Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra; Những vấn đề lý luận về pháp luật chống bán phá giá; Thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ; Những giải pháp phòng ngừa và ứng phó cho Việt Nam đối với các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- LÊ LAN ANH PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HIỆN HÀNH CỦA HOA KỲ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- LÊ LAN ANH PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HIỆN HÀNH CỦA HOA KỲ Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Mai Thanh 2. TS. Hồ Ngọc Hiển HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Lan Anh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy hướng dẫn: PGS.TS. Lê Mai Thanh và TS. Hồ Ngọc Hiển đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô ở Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội đã chỉ bảo, góp ý, hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu cũng như nâng cao phương pháp, kỹ năng viết luận án. Xin cảm ơn các anh chị em là đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Châu Mỹ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã cổ vũ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, tiếp sức cho tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Lan Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................ 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 6 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....... 23 1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ .................................................................................................................. 29 2.1. Lý luận về bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế .... 29 2.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật chống bán phá giá ................. 41 2.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật chống bán phá giá ............... 52 2.4. Cấu trúc pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật chống bán phá giá ............ 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 74 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ................................................................................................................... 75 3.1. Thực trạng pháp luật Hoa Kỳ về điều tra và xác định hành vi bán phá giá ................................................................................................................ 75 3.2. Thực trạng pháp luật Hoa Kỳ về áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và rà soát sau áp dụng biện pháp chống bán phá giá .................................... 96 3.3. Các phương thức và thực tiễn giải quyết tranh chấp chống bán phá giá của Hoa Kỳ ....................................................................................................... 111 3.4. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ . 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 137 Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CHO VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ......... 138 4.1. Giải pháp cho Việt Nam trong phòng ngừa các vụ điều tra và xác định hành vi bán phá giá của Hoa Kỳ ....................................................................... 138 4.2. Giải pháp cho Việt Nam trong ứng phó với việc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ ................................................................ 147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 161 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 164
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AB Appellate Body Cơ quan Phúc thẩm ADA Anti-Dumping Agreement Hiệp định về chống bán phá giá của WTO BPG Bán phá giá CFA Catfish Farmers Of America Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ CIT US Court of International trade Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ DOC United States Department of Commerce Bộ thương mại Hoa Kỳ DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO DSM Dispute Settlement Mechanism Cơ chế giải quyết tranh chấp DSU Disputes Settlement Understanding Thoả thuận về các quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp EU European Union Liên minh Châu Âu GATT General Agreement on Trade and Tariffs Hiệp định chung về thương mại và thuế quan ITC International Trade Commission Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ KTTT Kinh tế thị trường NTBS Non Tariff Barriers
- Hàng rào phi thuế quan NMES Non-Market Economies Nền kinh tế phi thị trường POR Period of Review Rà soát hành chính SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại US.Code Bộ Tổng luật Hoa Kỳ VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam XHCN Xã hội Chủ nghĩa WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào những thị trường rộng lớn và hấp dẫn như thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đồng thời là thị trường đầy rủi ro, với các loại rào cản khác nhau, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ). Theo thống kê từ WTO, Hoa Kỳ nằm trong nhóm các nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu. Rõ ràng là biện pháp chống bán phá giá đang trở thành một thách thức của tự do hóa thương mại nói chung và là một thực tế khó phủ nhận ở thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, bị kiện chống bán phá giá ở thị trường này là nguy cơ rất lớn. Việc nắm vững hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chưa được Hoa Kỳ thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ nói chung và chính sách thương mại nói riêng khi cả Việt Nam và Hoa Kỳ đang mong muốn nâng tầm quan hệ Đối tác toàn diện hiện nay thành Đối tác chiến lược trong tương lai gần nhất có thể. Do vậy, từ thực trạng trên, đề tài Luận án Tiến sỹ Luật “Pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ” là cần thiết và mang tính thời sự cấp bách, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam. Việc nắm vững hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ về chống bán phá giá sẽ tạo tiền đề để Việt Nam có thể chủ động phòng, tránh bị kiện chống bán phá giá, và tạo khả năng chuẩn bị tốt nhất khi bị điều tra chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề 1
- liên quan tới pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ nhằm đề xuất đưa ra các giải pháp cho Việt Nam có thể phòng tránh và ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá từ phía Hoa Kỳ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chống bán phá giá và lý luận pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế nói chung và mối quan hệ với pháp luật CBPG các nước nói riêng. - Hai là, phân tích nhằm làm sáng tỏ thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ qua việc nghiên cứu về các nhóm quy phạm về xác định hành vi bán phá giá, trong đó có những quy định đặc biệt đối với nền kinh tế phi thị trường; nhóm quy phạm về áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và nhóm quy phạm về giải quyết tranh chấp bán phá giá của Hoa Kỳ. Ba là, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho Việt Nam trong việc phòng ngừa các vụ điều tra và xác định hành vi bán phá giá của Hoa Kỳ; và các giải pháp cho Việt Nam trong ứng phó với các vụ tranh chấp chống bán phá giá của Hoa Kỳ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quy định pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu nội dung pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ với cấu trúc như quy phạm pháp luật về điều tra và xác định hành vi bán phá giá; áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và về giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Luận án giới hạn nghiên cứu theo mục đích như trên đã phân tích mà không tiếp cận theo hướng so sánh với pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá. 2
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật chống bán phá giá trong phạm vi Hoa Kỳ; một số vụ việc chống bán phá giá trong phạm vi Hoa Kỳ và WTO có liên quan đến Việt Nam. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) đến nay (từ năm 2001 đến nay), với khởi nguồn một số vụ việc điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sau đó. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án bao gồm như sau: Phương pháp so sánh luật học: Trên cơ sở những tiêu chí về xác định hành vi bán phá giá, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và giải quyết tranh chấp chống bán phá giá để so sánh với các quy định chung về chống bán phá giá của WTO, từ đó làm sáng tỏ đặc thù của pháp luật chống bán phá giá hiện hành của Hoa Kỳ và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho phía Việt Nam trong việc phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Để làm rõ những vấn đề về lý luận chống bán phá giá, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về tính hợp pháp của hành vi bán phá giá, cũng như chỉ ra được nhu cầu điều chỉnh của pháp luật chống bán phá giá. Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong luận án từ chương 2 đến chương 4. Qua việc thu thập các tài liệu, tổng hợp các ý kiến khác nhau để giải quyết các vấn đề về mặt lý luận nhằm nhận diện hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế, và đánh giá vai trò của pháp luật chống bán phá giá. Chương 3 của luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để cung cấp bức tranh toàn diện, đa chiều về thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu này đã giúp luận án phác họa được thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ theo các tiêu chí: (i) Xác định hành vi bán phá giá; (ii) Thực trạng pháp luật Hoa Kỳ về áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và rà soát sau áp dụng; 3
- (iii) Các phương thức và thực tiễn giải quyết tranh chấp chống bán phá giá của Hoa Kỳ;. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Được sử dụng để làm rõ tiến trình phát triển của pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, qua đó luận án chỉ ra được đã có những tác động chính trị lên các vấn đề thương mại và dẫn đến những điều chỉnh pháp luật chống bán phá giá trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Dựa trên các vụ việc về giao dịch thương mại hàng hóa giữa Hoa Kỳ và các nước, luận án đã chỉ ra sự phát triển của các quy định pháp luật chống bán phá giá có liên quan mật thiết đến vấn đề bảo hộ thương mại trong nước của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. 5. Những điểm mới của luận án - Luận án đã chỉ ra được mối quan hệ giữa biện pháp chống bán phá giá trong hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại khác của Hoa Kỳ. - Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về pháp luật chống bán phá giá trước đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm và đặc điểm của hành vi bán phá giá, bản chất của chống bán phá giá, và các nguyên tắc pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. - Luận án đã làm rõ hơn tiến trình phát triển của pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế nói chung và đặc biệt là lịch sử phát triển của pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ nói riêng, một cách có hệ thống, cụ thể, và sâu sắc hơn. - Luận án là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện hành theo ba nội dung chính: Xác định hành vi bán phá giá; áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; và cơ chế giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá; qua đó chỉ ra được những điểm khác so với các quy định của WTO. - Luận án đã đưa ra các đề xuất giải pháp có giá trị tham khảo cao cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan hiệp hội ngành hàng trong việc tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa và 4
- ứng phó cho Việt Nam đối với các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về vấn đề pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện nay; xây dựng khung lý thuyết cơ bản để nhận diện hành vi bán phá giá cũng như vai trò của pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế nói chung và pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ nói riêng; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và năng lực ứng phó của Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng... những thông tin toàn diện, chi tiết để phục vụ quá trình nghiên cứu và làm việc. Những giải pháp mà luận án đưa ra sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho phía Việt Nam trong quá trình tham gia khiếu nại, cũng như trong quá trình giải quyết tranh chấp chống bán phá giá. Bên cạnh đó, luận án có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật kinh tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra. Chương 2: Những vấn đề lý luận về pháp luật chống bán phá giá. Chương 3: Thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Chương 4: Những giải pháp phòng ngừa và ứng phó cho Việt Nam đối với các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghiên cứu lý luận về chống bán phá giá và lý luận pháp luật chống bán phá giá 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về chống bán phá giá Chủ đề bán phá giá và chống bán phá giá (BPG) nói chung và pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ nói riêng luôn là đề tài được quan tâm nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học pháp lý và kinh tế. Các công trình khoa học nghiên cứu về cơ sở lý luận pháp luật chống BPG của WTO cũng là một nguồn tài liệu rất quan trọng cần thiết tham khảo khi nghiên cứu về lý luận pháp luật chống BPG của Hoa Kỳ. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam cũng đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về chủ đề này. Theo một Báo cáo của World Bank trong chủ đề Dumping, Anti-dumping and Efficiency (Bán phá giá, Chống bán phá giá và Tính hiệu quả) của tác giả Bruce Yandle and Elizabeth M. Young (1987), hành vi bán phá giá là một hình thức phân biệt giá trong thương mại quốc tế. Theo đó, hàng hóa được bán tại thị trường nước nhập khẩu có giá thấp hơn giá thị trường của cùng loại hàng hóa đó. Đứng theo góc độ người tiêu dùng, các tác giả cho rằng việc mở rộng nguồn cung tại thị trường nước nhập khẩu sẽ tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng vì họ được mua hàng hóa với giá rẻ, và việc hàng hóa được bán với giá rẻ là có lợi cho người tiêu dùng, nên được khuyến khích, và không nên trừng phạt. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng không nên vì lí do cần giải quyết lượng hàng hóa dư thừa tồn kho trong nước mà bán phá giá ra nước ngoài, làm giảm đi tính cạnh tranh của các đối thủ khác. Những tranh luận xung quanh vấn đề có nên cho phép hàng hóa được bán phá giá trong thương mại quốc tế hay không, và theo đó, việc thực thi biện pháp chống bán phá giá có cần thiết hay không vẫn là những chủ đề nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới. 6
- Cùng quan điểm với Bruce Yandle and Elizabeth M. Young (1987) về việc không nên sử dụng biện pháp chống BPG, Raj Bhala (2002) trong tác phẩm Rethinking Antidumping Law (Xem xét lại về Luật Chống bán phá giá) của trường College of William & Mary Law School, cũng đưa ra nhiều luận điểm cho trường phái phản đối sử dụng biện pháp chống bán phá giá. Khi xem xét khía cạnh kinh tế của hành vi BPG, tác giả cho rằng, có nhiều trường hợp doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa với mức giá thấp không phải để cạnh tranh không công bằng mà chủ yếu để giải quyết những tình huống thông thường trong kinh doanh. Nghiên cứu của Bhala tập trung vào việc chứng minh sự không cần thiết phải có công cụ chống BPG trên bình diện thế giới vì tính phản cạnh tranh, hạn chế tự do thương mại của công cụ này. Còn trên thực tế, trong trường hợp các nước khác vẫn áp dụng công cụ chống BPG thì họ cần có chính sách chống BPG cho riêng mình. Báo cáo của Bruce A. Blonigen và Thomas J. Prusa (2001) trong tác phẩm Antidumping (Chống Bán phá giá), của Trung tâm nghiên cứu National Bureau of Economic Research, cho thấy xu hướng phát triển ngày càng gia tăng của các vụ kiện chống bán phá giá và đưa ra nhận xét rằng biện pháp chống bán phá giá là một chính sách thương mại gây trở ngại nghiêm trọng nhất đối với thương mại quốc tế. Trong 25 năm qua (tính đến năm các tác giả đưa ra kết luận nghiên cứu), các quốc gia đã ngày càng chuyển sang sử dụng biện pháp chống bán phá giá như là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ các ngành công nghiệp cạnh tranh nhập khẩu. Hơn nữa, các tác giả còn đưa ra kết luận rằng ngoài lý do chính sách chống bán phá giá đang ngày càng được sử dụng rộng rãi đã khiến cho nó trở thành chủ đề trọng tâm để nghiên cứu, trong khi các yếu tố kinh tế chính trị ảnh hưởng đến tất cả các hình thức bảo hộ thương mại, thì công cụ chống bán phá giá lại có sự kết hợp độc đáo giữa khả năng thao túng chính trị và kinh tế, khuyến khích, và thậm chí mưu mô, đã khiến nó trở thành chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Trong một nghiên cứu về xu hướng chống bán phá giá gần đây của Hoa Kỳ, theo các tác giả Shelby Anderson, William Isasi and David Lindgren (2018) trong tác phẩm Trade Wars: Anti-Dumping And Countervailing Duty Trends 7
- (Chiến tranh Thương mại: Xu hướng Chống bán phá giá và Chống Trợ cấp), đã xem xét các khía cạnh pháp lý, chiến lược và kinh tế trong chương trình nghị sự về chính sách thương mại của chính quyền Trump và đánh giá những thay đổi gần đây trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ có thể có ý nghĩa gì đối với quốc gia và hệ thống thương mại quốc tế đã thiết lập. Trong nghiên cứu này của các tác giả, đã khám phá ra rằng cách chính quyền Hoa Kỳ sử dụng mạnh mẽ các biện pháp chống bán phá giá và thi hành thuế đối kháng đang tạo ra những thách thức mới cho các công ty nước ngoài và các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Những vấn đề lý luận về bán phá giá và chống bán phá giá cũng được tác giả Nguyễn Tú (2013) trong đề tài Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh, thuộc Luận án Tiến sĩ Luật học đưa ra phân tích khái niệm và phân loại hành vi và tác động của bán phá giá. Theo Nguyễn Tú, có rất nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau về khái niệm bán phá giá, cũng như có nhiều cách nhìn nhận về hành vi bán phá giá, mặt tích cực và tiêu cực của hành vi bán phá giá hàng hóa trong thương mại quốc tế. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Tú việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có khi lại gây hiệu ứng ngược lại, có tác dụng không tốt đối với nền kinh tế quốc gia nhập khẩu. Trong đề tài So sánh pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, của tác giả Vũ Thị Như Hằng (2014), thuộc Luận văn thạc sĩ luật học, cũng xem xét mặt tích cực và mặt tiêu cực của hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế. Tác giả cho rằng hành vi bán phá giá ngoài một số mặt tích cực cũng tính tiêu cực như nhằm mục tiêu chính trị, thao túng thị trường các nước khác. Để có thể bảo vệ thị trường nội địa khỏi hành vi cạnh tranh quốc tế không công bằng này, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra. Tuy nhiên, tác giả cũng đánh giá việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá cũng nhằm những mục đích khác nữa chứ không chỉ nhằm mục tiêu bù đắp lại thiệt hại. 8
- 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về pháp luật chống bán phá giá Đây là nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lý luận pháp luật chống bán phá giá nói chung. Về cơ bản, các tác giả đã đưa ra những đánh giá tính cần thiết của việc ban hành pháp luật về chống bán phá giá. Đây là những nguồn tài liệu quan trọng để luận án tham khảo trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu về những vấn đề lý luận pháp luật chống bán phá giá. Trong nghiên cứu Antidumping: A developing country perspective (Chống bán phá giá: Từ quan điểm của quốc gia đang phát triển) của tác giả Reem Raslan (2009), thuộc Nhà xuất bản Kluwer Law International publisher, đã phân tích một số vấn đề về pháp luật chống bán phá giá hiện hành của WTO; kinh nghiệm chống bán phá giá của hai quốc gia đang phát triển là Ai Cập và Ấn Độ; và cuối cùng là xem xét cách thức luật cạnh tranh hiện hành đối phó với thực tiễn bán phá giá. Theo đó, luật phân biệt đối xử về giá và luật định giá của cả hai khu vực pháp lý mang tính cạnh tranh lớn là Mỹ và EU đều được đưa ra phân tích, kiểm chứng nhằm trả lời câu hỏi liệu luật cạnh tranh hiện hành có thể thay thế luật chống bán phá giá hay không; và cuối cùng, sau khi xem xét sự tác động về quy mô kinh tế của biện pháp chống bán phá giá, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc các nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá là rào cản cho hoạt động cạnh tranh hiệu quả, các nước đang phát triển ngày càng bị đối xử không công bằng trong thương mại quốc tế nếu công cụ chống BPG ngày càng được sử dụng phổ biến. Theo tác giả Đỗ Tuyết Khanh (2004), trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của Mỹ, trên Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành và thực thi pháp luật chống BPG của Hoa Kỳ. Theo tác giả, việc ban hành pháp luật chống bán phá giá là cần thiết, nhưng điều gây ra nhiều tranh cãi nhất lại chính là cách thức áp dụng của các nước, trong đó bị chỉ trích nhiều nhất là bộ luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Ngoài ra, chính trong nội bộ nước Mỹ cũng có những tranh cãi gay gắt về việc nên hay không nên sử dụng công cụ chống bán phá giá đối với hàng hóa ngoại nhập. Sự bất đồng này có nhiều lý do kinh tế, chính trị, lịch sử và cả tâm lý xã hội. 9
- Đáng giá sự cần thiết của việc ban hành luật chống bán phá giá, nghiên cứu trường hợp Hoa Kỳ, tác giả Bryan Johnson (1992), trong công trình nghiên cứu A Guide to Antidumping Laws: America's Unfair Trade Practice (Hướng dẫn về Luật Chống bán phá giá: Thực tiễn Thương mại không công bằng của Hoa Kỳ), theo nhận định của nhiều nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, Hoa Kỳ vẫn nên mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu, nhưng cũng phải có những hành động mạnh mẽ chống lại các hoạt động thương mại “không công bằng” của các doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài. Một trong những công cụ được sử dụng để chống lại hành vi này là sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Tác giả Bryan Johnson đánh giá việc áp dụng các biện pháp chống BPG của Hoa Kỳ có thể làm tăng chi phí của các linh kiện nhập khẩu, khiến sản phẩm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ kém cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới do giá sản phẩm bị tăng lên. Do đó, người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn cho cả hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước, và người lao động cũng vì thế mà tìm thấy ít cơ hội việc làm hơn trong các công ty có ít tính cạnh tranh hơn. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật chống bán phá giá với các nước đang phát triển, tác giả Aradhna Aggarwal (2007), trong công trình nghiên cứu The Anti-dumping Agreement and Developing Countries: An Introduction (Một Hướng dẫn về Hiệp định chống bán phá giá và các quốc gia đang phát triển), Oxford University Press, lại tập trung phân tích các nội dung chính của Hiệp định chống BPG của WTO từ đó chỉ ra một số bất lợi của các nước đang phát triển trong việc thực thi Hiệp định. Nghiên cứu của Aggarwal cũng mô tả về thực trạng sử dụng chính sách chống BPG của các nước đang phát triển, đồng thời phân tích khía cạnh nội dung và khả năng thực thi pháp luật chống BPG của các cơ quan chức năng. 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ 1.1.2.1. Nhóm các nghiên cứu đề cập đến vấn đề xác định hành vi bán phá giá Trong nghiên cứu của Bernard O’Connor (2015), với chủ đề Constructing normal value in WTO anti-dumping law. Giving meaning to the phrase open, market-oriented policies in the preamble to the Marrakesh declaration (Xây 10
- dựng giá trị thông thường trong luật chống bán phá giá của WTO. Giải nghĩa cho cụm từ chính sách định hướng thị trường trong phần mở đầu của tuyên bố Marrakesh), thuộc Tổ chức NCTM Studio Legale Associato, cho rằng hành vi bán phá giá xảy ra khi giá trị thông thường được xác định cao hơn giá xuất khẩu. Hành vi bán phá giá sẽ bị lên án nếu nó gây thiệt hại cho một ngành công nghiệp nước nhập khẩu. Như vậy, để có thể xác định được hành vi bán phá giá hàng hóa, trước hết phải xác định được “giá trị thông thường” của hàng hóa. Đặc biệt, tác giả còn đưa ra những luận giải vì sao luật pháp WTO đề cập đến giá trị thông thường ở nước xuất xứ chứ không phải là giá cả hoặc giá thị trường. Qua những phân tích chi tiết về vấn đề xác định thế nào là sản phẩm thông thường của WTO, tác giả này đã đi đến kết luận rằng, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng khái niệm giá trị thông thường trong luật chống bán phá giá của WTO là đảm bảo rằng: (i) giá trị thông thường được xây dựng phản ánh mức giá theo định hướng thị trường mở dựa trên cạnh tranh công bằng; và (ii) có sự so sánh công bằng giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Việc xây dựng giá trị thông thường phải được thực hiện theo những tiêu chí này. Trong phạm vi mà luật WTO không đặt ra các quy tắc rõ ràng về việc cơ quan điều tra sẽ làm gì khi chi phí không được phản ánh hợp lý trong sổ sách của nhà sản xuất xuất khẩu, thì các cơ quan có thẩm quyền chống bán phá giá đó được trao quyền, trong giới hạn, để xây dựng giá trị thông thường của sản phẩm. Khi các tiêu chí đó được đáp ứng, cơ quan có thẩm quyền có toàn quyền quyết định các chi phí phù hợp sẽ được sử dụng để xây dựng giá trị thông thường; và, khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng chi phí và giá cả khác với giá của nước xuất xứ. Tuy nhiên, việc xác định được “Giá trị thông thường” không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi phía bị đơn là một quốc gia được cho là có nền kinh tế phi thị trường như trường hợp Trung Quốc. Theo các tác giả Edwin Vermulst, Juhi Dion Sud và Simon J. Evenett (2016), trong đề tài nghiên cứu Normal Value in Anti-Dumping Proceedings against China Post-2016: Are Some Animals Less Equal Than Others? (Giá trị thông thường trong thủ tục điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc sau năm 2016: Liệu có phải đang tồn tại sự bất bình đẳng giữa các nước?), đã chỉ ra rằng việc xác định giá trị thông thường đối với 11
- hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trong điều kiện nước này bị coi là nền kinh tế phi thị trường sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết luận điều tra. Các tác giả này cũng cho rằng, việc một số thành viên của WTO tự động coi Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường trong bối cảnh họ không có tiêu chí MES trong luật quốc gia trong thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO là không hợp lý. Trong khi xác định “giá trị thông thường” của sản phẩm, việc lựa chọn được “sản phẩm tương tự” là vô cùng quan trọng để quyết định sản phẩm đó có đang bán phá giá hay không. Khái niệm “Sản phẩm tương tự” được đưa ra trong GATT 1994 nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Chính vì quy định mang tính mở này của GATT mà mỗi quốc gia thành viên sẽ có thể linh hoạt trong việc sử dụng khái niệm sản phẩm tương tự để vận dụng theo các cách khác nhau nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề hiểu như thế nào cho đúng khái niệm “Sản phẩm tương tự” trong GATT 1994. Theo các nghiên cứu của Edward S. Tsai (1999), trong tác phẩm “Like” is a four-letter word-GATT Article III’s “Like Product” Conundrum (“Like” là một từ gồm bốn chữ cái-Câu hỏi hóc búa về “Sản phẩm tương tự” trong Điều khoản III của GATT), thuộc Tạp chí 17 Berkeley Journal of International Law, và tác giả Konrad von Moltke (1998), với đề tài nghiên cứu Reassessing “Like Products” Trade (Đánh giá lại khái niệm thương mại về “Sản phẩm tương tự), tại Hội thảo Chatham House Conference, định nghĩa của từ “Like” đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào định nghĩa của mỗi nước. Dựa trên cách hiểu về mặt ngữ nghĩa, tác giả Konrad von Moltke (1998) cho rằng từ “like” sẽ có cách hiểu không hoàn toàn giống nhau khi đối chiếu “like” trong ngôn ngữ của tiếng Anh, với “equivalent” trong phiên bản tiếng Pháp của GATT. Còn về phía tác giả Edward S. Tsai (1999), khi xem xét khái niệm sản phẩm tương tự được xác định trong một số phán quyết của hội đồng giải quyết tranh chấp do GATT xử lý, đã đưa ra nhận định rằng có hai cách tiếp cận khác nhau khi áp dụng điều khoản “sản phẩm tương tự” - một là áp dụng Điều III của GATT theo kiểu linh hoạt; hai là diễn giải theo đúng nghĩa đen. Kết quả là, vai trò của thuật ngữ “sản phẩm tương tự” trong cách tiếp cận thứ nhất khác hoàn toàn với vai trò của nó trong 12
- cách hiểu thứ hai. Những kết luận này của các nhà nghiên cứu cho thấy việc không đưa ra định nghĩa cụ thể về “sản phẩm tương tự” của GATT thể hiện tính linh hoạt trong các quy định khung của luật pháp quốc tế. Những quy định mang tính mở này vừa có thể tạo ra một sự thuận lợi tuy nhiên cũng có thể gây ra khó khăn cho các nước thành viên trong các vụ kiện bán phá giá. Nhóm các công trình nghiên cứu về pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu đã nêu lên được những nội dung cơ bản về quá trình diễn ra một vụ kiện chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ, từ việc xác định hành vi bán phá giá cho đến các bước tiến hành một vụ kiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề áp dụng pháp luật chống BPG vào các trường hợp cụ thể như thế nào, nhất là đối với các nước đang phát triển bị coi là có nền kinh tế phi thị trường vẫn còn rất hạn chế. Về mặt quy trình kỹ thuật, tài liệu: US International Trade Commission, Antidumping and Countervailing duties, Handbook, 2005 (Ủy Ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ: Cẩm nang Biện pháp Chống bán phá giá và Chống trợ cấp, 2005) của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã mô tả một cách đầy đủ các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hồ sơ khởi kiện một vụ kiện chống bán phá giá. mặc dù về quy trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá do 2 cơ quan đồng thời tiến hành là DOC và ITC, nhưng tài liệu này chỉ đề cập đến thủ tục điều tra của ITC. Thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng được nêu ra một cách khái quát qua tài liệu An introduction to Anti-dumping law of EU and US as it applies to seafood (Giới thiệu về Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU áp dụng đối với mặt hàng thủy sản), của nhóm tác giả John Hambrey and David Blandford (2010), theo đó, thủ tục điều tra chống bán phá giá được các tác giả nêu ra một cách khái quát bao gồm: Vai trò của DOC và ITC, các bên tham gia vào thủ tục chống bán phá giá; thủ tục khởi kiện. Tuy nhiên, các vấn đề không được đưa ra phân tích sâu để làm rõ được thực trạng pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện nay như thế nào. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 94 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 68 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 18 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 33 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 41 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn