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Về mặt thực tiễn, Luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT của các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề này trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay. Chương 4 : Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm góp vốn và góp vốn thành lập công ty Góp vốn và góp vốn thành lập công ty và góp vốn bằng các hình thức khác nhau đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều mức độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu khoa học. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhìn nhận góp vốn và góp vốn thành lập công ty dưới hai khía cạnh kinh tế và pháp lý 3, 14, 16, 19, 22, 28... Ở khía cạnh kinh tế, góp vốn thường được hiểu là sự đóng góp của các các thành viên để tạo ra khối tài sản chung cho công ty nhằm đảm bảo cho những chi phí đối với hoạt động của công ty và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ khi công ty lâm vào tình trạng phá sản 20; tr.12. Bên cạnh đó, việc góp vốn hay hùn vốn cũng là việc nhiều người cùng góp nguồn lực của mình để tạo nên một nguồn lực chung lớn hơn nhằm thực hiện ý tưởng kinh doanh mang lại mục đích sau cùng là lợi nhuận 17. Ở phương diện pháp lý, góp vốn được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đó là việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp hay đó là hành vi chuyển giao tài sản, nói cách khác là hành vi chuyển các quyền đối với tài sản là vốn góp để đổi lấy quyền lợi đối với doanh nghiệp 28; tr.25, hoặc một cách khác góp vốn là hành vi tự nguyện chuyển giao tài sản hay đưa tài sản riêng của mình vào công ty sử dụng chung nhằm mục đích kiếm lời 20; tr.13. Tuy nhiên, dù định nghĩa thế nào thì ở 7
- phương diện pháp lý, các công trình nghiên cứu đã công bố có khẳng định, góp vốn đều là hành vi chuyển dịch tài sản từ bên góp vốn sang doanh nghiệp nhận góp vốn để đổi lấy những quyền lợi nhất định như quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Về khái niệm góp vốn thành lập công ty, tác giả Phạm Tuấn Anh cho rằng, “góp vốn thành lập công ty là việc tạo lập ra công ty thông qua việc chuyển giao tài sản, tri thức hoặc công sức của người góp vốn để hình thành vốn của công ty” 3; tr.15. Còn theo tác giả Đoàn Thu Hồng 22; tr.9, “xét theo phương diện kinh tế, góp vốn thành lập doanh nghiệp được hiểu là những đóng góp mà tổng cộng những phần đóng góp ấy trở thành dấu hiệu đại diện cho số vốn của doanh nghiệp. Thực chất đó là của “hồi môn” mà mỗi thành viên dành cho doanh nghiệp lúc mới thành lập”. Xét theo phương diện pháp lý, hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp được hiểu là việc một tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng một tài sản vào doanh nghiệp để được hưởng các quyền lợi từ doanh nghiệp sẽ được thành lập. Đó có thể là quyền hưởng lợi tức hoặc quyền điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... 1.1.1.2. Nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng, vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Trong số các công trình nghiên cứu trực tiếp về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, rất ít các công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT cũng như đề cập đến các đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT 16], [22. Chủ yếu các công trình nghiên cứu tiếp cận từ các khái niệm góp vốn thành lập công ty và khái niệm quyền SHTT 13, 28, 29, 33. Về khái niệm về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, tác giả Đoàn Thu Hồng 22 và Đoàn Thị Dung 16 đều cho rằng: “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT 8
- là việc các chủ thể quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp”. Tác giả Nguyễn Quang Duy cũng đưa ra khái niệm về góp vốn bằng tài sản vô hình nói chung, theo đó, bản chất của góp vốn bằng tài sản vô hình là việc người góp vốn chuyển giao những quyền tài sản (tài sản vô hình) của mình cho người kinh doanh (thương nhân) để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó 17. Về đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT: tác giả Đoàn Thu Hồng 22 đã chỉ ra một số đặc trưng của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, bao gồm: (i) chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT phải là chủ sở hữu của các đối tượng quyền SHTT; (ii) việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng của tài sản trí tuệ ngoài việc tuân theo những quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung còn phải tuân theo các quy định riêng về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền của Luật SHTT; (iii) về thời hạn góp vốn, các bên phải xem xét đến yếu tố thời hạn bảo hộ của đối tượng SHTT; (iv) chủ sở hữu chỉ có thể góp vốn bằng quyền tài sản đối với các đối tượng SHTT mà không được sử dụng quyền nhân thân đối với các đối tượng SHTT để góp vốn; (iv) về định giá quyền SHTT, việc xác định giá trị tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu các tài sản hữu hình chính là giá trị của các tài sản hữu hình căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản đó và giá của tài sản tương ứng trên thì trường, tuy nhiên, việc định giá đối với tài sản trí tuệ lại khó hơn rất nhiều và không áp dụng được các nguyên tắc nêu trên. Tác giả Đào Thị Dung 16 cũng đồng quan điểm về một số đặc trưng liên quan đến trình tự, thủ tục, thời hạn góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn nói trên. Tuy nhiên, đối với chủ thể góp vốn, tác giả cho rằng chủ thể góp 9
- vốn kinh doanh bằng quyền SHTT là chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền sử dụng các đối tượng SHTT. Bên cạnh đó, về đối tượng góp vốn, chủ sở hữu có thể góp vốn bằng quyền tài sản hoặc quyền nhân thân gắn liền với quyền tài sản đối với các đối tượng của quyền SHTT mà không được dùng các quyền nhân thân đối với đối tượng của quyền SHTT để góp vốn. Ngoài ra tác giả đã bổ sung thêm đặc trưng về hình thức góp vốn, theo đó, có hai hình thức góp vốn đối với quyền SHTT, đó là góp vốn bằng chuyển quyền sở hữu và góp vốn bằng chuyển quyền sử dụng. Về vai trò của góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT: vai trò của tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu đề cập đến [44], 69, 70, 84, 98… Tác giả Kelvin King 70 nhận định rằng vốn trí thức được công nhận là tài sản quan trọng nhất của nhiều công ty lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới, nó là nền tảng cho sự thống trị và tính liên tục cho các tập đoàn lớn hàng đầu. Theo tác giả Đoàn Văn Trường 46; tr.80, quyền SHTT là nguồn lực trung tâm tạo ra của cải trong hầu hết tất cả các công nghiệp. Đồng thời, theo tác giả, nguồn vốn bây giờ được thống trị bởi quyền SHTT như là bí quyết kỹ thuật, sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền và bí mật thương mại. Tuy nhiên, việc góp vốn và nhận góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với bên góp vốn và bên nhận góp vốn thì hiện nay gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu và lý giải một cách sâu sắc về vấn đề này. 1.1.1.3. Nghiên cứu về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ và các hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ khác Quyền SHTT thường được các nhà nghiên cứu dưới hai khía cạnh: (i) Khía cạnh dân sự của quyền SHTT với các quyền hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT và (ii) Khía cạnh thương mại của quyền SHTT với góc độ là một loại tài sản có thể chuyển nhượng, li-xăng, góp vốn… 10
- Nghiên cứu về các hình thức thương mại của quyền SHTT có thể kể đến một số các công trình của các tác giả Andrew J.Sheman 1, Gordon V.Smith và Russel L. Parr 93, Tổ chức SHTT Thế giới WIPO 44, Hệ thống trợ giúp về quyền SHTT Châu Âu (The European IPR Helpdesk) 63, 64, tác giả Nguyễn Bá Bình 6, tác giả Lê Nết 29, tác giả Phan Quốc Nguyên 32. Trong đó, tác giả Andrew Clay 1 tập trung nghiên cứu về nhượng quyền thương mại và cấp li-xăng. Tác giả Abraham Lincoln 97 nghiên cứu về chuyển nhượng, li - xăng. Tác giả Phan Quốc Nguyên 32 nghiên cứu một cách khái quát về năm hình thức thương mại hóa quyền SHTT, bao gồm: chủ sở hữu tự khai thác quyền SHTT của mình, chuyển nhượng quyền SHTT, chuyển quyền sử dụng, nhượng quyền thương mại và góp vốn bằng quyền SHTT. The European IPR Helpdesk đưa ra ba hình thức thương mại cơ bản của quyền sở trí tuệ: chuyển nhượng (Assignment), li-xăng, nhượng quyền thương mại (licences and franchising), liên doanh và công ty spin-off (joint venture and spin-off) 63, 64. Tổ chức SHTT thế giới WIPO 44, tr81-97 tập trung nghiên cứu hai hình thức thương mại của quyền SHTT, bao gồm li- xăng và liên doanh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài đã có sự so sánh, đánh giá về ưu và nhược điểm của các hình thức thương mại hóa quyền SHTT. Tác giả Abraham Lincoln đã có sự so sánh về các ưu điểm cũng như hạn chế giữa hình thức chuyển nhượng và li – xăng 92; tr19-28. Tác giả Phan Quốc Nguyên 32 đã chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa việc góp vốn bằng quyền sở hữu sáng chế với việc chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế và góp vốn bằng quyền sử dụng sáng chế với li – xăng sáng chế. Tác giả Nguyễn Bá Bình 6 tập trung đã chỉ ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li – xăng. Trong mỗi công trình nghiên 11
- cứu, The European IPR Helpdesk đều chỉ ra các ưu điểm cũng như hạn chế của mỗi hình thức thương mại hóa quyền SHTT 63, 64. 1.1.1.4. Nghiên cứu nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Trong phạm vi nghiên cứu của luân án, nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT chủ yếu tập trung ở một số khía cạnh cơ bản như hình thức góp vốn, chủ thể góp vốn, đối tượng góp vốn, hợp đồng góp vốn, định giá quyền SHTT góp vốn, thực hiện góp vốn. Có rất nhiều các công trình trong nước và nước ngoài nghiên cứu các nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như Carlos M. Correa 59, tác giả Kamil Idris 69, tác giả Richard H. Kjeldgaard và David R. Marsh 71, tác giả Keith E. Maskus 84, tác giả Lê Nết 29, tác giả Nguyễn Ngọc Xuân Thảo 41, tác giả Phạm Văn Tuyết và Lê Thị Kim Giang 48, tác giả Kiều Thị Thanh 40, Farok J. Contractor 58, European IPR Helpdesk 65, John Tuner 68, David H.Luthy 82, Võ Linh Giang 18, Đoàn Văn Trường 46], Herry N. Butler 56, Michael Klausner 85, Ngô Huy Cương 12...Trong đó, tác giả Kamil Idris 69, tác giả Richard H. Kjeldgaard và David R. Marsh 71, tác giả Keith E. Maskus 84… tập trung nghiên cứu về quyền SHTT. Hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đều tập trung làm rõ các đối tượng của quyền SHTT ở các phương diện như khái niệm, điều kiện bảo hộ, quyền nhân thân, quyền tài sản, thời hạn bảo hộ của các đối tượng của quyền SHTT....và ít nhiều trong đó quyền SHTT đã được đề cập đến với tư cách là một loại tài sản có thể sử dụng để góp vốn. Tác giả Zhicun Zhimei [99] nghiên cứu các điều kiện nói chung để một tài sản được xem là đủ điều kiện để góp vốn. Tác giả như Farok J. Contractor 58, European IPR Helpdesk 65, John Tuner 68, David H.Luthy 82, Đoàn 12
- Văn Trường 46… tập trung nghiên cứu về các phương pháp định giá đối với các tài sản trí tuệ nói chung và quyền SHTT nói riêng. Tác giả Võ Linh Giang 18 cũng nghiên cứu về vấn đề định giá, tuy nhiên tác giả lại tập trung ở nội dung pháp luật về chủ thể định giá cũng như trách nhiệm của các chủ thể trong trường hợp định giá sai quyền SHTT góp vốn. Tác giả Herry N. Butler 56, tác giả Michael Klausner 85, tác giả Ngô Huy Cương 12... nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng góp vốn thành lập công ty trong đó có đề cập đến các nội dung cần có của thỏa thuận góp vốn thành lập công ty. Tác giả Phạm Tuấn Anh [3] nghiên cứu nội nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty với các phương diện hình thức góp vốn cũng như vấn đề về xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả thường tập trung vào một vài khía cạnh của nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Một số các công trình nghiên cứu trực tiếp về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT của các tác giả như tác giả Đoàn Thu Hồng [22], Đào Thị Dung [18]... cũng có đề cập đến nội dung pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT, tuy nhiên, nội dung pháp luật chủ yếu được các tác giả nghiên cứu dưới góc độ pháp luật thực định tại Việt Nam mà không nghiên cứu ở khía cạnh lý luận. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ 1.1.2.1. Nghiên cứu về thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ Về hình thức góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ: Mặc dù, trong các công trình nghiên cứu trực tiếp về góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT không nêu rõ cũng như phân tích, đánh giá về các hình thức góp vốn bằng quyền SHTT nhưng thông qua nội dung nghiên cứu có thể thấy có hai hình thức góp vốn được nhiều tác giả đề cập đến, đó là góp vốn theo hình thức chuyển quyền sở hữu quyền SHTT và góp vốn theo hình 13
- thức chuyển quyền sử dụng đối tượng SHTT 14, 16, 22, 25, 42. Theo tác giả Phan Quốc Nguyên 32; tr.115, pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa phân biệt rõ hai trường hợp góp vốn: thứ nhất là việc góp vốn bằng quyền sở hữu sáng chế; thứ hai là việc góp vốn bằng quyền sử dụng sáng chế. Tác giả Đoàn Thu Hồng 22 cho rằng, chủ thể quyền SHTT khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền SHTT có thể góp vốn bằng quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với các đối tượng SHTT 22; tr.80. Đối với tác giả Tạ Thị Thanh Thủy 42, dù không chỉ rõ hình thức góp vốn, tuy nhiên, khi đề cập đến việc chuyển giao tài sản góp vốn, tác giả chỉ đề cập đến một hình thức chuyển giao duy nhất đó là chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Điều này đồng nghĩa với việc tác giả chỉ đưa ra một hình thức góp vốn bằng quyền SHTT. Về chủ thể góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ: Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về chủ thể có góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT. Có tác giả cho rằng, chỉ có chủ sở hữu quyền SHTT mới có quyền sử dụng quyền SHTT để góp vốn 22. Theo tác giả Đoàn Thu Hồng 22, tr.91, pháp luật quy định chủ thể góp vốn đó là chủ sở hữu của các đối tượng quyền SHTT, tuy nhiên, để có thể trở thành chủ sở hữu của những đối tượng quyền SHTT, thì một số đối tượng phải tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng quyền SHTT. Bên cạnh đó, có tác giả lại cho rằng, không chỉ có chủ sở hữu quyền SHTT mới có quyền sử dụng quyền SHTT để góp vốn thành lập công ty mà một số các chủ thể khác như chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT, chủ thể có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT 16, tr.45. Về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ góp vốn: Về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền SHTT hiện nay vẫn còn có một số quan điểm chưa thực sự thống nhất. Có tác giả cho rằng, quyền SHTT góp vốn chỉ có thể là các quyền tài sản, còn các quyền nhân thân thì 14
- không thể góp vốn 22. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, không chỉ có quyền tài sản mà ngay cả quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền công bố tác phẩm) cũng có thể sử dụng để góp vốn thành lập công ty 16. Bên cạnh đó, không phải đối tượng nào của quyền SHTT đều có thể góp vốn. Một số các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài có đề cập đến một số các điều kiện đối với quyền SHTT góp vốn thành lập công ty. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thường tập trung nghiên cứu về các điều kiện để quyền SHTT được coi là vốn để từ đó xác định các đối tượng của quyền SHTT có thể góp vốn hoặc không được sử dụng góp vốn 99. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu xem xét điều kiện của quyền SHTT góp vốn ở phương diện các đặc trưng của quyền SHTT như khả năng chuyển giao, thời hạn bảo hộ 22, tr.69, tính hợp pháp của quyền SHTT 42, tr.31. Hầu hết các tác giả đều thống nhất với quan điểm, quyền SHTT chỉ có thể góp vốn khi quyền đó có thể chuyển giao 16, 22, 14, 36. Vì vậy, quyền SHTT không được chuyển giao hoặc hạn chế chuyển giao thì không thể góp vốn hoặc việc góp vốn phải đảm bảo điều kiện của việc chuyển giao quyền SHTT. Về định giá quyền SHTT góp vốn thành lập công ty: Có nhiều phương pháp định giá quyền SHTT được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) có 4 phương pháp định giá quyền SHTT đó là phương pháp dựa vào thu nhập, phương pháp dựa vào chi phí, phương pháp dựa vào thị trường và phương pháp tùy chọn dựa vào giá cả 44, tr.140-141. Tác giả David H.Luthy 82, tr.4 đưa ra hai phương pháp chung để đo lường vốn trí tuệ: Phương pháp đánh giá thành phần theo từng thành phần và phương pháp đo lường giá trị tài sản trí tuệ về mặt tài chính ở cấp tổ chức mà không tham chiếu các thành phần cá nhân của vốn trí tuệ. Tác giả Kelvin King 70 chia phương pháp định giá thành ba loại chính: Phương pháp định giá dựa trên thị trường; phương pháp định giá dựa trên chi phí; phương pháp định giá 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn